Dan Lee
05-01-2009, 08:32 PM
Thánh Giuse, Cha Chúa Giêsu
Tiểu luận về phụ tính của Thánh Giuse
Nội Dung
TỰ NGÔN: PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
CHƯƠNG II: HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
CHƯƠNG III: BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
TỰ NGÔN
PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
1. Phụ tính Thánh Giuse là vấn đề mấu chốt
Trong một tập chuyên luận về Thánh Giuse, vấn đề đáng lưu tâm đặc biết là phụ tính của Ngài. Đó là luận đề mấu chốt, chân lý làm nền, sợi chỉ vàng quán xuyến học thuyết về Thánh Cả. Tất cả đều quy hướng về đó như về một trung tâm. Tất cả đề phát ra từ đó như từ một đỉnh chóp.
Giống như chức làm Mẹ Thiên Chúa trong Maria học thuyết, chức làm Cha Chúa Giêsu khiến cho Giuse học thuyết trở nên quy nhất và linh hoạt. Trong kế hoạch Thiên Chúa, cuộc hôn nhân Giuse-Maria nhằm mục đích dọn đường cho Đấng Cứu Thế sinh ra cách êm thấm đàng hoàng.
Cũng như Đức Mẹ, Thánh Giuse chỉ là một nhân vật tương đối, nghĩa là Ngài hiện hữu sinh tồn vì Đấng tuyệt đối, là Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã bố trí cho ông bà một sứ mạng cao cả bên cạnh Chúa Cứu Thế. Chính mối liên hệ ấy, tuy theo mức độ thân mật khác nhau, đã là nguồn gốc sinh ra các đặc ân cho hai Đấng.
2. Phụ tính Thánh Giuse chưa được đề cao
Theo sau tiến sĩ Suarez, nhiều thần học sĩ chủ trương rằng: các Thánh khác phục vụ Giáo hội, là Huyền thể Đức Kitô, còn Thánh Giuse, cũng như Đức Mẹ, thì phục vụ chính bản thân Con Thiên Chúa. Bởi Thiên chức cao sang ấy, Thánh Giuse có một phẩm cách vượt xa các Thánh nhân. Các Thánh chỉ là tôi tớ, còn Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu.
Mặc dầu quan trọng dường ấy, trải bao thế kỷ, phụ tính của Thánh Giuse vẫn chưa được đúng mức đề cao. Trong các văn kiện phụng vụ cũng như Giáo huấn, Giáo hội cứ một mực xưng Thánh Giuse là cha nuôi, cha như thức, cha Chúa Giêsu trước mặt người ta, mà không xưng Ngài là cha Chúa Giêsu cách đơn thuần như Phúc âm ghi chép. Có lẽ vì sợ giáo hữu hiểu nhầm, vì e đối phương công kích về mầu nhiệm Nhập thể và sự đồng trinh vĩnh viễn của Mẹ Maria.[1]
Có học giả cho rằng danh xưng Cha Chúa Giêsu dùng trong Phúc âm chỉ là kiểu nói bóng, là lối thậm xưng, dường như họ không thấy, theo Phúc âm, Thánh Giuse luôn luôn yêu mến và hành động như một người cha tận tụy đối với Chúa Hài đồng.
3. Phụ tính Thánh Giuse bắt đầu được đào sâu khơi rộng
May thay, năm 1870, Đức Piô IX dựa vào chức vụ Thánh Giuse làm Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta, mà tôn Ngài làm Đấng Bảo trợ Giáo hội toàn cầu. Từ đó tới nay, vấn đề phụ tính Thánh Giuse được đào sâu khơi rộng.
Năm 1952, Linh mục F.Filias cho xuất bản một công trình thấu đáo về phụ tính Thánh Giuse, nhan đề JOSEPH and JESUS, gồm 30 bài diễn văn đọc tại học hội Salamanca Yphanho, mà các học giả thời nay cho là kiệt tác.
Tuy nhiên cũng phải nhận rằng Phụ tính Thánh Giuse là một vấn đề tế nhị, còn nhiều điểm chưa rõ, nhiều sự hiểu lầm, nên phải rất thận trọng trước những luận điều quá đáng, những từ ngữ viển vông, để khỏi gây bỡ ngỡ trong hàng giáo hữu, mà vẫn nói lên được sứ mạng cao cả của Ngài bên cạnh Chúa Hài đồng.. [2]
Thiên tiểu luận này có 3 chương:
Chương I – Khái niệm về Phụ tính
Chương II – Hiện hữu Phụ tính của Thánh Giuse.
Chương III – Bản chất Phụ tính của Ngài.
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
(Theo Thánh Thomas). [3]
4. Cha là người sinh ra con bằng đường lối truyền sinh
Trước khi bàn về phụ tính của Thánh Giuse, tưởng cần có một khái niệm rõ ràng về phụ tính nơi loài người nói chung, hầu hiểu đúng đắn về chức vụ Thánh Giuse bên cạnh Chúa Hài Đồng, không thái quá cũng không bất cập.
Thực ra, Cha Mẹ là hai danh từ đầu tiên đứa trẻ học biết và sử dụng, quen thuộc đến nỗi không cần phải định nghĩa. Ngay từ tấm bé, ta đã nhận ra đó là hai người sinh đẻ, thương yêu, nuôi nấng, dạy dỗ ta.. [4]
Thiên Chúa ngôi nhất sinh ra Ngôi Lời bằng đường truyền sinh vĩnh cửu, nên danh xưng của Ngôi Nhất là Cha, “do tự Ngài mà mọi phụ hệ trên trời dưới đất được có tên”. (Ep 3,15).. [5]
Nơi nhân loại, cha là người sinh ra con theo đường lối truyền sinh thể lý, bằng hành vi sinh thực (Acte générateur).
5. Cơ sở thể lý và tinh thần của phụ tính
Hành vi sinh thực nơi loài người khác loài vật ở chỗ, loài vật chỉ hành động theo bản năng, còn loài người hành động theo tư cách nhân linh, nghĩa là có kèm theo trí thức và ý chí, ít là cách mặc nhiên, về sự sinh con và giáo dục con cái sau này, chẳng những trên bình diện tự nhiên mà đối với tín hữu, còn trên bình diện siêu nhiên nữa.
Hành vi sinh thực có mục đích bảo tồn nòi giống. Đó là bản năng tự tồn kéo dài với giống nòi trong xã hội và Giáo hội.
Tóm lại, phụ tính gồm hai cơ sở:
1- Cơ sở thể lý: tức hành vi sinh thực.
2- Cơ sở tinh thần: tức sự biết và muốn sinh con, cùng nuôi dạy con nên người, ít nữa là biết và muốn cách mặc nhiên.
Đành rằng cơ sở thể lý có tính cách quyết định hơn cở sở tinh thần, nhưng phải có cả hai một trật thì người cha mới thực là cha trọn nghĩa. Tobia đã làm gương một người cha hoàn hảo, khi ông cầu nguyện cùng Chúa: “Giờ đây, lạy Chúa, Chúa biết rằng không phải vì lý do sắc dục mà con cưới lấy cô em đây làm vợ, song chỉ vì mến yêu dòng dõi những người biết ca tụng danh Chúa đến muôn đời”. (Tb 8,9)
6. Nghĩa vụ cha mẹ đối với con
Phụ hệ làm phát sinh cho người cha một chuỗi quyền lợi và nghĩa vụ đối với con. Theo luật tự nhiên, sinh con chưa đủ, còn phải lo cho nó phát triển tới mức thành toàn. Đã rõ, đứa trẻ không thể tự mình đạt tới mức ấy, để rồi chu toàn nghĩa vụ trong xã hội và Giáo hội được. Phần thể xác, trải bao năm tháng, nó cần được săn sóc, dưỡng nuôi và che chở cho khỏi mọi thứ hiểm nguy. Phần tinh thần, nó cần được giáo dục trí đức về cả hai mặt đạo đời.
Trách nhiệm ấy thuộc về ai, nếu không phải về những người đã sinh ra nó? Đây không phải là việc từ thiện, muốn làm hay không cũng được; nhưng là bổn phận buộc nhặt phải làm theo luật tự nhiên. Vì nghĩa vụ nặng nề ấy, luật tự nhiên buộc cha mẹ phải sống trong bậc hôn nhân, để giúp đỡ nhau và cùng nhau dưỡng dục con cái nên người. Nên những kẻ sinh con ngoại hôn, hoặc đa thê, đa phu làm sao chu toàn nghĩa vụ ấy được?
Và phải có sự hợp tác của cả cha lẫn mẹ thì việc giáo dục con cái mới quân bình: tâm và tình phải nhờ ở mẹ, lý và chí là cậy ở cha.
7. Công ơn cha mẹ: sinh – dưỡng – dục.
Công ơn cha mẹ quy về ba mục: Sinh - Dưỡng - Dục.. [6]
Sinh có lẽ là ít công phu hơn cả.
Dưỡng đòi nhiều thời gian, công sức hơn, như lời rằng: Công sinh không tày công dưỡng.
Dục càng nhiều lao tâm khổ tứ hơn nữa. Nó định giá trị cho việc sinh con:
Sinh con chẳng dạy chẳng răn
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Để làm tròn phận sự, người cha được tạo hoá ban cho phụ quyền. Gọi là quyền, chứ thực ra đó là nghĩa vụ. Cha nuôi dạy con vì lợi ích của con, khác với chủ nuôi đầy tớ vì lợi ích của chủ.
Tình yêu là động cơ mạnh mẽ luôn luôn thúc đẩy người cha hành động. Vì yêu mà sinh con, vì yêu mà nuôi con. Cũng vì yêu mà dạy con. Con cái là như phần mình của cha mẹ (aliquid parentum), là đời sống cha mẹ nối dài, nên yêu con cũng là yêu mình vậy.. [7]
Con cái là sản phẩm của cha mẹ, hỏi có nghệ sĩ nào không ưa thích tác phẩm của mình?. [8]Mối tình cha mẹ thương con sâu sắc, tự nhiên đến nỗi, trong Thập Giới, Thiên Chúa không cần đến truyền cha mẹ phải yêu con, cũng như không cần truyền người ta phải yêu bản thân vậy.
8. Tình thương con được biểu lộ thế nào?
Cũng như tình mẹ, tình cha thương con được phát lộ qua 3 đức tố: Hảo ý, Thiện lành, Đồng tâm.. [9]
1) Hảo ý là cảm tình bề trong làm khởi động ý muốn sinh con, và lo liệu mọi sự cho con.
2) Thiện lành là hành động bên ngoài để thực hiện hảo ý nói trên, tức là dưỡng nuôi săn sóc, dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ tốt không coi con như của tội, của nợ, nhưng là nguồn phúc, nguồn vui, có sức gây nên những hành động quảng đại, có khi anh hùng nữa. “Vì tình yêu không thể bất động, nhưng làm nên những việc lạ lùng” (Thánh Grêgôriô).
3) Đồng tâm: Cha xử với con như với chính mình (Amatus in amante), coi lợi ích của con cũng như của mình vậy (Amans in amato). Cái vui của con cũng là cái vui của bố. Cái buồn của bố cũng là cái buồn của con. Hai cha con đều quy về một hướng là hạnh phúc của con. Hơn nữa, đối với tín hữu, người cha là hình ảnh sống động, là đại diện hữu hình của Thiên Chúa: cha yêu con vì Chúa, cha hướng con về hạnh phúc trường sinh, mà cha con sẽ cùng nhau tận hưởng muôn đời.
9. Điểm đối chiếu hữu ích để hiểu phụ tính Thánh Giuse.
Những ý niệm trên đây, lẽ tất nhiên không áp dụng cho Thánh Giuse theo nghĩa đen từng tiếng. Sở dĩ chúng tôi trình bày chi tiết như thế, là để đả phá cái xu hướng cho rằng phụ tính chỉ do hành vi sinh thực tạo nên, mà bỏ qua phần phong phú nhất, cao khiết nhất của phụ tính đích danh. Có thể đây cũng là một điểm đối chiếu, giúp ta hiểu rõ hơn về vai trò Thánh Cả bên cạnh Chúa Hài đồng.
10. Bản tóm lược về phụ tính nơi loài người.
Là một quan hệ, phụ tính gồm 3 yếu tố: Chủ thể, Khách thể và Cơ sở liên hệ.
I. Chủ thể: người cha.
II. Khách thể: người con.
III. Cơ sở:
* Chuyển thành:
a) Yếu tố thể lý: hành vi sinh thực của người cha.
b) Yếu tố tinh thần: Sự biết và muốn (ít là cách mặc nhiên) về mục đích việc truyền sinh.
* Dĩ thành:
a) Yếu tố thể lý và hệ quả: sự biến đổi tồn tại nơi người cha, tạo nên bởi hành vi truyền sinh, kèm theo tình phụ tử tự phát và nghĩa vụ nuôi dạy con.
b) Yếu tố tinh thần và hệ quả: sự quyết tâm của người cha, tạo nên do hành vi thương mến đầu tiên, kèm theo sự hảo ý, thiện hành và đồng tâm đối với con.
Giai đoạn chuyển thành: In fieri
Giai đoạn dĩ thành: In facto esse
CHƯƠNG II
HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
Thánh Giuse làm Cha Chúa Giêsu là điều hiện hữu, là điều có thực. Phúc âm tặng Ngài danh hiệu Cha Chúa Giêsu, đồng thời thuật lại cách thức Ngài thi hành chức vụ ấy.
Chương này gồm 2 điều:
1. Thánh Giuse với danh hiệu Cha Chúa Giêsu.
2. Thánh Giuse thi hành chức vụ Cha Chúa Giêsu.
ĐIỀU MỘT
THÁNH GIUSE VỚI DANH HIỆU CHA CHÚA GIÊSU
11. Đức Mẹ và Thánh Luca gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu.
Đọc Phúc âm Luca, ta gặp nhiều câu gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu. Sau bài ca của cụ già Simeon, Thánh ký viết: “Cha Ngài và Mẹ Ngài ngạc nhiên về các điều nói về Ngài” (Lc 2,33). Lúc tìm thấy Chúa con trong đền thánh, Đức Mẹ nói với Ngài: “này Cha Con và Mẹ phải đau khổ tìm Con” (Lc 2,48).
Có người cho rằng Chúa Giêsu đã phủ nhận phụ tính của Thánh Giuse khi Ngài nói: “Nào không biết con phải ở nhà Cha con sao?” (Lc 2,49). Thánh sử Augutinh trả lời: “Chúa Giêsu không muốn cho người ta tưởng rằng Ngài là con Đức Mẹ và Thánh Giuse thì không còn là con Thiên Chúa nữa. Ngài khẳng định Thiên Chúa là Cha Ngài, nhưng không phủ nhận Thánh Giuse cũng là Cha Ngài”.
Ngoài ra, còn nhiều nơi khác, Luca gọi chung hai Đấng là cha mẹ, là song thân Chúa Giêsu (Lc 2, 27.41.43). Như vậy Đức Mẹ và Thánh Luca đã gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu. Chắc đó không phải là một kiểu nói hữu danh vô thực.
12. Người Do thái gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu
Phúc âm còn hiến một bằng chứng gián tiếp, yếu hơn, đó là dư luận người Do Thái đương thời coi Chúa Giêsu là con của Giuse. Philip gặp Nathanael thì bảo: “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môisen trong lề luật và các Tiên tri chép đến, đó là Đức Giêsu, con Giuse thành Naxaret” (Gn 1,45). Thấy công việc kỳ lạ Chúa làm, dân chúng hỏi nhau: “bởi đâu ông này được khôn ngoan, làm các việc quyền năng ấy? Ông không phải là con bác thợ mộc ư?” (Mt 1,54-55). Hoặc rõ hơn: “Nào ông ấy không phải là con Giuse sao?” (Lc 4,22. Gn 6,42)
Như vậy theo Thánh Kinh, mọi người đều công nhận phụ tính của Thánh Giuse đối với Chúa Giêsu. Người Do Thái thì hiểu phụ tính ấy theo huyết nhục. Còn Đức Mẹ và Thánh Luca biết rõ sự đầu thai kỳ diệu của Chúa Giêsu, thì hiểu phụ tính ấy cách cao khiết hơn.
