Dan Lee
05-01-2009, 08:45 PM
Sống Tin Mừng Phục Sinh
Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh. Trong mùa này, Giáo Hội mừng Chúa Giêsu Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và thế gian. Qua đó, Ngài mở ra cho nhân loại một con đường tràn trề hy vọng.
Niềm vui vì được nhìn thấy Chúa Phục sinh đã biến đổi các Tông Đồ một cách toàn diện. Từ những người vốn quen lao động bằng nghề chài lưới, giờ đây được mời gọi đi rao giảng sứ điệp Phục Sinh (Mc 16,15). Từ sự giam hãm trong nỗi sợ hãi, sức mạnh của Chúa Phục Sinh đã thúc đẩy họ ra đi khắp nơi để làm chứng cho biến cố trọng đại này.
Trong các thánh lễ ngày thường, bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại lịch sử Giáo Hội sơ khai thời các Tông Đồ. Các Ngài đi khắp nơi để loan báo tin vui cho nhân loại về một Đức Giêsu chịu khổ hình, chịu đóng đinh trên thập giá, chịu chết một cách bi thương, và đã sống lại. Đấng ấy đã hiện ra cho nhiều người. Như một viên đá bị những người thợ xây loại bỏ, nay trở nên phiến đá nền tảng để xây dựng tòa nhà cách kiên cố. Đây là chỗ dựa hết sức vững chắc cho những ai tin vào Đức Kitô (Cv 4, 11-12).
Các Tông Đồ hăng say rao giảng và đã quy tụ được rất nhiều người tin theo. Một cộng đoàn của Giáo Hội đã được hình thành dưới sự dẫn dắt của các Tông Đồ. Tất cả đều một lòng một ý. Của cải được mọi người góp lại để dùng chung. Không một ai phải chịu thiếu thốn gì hết. Họ cùng nhau siêng năng cầu nguyện và tham dự lễ Bẻ Bánh (Cv 2, 42-47).
Thế nhưng nếp sống của cộng đoàn lý tưởng ấy ít lâu sau đã gặp phải thử thách rất lớn. Giới lãnh đạo Do Thái gồm các thủ lãnh, kinh sư và thượng tế tìm cách ngăn chặn các Tông Đồ (Cv 5, 28). Họ điệu các ông ra tòa án để xét xử và kết án. Không thiếu những lần các ông bị đánh nhừ đòn cùng với những lời lăng nhục sỉ vả. Chẳng vì thế mà chùn chân, trái lại các Tông Đồ hớn hở vui mừng vì đã được chịu nhục nhã, bắt bớ, đánh đập vì danh Chúa Kitô (Cv 5, 40-41).
Hết vào ngục lại ra khám, các Tông đồ chấp nhận tất cả miễn sao cho Tin Mừng Phục Sinh được loan báo khắp nơi. Điều gì đến đã đến, không còn phải là sự đối diện với đòn roi và lăng nhục, mà đã đến lúc các Tông Đồ phải bước đi trên con đường Thập giá cùng với vị Thầy chí thánh, phải uống cạn chén đắng mà người Thầy của họ đã uống. Tất cả đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng cho những lời rao giảng.
Máu của hai vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã tưới gội mãnh đất kinh thành Roma. Tại đây, các Kitô hữu thời Giáo Hội tiên khởi cũng chung số phận với các Tông Đồ dưới sự bách hại thảm khốc của các hoàng đế Roma. Máu của các vị tử đạo là hạt giống được chôn vùi vào mảnh đất, chịu sự mục nát, âm thầm nảy mầm, trổ sinh và đơm bông kết trái để đem lại một mùa màng bội thu. Tại nơi trước đây đạo Chúa bị xóa sổ lại trở nên Kinh Đô vững chắc của Kitô giáo.
Trên quê hương đất nước Việt Nam ngay thời kỳ ban đầu đón nhận hạt giống Tin Mừng ít lâu sau đó cũng đã diễn ra những cuộc bách hại khốc liệt. Trải qua các thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, và đặc biệt là dưới triều đại của các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và phong trào « bình Tây sát Tả » của Văn Thân, hàng trăm ngàn người công giáo bị giết hại. Các làng công giáo bị triệt phá, ruộng đất giao cho lương dân. Gia đình Công Giáo bị ly tán giữa vợ, chồng, con cái và bị « phân sáp » nghĩa là phải sống chung với lương dân. Cứ năm người lương có trách nhiệm trong coi một người Công Giáo. Tất cả những người Công giáo đều bị khắc hai chữ « Tả Đạo » trên trán để không thể nào trốn thoát. Trong những thời
kỳ cấm cách và bắt bớ ấy, có rất nhiều Kitô hữu đã anh dũng chấp nhận cái chết và cực hình đớn đau để bảo vệ niềm tin son sắt của mình. (Xem: Tập sách Vụ Án Phong Thánh, tác giả Ðức Ông Vinhsơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản 1987, Hoa Kỳ).
Hạt giống Tin Mừng được gieo trên cánh đồng Việt Nam, được tưới gội bằng máu các Anh Hùng Tử Đạo tiền bối, được các bậc cha ông dầy công vun đắp, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt qua mọi thời đại. Điều đó đã chứng tỏ con « đường hẹp » của thập giá luôn luôn mở ra một con đường rộng rãi của sự sống vinh quang muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, tình yêu của Chúa dành cho chúng con mạnh hơn cả sự chết và vượt lên trên cả sự hận thù, oán ghét của thế gian. Xin cho chúng con vững tin bước đi cùng Chúa, vì chỉ có Chúa mới « là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống » (Ga 14, 6). Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin cầu bầu cho con cháu và xin chúc lành cho quê hương đất nước thân yêu của chúng con.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh. Trong mùa này, Giáo Hội mừng Chúa Giêsu Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và thế gian. Qua đó, Ngài mở ra cho nhân loại một con đường tràn trề hy vọng.
