PDA

View Full Version : VÔ NIỆM vs TỰ XƯNG KHAI NGỘ DỐI GẠT TIỀN CỦA



Sông Xanh
04-30-2009, 04:41 PM
http://farm3.static.flickr.com/2253/1513111765_5c74f0c373.jpg

LỤC TỔ ĐÀN KINH
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA Lược Giảng

Đọc @: http://www.dharmasite.net/KPBDLG1.htm
Audio @: http://www.dharmasite.net/PhapAm.htm (mp3 & wma)

Một phần trích ra từ sách:

VÔ NIỆM vs TỰ XƯNG KHAI NGỘ DỐI GẠT TIỀN CỦA

Chư Thiện tri thức! Sao lập Vô niệm làm tông? Chỉ vì người mê, miệng nói thấy tánh, mà đối cảnh tâm còn vọng niệm, trong chỗ vọng niệm, lại khởi tà kiến. Cho nên cả thảy các sự trần lao vọng tưởng đều do đó mà sanh ra. Bổn tánh mình vốn không có một pháp gì mà tìm được. Nếu có cái chi tìm được trong tánh mình, mà nói dối là họa phước, thì cái ấy là trần lao tà kiến. Cho nên pháp môn nầy lập Vô niệm làm tông.

Giảng:

Tại sao cần phải lập vô niệm làm tông chỉ? Vì có một loại người, miệng nói mình đã kiến tánh, mình đã khai ngộ, loại người ngu si này, đối cảnh sanh ra vô vàn tâm niệm, trên niệm lại sanh ra muôn loại tà kiến, cho nên hết thảy trần lao vọng tưởng, đều từ đây mà sanh ra. Kỳ thực bổn nguyên thanh tịnh của chính mình, diệu minh giác tánh, bổn lai một pháp cũng không có, nó thì thanh tịnh viên mãn sáng suốt, diệu minh chân tâm, bổn lai vô nhất vật. Nếu có chỗ sở đắc, thì vọng thuyết họa phúc mà dối gạt tiền tài của người, đây đều là trần lao tà kiến. Cho nên pháp môn này lập vô niệm làm tông chỉ.

gioidinhhue
05-02-2009, 07:58 AM
Ðại sư Tỉnh Am ở trên đã giảng về "tà chánh", nay giảng về "chân ngụy". Niệm niệm trên cầu Phật đạo : Ðây là nói niệm niệm không quên, tâm tâm niệm niệm, không nghĩ điều gì khác, chỉ nghĩ đến việc trên cầu Phật đạo, mong cầu thành Phật. Tâm tâm dưới độ chúng sanh : thành Phật cần phải lập công, chớ nên nói không có một chút công lao cũng có thể thành Phật. Vậy thì như thế nào mới có thể thành Phật ? Chính là cần phải lập công đức. Ở chỗ nào lập công đức ? Chính là giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh bỏ tà quy chánh, bỏ vọng quy chân, bỏ ngụy quy chân. Nếu khiến chúng sanh giác ngộ, thì chính chúng ta đã lập được công đức ở trong Phật giáo.



Nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ : Nhưng mà thành Phật không phải chuyện dễ dàng, Phật đạo là con đường rất dài lâu ; Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp mới thành Phật. A tăng kỳ là Phạn ngữ, dịch là "Vô lượng số". Ba A tăng kỳ kiếp là ba vô lượng số ; không những là ba vô lượng số, mà còn là ba vô lượng số lớn, nên gọi là ba đại tăng kỳ kiếp. Vậy thì khi nhìn thấy thời gian lâu dài như thế, thì "vọng dương hưng thán" - nhìn biển cả thấy mình nhỏ bé, sanh lòng thối chí sợ hãi, nói : "Ôi ! Thời gian lâu dài như thế, ta làm sao có thể tu hành được !". Như chúng ta tụng kinh, nói : "A ! Bộ kinh này dài như thế ! Ta phải tụng đến lúc nào mới tụng xong, đến lúc nào mới có thể thuộc lòng ?". Ðây đều là tâm thối chí khiếp sợ. Phật đạo tuy dài lâu, quý vị cũng không nên sanh tâm thối chí khiếp sợ, mà nên dõng mãnh tinh tấn, hướng lên phía trước, trên cầu Phật đạo, dưới hóa chúng sanh, không quên bổn phận tu hành học đạo của mình.



Thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi : chúng sanh thì rất khó độ, bạn kêu nó bỏ đi tật xấu, nó chẳng những không bỏ mà còn tăng thêm những tật khác. Bạn xem ! Chúng sanh thì lạ kỳ như thế. Bạn muốn độ họ, thì họ cứ không nhận sự hóa độ của bạn, thật không dễ dàng chút nào ; nhưng nếu bạn sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì đó không phải là chân tâm !

Nếu không sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì giống như cái gì ? Như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh : giống như leo núi cao vạn trượng (vạn nhẫn chi sơn) cũng nhất quyết trèo lên tận đỉnh. Vạn nhẫn, có thể nói là vạn dặm, cũng có thể nói là một vạn miles, cao như thế, lại có thể nói là vạn trượng ; tóm lại là leo lên ngọn núi rất cao. Như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc : cũng giống như bảo tháp chín tầng, cũng quyết chí lên tột nóc.