13. Giáo hội xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu
Trong kinh phụng vụ lễ Thánh Giuse Giáo hội ca ngợi rằng: “Đấng Sáng tạo càn khôn định cho Người làm Phu quân Trinh nữ - Và muốn cho Người được gọi là Cha của Ngôi Lời”. [10]
Các Đức Giáo Tông Piô IX là Lêô XIII, trong văn kiện tôn Thánh Cả làm bổn mạng Giáo hội toàn cầu, cũng xưng Ngài là “Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta”.
Vậy Thánh Thần Chúa đã dùng danh hiệu Cha mà gọi Giuse để diễn tả sứ mạng cao siêu của Ngài bên cạnh Chúa Cứu Thế, thì không lẽ gì ta còn phải ngần ngại dùng danh hiệu ấy, mặc dầu ở đây nó đòi hỏi một sự giải thích khá tinh vi.
ĐIỀU HAI
THÁNH GIUSE THI HÀNH CHỨC VỤ CHA CHÚA GIÊSU
14. Phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực
Cứ sự thường, có danh phải có thực, đâu có phải chỉ là hư cấu. Danh hiệu dành cho Thánh Giuse là một thực tại. Điều ấy, Thánh Augutinh cùng nhiều học sĩ đã chủ trương và còn lưu truyền cho tới ngày nay.
Có nhiều chứng cứ bênh vực ý kiến ấy. Chúng tôi dành nội diện vấn đề cho chương III, luận về bản chất phụ tính của Thánh Giuse. Ở đây, chúng tôi bàn về ngoại diện vấn đề, tức là những công việc, với tư cách là Cha, Thánh Cả đã làm cho Chúa Hài đồng, như Phúc âm còn ghi chép, bấy nhiêu tưởng cũng đủ để xác định phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực có căn cứ vững vàng.
15. Với cuộc hôn nhân Giuse lãnh trách nhiệm làm cha Ấu Chúa.
Đọc Phúc âm Mattheo, chương I, ta thấy Thánh Giuse, mặc dầu biết “thai nơi Trinh Nữ là do tự Thánh Thần”, mà cứ làm lễ thành hôn “rước Bà về sum họp”. Như thế, chẳng phải là Ngài đã vâng lệnh Thiên Chúa, lãnh lấy trách nhiệm làm Cha Hài Nhi đó sao? Chẳng phải Ngài đã lấy cuộc hôn nhân mà bảo toàn danh dự cho Ấu Chúa, như bất cứ người cha chính thức nào khác đối với con mình sao? Nếu không có Thánh Giuse, người ta sẽ chẳng coi Ấu Chúa là con ngoại hôn ư?
Theo lời thánh Bernadino Sienna: “Nào Thánh Giuse chẳng phải là người được tuyển chọn đặc biệt, để nhờ Ngài và dưới danh nghĩa Ngài, mà Đức Kitô được sinh vào thế gian cách đàng hoàng, đoan chính đó sao?
Vai trò Thánh Giuse được nhà hùng biện Bossuet trình bày tuyệt bút như sau: “Trong Thánh Kinh, tôi nhận thấy có 2 Thiên chức tương phản: đó là Thiên chức các tông đồ và Thiên chức Thánh Giuse. Chúa Giêsu được mặc khải cho các Tông đồ cũng như cho Thánh Cả, nhưng với điều kiện ngược nhau. Các Tông đồ thì để rao giảng Ngài cho thế gian; còn Thánh Cả thì để che giấu Ngài trong thinh lặng. Các Tông đồ là đèn sáng, soi cho thế gian nhìn nhận Chúa; còn Thánh Cả là bức màn lớn để che khuất Ngài đi. Nhưng đằng sau bức màn bí mật ấy, có ẩn tàng Đức Đồng Trinh của Mẹ Maria và sự cao sang tuyệt vời của Chúa Cứu Thế”.
16. Giuse đặt tên, truyền họ cho Ấu Chúa
Việc đầu tiên Giuse thi hành phục quyền là đặt tên cho Chúa. Theo phong tục Do Thái, đặt tên cho con là quyền của người cha. Chính Thiên Thần đã bảo: “Ông sẽ đặt tên Con trẻ là Giêsu” (Mt 1,25). Đành rằng Thiên thần cũng đã trình Đức Mẹ điều ấy, lúc mầu nhiệm Nhập thể chưa được thông báo cho Thánh Giuse (Lc 1,31). Nhưng sau khi Thánh Cả được thông tri thì có lý mà luận rằng Đức Mẹ đã nhường quyền đặt tên Ấu Chúa cho Thánh nhân, y theo phong tục Do Thái.
Đồng thời, với tư cách là cha pháp định, Thánh Giuse đã lưu truyền danh hiệu “Con vua Đavit” cho Đức Kitô hầu thiên hạ nhận ra ngài là Đấng Cứu Thế. Vì có lời tiên tri rằng Đấng Thiên sai sẽ sinh ra từ vọng tộc ấy (2 Sm 7,12 – Tv 89,4)
17. Giuse dưỡng nuôi, che chở Chúa Hài đồng
Sau ngày đản sinh, ai che chở, dưỡng nuôi Ấu Chúa, nếu không phải là Thánh Gia trưởng cùng với Mẹ Maria? Khi Herode lùng giết Hài nhi, chính Thánh nhân đã đem Ngài chạy chốn qua Ai Cập. Giuse đã làm phận sự người cha cách cao đẹp dường nào!
Hồng y Phêrô Ailly suy luận: “Lạ lùng thay, Đấng nâng đỡ che chở vạn vật lại được Giuse chở che, nâng đỡ! Kỳ diệu thay Đấng làm cho kẻ đói khát no nê, rày để cho Giuse dưỡng nuôi bằng lao động! Đấng sung mãn trên trời, Đấng xưng mình là Bánh hằng sống, rày xuống thế, phải nhờ lao lực của Giuse mới có bánh mà ăn!”
Nhiều học giả, có lẽ cảm hứng theo Isodoro Isolanis, đã áp dụng cho Thánh Giuse, theo nghĩa đen, lời Đức Kitô sẽ nói trong ngày thẩm phán: “Hỡi người mà Cha ta chúc phúc, hãy lãnh lấy cơ nghiệp Nước trời. Vì Ta đói người đã cho Ta ăn, Ta khát ngươi đã cho uống, Ta trần mình ngươi đã cho mặc…” (Mt 25, 34-35)
18. Chúa Giêsu hằng vâng phục Giuse như cha mình
Phụ quyền của Thánh Giuse hằng được Chúa Giêsu công nhận suốt cuộc đời ẩn dật, vì “Ngài hằng tuân phục Đức Mẹ và Thánh Giuse”. Thánh Bernado kêu lên: “Ai vâng phục ai? Thiên Chúa vâng phục loài người! Thiên Chúa mà Thiên Chúa vâng phục, rày vâng phục bà Maria lại cả ông Giuse vì bà Maria nữa. Hãy ngưỡng mộ sự hạ cố của Con, và sự cao sang của Mẹ, (của Cha), xem đàng nào hơn đàng nào? Thực ra cả hai đàng đều kỳ diệu, khiến ta phải kinh ngạc.”
Nói đúng ra, Thánh Giuse cũng như Đức Mẹ, không có quyền sít sao truyền khiến Chúa Kitô vì dầu với tư cách loài người, Ngài vẫn là chủ tể vạn vật. Nhưng Ngài tự nguyện phục tùng cha mẹ - như sau này Ngài phục tùng các lý hình - để làm trọn thần ý Chúa Cha, và lưu lại cho ta một gương khiêm nhường hiếu thảo.
Phần Thánh Giuse cũng như Đức Mẹ, đã sử dụng quyền mình cách khiêm nhường cung kính như để tuân theo thần ý Cha Cả trên trời. Cứ xem thái độ ở lặng mà cung kính của Ngài khi tìm thấy Chúa Con thì đủ rõ.
19. Giuse lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con
Cùng với Đức Mẹ, Thánh Giuse đã lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con.
Về trí dục, linh hồn Đức Kitô có ba thứ tri thức:
1) Tri thức thanh nhàn (Scientia beata): Ngài biết mọi sự như Ngôi Lời biết trong bản tính Thiên Chúa.
2) Tri thức thiên phú (Scientia Infusa): Ngài biết những điều Thiên Chúa phú vào linh hồn Ngài, như một số Thánh nhân đã được.
3) Tri thức thực nghiệm (Scientia experimentalis): Ngài biết những điều do giác quan thu nhận và lý trí suy tư.
Hai tri thức trên là thường tại đối với Ngài, chỉ có tri thức thực nghiệm mới là đối tượng của giáo dục, vì nó có thể tăng tiến như lời Phúc âm còn ghi: “Chúa Giêsu tiến tới về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta” (Lc 2,52). Qua các dụ ngôn, ta thấy Ngài có óc quan sát sâu sắc về thiên nhiên và nhân thế dường nào!
Chính trong khung cảnh gia đinh, Ngài đã học ăn, học nói, học xử sự, học Thánh kinh, học cầu nguyện cùng cách thế giữ đạo Giavê. Chính nhờ gương sáng và lời khuyên của cha mẹ, mà Ngài đã tập các nhân đức tuyệt vời, như lời Phaolô viết: “Ngài phải đau khổ dữ dằn mà học cho biết vâng phục” (Hr 5,8)
Khi Chúa lớn khôn, Thánh Giuse đã tập và truyền nghề thợ mộc cho Ngài. “Chẳng có thầy nào tài hơn Thánh Cả. Chẳng có trò nào giỏi vượt Chúa Con” (Buzy).
20. Giuse đau khổ vì con
Qua các dẫn cứ Thánh kinh trên đây, ta thấy Thánh Giuse luôn hành động theo tư cách người cha đối với Chúa Giêsu, ngày đêm hết lòng phục vụ.
Tuy nhiên, đó mới là những hành động bên ngoài. Phúc âm còn tiếp tục đưa ta vào kho tàng nội tâm vô cùng phong phú, để chiêm ngưỡng mối tình của Cha Thánh thương con đến quên mình, bất từ gian khổ.
Tích lạc mất Chúa Con mở ra một cơ hội để ta thấy được tâm tư sâu kín, dào dạt tình thương của Giuse đối với Chúa Con. Chính lúc gian nan khốn khó mới bộc lộ tấm lòng phụ tử đầy hy sinh, tận tuỵ của Ngài (Lc 2, 41-50)
Giám mục Bossuet suy luận: “Thế nào? Hỡi Giuse trung tín! Của báu Cha trên trời trao phó cho Người đâu mất rồi? Ôi, ai hiểu được những than vãn của Người? Nếu ta chưa tin ở tình phụ tử của Người, thì hãy xem những dòng lệ, những quặn đau để biết Người thật là bố. Thực là chí lý, khi Đức Mẹ nói: “này cha con và mẹ đã đau khổ tìm con! …Con ơi, mẹ không ngần ngại gọi Người là cha con. Mẹ không có ý làm tổn thương sự đản sinh khiết bạch của con. Mẹ chỉ có ý nói đến sự ân cần, nỗi lo lắng của Người đối với con. Vì thế, mẹ dám gọi Người là cha con. Mẹ đã liên kết Người vào khổ đau của mẹ.”
Thánh Bernadino Sienna kết luận: “Đây là chỗ duy nhất trong Phúc âm Đức Mẹ gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu; vì sự đau khổ Người chịu khi Con lạc mất, là dấu chỉ hiển nhiên về tình phụ tử của Người.”
Trên đây mới là một trong bảy mối buồn của Thánh Giuse, mà chúng ta tưởng không cần trình bày hết cả. Ngài đã thông hiệp mọi đau khổ đời sống ẩn dật Chúa Giêsu, mà Ngài coi như là đau khổ của chính mình.
21. Giuse vui mừng với con
Bên cạnh bảy mối sầu cũng có bảy niềm vui. Biết bao lần lòng Thánh Cả chẳng lâng lâng, khi chiêm ngưỡng Hài nhi mũm mĩm trắng hồng, nằm trên mớ cỏ xanh? Khi bồng Hài nhi ấp trên lòng ngực hoặc dắt đi lẫm chẫm bên mình? Còn cái vui nào hơn cái vui thấy Hài nhi, theo dòng năm tháng “cứ tiến tới về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta?” (Lc 2,52)
Nhân chi thậm ái giả tử. Điều ấy càng đúng với Thánh Giuse biết bao! Vì Ngài yêu Con cũng là mến Chúa một trật. Nhờ lời báo mộng của Thiên thần, và có thể nhờ lời kể lại của Trinh nữ về sự tích Truyền tin, Thánh Giuse đã biết và tin vững vàng mầu nhiệm Nhập thể. Mỗi khi thấy Chúa Hài đồng, Ngài hẳn đã nói:
“Đây là Ngôi Lời hoá thành nhục thể, và trú ngụ trong nhà chúng tôi. Và chúng tôi được ngắm vinh quang Người tràn đầy ân sủng và chân lý.” (Gn 1, 14)
22. Giuse yêu con cách vô cùng thắm thiết
Cùng với đức Tin, Thánh Giuse đã được phú ban đức Mến đặc biệt dồi dào, chỉ kém Đức Mẹ mà thôi, để Ngài chu toàn sứ mạng tuyệt vời bên cạnh Ấu Chúa.
Lạ lùng thay, thắm thiết thay, mối tình Thánh Cả dành cho Ấu Chúa. Đó là mối tình của cha hiền dành cho người con duy nhất, đẹp đẽ, khôn ngoan. Đó cũng là mối tình con thảo dâng lên Chúa Cả cao sang, toàn năng, nhân hậu. Yêu Con cũng là mến Chúa. Mến Chúa cũng là yêu Con. Thiên nhiên và ân sủng đã phối hiệp kỳ diệu nơi tình yêu ấy!
“Phúc thay người Cha có thể yêu Con tối đa mà không sợ bao giờ thái quá! Người có thể ban mọi sự cho Con mà không bớt đi phần nào của Thiên Chúa. Ôi! Cha có phước! Người không phải giảm bớt sự nồng nhiệt tình yêu như các cha mẹ khác. Người không phải sợ lời Chúa ngăm đe: kẻ nào yêu con hơn Ta ắt chẳng xứng với Ta” (Mt 10,37) (Billuart)
Đến đây tưởng đã có thể kết luận: Phúc âm trình bày Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu, với đầy đủ danh hiệu, hành động và tâm tình của một Người Cha đích thực, tuy phụ tính của Ngài có một bản chất độc nhất vô nhị, như sẽ trình bày ở Chương sau.
CHƯƠNG III
BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
23. Phụ tính theo nghĩa tinh thần
Sau khi chứng minh Phụ tính của Thánh Giuse là hiện thực, ta muốn biết Ngài làm Cha Chúa Giêsu cách nào.
Ngài có phải là Cha Chúa Giêsu theo nghĩa đen, nghĩa hẹp không? Chắc là không. Theo nghĩa đen, Cha hay Bố là người sinh ra con theo đường truyền sinh thể lý (Thánh Thomas).
Thánh Giuse không góp phần thể lý vào việc sinh hạ Chúa Giêsu, lẽ tất nhiên không hiểu phụ tính của Ngài theo nghĩa đen được. Vậy phải hiếu theo nghĩa rộng, nghĩa tinh thần, do cuộc hôn nhân của Ngài với Mẹ Maria.
Chương này gồm ba điều:
Điều I: Phụ tính do hôn quyền.
Điều II: Phụ tính do thủ trinh.
Điều III: Mấy danh hiệu diễn tả phụ tính của Thánh Giuse.
ĐIỀU MỘT
PHỤ TÍNH DO HÔN QUYỀN
24. Phụ tính do hôn quyền
Mattheo kết thúc gia hệ Đức Kitô bằng câu: “Giacob sinh Giuse, hôn phu của Maria, người đã sinh ra Đức Giêsu gọi là Kitô” (Mt 1,16). Còn Luca thì chép việc thần sứ Gabriel được Thiên Chúa phái đến với một Trinh nữ, đã đính hôn với một người tên là Giuse thuộc nhà Đavit (Lc 1,27)
Đó là hai chỗ Phúc âm đề cập trước hết tới việc Đức Kitô đầu thai sinh hạ. Và ta thấy Thánh Giuse được giới thiệu là vị hôn phu của Trinh Nữ Maria. Đem đối chiếu 2 đoạn văn này, nhiều Giáo phụ nhận ra đó là một chỉ dẫn của Thánh Linh, giúp ta xác định được mối liên hệ giữa Thánh Giuse và Ngôi Lời Nhập thể, xuyên qua cuộc hôn nhân của Thánh Cả với Đức Mẹ.
Thánh Augutinh có lẽ là Đấng đầu tiên liên kết chặt chẽ Phụ quyền Thánh Giuse với cuộc hôn nhân kỳ diệu ấy khi ngài viết: “Do cuộc hôn nhân tín nghĩa, hai Đấng đáng được gọi là song thân Đức Kitô; chẳng những bà Maria được gọi là Mẹ, mà cả ông Giuse cũng được gọi là Cha Chúa Giêsu, bởi tư cách là chồng của mẹ Ngài; nhưng là người chồng, người cha trong tinh thần, không phải theo thể xác”.
Thánh Thomas Aquino cũng đồng quan điểm: “Thánh Giuse được làm Cha Chúa Giêsu, vì Ngài đã nuôi dưỡng Hài nhi và là phu quân Đức Mẹ”. Như thế, Thánh Giuse thực là Cha Chúa Giêsu, bởi Ngài thực là Bạn trăm năm Đức Mẹ.
25. Biện giải dựa theo pháp lý
Dần dà, các thần học sĩ đưa ra hai cách biện giải: một cách dựa vào pháp lý, một cách dựa vào thần học.
1) Biện giải dựa vào pháp lý
Theo luật Thiên Chúa: “Người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mà khắn khít với vợ mình, cả hai sẽ nên một thân xác” (Mt 19,5). Vì thế, thân xác Mẹ Maria là thân xác Thánh Giuse. Nên con Đức Mẹ cũng là con Thánh Cả theo hôn nhân quyền, mặc dầu Ngài không có góp phần thể lý.
Tiến sĩ Barthelemu de Pise viết: “Đã hẳn Chúa Giêsu không phải là con ông (Giuse), mà lại là con ông. Vì có cuộc trao thân đổi phận, Đức Maria thuộc về ông, nên Ấu Chúa cũng thuộc về ông”.
Theo luật pháp Roma, hoa màu mọc hoặc trồng trên đất ai là của người ấy. Hài nhi Giêsu là hạt giống thiên thượng Chúa Thánh Thần gieo vào lòng trinh nguyên Đức Nữ Maria, là vườn niêm phong thuộc về Thánh Cả. Nên Ấu Chúa là con của Ngài vậy.
Lý luận trên đây được Thánh Phanxicô Salê mặc cho một hình thức thi vị đậm đà, khiến càng thêm phổ biến. Ngài viết: “Giả sử có con chim bồ câu ngậm hạt chà là, để rơi xuống một mảnh vườn. Khi cây chà là mọc lên thì ta bảo nó thuộc về ai, nếu không phải thuộc về chủ đất? Cũng thế, khi Chúa Thánh Thần gieo hạt giống thiên thượng vào lòng Trinh nữ Maria, là vườn của Thánh Giuse, thì cây lạ lùng kia thuộc về Giuse vinh hiển, nào ai hồ nghi được?”
26. Biện giải dựa vào thần học
2) Biện giải dựa vào thần học
Nhờ suy tư thần học, nghiên cứu Thánh kinh, các Giáo phụ nhận ra rằng Thiên Chúa muốn bày tỏ mầu nhiệm Nhập thể và sự đầu thai trinh bạch của Chúa Giêsu ra lần lần mà thôi. Nên trong thời thơ ấu, ngài sinh trưởng bình thường như các thiếu nhi khác, không làm phép lạ nào.
Hơn nữa, Thiên Chúa không muốn để đức Giêsu bị coi là con ngoại hôn, hoặc con hợp thức hoá do hôn nhân hậu tiếp của cha mẹ. Bởi vậy, người Do Thái không hề nghi hoặc về sự đản sinh đoan chính của Ngài.
Để đạt hai ý định nói trên, Thiên Chúa trong kế hoạch kỳ diệu đã muốn sử dụng cuộc hôn nhân Giuse – Maria làm bức màn che phủ. Ngài đã sắp đặt để cho cuộc kỳ duyên ấy tiếp nhận và dưỡng dục con Ngài. Như vậy, ngoại trừ Đức Mẹ, Thánh Giuse cũng cộng tác phần nào vào việc Ngôi Lời giáng thế.
ĐIỀU HAI
PHỤ TÍNH DO THỦ TRINH
27. Khái niệm về đức đồng trinh và sự thủ trinh
Đoạn trên, ta thấy vì hôn quyền, Thánh Giuse đã cộng tác vào việc thực hiện mầu nhiệm Nhập thể. Bây giờ ta tiến thêm bước nữa để xác định đặc tính Phụ quyền của Thánh Giuse. Nói nôm na là: Ngài làm Cha Chúa Giêsu cách nào?
Thánh kinh nói rõ: Thiên Chúa muốn Con Ngài sinh bởi người nữ, vừa có chồng vừa đồng trinh. Phải chăng đó là những điều kiện tiền quyết định để đức Maria làm Mẹ Thiên Chúa? Và như vậy, ta chẳng có thể kết luận rằng, vì cuộc hôn phối và sự thủ trinh, Thánh Giuse đã cộng tác một cách nào đó vào việc Đức Kitô giáng thế?
Về lý do hôn nhân, ta đã trình bày ở trên. Sau đây sẽ trình bày về lý do thủ trinh của Thánh Giuse. Trước khi giải quyết vấn đề, ta hãy định nghĩa chữ đồng trinh. Đồng trinh là đức tốt của một người, bất kể nam hay nữ, hoàn toàn kiêng cữ mọi thú vui xác thịt, không thất tiết bao giờ. [11] [11]. Có đồng trinh thể lý và đồng trinh nhân đức. Đồng trinh thể lý là sự nguyện vẹn về cơ quan sinh thực, như đã được tạo nên lúc sơ sinh. Còn nhân đức đồng trinh là sự quyết tâm kiêng cữ mọi thú vui xác thịt, vì lòng kính mến Thiên Chúa, bất luận là tư tưởng, ngôn ngữ hay hành động.
28. Sự thủ trinh của Giuse đã giúp vào việc con Chúa giáng trần.
Đức Tin dạy rằng: Mẹ Maria cưu mang con cách hoàn toàn đồng trinh, do tác động của Chúa Thánh Thần, dựa vào đặc ân Vô nhiễm, nhiều học giả luận rằng: “Trong chương trình Thiên Chúa, Đức Maria phải trinh trong cả xác lẫn hồn mới đáng làm Mẹ Con Ngài”.
Nhưng ngày Truyền tin, làm sao Đức Mẹ có được điều kiện ấy, nếu Thánh Giuse không quảng đại tôn trọng thân xác rất trong sạch của bà? “Bởi từ sau lễ đính hôn, cũng là lễ thành hôn theo tục Do Thái, sự đồng trinh của Đức Mẹ khác hẳn sự đồng trinh của một thiếu nữ thanh tân, một nữ tu hay là một phụ nữ độc thân chẳng hạn, vì đây là đồng trinh trong bậc phu thê, phải cả hai bên đồng tình mới giữ được, nghĩa là phải có sự ưng thuận của Thánh Giuse” (Thánh Alberto)
Như thế, sự Thánh Cả thủ trinh đã trực tiếp vào việc che chở, bảo toàn sự đồng trinh Đức Mẹ, gián tiếp giúp vào việc thực thi điều kiện cho Chúa Cha ấn định, cho Con Chúa ra đời.
29. Dẫn chứng của các thần học gia
Trước hết phải kể thánh sử Augutinh. Ngài viết: “Thực Thánh Giuse đáng gọi là Cha Chúa Giêsu, do cuộc hôn nhân Thánh Thiện Đồng Trinh của Ngài với Đức Mẹ”. Nơi khác Ngài còn viết: “Tại sao hai Phúc âm đều lập gia hệ Chúa Giêsu kể từ Giuse? Bởi vì Ngài là Cha Chúa. Tại sao Ngài là Cha Chúa? Bởi vì Ngài càng khiết tịnh thì càng đúng là Cha Chúa hơn”
Linh mục Elie Thérèse suy niệm: “Ôi Thánh Giuse! Chính nhờ người mà Đức Maria làm Mẹ Chúa Kitô. Quả thế, bà làm Mẹ Chúa Kitô vì bà giữ mình đồng trinh. Mà bà giữ mình đồng trinh được là vì Thánh Cả đã bảo toàn đức ấy nơi bà, chứ không hề dám động chạm theo quyền lợi của ông. Cao trọng hơn chức vị Thánh Cả! Mẹ Maria mang ơn lớn với Người. Vì sau Thiên Chúa thì nhờ Người mà bà được làm mẹ Thiên Chúa”.
Linh mục Jacques Nouet tóm lược các lý lẽ như sau: “Điều xứng hợp là Trinh nữ Maria phải kết hôn để bảo toàn danh dự nhưng lại phải đồng trinh để sinh Con Chúa. Để bà vừa làm mẹ, vừa đồng trinh thì phu nhân của bà cũng phải đồng trinh. Do đó ta có thể lý luận như sau:
“Sự sống Chúa Giêsu tuỳ thuộc vào mẫu tính Đức Maria. Mẫu tính ấy tuỳ thuộc vào đức đồng trinh của bà; đức đồng trinh ấy lại tuỳ thuộc vào đức đồng trinh của Thánh Giuse; vậy đức đồng trinh của Thánh Cả có liên hệ với sự sống Chúa Giêsu”.
Từ năm 1870, là năm Đức Piô IX tôn Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ Giáo hội toàn cầu, các học sĩ càng đề cao giáo thuyết này hơn đến nỗi đã thành giáo thuyết phổ thông.
Tóm lại, đại đa số thần học sĩ ngày nay đều công nhận sự thủ trinh của Thánh Giuse đã cộng tác vào việc thực hiện Nhập thể.
30. Sự cộng tác của Giuse có tính cách gián tiếp và tinh thần
Nhưng ngài đã cộng tác theo cách nào? Tưởng cần nhắc lại rằng: Nhập thể là công trình của lòng nhân hậu Thiên Chúa, nên không có chuyện nguyên nhân tất yếu ở đây (Cause nécessaire). Nhưng chỉ có nguyên nhân chuẩn bị, nghĩa là duyên cớ dọn đường, mở lòng Thiên Chúa thi hành ý định của Ngài thôi (Cause dispositive).
Bằng cuộc hôn nhân và sự thủ trinh, Thánh Giuse đã tạo nên nguyên nhân chuẩn bị cho việc Nhập thể theo chương trình Thiên Chúa. Như vậy, sự cộng tác của Thánh Giuse có tính cách gián tiếp, ngoại tại, và tinh thần khả dĩ bảo vệ đức đồng trinh cho Mẹ Maria, và bảo toàn danh dự cho Chúa Giêsu và Mẹ Ngài.
Bây giờ ta xét xem sự cộng tác đồng trinh ấy có thể coi là cơ sở tinh thần Phụ tính của Thánh Giuse chăng? Nơi Phụ tính đặc biệt này, không có cơ sở thể lý như nơi các người cha khác; nhưng chỉ có cơ sở tinh thần. Cơ sở tinh thần này gồm hai hành vi.
1) Đồng ý kết hôn với trinh nữ Maria
2) Bảo toàn đức đồng trinh của Bà.
Hai hành vi ấy đã được Thiên Chúa quy định, hầu chuẩn bị cho Con Chúa ra đời, mặc dầu Thánh Giuse không biết, không muốn trước.
Tuy nhiên, ta phải nhận rằng cơ sở tinh thần do hôn quyền và thủ trinh, dầu rất cao sang, rất đặc biệt, cũng chưa đủ làm nên Phụ tính của Thánh Giuse, nếu không có sự tuyển chọn, sự uỷ thác của Thiên Chúa.
Tóm lại, Phụ tính của Thánh Giuse được xậy dựng trên hai cơ sở:
1) Sự uỷ thác siêu việt của Thiên Chúa.
2) Sự cộng tác tích cực của Phu quân Đức Maria.
ĐIỀU BA:
MẤY DANH HIỆU DIỄN TẢ PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
31. Không có danh hiệu nào diễn tả đúng được phụ tính của Giuse.
Phụ tính Thánh Giuse là trường hợp độc đáo ngoại lệ, không có danh từ nào thích đáng diễn tả được hết nội dung phong phú.
Thánh Linh, qua miệng Đức Mẹ, dưới ngòi bút của Luca, gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu, không thêm phẩm từ nào cả (Lc 2,48). Đơn sơ thế thôi miễn là ta nên nhớ “thai nơi bà là do tự Thánh Thần”.
Nhưng từ thời Giáo hội sơ khai, nhiều người theo dư luận Do Thái, đã coi Chúa Giêsu là con đẻ của Giuse, làm tổn thương đến mầu nhiệm Nhập thể tinh tuyền và đức đồng trinh vĩnh viễn của Mẹ Maria. Vì thế, Giáo hội không dám dùng danh hiệu Cha Chúa Giêsu cách đơn thuần, mà phải thêm phẩm từ cho rõ nghĩa. Chẳng hạn: Cha nuôi, Cha pháp định, Cha như thức, Cha đồng trinh, …
Tuy không diễn tả được hết chức vụ và sứ mạng của Thánh Giuse bên cạnh Chúa Hài đồng, mỗi danh từ cũng nói lên được một vài khía cạnh. Phải tổng hợp ý nghĩa các danh từ ấy, mới có được khái niệm tạm đầy đủ về Phụ quyền của Thánh Giuse. Đức Tin không dừng lại ở từ ngữ mà xuyên qua từ ngữ, đậu lại ở sự thật.
Dưới đây, ta sẽ xét về từng danh hiệu:
32. Danh hiệu cha nuôi Chúa Giêsu
Cha nuôi là danh hiệu lưu truyền từ thời thượng cổ, và ngày nay còn là danh hiệu thông dụng nhất trong Giáo hội. Ngay từ những thế kỷ sơ khai, các Giáo phụ dựa vào Phúc âm, đã gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu. Nhưng phần thì sợ có sự hiểu lầm, phần thì muốn nói lên công lao dưỡng dục của Thánh Cả, nên gọi Ngài là Cha nuôi Chúa Giêsu.
Danh từ cha nuôi, con nuôi là danh từ khá quen thuộc với dân ta. Một người vì hiếm muộn hoặc vì một lí do nào khác nhận một em bé làm con, đem về dưỡng nuôi, săn sóc, dạy dỗ, yêu thương, lớn lên lại gầy dựng gia đinh, khi qua đời còn trối phần gia nghiệp cho nữa. Đáp lại, người con nuôi coi cha nuôi như cha đẻ, tôn kính mến yêu và khi cha qua đời con là việc giỗ chạp, trông coi phần mộ. Nhiều người con nuôi có hiếu chẳng kém gì con đẻ.. [12]
Nhưng ở đây, danh hiệu Cha nuôi không hoàn toàn thích hợp vì Chúa Giêsu đối với Thánh Giuse là con trong nhà, không phải là con người khác. Tuy vậy danh từ ấy cũng diễn tả được công lao Thánh Cả, đồng thời cũng nói lên một sự thật: “Con Giuse không phải bởi Giuse” (Thánh Ephrem). [13]
33. Danh hiệu của pháp định
Cha pháp định là danh hiệu lưu hành giữa các nhà bác học hơn là trong đám bình dân. Danh hiệu này dựa trên hai lý do: Một là Thánh Giuse là hôn phu Đức Mẹ nên được người Do Thái đương thời nhìn nhận là cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Hai là Thánh Giuse là dòng dõi Đavit nên truyền tước hiệu Con vua Đavit cho Chúa Giêsu, khiến người Do Thái có thể nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế thiên hạ đợi trông từ bao thế kỷ. Hai bản gia hệ Đức Kitô đều xây dựng trên Phụ tính pháp lý này của Thánh Giuse.
Tuy vậy, danh hiệu này có vẻ khô khan, không nói lên được mối tình thắm thiết Thánh Giuse dành cho Ấu Chúa.
34. Danh hiệu cha như thức
Cha như thức là danh hiệu xuất phát từ bản gia hệ Đức Kitô do Luca lập: “Chúa Giêsu bắt đầu công vụ vào trạc 30 tuổi, và người ta tưởng Ngài là con của Giuse” (Lc3,23).
Cách trực tiếp, danh hiệu này phủ nhận dư luận sai lầm của người Do Thái tưởng Giuse là cha đẻ Chúa Giêsu. Cách gián tiếp, danh hiệu này biểu thị mầu nhiệm Ngôi Lời đầu thai cách diệu kỳ trinh bạch.
Giáo hội từ lâu vẫn sử dụng danh hiệu ấy. Bài kinh phụng vụ lễ Thánh Cả có câu: “Hãy đến thờ lạy Đức Kitô, con Thiên Chúa, Đấng đã khứng để người ta coi mình là Con Thánh Giuse”. Đức Lêo XIII xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta. Đức Phaolô VI gọi Ngài là Cha pháp định, coi như chính thức của Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, danh hiệu này ít được sử dụng,vì nó có tính cách tiêu cực, có thể làm cho giáo hữu tưởng rằng Thánh Giuse chỉ là Cha hờ, không có nền tảng vững chắc cho Phụ tính của Ngài.
35. Danh hiệu cha đồng trinh
Cha đồng trinh là danh hiệu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, cảm hứng theo tư tưởng Thánh Augutinh. Danh hiệu này có ưu điểm nói lên sự cộng tác tinh thần của Thánh Cả vào công trình Nhập thể, bằng việc thành hôn với Đức Mẹ, và việc gìn giữ đức đồng trinh của Bà. Hai việc ấy, chính Thiên Chúa đã an bài để dọn đường cho Chúa Giêsu đầu thai cách kỳ diệu.
Tuy nhiên cũng cần ý tứ, chớ nên dựa vào từ ngữ mà luận quá xa, thành ra sai lạc. Cha đồng trinh không thể tương đương với Mẹ đồng trinh. Mẹ đồng trinh có góp phần thể lý, còn cha đồng trinh chỉ góp phần tinh thần vào việc sinh hạ Chúa Giêsu. Vì thế không thể xếp hai Đấng cùng hàng được.
Đức Piô X châu phê kính “Thánh Giuse là Cha đồng trinh Chúa Giêsu: O Ioseph, virgo Pater Iesu”.
Ngoài ra còn nhiều danh hiệu khác như Cha đại diện, Cha tâm tình của Chúa Giêsu.. [14]
36. Các danh hiệu Thánh Giuse phải được liên kết với nhau.
Nhưng dầu có thêm bao nhiêu đi nữa thì cũng không có danh từ nào thật thích đáng để diễn tả hết mối liên hệ giữa Thánh Cả và Chúa Giêsu. Mỗi danh từ ấy chỉ nói lên được một vài khía cạnh sứ mạng Thánh Cả mà thôi. Vì thế, không nên coi danh từ nọ hơn danh từ kia, nhưng đúng hơn phải liên kết tất cả lại với nhau và suy rằng: Thánh Giuse đáng gọi là Cha Chúa Giêsu, phần vì đã dưỡng nuôi Chúa, phần vì được luật pháp thừa nhận, phần vì là hôn phu Đức Mẹ, phần vì là đại diện cho Đức Chúa Cha.
37. Ước nguyện cho danh hiệu đơn thuần “Cha Chúa Giêsu” được phép sử dụng.
Kết thúc thiên khảo luận này, chúng tôi mạo muội nghĩ rằng giáo lý về mầu nhiệm Nhập thể và đồng trinh Đức Mẹ đã sáng tỏ, tưởng đã đến lúc có thể xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu không kèm theo phẩm từ và không sợ có sự hiểu lầm nữa.
Nguyện vọng này, chúng tôi cung kính đặt dưới quyền phân định của Giáo hội.
Lạy Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu và là Cha chúng con!
Xin thương phù hộ cho đoàn con cái!
Nội dung theo số mục
TỰ NGÔN PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
1. Phụ tính Thánh Giuse là vấn đề mấu chốt
2. Phụ tính Thánh Giuse chưa được đề cao
3. Phụ tính Thánh Giuse bắt đầu được đào sâu khơi rộng
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
4. Cha là người sinh ra con bằng đường lối truyền sinh
5. Cơ sở thể lý và tinh thần của phụ tính
6. Nghĩa vụ cha mẹ đối với con
7. Công ơn cha mẹ: sinh – dưỡng – dục.
8. Tình thương con được biểu lộ thế nào?
9. Điểm đối chiếu hữu ích để hiểu phụ tính Thánh Giuse.
10. Bản tóm lược về phụ tính nơi loài người.
CHƯƠNG II HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
11. Đức Mẹ và Thánh Luca gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu.
12. Người Do thái gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu
13. Giáo hội xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu
14. Phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực
15. Với cuộc hôn nhân Giuse lãnh trách nhiệm làm cha Ấu Chúa.
16. Giuse đặt tên, truyền họ cho Ấu Chúa
17. Giuse dưỡng nuôi, che chở Chúa Hài đồng
18. Chúa Giêsu hằng vâng phục Giuse như cha mình
19. Giuse lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con
20. Giuse đau khổ vì con
21. Giuse vui mừng với con
22. Giuse yêu con cách vô cùng thắm thiết
CHƯƠNG III BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
23. Phụ tính theo nghĩa tinh thần
24. Phụ tính do hôn quyền
25. Biện giải dựa theo pháp lý
26. Biện giải dựa vào thần học
27. Khái niệm về đức đồng trinh và sự thủ trinh
28. Sự thủ trinh của Giuse đã giúp vào việc con Chúa giáng trần.
29. Dẫn chứng của các thần học gia
30. Sự cộng tác của Giuse có tính cách gián tiếp và tinh thần
31. Không có danh hiệu nào diễn tả đúng được phụ tính của Giuse.
32. Danh hiệu cha nuôi Chúa Giêsu
33. Danh hiệu của pháp định
34. Danh hiệu cha như thức
35. Danh hiệu cha đồng trinh
36. Các danh hiệu Thánh Giuse phải được liên kết với nhau.
37. Ước nguyện cho danh hiệu đơn thuần “Cha Chúa Giêsu được phép sử dụng.
NGỢI KHEN CHÚA GIÊSUNHỜ ĐỨC MARIA
VỚI THÁNH CẢ GIUSE, HALLELUIA
TÀI LIỀU THAM KHẢO CHÍNH YẾU:
Existence et nature de la paternité de Saint Joseph: par Roland Gauthier.
Cahiers de Josephologie, Oratoire St Joseph, Montreal 1953-62
PHỤ LỤC GIUSE THẬP VỊNH
THIÊN DUYÊN KỲ DIỆU
Một búi tơ vò gỡ chẳng ra!
Duyên may dun giủi khách tài hoa
Người sao thanh vẹn mà trân trọng,
Sự thể rành rành nghĩ xót xa!
Vừa định rút lui đêm tối mịt
Đã khuyên sum họp ánh chan hoà!
Làn mây u ám bay đi kịp,
Đàn sáo tưng bừng nổi khúc ca.
HANG ĐÁ BE-LEM
Be-Lem chiều xuống cành tiêu sơ,
Đức Mẹ băn khoăn sắp đến giờ!
Phận túng ngậm ngùi không quán trọ,
Cơ may dun giủi gặp hang lừa!
Thiên Thần mừng rỡ tung hô Chúa,
Loài vật khiêm cung thở ấm Vua,
Thánh Cả tôn thờ trong lặng lẽ,
Hai hàng nước mắt nhỏ như mưa!
DÂNG CON ĐỀN THÁNH
Cha mẹ đem Con với cặp cầm. [15]
Tuân theo luật pháp tựa dân phàm
Lễ dâng con trẻ bao hoan lạc!
Lời sấm cụ già xiết khổ tâm!
* Con trẻ sẽ là bia đích bắn!
* Mẹ hiền lòng bị lưỡi dao đâm
Giuse dâng hiến trong dòng lệ
Chẳng khác chi là lễ Ap-ram!. [16]
BÔN ĐÀO NGOẠI CẢNH
Biển cát mênh mông không bóng cây,
Con lừa lầm lũi đã bao ngày.
Tấm thân cha khó phơi sương nắng.
Tỉnh mạn, Con thơ cột sợi dây!
Bạo Chúa đà vung gươm độc ác,
Anh hài đang khóc tuổi thơ ngây,
Vậy mà Con Chúa không hề hấn
Mới biết can trường dễ mấy tay!
HOAN LẠC HỒI HƯƠNG
Đất khách quê người sống tạm an,
Hồi hương nay có lệnh thần loan.
Lối đi Ai Cập đây gian khổ,
Đường lại Giu Đê khúc khải hoàn!
Đồi núi quê hương mờ ẩn hiện,
Đền thờ Vua Cả lộ hiên ngang.
Cái vui quê cũ vui là thế,
Cho bõ phong trần trải những năm
BUỒN BÃ LẠC CON
Đường về chiêng đã gác đầu non,
Ngoảnh lại, than ôi, chẳng thấy Con!
Dạ Mẹ xót xa dường xát muối,
Lòng Cha cay đắng tựa bồ hòn.
* Con đem đi mất nguồn vui vẻ
* Để mẹ cha rày phải héo hon!
Mừng rỡ gặp Con, bà gạn hỏi,
Còn ông ăng lặng đứng mà nom!
VỊNH CHÚA HÀI ĐỒNG
Đêm xuống núi đồi đã lặng yên,
Ngôi nhà Thánh thất cảnh thần tiên.
Bóng cha mờ tỏ vờn trên vách,
Dáng mẹ khoan dung hiện dưới đèn.
Con trẻ bị bỏ lời trước hết,
Hài nhi chập chững bước đầu tiên.
Mỗi ngày thêm lớn, thêm khôn sáng,
Cha mẹ càng thêm thoả ước nguyền.
VỊNH MẸ THÁNH GIA
Việc nhà sớm tối những lo toan,
Đời sống chồng con được vẹn toàn,
Canh ngọt cơm ngon hầu mỗi bữa,
Áo đầy áo mỏng liệu quanh năm.
Yêu Con cũng thể yêu Thiên Chúa,
Kính Bạn như là kính Thánh nhân,
Nội tướng muôn đời treo giá ngọc,
Đề cao phẩm hạnh khách hồng nhan.
VỊNH THÁNH GIA
Một căn nhà nhỏ có hai gian,
Ba đấng bao năm sống hộp đoàn.
Khóm huệ trắng tinh thơm cảnh quế,
Hàng thông cao vút rợp nhà lan.. [17]
Tiếng chàng tiếng đục khua vui vẻ,
Câu kệ câu kinh vọng phút nhàn.. [18]
Ấy bởi Hài nhi nguồn hạnh phúc,
Biến ngôi nhà nhỏ hoá Thiên đàng.
VỊNH THÁNH GIA TRƯỞNG
Trôi theo gương sáng giữa gian trần,
Chiêm ngưỡng tôn nhan đấng Thánh nhân.
Nghĩa trọng phu thê gìn khiết bạch,
Tình nhân phụ tử giữ ân cần.
Với cưa với đục, nuôi con Chúa,
Khi hiểm khi nghèo, phó tấm thân.
Ấy Chúa ngày xưa nhờ Thánh Cả,
Bây giờ ắt hẳn nhớ vông huân.
CHÂU THUÝ
Chú thích:
[1] Kinh cũ Việt Nam gọi Thánh Giuse là Bố nuôi Con ĐCT
[2] Chớ đặt Phụ tính của Thánh Giuse ngang hàng với Mẫu tính của Đức Mẹ. Không nên gọi Thánh Giuse là Cha Con Thiên Chúa hoặc Cha Thiên Chúa chẳng hạn. Tuy nạn kỹ ra thì cũng có lý, nhưng nguy hiểm, không nên dùng.
[3] Chương này có tính cách triết học dùng làm tài liệu nghiên cứu, hơn là để học nơi nhà thờ, nhà hội.
[4] Danh từ Cha Mẹ, xưa gọi là Bố Cái, như còn thấy Con dại cái mang - Bố Cái đại vương. Nay cũng gọi là Ba mẹ, Ba má, nhái theo tiếng Pháp papa, maman.
[5] Thánh linh bởi Chúa cha và Chúa con mà ra bằng đường lối nhiệm xuất, không phải bằng đường lối truyền sinh, nên danh xưng của Ngài là Thần, Thần khí, chứ không gọi là Con như Ngôi Lời.
[6] “Cửu tự cù lao” là: Sinh – Cúc – Phủ - Cố - Phục – Phúc – Súc - Dục – Phú. Ngoài 2 chữ Sinh và Dục, các chữ kia quy về một chữ Dưỡng, nghĩa là nuôi nấng, săn sóc.
[7] Thường tình cha mẹ yêu con hơn con yêu cha mẹ: “Nước mắt chảy xuống” – “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”.
[8] Câu “Vợ người văn mình” nói lên sự thật ấy.
[9] Bienveillance – Bienfaisance – Concorde.
[10] Te Sator rerum statuit pudicae – Virginic Sponsum, voluitque Verbi – Te patrem dici …(Hym. Sti Iosepn, 19 Martii).
[11] Theo quan niệm thông thường, đồng trinh là đức tốt của phái nữ mà thôi, coslex vì nó dễ kiểm nhận nơi họ. Nhưng theo quan niệm Kitô giáo thì đồng trinh cũng là đức tốt của phái nam. (Kh 14,4)
[12] Kinh cầu Thánh Giuse có câu: “Đấng dưỡng nuôi Con ĐCT”. Kinh “Lạy Thánh Giuse là Cha nuôi Đức Chúa Giêsu!” (Bùi Chu). Kinh lạy ơn ĐCT đã chọn ông Thánh Giuse làm bố nuôi Con Chúa” (Hà Nội).
[13] Về danh hiệu cha nuôi, Demeret có cảm nghĩ sau đây: “Việc nuôi dưỡng không tạo nên phụ tính của Thánh Giuse, nhưng giả thiết điều ấy. Không phải vì ông nuôi Chúa nên ông là cha. Trái lại vì ông là cha nên ông nuôi Chúa”.
[14] Danh hiệu Thánh Giuse là Père nourricier – Père légal – Père putaif – Père virginal – Père par le coeur – Père vicaire (Paterna vice du Préface de St Joseph).
[15] Cầm là loài chim, cặp chim câu non
[16] Tổ phụ Abraham dâng hiến Issac.
[17] Huệ thông tượng trưng cho Đức Mẹ và Thánh Cả
[18] Khẩu hiệu thánh gia: Cầu nguyện và Lao động
Lm Joseph M. Phạm Châu Diên
Tiểu luận về phụ tính của Thánh Giuse
Nội Dung
TỰ NGÔN: PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
CHƯƠNG II: HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
CHƯƠNG III: BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
TỰ NGÔN
PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
1. Phụ tính Thánh Giuse là vấn đề mấu chốt
Trong một tập chuyên luận về Thánh Giuse, vấn đề đáng lưu tâm đặc biết là phụ tính của Ngài. Đó là luận đề mấu chốt, chân lý làm nền, sợi chỉ vàng quán xuyến học thuyết về Thánh Cả. Tất cả đều quy hướng về đó như về một trung tâm. Tất cả đề phát ra từ đó như từ một đỉnh chóp.
Giống như chức làm Mẹ Thiên Chúa trong Maria học thuyết, chức làm Cha Chúa Giêsu khiến cho Giuse học thuyết trở nên quy nhất và linh hoạt. Trong kế hoạch Thiên Chúa, cuộc hôn nhân Giuse-Maria nhằm mục đích dọn đường cho Đấng Cứu Thế sinh ra cách êm thấm đàng hoàng.
Cũng như Đức Mẹ, Thánh Giuse chỉ là một nhân vật tương đối, nghĩa là Ngài hiện hữu sinh tồn vì Đấng tuyệt đối, là Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã bố trí cho ông bà một sứ mạng cao cả bên cạnh Chúa Cứu Thế. Chính mối liên hệ ấy, tuy theo mức độ thân mật khác nhau, đã là nguồn gốc sinh ra các đặc ân cho hai Đấng.
2. Phụ tính Thánh Giuse chưa được đề cao
Theo sau tiến sĩ Suarez, nhiều thần học sĩ chủ trương rằng: các Thánh khác phục vụ Giáo hội, là Huyền thể Đức Kitô, còn Thánh Giuse, cũng như Đức Mẹ, thì phục vụ chính bản thân Con Thiên Chúa. Bởi Thiên chức cao sang ấy, Thánh Giuse có một phẩm cách vượt xa các Thánh nhân. Các Thánh chỉ là tôi tớ, còn Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu.
Mặc dầu quan trọng dường ấy, trải bao thế kỷ, phụ tính của Thánh Giuse vẫn chưa được đúng mức đề cao. Trong các văn kiện phụng vụ cũng như Giáo huấn, Giáo hội cứ một mực xưng Thánh Giuse là cha nuôi, cha như thức, cha Chúa Giêsu trước mặt người ta, mà không xưng Ngài là cha Chúa Giêsu cách đơn thuần như Phúc âm ghi chép. Có lẽ vì sợ giáo hữu hiểu nhầm, vì e đối phương công kích về mầu nhiệm Nhập thể và sự đồng trinh vĩnh viễn của Mẹ Maria.[1]
Có học giả cho rằng danh xưng Cha Chúa Giêsu dùng trong Phúc âm chỉ là kiểu nói bóng, là lối thậm xưng, dường như họ không thấy, theo Phúc âm, Thánh Giuse luôn luôn yêu mến và hành động như một người cha tận tụy đối với Chúa Hài đồng.
3. Phụ tính Thánh Giuse bắt đầu được đào sâu khơi rộng
May thay, năm 1870, Đức Piô IX dựa vào chức vụ Thánh Giuse làm Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta, mà tôn Ngài làm Đấng Bảo trợ Giáo hội toàn cầu. Từ đó tới nay, vấn đề phụ tính Thánh Giuse được đào sâu khơi rộng.
Năm 1952, Linh mục F.Filias cho xuất bản một công trình thấu đáo về phụ tính Thánh Giuse, nhan đề JOSEPH and JESUS, gồm 30 bài diễn văn đọc tại học hội Salamanca Yphanho, mà các học giả thời nay cho là kiệt tác.
Tuy nhiên cũng phải nhận rằng Phụ tính Thánh Giuse là một vấn đề tế nhị, còn nhiều điểm chưa rõ, nhiều sự hiểu lầm, nên phải rất thận trọng trước những luận điều quá đáng, những từ ngữ viển vông, để khỏi gây bỡ ngỡ trong hàng giáo hữu, mà vẫn nói lên được sứ mạng cao cả của Ngài bên cạnh Chúa Hài đồng.. [2]
Thiên tiểu luận này có 3 chương:
Chương I – Khái niệm về Phụ tính
Chương II – Hiện hữu Phụ tính của Thánh Giuse.
Chương III – Bản chất Phụ tính của Ngài.
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
(Theo Thánh Thomas). [3]
4. Cha là người sinh ra con bằng đường lối truyền sinh
Trước khi bàn về phụ tính của Thánh Giuse, tưởng cần có một khái niệm rõ ràng về phụ tính nơi loài người nói chung, hầu hiểu đúng đắn về chức vụ Thánh Giuse bên cạnh Chúa Hài Đồng, không thái quá cũng không bất cập.
Thực ra, Cha Mẹ là hai danh từ đầu tiên đứa trẻ học biết và sử dụng, quen thuộc đến nỗi không cần phải định nghĩa. Ngay từ tấm bé, ta đã nhận ra đó là hai người sinh đẻ, thương yêu, nuôi nấng, dạy dỗ ta.. [4]
Thiên Chúa ngôi nhất sinh ra Ngôi Lời bằng đường truyền sinh vĩnh cửu, nên danh xưng của Ngôi Nhất là Cha, “do tự Ngài mà mọi phụ hệ trên trời dưới đất được có tên”. (Ep 3,15).. [5]
Nơi nhân loại, cha là người sinh ra con theo đường lối truyền sinh thể lý, bằng hành vi sinh thực (Acte générateur).
5. Cơ sở thể lý và tinh thần của phụ tính
Hành vi sinh thực nơi loài người khác loài vật ở chỗ, loài vật chỉ hành động theo bản năng, còn loài người hành động theo tư cách nhân linh, nghĩa là có kèm theo trí thức và ý chí, ít là cách mặc nhiên, về sự sinh con và giáo dục con cái sau này, chẳng những trên bình diện tự nhiên mà đối với tín hữu, còn trên bình diện siêu nhiên nữa.
Hành vi sinh thực có mục đích bảo tồn nòi giống. Đó là bản năng tự tồn kéo dài với giống nòi trong xã hội và Giáo hội.
Tóm lại, phụ tính gồm hai cơ sở:
1- Cơ sở thể lý: tức hành vi sinh thực.
2- Cơ sở tinh thần: tức sự biết và muốn sinh con, cùng nuôi dạy con nên người, ít nữa là biết và muốn cách mặc nhiên.
Đành rằng cơ sở thể lý có tính cách quyết định hơn cở sở tinh thần, nhưng phải có cả hai một trật thì người cha mới thực là cha trọn nghĩa. Tobia đã làm gương một người cha hoàn hảo, khi ông cầu nguyện cùng Chúa: “Giờ đây, lạy Chúa, Chúa biết rằng không phải vì lý do sắc dục mà con cưới lấy cô em đây làm vợ, song chỉ vì mến yêu dòng dõi những người biết ca tụng danh Chúa đến muôn đời”. (Tb 8,9)
6. Nghĩa vụ cha mẹ đối với con
Phụ hệ làm phát sinh cho người cha một chuỗi quyền lợi và nghĩa vụ đối với con. Theo luật tự nhiên, sinh con chưa đủ, còn phải lo cho nó phát triển tới mức thành toàn. Đã rõ, đứa trẻ không thể tự mình đạt tới mức ấy, để rồi chu toàn nghĩa vụ trong xã hội và Giáo hội được. Phần thể xác, trải bao năm tháng, nó cần được săn sóc, dưỡng nuôi và che chở cho khỏi mọi thứ hiểm nguy. Phần tinh thần, nó cần được giáo dục trí đức về cả hai mặt đạo đời.
Trách nhiệm ấy thuộc về ai, nếu không phải về những người đã sinh ra nó? Đây không phải là việc từ thiện, muốn làm hay không cũng được; nhưng là bổn phận buộc nhặt phải làm theo luật tự nhiên. Vì nghĩa vụ nặng nề ấy, luật tự nhiên buộc cha mẹ phải sống trong bậc hôn nhân, để giúp đỡ nhau và cùng nhau dưỡng dục con cái nên người. Nên những kẻ sinh con ngoại hôn, hoặc đa thê, đa phu làm sao chu toàn nghĩa vụ ấy được?
Và phải có sự hợp tác của cả cha lẫn mẹ thì việc giáo dục con cái mới quân bình: tâm và tình phải nhờ ở mẹ, lý và chí là cậy ở cha.
7. Công ơn cha mẹ: sinh – dưỡng – dục.
Công ơn cha mẹ quy về ba mục: Sinh - Dưỡng - Dục.. [6]
Sinh có lẽ là ít công phu hơn cả.
Dưỡng đòi nhiều thời gian, công sức hơn, như lời rằng: Công sinh không tày công dưỡng.
Dục càng nhiều lao tâm khổ tứ hơn nữa. Nó định giá trị cho việc sinh con:
Sinh con chẳng dạy chẳng răn
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Để làm tròn phận sự, người cha được tạo hoá ban cho phụ quyền. Gọi là quyền, chứ thực ra đó là nghĩa vụ. Cha nuôi dạy con vì lợi ích của con, khác với chủ nuôi đầy tớ vì lợi ích của chủ.
Tình yêu là động cơ mạnh mẽ luôn luôn thúc đẩy người cha hành động. Vì yêu mà sinh con, vì yêu mà nuôi con. Cũng vì yêu mà dạy con. Con cái là như phần mình của cha mẹ (aliquid parentum), là đời sống cha mẹ nối dài, nên yêu con cũng là yêu mình vậy.. [7]
Con cái là sản phẩm của cha mẹ, hỏi có nghệ sĩ nào không ưa thích tác phẩm của mình?. [8]Mối tình cha mẹ thương con sâu sắc, tự nhiên đến nỗi, trong Thập Giới, Thiên Chúa không cần đến truyền cha mẹ phải yêu con, cũng như không cần truyền người ta phải yêu bản thân vậy.
8. Tình thương con được biểu lộ thế nào?
Cũng như tình mẹ, tình cha thương con được phát lộ qua 3 đức tố: Hảo ý, Thiện lành, Đồng tâm.. [9]
1) Hảo ý là cảm tình bề trong làm khởi động ý muốn sinh con, và lo liệu mọi sự cho con.
2) Thiện lành là hành động bên ngoài để thực hiện hảo ý nói trên, tức là dưỡng nuôi săn sóc, dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ tốt không coi con như của tội, của nợ, nhưng là nguồn phúc, nguồn vui, có sức gây nên những hành động quảng đại, có khi anh hùng nữa. “Vì tình yêu không thể bất động, nhưng làm nên những việc lạ lùng” (Thánh Grêgôriô).
3) Đồng tâm: Cha xử với con như với chính mình (Amatus in amante), coi lợi ích của con cũng như của mình vậy (Amans in amato). Cái vui của con cũng là cái vui của bố. Cái buồn của bố cũng là cái buồn của con. Hai cha con đều quy về một hướng là hạnh phúc của con. Hơn nữa, đối với tín hữu, người cha là hình ảnh sống động, là đại diện hữu hình của Thiên Chúa: cha yêu con vì Chúa, cha hướng con về hạnh phúc trường sinh, mà cha con sẽ cùng nhau tận hưởng muôn đời.
9. Điểm đối chiếu hữu ích để hiểu phụ tính Thánh Giuse.
Những ý niệm trên đây, lẽ tất nhiên không áp dụng cho Thánh Giuse theo nghĩa đen từng tiếng. Sở dĩ chúng tôi trình bày chi tiết như thế, là để đả phá cái xu hướng cho rằng phụ tính chỉ do hành vi sinh thực tạo nên, mà bỏ qua phần phong phú nhất, cao khiết nhất của phụ tính đích danh. Có thể đây cũng là một điểm đối chiếu, giúp ta hiểu rõ hơn về vai trò Thánh Cả bên cạnh Chúa Hài đồng.
10. Bản tóm lược về phụ tính nơi loài người.
Là một quan hệ, phụ tính gồm 3 yếu tố: Chủ thể, Khách thể và Cơ sở liên hệ.
I. Chủ thể: người cha.
II. Khách thể: người con.
III. Cơ sở:
* Chuyển thành:
a) Yếu tố thể lý: hành vi sinh thực của người cha.
b) Yếu tố tinh thần: Sự biết và muốn (ít là cách mặc nhiên) về mục đích việc truyền sinh.
* Dĩ thành:
a) Yếu tố thể lý và hệ quả: sự biến đổi tồn tại nơi người cha, tạo nên bởi hành vi truyền sinh, kèm theo tình phụ tử tự phát và nghĩa vụ nuôi dạy con.
b) Yếu tố tinh thần và hệ quả: sự quyết tâm của người cha, tạo nên do hành vi thương mến đầu tiên, kèm theo sự hảo ý, thiện hành và đồng tâm đối với con.
Giai đoạn chuyển thành: In fieri
Giai đoạn dĩ thành: In facto esse
CHƯƠNG II
HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
Thánh Giuse làm Cha Chúa Giêsu là điều hiện hữu, là điều có thực. Phúc âm tặng Ngài danh hiệu Cha Chúa Giêsu, đồng thời thuật lại cách thức Ngài thi hành chức vụ ấy.
Chương này gồm 2 điều:
1. Thánh Giuse với danh hiệu Cha Chúa Giêsu.
2. Thánh Giuse thi hành chức vụ Cha Chúa Giêsu.
ĐIỀU MỘT
THÁNH GIUSE VỚI DANH HIỆU CHA CHÚA GIÊSU
11. Đức Mẹ và Thánh Luca gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu.
Đọc Phúc âm Luca, ta gặp nhiều câu gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu. Sau bài ca của cụ già Simeon, Thánh ký viết: “Cha Ngài và Mẹ Ngài ngạc nhiên về các điều nói về Ngài” (Lc 2,33). Lúc tìm thấy Chúa con trong đền thánh, Đức Mẹ nói với Ngài: “này Cha Con và Mẹ phải đau khổ tìm Con” (Lc 2,48).
Có người cho rằng Chúa Giêsu đã phủ nhận phụ tính của Thánh Giuse khi Ngài nói: “Nào không biết con phải ở nhà Cha con sao?” (Lc 2,49). Thánh sử Augutinh trả lời: “Chúa Giêsu không muốn cho người ta tưởng rằng Ngài là con Đức Mẹ và Thánh Giuse thì không còn là con Thiên Chúa nữa. Ngài khẳng định Thiên Chúa là Cha Ngài, nhưng không phủ nhận Thánh Giuse cũng là Cha Ngài”.
Ngoài ra, còn nhiều nơi khác, Luca gọi chung hai Đấng là cha mẹ, là song thân Chúa Giêsu (Lc 2, 27.41.43). Như vậy Đức Mẹ và Thánh Luca đã gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu. Chắc đó không phải là một kiểu nói hữu danh vô thực.
12. Người Do thái gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu
Phúc âm còn hiến một bằng chứng gián tiếp, yếu hơn, đó là dư luận người Do Thái đương thời coi Chúa Giêsu là con của Giuse. Philip gặp Nathanael thì bảo: “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môisen trong lề luật và các Tiên tri chép đến, đó là Đức Giêsu, con Giuse thành Naxaret” (Gn 1,45). Thấy công việc kỳ lạ Chúa làm, dân chúng hỏi nhau: “bởi đâu ông này được khôn ngoan, làm các việc quyền năng ấy? Ông không phải là con bác thợ mộc ư?” (Mt 1,54-55). Hoặc rõ hơn: “Nào ông ấy không phải là con Giuse sao?” (Lc 4,22. Gn 6,42)
Như vậy theo Thánh Kinh, mọi người đều công nhận phụ tính của Thánh Giuse đối với Chúa Giêsu. Người Do Thái thì hiểu phụ tính ấy theo huyết nhục. Còn Đức Mẹ và Thánh Luca biết rõ sự đầu thai kỳ diệu của Chúa Giêsu, thì hiểu phụ tính ấy cách cao khiết hơn.
