Dan Lee
05-01-2009, 06:02 PM
PHÚC CHO NHỮNG AI HIỀN LÀNH
THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ - 2009
Đây là mối phúc thứ 2 trong hiến chương Nước Trời. Thông thường hai chữ “hiền lành” gợi lên cho chúng ta sự trầm lặng, ít nói, thanh thản. Có nhiều thứ trầm lặng, cái trầm lặng trước và sau một cơn giông tố, cái trầm lặng trước và sau một trận chiến, cái trầm lặng của một ngôi vườn đầy hoa, cái trầm lặng của một nghĩa trang, cái trầm lặng của một ngôi giáo đường.
Người hiền lành trước hết là người trầm lặng. Người hiền lành được chúc phúc, bởi vì họ là những người lắng nghe lời Chúa. Phải, người hiền lành biết lắng nghe lời Chúa, bởi vì họ biết thinh lặng. Thiên Chúa đến với chúng ta qua lời của Ngài, do đó chúng ta chỉ có thể lắng nghe Ngài trong thinh lặng mà thôi.
“Phúc cho những người hiền lành”. “Phúc cho những người biết giữ thinh lặng”. Chúng ta hãy cố nhớ lại cuộc đời của Mẹ Maria, người lữ hành đầu tiên trong đức tin. Mẹ nói rất ít và những lời của Mẹ không phải là những tiếng vang ồn ào, mà trái lại là những lúc chuyện vãn thân mật với Chúa, là những lời kinh khiêm tốn trong âm thầm. Vào cuối Tin Mừng, thì Mẹ đã hoàn toàn thinh lặng. Dưới chân thập giá Chúa, những lời cuối cùng là những lời của Chúa. Mẹ chỉ là người thinh lặng chấp nhận. Tại sao Mẹ Maria đã thinh lặng nhiều như thế? Chúng ta có thể nói rằng bởi tình yêu nơi Mẹ cao cả hơn lời nói, và nỗi khổ đau của Mẹ cũng cao cả hơn lời nói.
Cũng giống như Mẹ Maria, chúng ta đang tiến bước trên hành trình đức tin, cởi bỏ tất cả để trở nên nghèo khó và được lấp đầy bằng chính Chúa. Phong thái của người lữ hành chúng ta phải là thinh lặng. Đây không phải là thái độ thinh lặng của sự đè bẹp, của khuất phục, của buông xuôi, hay của hận thù, mà tiên quyết phải là thinh lặng của chiêm ngắm. Chiêm ngắm và lắng nghe chính lời Chúa đang vang dội trong tâm hồn chúng ta. Kẻ đồng hành mà chúng ta không ngừng chuyện vãn phải là Chúa. Gạt bỏ Chúa ra khỏi tâm hồn, chúng ta chỉ còn là những người độc hành buồn chán. Thinh lặng chiêm ngắm Chúa và lắng nghe lời Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để chiêm ngắm ngoại cảnh hai bên đường. Ngoại cảnh đó có thể là những biến cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến đều là một tiếng nói của Chúa. Chỉ trong thinh lặng chúng ta mới có thể thấy được ý nghĩa của tiếng nói ấy. Ngoại cảnh khác còn quan trọng hơn nữa mà chúng ta không ngừng phải chiêm ngắm, đó là những người đồng hành với chúng ta. Cuộc sống của họ, vui mừng và âu lo của họ, niềm vui và nỗi khổ của họ, tất cả đều là những bức tranh để chúng ta chiêm ngắm. Bao nhiêu cảnh sắc là bấy nhiêu hứng khởi. Sự thinh lặng chiêm ngắm không giam hãm chúng ta trong cay đắng, hận thù, nhưng mời gọi chúng ta đi vào chia sẻ và hiệp thông. Vì thế chúng ta không còn là những lữ hành cô độc nhưng trái lại cùng đồng hành với người khác. Trong thinh lặng chiêm ngắm và yêu thương, Mẹ Maria đã đi hết cuộc hành trình đức tin của Mẹ. Ngày nay, tiếp tục cuộc hành trình với Giáo Hội, Mẹ cùng đang đi bên cạnh chúng ta trong từng giây phút. Xin Mẹ giúp mỗi người chúng ta được đi sâu vào sự thinh lặng chiêm ngắm của Mẹ, để mỗi biến cố xảy đến trong cuộc hành trình của chúng ta và mỗi một con người mà chúng ta gặp gỡ đều trở thành một lời mời gọi để chúng ta chúc tụng cảm tạ và tri ân Chúa không ngừng.
THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ - 2009
Đây là mối phúc thứ 2 trong hiến chương Nước Trời. Thông thường hai chữ “hiền lành” gợi lên cho chúng ta sự trầm lặng, ít nói, thanh thản. Có nhiều thứ trầm lặng, cái trầm lặng trước và sau một cơn giông tố, cái trầm lặng trước và sau một trận chiến, cái trầm lặng của một ngôi vườn đầy hoa, cái trầm lặng của một nghĩa trang, cái trầm lặng của một ngôi giáo đường.
Người hiền lành trước hết là người trầm lặng. Người hiền lành được chúc phúc, bởi vì họ là những người lắng nghe lời Chúa. Phải, người hiền lành biết lắng nghe lời Chúa, bởi vì họ biết thinh lặng. Thiên Chúa đến với chúng ta qua lời của Ngài, do đó chúng ta chỉ có thể lắng nghe Ngài trong thinh lặng mà thôi.
“Phúc cho những người hiền lành”. “Phúc cho những người biết giữ thinh lặng”. Chúng ta hãy cố nhớ lại cuộc đời của Mẹ Maria, người lữ hành đầu tiên trong đức tin. Mẹ nói rất ít và những lời của Mẹ không phải là những tiếng vang ồn ào, mà trái lại là những lúc chuyện vãn thân mật với Chúa, là những lời kinh khiêm tốn trong âm thầm. Vào cuối Tin Mừng, thì Mẹ đã hoàn toàn thinh lặng. Dưới chân thập giá Chúa, những lời cuối cùng là những lời của Chúa. Mẹ chỉ là người thinh lặng chấp nhận. Tại sao Mẹ Maria đã thinh lặng nhiều như thế? Chúng ta có thể nói rằng bởi tình yêu nơi Mẹ cao cả hơn lời nói, và nỗi khổ đau của Mẹ cũng cao cả hơn lời nói.
Cũng giống như Mẹ Maria, chúng ta đang tiến bước trên hành trình đức tin, cởi bỏ tất cả để trở nên nghèo khó và được lấp đầy bằng chính Chúa. Phong thái của người lữ hành chúng ta phải là thinh lặng. Đây không phải là thái độ thinh lặng của sự đè bẹp, của khuất phục, của buông xuôi, hay của hận thù, mà tiên quyết phải là thinh lặng của chiêm ngắm. Chiêm ngắm và lắng nghe chính lời Chúa đang vang dội trong tâm hồn chúng ta. Kẻ đồng hành mà chúng ta không ngừng chuyện vãn phải là Chúa. Gạt bỏ Chúa ra khỏi tâm hồn, chúng ta chỉ còn là những người độc hành buồn chán. Thinh lặng chiêm ngắm Chúa và lắng nghe lời Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để chiêm ngắm ngoại cảnh hai bên đường. Ngoại cảnh đó có thể là những biến cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến đều là một tiếng nói của Chúa. Chỉ trong thinh lặng chúng ta mới có thể thấy được ý nghĩa của tiếng nói ấy. Ngoại cảnh khác còn quan trọng hơn nữa mà chúng ta không ngừng phải chiêm ngắm, đó là những người đồng hành với chúng ta. Cuộc sống của họ, vui mừng và âu lo của họ, niềm vui và nỗi khổ của họ, tất cả đều là những bức tranh để chúng ta chiêm ngắm. Bao nhiêu cảnh sắc là bấy nhiêu hứng khởi. Sự thinh lặng chiêm ngắm không giam hãm chúng ta trong cay đắng, hận thù, nhưng mời gọi chúng ta đi vào chia sẻ và hiệp thông. Vì thế chúng ta không còn là những lữ hành cô độc nhưng trái lại cùng đồng hành với người khác. Trong thinh lặng chiêm ngắm và yêu thương, Mẹ Maria đã đi hết cuộc hành trình đức tin của Mẹ. Ngày nay, tiếp tục cuộc hành trình với Giáo Hội, Mẹ cùng đang đi bên cạnh chúng ta trong từng giây phút. Xin Mẹ giúp mỗi người chúng ta được đi sâu vào sự thinh lặng chiêm ngắm của Mẹ, để mỗi biến cố xảy đến trong cuộc hành trình của chúng ta và mỗi một con người mà chúng ta gặp gỡ đều trở thành một lời mời gọi để chúng ta chúc tụng cảm tạ và tri ân Chúa không ngừng.