Phát tâm như vậy gọi là chân : Phát tâm như thế, không giẫm chân tại chỗ, không nửa đường bỏ phế, có thủy có chung, đó gọi là chân chánh phát tâm Bồ đề.

Sao gọi là ngụy ? Có tội không sám hối : Người ấy vốn có tội, lại giấu giếm, không hướng đại chúng phát lồ sám hối, không nói thật với mọi người. Có lỗi không trừ bỏ : Rõ ràng biết mình có sai lầm, có tật xấu, lại nói : "Ai da ! Tôi làm sao được, đây là tật khí khi sanh ra đã có". Không muốn trừ đi tội lỗi sai lầm. Trong trược ngoài thanh : bên trong đều là tật đố chướng ngại, si tâm vọng tưởng, tham sân si mạn nghi v.v… Bên ngoài thì "sắc trang giả hồ" - giả bộ làm ra dáng thanh cao. Trước siêng năng sau biếng lười : Khi xuất gia tu hành lúc ban đầu thì rất siêng năng, rất tinh tấn; rốt cuộc có thủy không có chung, sau cùng lại lơ là lơi lỏng.



Dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn : Tuy có tâm tốt, nhưng phần đông lại bị danh lợi xen lẫn. Tại sao người ấy muốn làm việc tốt ? Vì mong muốn được tiếng tốt, muốn có cái tên ngụy thiện, làm những việc gạt người, cho nên nhứt cử nhứt động đều là vì lợi vì danh mà làm, không phải chân chánh vì Phật giáo mà làm.



Dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm : Tuy Phật pháp thì rất thiện, người lại ở trong thiện pháp làm những việc dâm dục, làm những việc không dám công khai với người. Như nay trong một tôn phái nọ, bừa bãi buông thả theo dục lạc, khắp nơi lộn xộn lăng nhăng, lại còn nói với người : "Tôn phái của chúng tôi phải là như thế", thật là hại chết người không ! vậy mà có một số người vô tri lại nghe theo mà nói : "Ðây thật là pháp môn bí mật nhất", thằng mù dẫn thằng đui, đó chính là nhiễm ô !



Phát tâm như vậy gọi là ngụy : Người phát tâm như thế chính là ngụy.

Thế nào gọi là đại ? Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết : Chúng sanh giới tận có nghĩa là chúng sanh đã độ hết, như Bồ tát Ðịa Tạng Vương : "Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật ; chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề", đó chính là chúng sanh giới hết, phiền não nghiệp hết, nguyện của ta mới hết ; độ hết chúng sanh nguyện lực của ta mới là hết. Đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành : Bồ đề giác đạo – Phật đạo, tu thành công, thì nguyện lực của ta mới thành tựu.



Phát tâm như vậy gọi là đại : Phát tâm Bồ đề như thế thì không có gì lớn hơn nữa.

Chúng sanh độ hết, nguyện ta mới hết, là Bồ tát phát tâm ; Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia : Ðây chính là tiểu thừa. Nhị thừa thì tự độ mình, nhìn thấy ba cõi – dục giới, sắc giới, vô sắc giới, thì thấy khổ như lao tù ; nhìn thấy sanh rồi lại sanh, chết rồi lại chết, sanh sanh tử tử, thì giống như oan gia đối đầu. Chỉ mong tự độ, không muốn độ người : Vì thế chỉ biết độ mình, không muốn độ kẻ khác.



Phát tâm như vậy gọi là tiểu : Phát Tâm Bồ đề như thế gọi là tiểu. Tiểu nghĩa là tâm lượng quá nhỏ hẹp. Ðại nghĩa là vô cùng rộng lớn, hết sức tinh vi. Bài "Pháp giới tụng" tôi viết trước kia cũng chính là biểu hiện cho đại :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông"

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,

Hư không là dụng đều dung chứa.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Ðó chính là tâm lớn ! Lại nữa :

"Tánh tận nhân kỷ tham thiên địa,

Tâm đồng nhật nguyệt diệu dương xuân".

Dịch :

"Tánh cùng mình người bao trùm trời đất,a
Tâm như nhật nguyệt soi sáng trời xuân"

Xem tất cả vạn sự vạn vật đều là một, thì không còn gì phân biệt.

Sông Xanh
05-05-2009, 03:48 PM
Chưa hiểu thông Phật Pháp mà đã thọ Giới, thì rất dễ sanh tâm cống cao, ngã mạn.

Trích từ CẨM NANG TU ĐẠO
HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM

Đọc @: http://www.dharmasite.net/cntd.htm
Nghe @: http://www.adidaphat.net/phapam/phapam_details.asp?cd_id=3

Sông Xanh
05-05-2009, 03:48 PM
Người thực sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả.

Người tu Ðạo không nên đi khắp nơi quảng cáo sự tu hành của mình. Ai thường quảng cáo sự tu hành của mình thì nhất định sẽ đọa lạc vào đường ma.

Người tu Ðạo ở bất cứ nơi nào cũng đều phải che giấu và tẩy xóa tông tích, đừng nên để lộ diện.

Trích từ PHÁP NGỮ
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

Đọc @: http://www.dharmasite.net/pn.htm#1