13. Giáo hội xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu
Trong kinh phụng vụ lễ Thánh Giuse Giáo hội ca ngợi rằng: “Đấng Sáng tạo càn khôn định cho Người làm Phu quân Trinh nữ - Và muốn cho Người được gọi là Cha của Ngôi Lời”. [10]
Các Đức Giáo Tông Piô IX là Lêô XIII, trong văn kiện tôn Thánh Cả làm bổn mạng Giáo hội toàn cầu, cũng xưng Ngài là “Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta”.
Vậy Thánh Thần Chúa đã dùng danh hiệu Cha mà gọi Giuse để diễn tả sứ mạng cao siêu của Ngài bên cạnh Chúa Cứu Thế, thì không lẽ gì ta còn phải ngần ngại dùng danh hiệu ấy, mặc dầu ở đây nó đòi hỏi một sự giải thích khá tinh vi.
ĐIỀU HAI
THÁNH GIUSE THI HÀNH CHỨC VỤ CHA CHÚA GIÊSU
14. Phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực
Cứ sự thường, có danh phải có thực, đâu có phải chỉ là hư cấu. Danh hiệu dành cho Thánh Giuse là một thực tại. Điều ấy, Thánh Augutinh cùng nhiều học sĩ đã chủ trương và còn lưu truyền cho tới ngày nay.
Có nhiều chứng cứ bênh vực ý kiến ấy. Chúng tôi dành nội diện vấn đề cho chương III, luận về bản chất phụ tính của Thánh Giuse. Ở đây, chúng tôi bàn về ngoại diện vấn đề, tức là những công việc, với tư cách là Cha, Thánh Cả đã làm cho Chúa Hài đồng, như Phúc âm còn ghi chép, bấy nhiêu tưởng cũng đủ để xác định phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực có căn cứ vững vàng.
15. Với cuộc hôn nhân Giuse lãnh trách nhiệm làm cha Ấu Chúa.
Đọc Phúc âm Mattheo, chương I, ta thấy Thánh Giuse, mặc dầu biết “thai nơi Trinh Nữ là do tự Thánh Thần”, mà cứ làm lễ thành hôn “rước Bà về sum họp”. Như thế, chẳng phải là Ngài đã vâng lệnh Thiên Chúa, lãnh lấy trách nhiệm làm Cha Hài Nhi đó sao? Chẳng phải Ngài đã lấy cuộc hôn nhân mà bảo toàn danh dự cho Ấu Chúa, như bất cứ người cha chính thức nào khác đối với con mình sao? Nếu không có Thánh Giuse, người ta sẽ chẳng coi Ấu Chúa là con ngoại hôn ư?
Theo lời thánh Bernadino Sienna: “Nào Thánh Giuse chẳng phải là người được tuyển chọn đặc biệt, để nhờ Ngài và dưới danh nghĩa Ngài, mà Đức Kitô được sinh vào thế gian cách đàng hoàng, đoan chính đó sao?
Vai trò Thánh Giuse được nhà hùng biện Bossuet trình bày tuyệt bút như sau: “Trong Thánh Kinh, tôi nhận thấy có 2 Thiên chức tương phản: đó là Thiên chức các tông đồ và Thiên chức Thánh Giuse. Chúa Giêsu được mặc khải cho các Tông đồ cũng như cho Thánh Cả, nhưng với điều kiện ngược nhau. Các Tông đồ thì để rao giảng Ngài cho thế gian; còn Thánh Cả thì để che giấu Ngài trong thinh lặng. Các Tông đồ là đèn sáng, soi cho thế gian nhìn nhận Chúa; còn Thánh Cả là bức màn lớn để che khuất Ngài đi. Nhưng đằng sau bức màn bí mật ấy, có ẩn tàng Đức Đồng Trinh của Mẹ Maria và sự cao sang tuyệt vời của Chúa Cứu Thế”.
16. Giuse đặt tên, truyền họ cho Ấu Chúa
Việc đầu tiên Giuse thi hành phục quyền là đặt tên cho Chúa. Theo phong tục Do Thái, đặt tên cho con là quyền của người cha. Chính Thiên Thần đã bảo: “Ông sẽ đặt tên Con trẻ là Giêsu” (Mt 1,25). Đành rằng Thiên thần cũng đã trình Đức Mẹ điều ấy, lúc mầu nhiệm Nhập thể chưa được thông báo cho Thánh Giuse (Lc 1,31). Nhưng sau khi Thánh Cả được thông tri thì có lý mà luận rằng Đức Mẹ đã nhường quyền đặt tên Ấu Chúa cho Thánh nhân, y theo phong tục Do Thái.
Đồng thời, với tư cách là cha pháp định, Thánh Giuse đã lưu truyền danh hiệu “Con vua Đavit” cho Đức Kitô hầu thiên hạ nhận ra ngài là Đấng Cứu Thế. Vì có lời tiên tri rằng Đấng Thiên sai sẽ sinh ra từ vọng tộc ấy (2 Sm 7,12 – Tv 89,4)
17. Giuse dưỡng nuôi, che chở Chúa Hài đồng
Sau ngày đản sinh, ai che chở, dưỡng nuôi Ấu Chúa, nếu không phải là Thánh Gia trưởng cùng với Mẹ Maria? Khi Herode lùng giết Hài nhi, chính Thánh nhân đã đem Ngài chạy chốn qua Ai Cập. Giuse đã làm phận sự người cha cách cao đẹp dường nào!
Hồng y Phêrô Ailly suy luận: “Lạ lùng thay, Đấng nâng đỡ che chở vạn vật lại được Giuse chở che, nâng đỡ! Kỳ diệu thay Đấng làm cho kẻ đói khát no nê, rày để cho Giuse dưỡng nuôi bằng lao động! Đấng sung mãn trên trời, Đấng xưng mình là Bánh hằng sống, rày xuống thế, phải nhờ lao lực của Giuse mới có bánh mà ăn!”
Nhiều học giả, có lẽ cảm hứng theo Isodoro Isolanis, đã áp dụng cho Thánh Giuse, theo nghĩa đen, lời Đức Kitô sẽ nói trong ngày thẩm phán: “Hỡi người mà Cha ta chúc phúc, hãy lãnh lấy cơ nghiệp Nước trời. Vì Ta đói người đã cho Ta ăn, Ta khát ngươi đã cho uống, Ta trần mình ngươi đã cho mặc…” (Mt 25, 34-35)
18. Chúa Giêsu hằng vâng phục Giuse như cha mình
Phụ quyền của Thánh Giuse hằng được Chúa Giêsu công nhận suốt cuộc đời ẩn dật, vì “Ngài hằng tuân phục Đức Mẹ và Thánh Giuse”. Thánh Bernado kêu lên: “Ai vâng phục ai? Thiên Chúa vâng phục loài người! Thiên Chúa mà Thiên Chúa vâng phục, rày vâng phục bà Maria lại cả ông Giuse vì bà Maria nữa. Hãy ngưỡng mộ sự hạ cố của Con, và sự cao sang của Mẹ, (của Cha), xem đàng nào hơn đàng nào? Thực ra cả hai đàng đều kỳ diệu, khiến ta phải kinh ngạc.”
Nói đúng ra, Thánh Giuse cũng như Đức Mẹ, không có quyền sít sao truyền khiến Chúa Kitô vì dầu với tư cách loài người, Ngài vẫn là chủ tể vạn vật. Nhưng Ngài tự nguyện phục tùng cha mẹ - như sau này Ngài phục tùng các lý hình - để làm trọn thần ý Chúa Cha, và lưu lại cho ta một gương khiêm nhường hiếu thảo.
Phần Thánh Giuse cũng như Đức Mẹ, đã sử dụng quyền mình cách khiêm nhường cung kính như để tuân theo thần ý Cha Cả trên trời. Cứ xem thái độ ở lặng mà cung kính của Ngài khi tìm thấy Chúa Con thì đủ rõ.
19. Giuse lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con
Cùng với Đức Mẹ, Thánh Giuse đã lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con.
Về trí dục, linh hồn Đức Kitô có ba thứ tri thức:
1) Tri thức thanh nhàn (Scientia beata): Ngài biết mọi sự như Ngôi Lời biết trong bản tính Thiên Chúa.
2) Tri thức thiên phú (Scientia Infusa): Ngài biết những điều Thiên Chúa phú vào linh hồn Ngài, như một số Thánh nhân đã được.
3) Tri thức thực nghiệm (Scientia experimentalis): Ngài biết những điều do giác quan thu nhận và lý trí suy tư.
Hai tri thức trên là thường tại đối với Ngài, chỉ có tri thức thực nghiệm mới là đối tượng của giáo dục, vì nó có thể tăng tiến như lời Phúc âm còn ghi: “Chúa Giêsu tiến tới về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta” (Lc 2,52). Qua các dụ ngôn, ta thấy Ngài có óc quan sát sâu sắc về thiên nhiên và nhân thế dường nào!
Chính trong khung cảnh gia đinh, Ngài đã học ăn, học nói, học xử sự, học Thánh kinh, học cầu nguyện cùng cách thế giữ đạo Giavê. Chính nhờ gương sáng và lời khuyên của cha mẹ, mà Ngài đã tập các nhân đức tuyệt vời, như lời Phaolô viết: “Ngài phải đau khổ dữ dằn mà học cho biết vâng phục” (Hr 5,8)
Khi Chúa lớn khôn, Thánh Giuse đã tập và truyền nghề thợ mộc cho Ngài. “Chẳng có thầy nào tài hơn Thánh Cả. Chẳng có trò nào giỏi vượt Chúa Con” (Buzy).
20. Giuse đau khổ vì con
Qua các dẫn cứ Thánh kinh trên đây, ta thấy Thánh Giuse luôn hành động theo tư cách người cha đối với Chúa Giêsu, ngày đêm hết lòng phục vụ.
Tuy nhiên, đó mới là những hành động bên ngoài. Phúc âm còn tiếp tục đưa ta vào kho tàng nội tâm vô cùng phong phú, để chiêm ngưỡng mối tình của Cha Thánh thương con đến quên mình, bất từ gian khổ.
Tích lạc mất Chúa Con mở ra một cơ hội để ta thấy được tâm tư sâu kín, dào dạt tình thương của Giuse đối với Chúa Con. Chính lúc gian nan khốn khó mới bộc lộ tấm lòng phụ tử đầy hy sinh, tận tuỵ của Ngài (Lc 2, 41-50)
Giám mục Bossuet suy luận: “Thế nào? Hỡi Giuse trung tín! Của báu Cha trên trời trao phó cho Người đâu mất rồi? Ôi, ai hiểu được những than vãn của Người? Nếu ta chưa tin ở tình phụ tử của Người, thì hãy xem những dòng lệ, những quặn đau để biết Người thật là bố. Thực là chí lý, khi Đức Mẹ nói: “này cha con và mẹ đã đau khổ tìm con! …Con ơi, mẹ không ngần ngại gọi Người là cha con. Mẹ không có ý làm tổn thương sự đản sinh khiết bạch của con. Mẹ chỉ có ý nói đến sự ân cần, nỗi lo lắng của Người đối với con. Vì thế, mẹ dám gọi Người là cha con. Mẹ đã liên kết Người vào khổ đau của mẹ.”
Thánh Bernadino Sienna kết luận: “Đây là chỗ duy nhất trong Phúc âm Đức Mẹ gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu; vì sự đau khổ Người chịu khi Con lạc mất, là dấu chỉ hiển nhiên về tình phụ tử của Người.”
Trên đây mới là một trong bảy mối buồn của Thánh Giuse, mà chúng ta tưởng không cần trình bày hết cả. Ngài đã thông hiệp mọi đau khổ đời sống ẩn dật Chúa Giêsu, mà Ngài coi như là đau khổ của chính mình.
21. Giuse vui mừng với con
Bên cạnh bảy mối sầu cũng có bảy niềm vui. Biết bao lần lòng Thánh Cả chẳng lâng lâng, khi chiêm ngưỡng Hài nhi mũm mĩm trắng hồng, nằm trên mớ cỏ xanh? Khi bồng Hài nhi ấp trên lòng ngực hoặc dắt đi lẫm chẫm bên mình? Còn cái vui nào hơn cái vui thấy Hài nhi, theo dòng năm tháng “cứ tiến tới về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta?” (Lc 2,52)
Nhân chi thậm ái giả tử. Điều ấy càng đúng với Thánh Giuse biết bao! Vì Ngài yêu Con cũng là mến Chúa một trật. Nhờ lời báo mộng của Thiên thần, và có thể nhờ lời kể lại của Trinh nữ về sự tích Truyền tin, Thánh Giuse đã biết và tin vững vàng mầu nhiệm Nhập thể. Mỗi khi thấy Chúa Hài đồng, Ngài hẳn đã nói:
“Đây là Ngôi Lời hoá thành nhục thể, và trú ngụ trong nhà chúng tôi. Và chúng tôi được ngắm vinh quang Người tràn đầy ân sủng và chân lý.” (Gn 1, 14)
22. Giuse yêu con cách vô cùng thắm thiết
Cùng với đức Tin, Thánh Giuse đã được phú ban đức Mến đặc biệt dồi dào, chỉ kém Đức Mẹ mà thôi, để Ngài chu toàn sứ mạng tuyệt vời bên cạnh Ấu Chúa.
Lạ lùng thay, thắm thiết thay, mối tình Thánh Cả dành cho Ấu Chúa. Đó là mối tình của cha hiền dành cho người con duy nhất, đẹp đẽ, khôn ngoan. Đó cũng là mối tình con thảo dâng lên Chúa Cả cao sang, toàn năng, nhân hậu. Yêu Con cũng là mến Chúa. Mến Chúa cũng là yêu Con. Thiên nhiên và ân sủng đã phối hiệp kỳ diệu nơi tình yêu ấy!
“Phúc thay người Cha có thể yêu Con tối đa mà không sợ bao giờ thái quá! Người có thể ban mọi sự cho Con mà không bớt đi phần nào của Thiên Chúa. Ôi! Cha có phước! Người không phải giảm bớt sự nồng nhiệt tình yêu như các cha mẹ khác. Người không phải sợ lời Chúa ngăm đe: kẻ nào yêu con hơn Ta ắt chẳng xứng với Ta” (Mt 10,37) (Billuart)
Đến đây tưởng đã có thể kết luận: Phúc âm trình bày Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu, với đầy đủ danh hiệu, hành động và tâm tình của một Người Cha đích thực, tuy phụ tính của Ngài có một bản chất độc nhất vô nhị, như sẽ trình bày ở Chương sau.
CHƯƠNG III
BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
23. Phụ tính theo nghĩa tinh thần
Sau khi chứng minh Phụ tính của Thánh Giuse là hiện thực, ta muốn biết Ngài làm Cha Chúa Giêsu cách nào.
Ngài có phải là Cha Chúa Giêsu theo nghĩa đen, nghĩa hẹp không? Chắc là không. Theo nghĩa đen, Cha hay Bố là người sinh ra con theo đường truyền sinh thể lý (Thánh Thomas).
Thánh Giuse không góp phần thể lý vào việc sinh hạ Chúa Giêsu, lẽ tất nhiên không hiểu phụ tính của Ngài theo nghĩa đen được. Vậy phải hiếu theo nghĩa rộng, nghĩa tinh thần, do cuộc hôn nhân của Ngài với Mẹ Maria.
Chương này gồm ba điều:
Điều I: Phụ tính do hôn quyền.
Điều II: Phụ tính do thủ trinh.
Điều III: Mấy danh hiệu diễn tả phụ tính của Thánh Giuse.
ĐIỀU MỘT
PHỤ TÍNH DO HÔN QUYỀN
24. Phụ tính do hôn quyền
Mattheo kết thúc gia hệ Đức Kitô bằng câu: “Giacob sinh Giuse, hôn phu của Maria, người đã sinh ra Đức Giêsu gọi là Kitô” (Mt 1,16). Còn Luca thì chép việc thần sứ Gabriel được Thiên Chúa phái đến với một Trinh nữ, đã đính hôn với một người tên là Giuse thuộc nhà Đavit (Lc 1,27)
Đó là hai chỗ Phúc âm đề cập trước hết tới việc Đức Kitô đầu thai sinh hạ. Và ta thấy Thánh Giuse được giới thiệu là vị hôn phu của Trinh Nữ Maria. Đem đối chiếu 2 đoạn văn này, nhiều Giáo phụ nhận ra đó là một chỉ dẫn của Thánh Linh, giúp ta xác định được mối liên hệ giữa Thánh Giuse và Ngôi Lời Nhập thể, xuyên qua cuộc hôn nhân của Thánh Cả với Đức Mẹ.
Thánh Augutinh có lẽ là Đấng đầu tiên liên kết chặt chẽ Phụ quyền Thánh Giuse với cuộc hôn nhân kỳ diệu ấy khi ngài viết: “Do cuộc hôn nhân tín nghĩa, hai Đấng đáng được gọi là song thân Đức Kitô; chẳng những bà Maria được gọi là Mẹ, mà cả ông Giuse cũng được gọi là Cha Chúa Giêsu, bởi tư cách là chồng của mẹ Ngài; nhưng là người chồng, người cha trong tinh thần, không phải theo thể xác”.
Thánh Thomas Aquino cũng đồng quan điểm: “Thánh Giuse được làm Cha Chúa Giêsu, vì Ngài đã nuôi dưỡng Hài nhi và là phu quân Đức Mẹ”. Như thế, Thánh Giuse thực là Cha Chúa Giêsu, bởi Ngài thực là Bạn trăm năm Đức Mẹ.
25. Biện giải dựa theo pháp lý
Dần dà, các thần học sĩ đưa ra hai cách biện giải: một cách dựa vào pháp lý, một cách dựa vào thần học.
1) Biện giải dựa vào pháp lý
Theo luật Thiên Chúa: “Người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mà khắn khít với vợ mình, cả hai sẽ nên một thân xác” (Mt 19,5). Vì thế, thân xác Mẹ Maria là thân xác Thánh Giuse. Nên con Đức Mẹ cũng là con Thánh Cả theo hôn nhân quyền, mặc dầu Ngài không có góp phần thể lý.
Tiến sĩ Barthelemu de Pise viết: “Đã hẳn Chúa Giêsu không phải là con ông (Giuse), mà lại là con ông. Vì có cuộc trao thân đổi phận, Đức Maria thuộc về ông, nên Ấu Chúa cũng thuộc về ông”.
Theo luật pháp Roma, hoa màu mọc hoặc trồng trên đất ai là của người ấy. Hài nhi Giêsu là hạt giống thiên thượng Chúa Thánh Thần gieo vào lòng trinh nguyên Đức Nữ Maria, là vườn niêm phong thuộc về Thánh Cả. Nên Ấu Chúa là con của Ngài vậy.
Lý luận trên đây được Thánh Phanxicô Salê mặc cho một hình thức thi vị đậm đà, khiến càng thêm phổ biến. Ngài viết: “Giả sử có con chim bồ câu ngậm hạt chà là, để rơi xuống một mảnh vườn. Khi cây chà là mọc lên thì ta bảo nó thuộc về ai, nếu không phải thuộc về chủ đất? Cũng thế, khi Chúa Thánh Thần gieo hạt giống thiên thượng vào lòng Trinh nữ Maria, là vườn của Thánh Giuse, thì cây lạ lùng kia thuộc về Giuse vinh hiển, nào ai hồ nghi được?”
26. Biện giải dựa vào thần học
2) Biện giải dựa vào thần học
Nhờ suy tư thần học, nghiên cứu Thánh kinh, các Giáo phụ nhận ra rằng Thiên Chúa muốn bày tỏ mầu nhiệm Nhập thể và sự đầu thai trinh bạch của Chúa Giêsu ra lần lần mà thôi. Nên trong thời thơ ấu, ngài sinh trưởng bình thường như các thiếu nhi khác, không làm phép lạ nào.
Hơn nữa, Thiên Chúa không muốn để đức Giêsu bị coi là con ngoại hôn, hoặc con hợp thức hoá do hôn nhân hậu tiếp của cha mẹ. Bởi vậy, người Do Thái không hề nghi hoặc về sự đản sinh đoan chính của Ngài.
Để đạt hai ý định nói trên, Thiên Chúa trong kế hoạch kỳ diệu đã muốn sử dụng cuộc hôn nhân Giuse – Maria làm bức màn che phủ. Ngài đã sắp đặt để cho cuộc kỳ duyên ấy tiếp nhận và dưỡng dục con Ngài. Như vậy, ngoại trừ Đức Mẹ, Thánh Giuse cũng cộng tác phần nào vào việc Ngôi Lời giáng thế.
ĐIỀU HAI
PHỤ TÍNH DO THỦ TRINH
27. Khái niệm về đức đồng trinh và sự thủ trinh
Đoạn trên, ta thấy vì hôn quyền, Thánh Giuse đã cộng tác vào việc thực hiện mầu nhiệm Nhập thể. Bây giờ ta tiến thêm bước nữa để xác định đặc tính Phụ quyền của Thánh Giuse. Nói nôm na là: Ngài làm Cha Chúa Giêsu cách nào?
Thánh kinh nói rõ: Thiên Chúa muốn Con Ngài sinh bởi người nữ, vừa có chồng vừa đồng trinh. Phải chăng đó là những điều kiện tiền quyết định để đức Maria làm Mẹ Thiên Chúa? Và như vậy, ta chẳng có thể kết luận rằng, vì cuộc hôn phối và sự thủ trinh, Thánh Giuse đã cộng tác một cách nào đó vào việc Đức Kitô giáng thế?
Về lý do hôn nhân, ta đã trình bày ở trên. Sau đây sẽ trình bày về lý do thủ trinh của Thánh Giuse. Trước khi giải quyết vấn đề, ta hãy định nghĩa chữ đồng trinh. Đồng trinh là đức tốt của một người, bất kể nam hay nữ, hoàn toàn kiêng cữ mọi thú vui xác thịt, không thất tiết bao giờ. [11] [11]. Có đồng trinh thể lý và đồng trinh nhân đức. Đồng trinh thể lý là sự nguyện vẹn về cơ quan sinh thực, như đã được tạo nên lúc sơ sinh. Còn nhân đức đồng trinh là sự quyết tâm kiêng cữ mọi thú vui xác thịt, vì lòng kính mến Thiên Chúa, bất luận là tư tưởng, ngôn ngữ hay hành động.
28. Sự thủ trinh của Giuse đã giúp vào việc con Chúa giáng trần.
Đức Tin dạy rằng: Mẹ Maria cưu mang con cách hoàn toàn đồng trinh, do tác động của Chúa Thánh Thần, dựa vào đặc ân Vô nhiễm, nhiều học giả luận rằng: “Trong chương trình Thiên Chúa, Đức Maria phải trinh trong cả xác lẫn hồn mới đáng làm Mẹ Con Ngài”.
Nhưng ngày Truyền tin, làm sao Đức Mẹ có được điều kiện ấy, nếu Thánh Giuse không quảng đại tôn trọng thân xác rất trong sạch của bà? “Bởi từ sau lễ đính hôn, cũng là lễ thành hôn theo tục Do Thái, sự đồng trinh của Đức Mẹ khác hẳn sự đồng trinh của một thiếu nữ thanh tân, một nữ tu hay là một phụ nữ độc thân chẳng hạn, vì đây là đồng trinh trong bậc phu thê, phải cả hai bên đồng tình mới giữ được, nghĩa là phải có sự ưng thuận của Thánh Giuse” (Thánh Alberto)
Như thế, sự Thánh Cả thủ trinh đã trực tiếp vào việc che chở, bảo toàn sự đồng trinh Đức Mẹ, gián tiếp giúp vào việc thực thi điều kiện cho Chúa Cha ấn định, cho Con Chúa ra đời.
29. Dẫn chứng của các thần học gia
Trước hết phải kể thánh sử Augutinh. Ngài viết: “Thực Thánh Giuse đáng gọi là Cha Chúa Giêsu, do cuộc hôn nhân Thánh Thiện Đồng Trinh của Ngài với Đức Mẹ”. Nơi khác Ngài còn viết: “Tại sao hai Phúc âm đều lập gia hệ Chúa Giêsu kể từ Giuse? Bởi vì Ngài là Cha Chúa. Tại sao Ngài là Cha Chúa? Bởi vì Ngài càng khiết tịnh thì càng đúng là Cha Chúa hơn”
Linh mục Elie Thérèse suy niệm: “Ôi Thánh Giuse! Chính nhờ người mà Đức Maria làm Mẹ Chúa Kitô. Quả thế, bà làm Mẹ Chúa Kitô vì bà giữ mình đồng trinh. Mà bà giữ mình đồng trinh được là vì Thánh Cả đã bảo toàn đức ấy nơi bà, chứ không hề dám động chạm theo quyền lợi của ông. Cao trọng hơn chức vị Thánh Cả! Mẹ Maria mang ơn lớn với Người. Vì sau Thiên Chúa thì nhờ Người mà bà được làm mẹ Thiên Chúa”.
Linh mục Jacques Nouet tóm lược các lý lẽ như sau: “Điều xứng hợp là Trinh nữ Maria phải kết hôn để bảo toàn danh dự nhưng lại phải đồng trinh để sinh Con Chúa. Để bà vừa làm mẹ, vừa đồng trinh thì phu nhân của bà cũng phải đồng trinh. Do đó ta có thể lý luận như sau:
“Sự sống Chúa Giêsu tuỳ thuộc vào mẫu tính Đức Maria. Mẫu tính ấy tuỳ thuộc vào đức đồng trinh của bà; đức đồng trinh ấy lại tuỳ thuộc vào đức đồng trinh của Thánh Giuse; vậy đức đồng trinh của Thánh Cả có liên hệ với sự sống Chúa Giêsu”.
Từ năm 1870, là năm Đức Piô IX tôn Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ Giáo hội toàn cầu, các học sĩ càng đề cao giáo thuyết này hơn đến nỗi đã thành giáo thuyết phổ thông.
Tóm lại, đại đa số thần học sĩ ngày nay đều công nhận sự thủ trinh của Thánh Giuse đã cộng tác vào việc thực hiện Nhập thể.
30. Sự cộng tác của Giuse có tính cách gián tiếp và tinh thần
Nhưng ngài đã cộng tác theo cách nào? Tưởng cần nhắc lại rằng: Nhập thể là công trình của lòng nhân hậu Thiên Chúa, nên không có chuyện nguyên nhân tất yếu ở đây (Cause nécessaire). Nhưng chỉ có nguyên nhân chuẩn bị, nghĩa là duyên cớ dọn đường, mở lòng Thiên Chúa thi hành ý định của Ngài thôi (Cause dispositive).
Bằng cuộc hôn nhân và sự thủ trinh, Thánh Giuse đã tạo nên nguyên nhân chuẩn bị cho việc Nhập thể theo chương trình Thiên Chúa. Như vậy, sự cộng tác của Thánh Giuse có tính cách gián tiếp, ngoại tại, và tinh thần khả dĩ bảo vệ đức đồng trinh cho Mẹ Maria, và bảo toàn danh dự cho Chúa Giêsu và Mẹ Ngài.
Bây giờ ta xét xem sự cộng tác đồng trinh ấy có thể coi là cơ sở tinh thần Phụ tính của Thánh Giuse chăng? Nơi Phụ tính đặc biệt này, không có cơ sở thể lý như nơi các người cha khác; nhưng chỉ có cơ sở tinh thần. Cơ sở tinh thần này gồm hai hành vi.
1) Đồng ý kết hôn với trinh nữ Maria
2) Bảo toàn đức đồng trinh của Bà.
Hai hành vi ấy đã được Thiên Chúa quy định, hầu chuẩn bị cho Con Chúa ra đời, mặc dầu Thánh Giuse không biết, không muốn trước.
Tuy nhiên, ta phải nhận rằng cơ sở tinh thần do hôn quyền và thủ trinh, dầu rất cao sang, rất đặc biệt, cũng chưa đủ làm nên Phụ tính của Thánh Giuse, nếu không có sự tuyển chọn, sự uỷ thác của Thiên Chúa.
Tóm lại, Phụ tính của Thánh Giuse được xậy dựng trên hai cơ sở:
1) Sự uỷ thác siêu việt của Thiên Chúa.
2) Sự cộng tác tích cực của Phu quân Đức Maria.
ĐIỀU BA:
MẤY DANH HIỆU DIỄN TẢ PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
31. Không có danh hiệu nào diễn tả đúng được phụ tính của Giuse.
Phụ tính Thánh Giuse là trường hợp độc đáo ngoại lệ, không có danh từ nào thích đáng diễn tả được hết nội dung phong phú.
Thánh Linh, qua miệng Đức Mẹ, dưới ngòi bút của Luca, gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu, không thêm phẩm từ nào cả (Lc 2,48). Đơn sơ thế thôi miễn là ta nên nhớ “thai nơi bà là do tự Thánh Thần”.
Nhưng từ thời Giáo hội sơ khai, nhiều người theo dư luận Do Thái, đã coi Chúa Giêsu là con đẻ của Giuse, làm tổn thương đến mầu nhiệm Nhập thể tinh tuyền và đức đồng trinh vĩnh viễn của Mẹ Maria. Vì thế, Giáo hội không dám dùng danh hiệu Cha Chúa Giêsu cách đơn thuần, mà phải thêm phẩm từ cho rõ nghĩa. Chẳng hạn: Cha nuôi, Cha pháp định, Cha như thức, Cha đồng trinh, …
Tuy không diễn tả được hết chức vụ và sứ mạng của Thánh Giuse bên cạnh Chúa Hài đồng, mỗi danh từ cũng nói lên được một vài khía cạnh. Phải tổng hợp ý nghĩa các danh từ ấy, mới có được khái niệm tạm đầy đủ về Phụ quyền của Thánh Giuse. Đức Tin không dừng lại ở từ ngữ mà xuyên qua từ ngữ, đậu lại ở sự thật.
Dưới đây, ta sẽ xét về từng danh hiệu:
32. Danh hiệu cha nuôi Chúa Giêsu
Cha nuôi là danh hiệu lưu truyền từ thời thượng cổ, và ngày nay còn là danh hiệu thông dụng nhất trong Giáo hội. Ngay từ những thế kỷ sơ khai, các Giáo phụ dựa vào Phúc âm, đã gọi Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu. Nhưng phần thì sợ có sự hiểu lầm, phần thì muốn nói lên công lao dưỡng dục của Thánh Cả, nên gọi Ngài là Cha nuôi Chúa Giêsu.
Danh từ cha nuôi, con nuôi là danh từ khá quen thuộc với dân ta. Một người vì hiếm muộn hoặc vì một lí do nào khác nhận một em bé làm con, đem về dưỡng nuôi, săn sóc, dạy dỗ, yêu thương, lớn lên lại gầy dựng gia đinh, khi qua đời còn trối phần gia nghiệp cho nữa. Đáp lại, người con nuôi coi cha nuôi như cha đẻ, tôn kính mến yêu và khi cha qua đời con là việc giỗ chạp, trông coi phần mộ. Nhiều người con nuôi có hiếu chẳng kém gì con đẻ.. [12]
Nhưng ở đây, danh hiệu Cha nuôi không hoàn toàn thích hợp vì Chúa Giêsu đối với Thánh Giuse là con trong nhà, không phải là con người khác. Tuy vậy danh từ ấy cũng diễn tả được công lao Thánh Cả, đồng thời cũng nói lên một sự thật: “Con Giuse không phải bởi Giuse” (Thánh Ephrem). [13]
33. Danh hiệu của pháp định
Cha pháp định là danh hiệu lưu hành giữa các nhà bác học hơn là trong đám bình dân. Danh hiệu này dựa trên hai lý do: Một là Thánh Giuse là hôn phu Đức Mẹ nên được người Do Thái đương thời nhìn nhận là cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Hai là Thánh Giuse là dòng dõi Đavit nên truyền tước hiệu Con vua Đavit cho Chúa Giêsu, khiến người Do Thái có thể nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế thiên hạ đợi trông từ bao thế kỷ. Hai bản gia hệ Đức Kitô đều xây dựng trên Phụ tính pháp lý này của Thánh Giuse.