Niềm vui vì được nhìn thấy Chúa Phục sinh đã biến đổi các Tông Đồ một cách toàn diện. Từ những người vốn quen lao động bằng nghề chài lưới, giờ đây được mời gọi đi rao giảng sứ điệp Phục Sinh (Mc 16,15). Từ sự giam hãm trong nỗi sợ hãi, sức mạnh của Chúa Phục Sinh đã thúc đẩy họ ra đi khắp nơi để làm chứng cho biến cố trọng đại này.
Trong các thánh lễ ngày thường, bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ kể lại lịch sử Giáo Hội sơ khai thời các Tông Đồ. Các Ngài đi khắp nơi để loan báo tin vui cho nhân loại về một Đức Giêsu chịu khổ hình, chịu đóng đinh trên thập giá, chịu chết một cách bi thương, và đã sống lại. Đấng ấy đã hiện ra cho nhiều người. Như một viên đá bị những người thợ xây loại bỏ, nay trở nên phiến đá nền tảng để xây dựng tòa nhà cách kiên cố. Đây là chỗ dựa hết sức vững chắc cho những ai tin vào Đức Kitô (Cv 4, 11-12).
Các Tông Đồ hăng say rao giảng và đã quy tụ được rất nhiều người tin theo. Một cộng đoàn của Giáo Hội đã được hình thành dưới sự dẫn dắt của các Tông Đồ. Tất cả đều một lòng một ý. Của cải được mọi người góp lại để dùng chung. Không một ai phải chịu thiếu thốn gì hết. Họ cùng nhau siêng năng cầu nguyện và tham dự lễ Bẻ Bánh (Cv 2, 42-47).
Thế nhưng nếp sống của cộng đoàn lý tưởng ấy ít lâu sau đã gặp phải thử thách rất lớn. Giới lãnh đạo Do Thái gồm các thủ lãnh, kinh sư và thượng tế tìm cách ngăn chặn các Tông Đồ (Cv 5, 28). Họ điệu các ông ra tòa án để xét xử và kết án. Không thiếu những lần các ông bị đánh nhừ đòn cùng với những lời lăng nhục sỉ vả. Chẳng vì thế mà chùn chân, trái lại các Tông Đồ hớn hở vui mừng vì đã được chịu nhục nhã, bắt bớ, đánh đập vì danh Chúa Kitô (Cv 5, 40-41).
Hết vào ngục lại ra khám, các Tông đồ chấp nhận tất cả miễn sao cho Tin Mừng Phục Sinh được loan báo khắp nơi. Điều gì đến đã đến, không còn phải là sự đối diện với đòn roi và lăng nhục, mà đã đến lúc các Tông Đồ phải bước đi trên con đường Thập giá cùng với vị Thầy chí thánh, phải uống cạn chén đắng mà người Thầy của họ đã uống. Tất cả đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng cho những lời rao giảng.
Máu của hai vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã tưới gội mãnh đất kinh thành Roma. Tại đây, các Kitô hữu thời Giáo Hội tiên khởi cũng chung số phận với các Tông Đồ dưới sự bách hại thảm khốc của các hoàng đế Roma. Máu của các vị tử đạo là hạt giống được chôn vùi vào mảnh đất, chịu sự mục nát, âm thầm nảy mầm, trổ sinh và đơm bông kết trái để đem lại một mùa màng bội thu. Tại nơi trước đây đạo Chúa bị xóa sổ lại trở nên Kinh Đô vững chắc của Kitô giáo.
Trên quê hương đất nước Việt Nam ngay thời kỳ ban đầu đón nhận hạt giống Tin Mừng ít lâu sau đó cũng đã diễn ra những cuộc bách hại khốc liệt. Trải qua các thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, và đặc biệt là dưới triều đại của các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và phong trào « bình Tây sát Tả » của Văn Thân, hàng trăm ngàn người công giáo bị giết hại. Các làng công giáo bị triệt phá, ruộng đất giao cho lương dân. Gia đình Công Giáo bị ly tán giữa vợ, chồng, con cái và bị « phân sáp » nghĩa là phải sống chung với lương dân. Cứ năm người lương có trách nhiệm trong coi một người Công Giáo. Tất cả những người Công giáo đều bị khắc hai chữ « Tả Đạo » trên trán để không thể nào trốn thoát. Trong những thời
kỳ cấm cách và bắt bớ ấy, có rất nhiều Kitô hữu đã anh dũng chấp nhận cái chết và cực hình đớn đau để bảo vệ niềm tin son sắt của mình. (Xem: Tập sách Vụ Án Phong Thánh, tác giả Ðức Ông Vinhsơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản 1987, Hoa Kỳ).
Hạt giống Tin Mừng được gieo trên cánh đồng Việt Nam, được tưới gội bằng máu các Anh Hùng Tử Đạo tiền bối, được các bậc cha ông dầy công vun đắp, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt qua mọi thời đại. Điều đó đã chứng tỏ con « đường hẹp » của thập giá luôn luôn mở ra một con đường rộng rãi của sự sống vinh quang muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, tình yêu của Chúa dành cho chúng con mạnh hơn cả sự chết và vượt lên trên cả sự hận thù, oán ghét của thế gian. Xin cho chúng con vững tin bước đi cùng Chúa, vì chỉ có Chúa mới « là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống » (Ga 14, 6). Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin cầu bầu cho con cháu và xin chúc lành cho quê hương đất nước thân yêu của chúng con.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng