Dan Lee
05-01-2009, 09:00 PM
Tình Yêu là sức mạnh vạn năng
Hiến tặng mạng sống, đó là bằng chứng về một tình yêu chân chính. Trên thế, không thiếu những con người, vẫn âm thầm hy sinh bản thân mình hầu duy trì sự sống cho kẻ khác. Những con người ấy đúng là "mục tử nhân lành", đang họa lại hình ảnh Đức Kitô, vị Mục Tử nhân lành.
Ngày 30 tháng giêng năm 1951, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn giáo quá khích.
Hôm đó như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả vào một thân thể khô gầy vì những hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng: "Rama, Rama" từ miệng của vị thánh, nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn giáo quá khích đã sát hại Gandhi, vì anh không thể chấp nhận được sự kiện, Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi giáo.
Hàng trăm triệu người Ấn Độ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc mình. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc mà không hề đụng đến khí giới của bạo lực và hận thù. Chính ngài đã từng nói: tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Mầu nhiệm vượt qua và sự hy sinh chính bản thân của Đức Giêsu làm nên sức mạnh vạn năng ấy. "Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10). Sự dấn thân không biên giới của người Mục Tử nhân lành nhằm đem lại sự sống cho nhân loại. Sự dấn thân này không có giới hạn và cách thức Đức Giêsu làm việc để có sự sống là Người ban tặng chính sự sống của Người: "Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người mục tử đích thực không ngần ngại chấp nhận những rủi ro, cả hy sinh mạng sống, để cứu đàn chiên khỏi bất cứ mối nguy hiểm nào đang đe dọa cuộc sống của chúng. Điều này có nghĩa là người mục tử nhân lành không tháo lui, cho dù mạng sống của mình bị đe dọa. Người mục tử nhân lành yêu thương con chiên hơn chính mình, và tình yêu này thúc bách Người làm mọi sự cho đàn chiên.
Như vậy, động lực căn bản hướng dẫn người mục tử nhân lành chính là tình yêu. Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề khác mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, nhưng dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo lực, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã xử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đã đi theo vết chân của Gandhi và Luther. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng dùng khí giời của tình yêu để cho những người không nhà cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một Tình Yêu trọn vẹn hơn, đó là Tình Yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: "Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 14-15). Con người sẽ không còn cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì Đấng biết họ trọn vẹn đã cứu chuộc.
Thánh Phaolô đã làm chứng về tình yêu ấy: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta."(Rm 8, 35.38-39). Được yêu thương như thế, chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với anh chị em chúng ta, cũng phải yêu thương họ đến mức sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì họ, theo gương Đức Giêsu.
Phanxicô Xaviê
Hiến tặng mạng sống, đó là bằng chứng về một tình yêu chân chính. Trên thế, không thiếu những con người, vẫn âm thầm hy sinh bản thân mình hầu duy trì sự sống cho kẻ khác. Những con người ấy đúng là "mục tử nhân lành", đang họa lại hình ảnh Đức Kitô, vị Mục Tử nhân lành.
Ngày 30 tháng giêng năm 1951, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn giáo quá khích.
Hôm đó như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả vào một thân thể khô gầy vì những hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng: "Rama, Rama" từ miệng của vị thánh, nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn giáo quá khích đã sát hại Gandhi, vì anh không thể chấp nhận được sự kiện, Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi giáo.
Hàng trăm triệu người Ấn Độ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc mình. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc mà không hề đụng đến khí giới của bạo lực và hận thù. Chính ngài đã từng nói: tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Mầu nhiệm vượt qua và sự hy sinh chính bản thân của Đức Giêsu làm nên sức mạnh vạn năng ấy. "Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10). Sự dấn thân không biên giới của người Mục Tử nhân lành nhằm đem lại sự sống cho nhân loại. Sự dấn thân này không có giới hạn và cách thức Đức Giêsu làm việc để có sự sống là Người ban tặng chính sự sống của Người: "Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người mục tử đích thực không ngần ngại chấp nhận những rủi ro, cả hy sinh mạng sống, để cứu đàn chiên khỏi bất cứ mối nguy hiểm nào đang đe dọa cuộc sống của chúng. Điều này có nghĩa là người mục tử nhân lành không tháo lui, cho dù mạng sống của mình bị đe dọa. Người mục tử nhân lành yêu thương con chiên hơn chính mình, và tình yêu này thúc bách Người làm mọi sự cho đàn chiên.
Như vậy, động lực căn bản hướng dẫn người mục tử nhân lành chính là tình yêu. Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề khác mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, nhưng dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo lực, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã xử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đã đi theo vết chân của Gandhi và Luther. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng dùng khí giời của tình yêu để cho những người không nhà cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là phản ánh của một Tình Yêu trọn vẹn hơn, đó là Tình Yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: "Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên" (Ga 10, 14-15). Con người sẽ không còn cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì Đấng biết họ trọn vẹn đã cứu chuộc.
Thánh Phaolô đã làm chứng về tình yêu ấy: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta."(Rm 8, 35.38-39). Được yêu thương như thế, chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với anh chị em chúng ta, cũng phải yêu thương họ đến mức sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì họ, theo gương Đức Giêsu.
Phanxicô Xaviê