Tuy vậy, danh hiệu này có vẻ khô khan, không nói lên được mối tình thắm thiết Thánh Giuse dành cho Ấu Chúa.
34. Danh hiệu cha như thức
Cha như thức là danh hiệu xuất phát từ bản gia hệ Đức Kitô do Luca lập: “Chúa Giêsu bắt đầu công vụ vào trạc 30 tuổi, và người ta tưởng Ngài là con của Giuse” (Lc3,23).
Cách trực tiếp, danh hiệu này phủ nhận dư luận sai lầm của người Do Thái tưởng Giuse là cha đẻ Chúa Giêsu. Cách gián tiếp, danh hiệu này biểu thị mầu nhiệm Ngôi Lời đầu thai cách diệu kỳ trinh bạch.
Giáo hội từ lâu vẫn sử dụng danh hiệu ấy. Bài kinh phụng vụ lễ Thánh Cả có câu: “Hãy đến thờ lạy Đức Kitô, con Thiên Chúa, Đấng đã khứng để người ta coi mình là Con Thánh Giuse”. Đức Lêo XIII xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu trước mặt người ta. Đức Phaolô VI gọi Ngài là Cha pháp định, coi như chính thức của Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, danh hiệu này ít được sử dụng,vì nó có tính cách tiêu cực, có thể làm cho giáo hữu tưởng rằng Thánh Giuse chỉ là Cha hờ, không có nền tảng vững chắc cho Phụ tính của Ngài.
35. Danh hiệu cha đồng trinh
Cha đồng trinh là danh hiệu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, cảm hứng theo tư tưởng Thánh Augutinh. Danh hiệu này có ưu điểm nói lên sự cộng tác tinh thần của Thánh Cả vào công trình Nhập thể, bằng việc thành hôn với Đức Mẹ, và việc gìn giữ đức đồng trinh của Bà. Hai việc ấy, chính Thiên Chúa đã an bài để dọn đường cho Chúa Giêsu đầu thai cách kỳ diệu.
Tuy nhiên cũng cần ý tứ, chớ nên dựa vào từ ngữ mà luận quá xa, thành ra sai lạc. Cha đồng trinh không thể tương đương với Mẹ đồng trinh. Mẹ đồng trinh có góp phần thể lý, còn cha đồng trinh chỉ góp phần tinh thần vào việc sinh hạ Chúa Giêsu. Vì thế không thể xếp hai Đấng cùng hàng được.
Đức Piô X châu phê kính “Thánh Giuse là Cha đồng trinh Chúa Giêsu: O Ioseph, virgo Pater Iesu”.
Ngoài ra còn nhiều danh hiệu khác như Cha đại diện, Cha tâm tình của Chúa Giêsu.. [14]
36. Các danh hiệu Thánh Giuse phải được liên kết với nhau.
Nhưng dầu có thêm bao nhiêu đi nữa thì cũng không có danh từ nào thật thích đáng để diễn tả hết mối liên hệ giữa Thánh Cả và Chúa Giêsu. Mỗi danh từ ấy chỉ nói lên được một vài khía cạnh sứ mạng Thánh Cả mà thôi. Vì thế, không nên coi danh từ nọ hơn danh từ kia, nhưng đúng hơn phải liên kết tất cả lại với nhau và suy rằng: Thánh Giuse đáng gọi là Cha Chúa Giêsu, phần vì đã dưỡng nuôi Chúa, phần vì được luật pháp thừa nhận, phần vì là hôn phu Đức Mẹ, phần vì là đại diện cho Đức Chúa Cha.
37. Ước nguyện cho danh hiệu đơn thuần “Cha Chúa Giêsu” được phép sử dụng.
Kết thúc thiên khảo luận này, chúng tôi mạo muội nghĩ rằng giáo lý về mầu nhiệm Nhập thể và đồng trinh Đức Mẹ đã sáng tỏ, tưởng đã đến lúc có thể xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu không kèm theo phẩm từ và không sợ có sự hiểu lầm nữa.
Nguyện vọng này, chúng tôi cung kính đặt dưới quyền phân định của Giáo hội.
Lạy Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu và là Cha chúng con!
Xin thương phù hộ cho đoàn con cái!
Nội dung theo số mục
TỰ NGÔN PHỤ TÍNH THÁNH GIUSE LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG
1. Phụ tính Thánh Giuse là vấn đề mấu chốt
2. Phụ tính Thánh Giuse chưa được đề cao
3. Phụ tính Thánh Giuse bắt đầu được đào sâu khơi rộng
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TÍNH NƠI LOÀI NGƯỜI
4. Cha là người sinh ra con bằng đường lối truyền sinh
5. Cơ sở thể lý và tinh thần của phụ tính
6. Nghĩa vụ cha mẹ đối với con
7. Công ơn cha mẹ: sinh – dưỡng – dục.
8. Tình thương con được biểu lộ thế nào?
9. Điểm đối chiếu hữu ích để hiểu phụ tính Thánh Giuse.
10. Bản tóm lược về phụ tính nơi loài người.
CHƯƠNG II HIỆN HỮU PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
11. Đức Mẹ và Thánh Luca gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu.
12. Người Do thái gọi Giuse là Cha Chúa Giêsu
13. Giáo hội xưng Thánh Giuse là Cha Chúa Giêsu
14. Phụ tính của Thánh Giuse là điều hiện thực
15. Với cuộc hôn nhân Giuse lãnh trách nhiệm làm cha Ấu Chúa.
16. Giuse đặt tên, truyền họ cho Ấu Chúa
17. Giuse dưỡng nuôi, che chở Chúa Hài đồng
18. Chúa Giêsu hằng vâng phục Giuse như cha mình
19. Giuse lo việc trí dục, đức dục và huấn nghệ cho con
20. Giuse đau khổ vì con
21. Giuse vui mừng với con
22. Giuse yêu con cách vô cùng thắm thiết
CHƯƠNG III BẢN CHẤT PHỤ TÍNH CỦA THÁNH GIUSE
23. Phụ tính theo nghĩa tinh thần
24. Phụ tính do hôn quyền
25. Biện giải dựa theo pháp lý
26. Biện giải dựa vào thần học
27. Khái niệm về đức đồng trinh và sự thủ trinh
28. Sự thủ trinh của Giuse đã giúp vào việc con Chúa giáng trần.
29. Dẫn chứng của các thần học gia
30. Sự cộng tác của Giuse có tính cách gián tiếp và tinh thần
31. Không có danh hiệu nào diễn tả đúng được phụ tính của Giuse.
32. Danh hiệu cha nuôi Chúa Giêsu
33. Danh hiệu của pháp định
34. Danh hiệu cha như thức
35. Danh hiệu cha đồng trinh
36. Các danh hiệu Thánh Giuse phải được liên kết với nhau.
37. Ước nguyện cho danh hiệu đơn thuần “Cha Chúa Giêsu được phép sử dụng.
NGỢI KHEN CHÚA GIÊSUNHỜ ĐỨC MARIA
VỚI THÁNH CẢ GIUSE, HALLELUIA
TÀI LIỀU THAM KHẢO CHÍNH YẾU:
Existence et nature de la paternité de Saint Joseph: par Roland Gauthier.
Cahiers de Josephologie, Oratoire St Joseph, Montreal 1953-62
PHỤ LỤC GIUSE THẬP VỊNH
THIÊN DUYÊN KỲ DIỆU
Một búi tơ vò gỡ chẳng ra!
Duyên may dun giủi khách tài hoa
Người sao thanh vẹn mà trân trọng,
Sự thể rành rành nghĩ xót xa!
Vừa định rút lui đêm tối mịt
Đã khuyên sum họp ánh chan hoà!
Làn mây u ám bay đi kịp,
Đàn sáo tưng bừng nổi khúc ca.
HANG ĐÁ BE-LEM
Be-Lem chiều xuống cành tiêu sơ,
Đức Mẹ băn khoăn sắp đến giờ!
Phận túng ngậm ngùi không quán trọ,
Cơ may dun giủi gặp hang lừa!
Thiên Thần mừng rỡ tung hô Chúa,
Loài vật khiêm cung thở ấm Vua,
Thánh Cả tôn thờ trong lặng lẽ,
Hai hàng nước mắt nhỏ như mưa!
DÂNG CON ĐỀN THÁNH
Cha mẹ đem Con với cặp cầm. [15]
Tuân theo luật pháp tựa dân phàm
Lễ dâng con trẻ bao hoan lạc!
Lời sấm cụ già xiết khổ tâm!
* Con trẻ sẽ là bia đích bắn!
* Mẹ hiền lòng bị lưỡi dao đâm
Giuse dâng hiến trong dòng lệ
Chẳng khác chi là lễ Ap-ram!. [16]
BÔN ĐÀO NGOẠI CẢNH
Biển cát mênh mông không bóng cây,
Con lừa lầm lũi đã bao ngày.
Tấm thân cha khó phơi sương nắng.
Tỉnh mạn, Con thơ cột sợi dây!
Bạo Chúa đà vung gươm độc ác,
Anh hài đang khóc tuổi thơ ngây,
Vậy mà Con Chúa không hề hấn
Mới biết can trường dễ mấy tay!
HOAN LẠC HỒI HƯƠNG
Đất khách quê người sống tạm an,
Hồi hương nay có lệnh thần loan.
Lối đi Ai Cập đây gian khổ,
Đường lại Giu Đê khúc khải hoàn!
Đồi núi quê hương mờ ẩn hiện,
Đền thờ Vua Cả lộ hiên ngang.
Cái vui quê cũ vui là thế,
Cho bõ phong trần trải những năm
BUỒN BÃ LẠC CON
Đường về chiêng đã gác đầu non,
Ngoảnh lại, than ôi, chẳng thấy Con!
Dạ Mẹ xót xa dường xát muối,
Lòng Cha cay đắng tựa bồ hòn.
* Con đem đi mất nguồn vui vẻ
* Để mẹ cha rày phải héo hon!
Mừng rỡ gặp Con, bà gạn hỏi,
Còn ông ăng lặng đứng mà nom!
VỊNH CHÚA HÀI ĐỒNG
Đêm xuống núi đồi đã lặng yên,
Ngôi nhà Thánh thất cảnh thần tiên.
Bóng cha mờ tỏ vờn trên vách,
Dáng mẹ khoan dung hiện dưới đèn.
Con trẻ bị bỏ lời trước hết,
Hài nhi chập chững bước đầu tiên.
Mỗi ngày thêm lớn, thêm khôn sáng,
Cha mẹ càng thêm thoả ước nguyền.
VỊNH MẸ THÁNH GIA
Việc nhà sớm tối những lo toan,
Đời sống chồng con được vẹn toàn,
Canh ngọt cơm ngon hầu mỗi bữa,
Áo đầy áo mỏng liệu quanh năm.
Yêu Con cũng thể yêu Thiên Chúa,
Kính Bạn như là kính Thánh nhân,
Nội tướng muôn đời treo giá ngọc,
Đề cao phẩm hạnh khách hồng nhan.
VỊNH THÁNH GIA
Một căn nhà nhỏ có hai gian,
Ba đấng bao năm sống hộp đoàn.
Khóm huệ trắng tinh thơm cảnh quế,
Hàng thông cao vút rợp nhà lan.. [17]
Tiếng chàng tiếng đục khua vui vẻ,
Câu kệ câu kinh vọng phút nhàn.. [18]
Ấy bởi Hài nhi nguồn hạnh phúc,
Biến ngôi nhà nhỏ hoá Thiên đàng.
VỊNH THÁNH GIA TRƯỞNG
Trôi theo gương sáng giữa gian trần,
Chiêm ngưỡng tôn nhan đấng Thánh nhân.
Nghĩa trọng phu thê gìn khiết bạch,
Tình nhân phụ tử giữ ân cần.
Với cưa với đục, nuôi con Chúa,
Khi hiểm khi nghèo, phó tấm thân.
Ấy Chúa ngày xưa nhờ Thánh Cả,
Bây giờ ắt hẳn nhớ vông huân.
CHÂU THUÝ
Chú thích:
[1] Kinh cũ Việt Nam gọi Thánh Giuse là Bố nuôi Con ĐCT
[2] Chớ đặt Phụ tính của Thánh Giuse ngang hàng với Mẫu tính của Đức Mẹ. Không nên gọi Thánh Giuse là Cha Con Thiên Chúa hoặc Cha Thiên Chúa chẳng hạn. Tuy nạn kỹ ra thì cũng có lý, nhưng nguy hiểm, không nên dùng.
[3] Chương này có tính cách triết học dùng làm tài liệu nghiên cứu, hơn là để học nơi nhà thờ, nhà hội.
[4] Danh từ Cha Mẹ, xưa gọi là Bố Cái, như còn thấy Con dại cái mang - Bố Cái đại vương. Nay cũng gọi là Ba mẹ, Ba má, nhái theo tiếng Pháp papa, maman.
[5] Thánh linh bởi Chúa cha và Chúa con mà ra bằng đường lối nhiệm xuất, không phải bằng đường lối truyền sinh, nên danh xưng của Ngài là Thần, Thần khí, chứ không gọi là Con như Ngôi Lời.
[6] “Cửu tự cù lao” là: Sinh – Cúc – Phủ - Cố - Phục – Phúc – Súc - Dục – Phú. Ngoài 2 chữ Sinh và Dục, các chữ kia quy về một chữ Dưỡng, nghĩa là nuôi nấng, săn sóc.
[7] Thường tình cha mẹ yêu con hơn con yêu cha mẹ: “Nước mắt chảy xuống” – “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”.
[8] Câu “Vợ người văn mình” nói lên sự thật ấy.
[9] Bienveillance – Bienfaisance – Concorde.
[10] Te Sator rerum statuit pudicae – Virginic Sponsum, voluitque Verbi – Te patrem dici …(Hym. Sti Iosepn, 19 Martii).
[11] Theo quan niệm thông thường, đồng trinh là đức tốt của phái nữ mà thôi, coslex vì nó dễ kiểm nhận nơi họ. Nhưng theo quan niệm Kitô giáo thì đồng trinh cũng là đức tốt của phái nam. (Kh 14,4)
[12] Kinh cầu Thánh Giuse có câu: “Đấng dưỡng nuôi Con ĐCT”. Kinh “Lạy Thánh Giuse là Cha nuôi Đức Chúa Giêsu!” (Bùi Chu). Kinh lạy ơn ĐCT đã chọn ông Thánh Giuse làm bố nuôi Con Chúa” (Hà Nội).
[13] Về danh hiệu cha nuôi, Demeret có cảm nghĩ sau đây: “Việc nuôi dưỡng không tạo nên phụ tính của Thánh Giuse, nhưng giả thiết điều ấy. Không phải vì ông nuôi Chúa nên ông là cha. Trái lại vì ông là cha nên ông nuôi Chúa”.
[14] Danh hiệu Thánh Giuse là Père nourricier – Père légal – Père putaif – Père virginal – Père par le coeur – Père vicaire (Paterna vice du Préface de St Joseph).
[15] Cầm là loài chim, cặp chim câu non
[16] Tổ phụ Abraham dâng hiến Issac.
[17] Huệ thông tượng trưng cho Đức Mẹ và Thánh Cả
[18] Khẩu hiệu thánh gia: Cầu nguyện và Lao động
Lm Joseph M. Phạm Châu Diên