gioidinhhue
05-02-2009, 08:09 AM
Hoa Nghiêm: Thế nào là ma nghiệp?
(tiếp theoHa
4. Viễn thiện tri thức, cận ác tri thức, lạc cầu nhị thừa, bất lạc thọ sinh, chí hướng Niết Bàn, ly dục tịch tịnh.
(Xa rời bậc thiện tri thức, gần gũi kẻ ác tri thức, ưa thích pháp Nhị thừa, chẳng ưa việc thọ sinh, chí hướng về Niết Bàn, ly dục tịch tịnh).
Thiện tri thức là bậc chính trực đức hạnh, hiểu biết chân lý, có lòng từ bi, có thể dạy mình đi đường chính, làm người tốt. theo kinh Hoa Nghiêm bậc thiện tri thức có nhiều loại :H
1.
Kẻ có thể làm cho ta an trụ tâm bồ đề: làm ta phát triển lòng đại bi, đại nguyện, tu hành hướng về nhất thiết trí.
2.
Kẻ có thể làm cho ta tu tập thiện căn: làm ta phát triển đạo đức, công hạnh tốt, hiểu biết đúng đắn, xả thân làm lợi ích chúng sinh.
3.
Kẻ làm ta tới chỗ cứu cánh của pháp ba la mật: tức làm ta tu tập các pháp ba la mật tới chỗ rốt ráo viên mãn.
4.
Kẻ có thể phân biệt, thuyết giải tất cả các pháp: tức là kẻ hiểu thấu tường tận các pháp môn và sự lý tu hành, do đó có thể giảng giải cho ta hiểu biết để dứt trừ nghi hoặc.
5.
Kẻ có thể làm ta an trụ thành thục tất cả chúng sinh: Thành thục chúng sinh là làm tâm bồ đề của chúng sinh khởi phát, tăng trưởng, và viên mãn. Công hạnh thành thục chúng sinh đòi sự thành khẩn, tín nhiệm, nhẫn nại và từ bi.
6.
Kẻ có đầy đủ biện tài trí huệ, tùy theo vấn đề khéo léo giải đáp: tức là kẻ có trí huệ hiểu biết đường đạo, có năng lực giải trừ nghi vấn và nghi ngờ của ta.
7.
Kẻ làm ta không chấp trước vào sinh tử: Chỉ có người bạn tốt mới có thể giúp ta không đắm trước vào năm thứ dục vọng của thế gian như tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và hưởng thụ. Vị thiện tri thức cũng còn giúp ta biết đuợc chỗ chấp trước, thói quen xấu vi tế của mình và khiến mình dũng cảm xả bỏ những chấp trước ấy.
8.
Kẻ làm ta tu bồ tát hạnh trong vô lượng kiếp mà không hề sinh lòng nhàm chán mệt mỏi: Bồ tát hạnh là công hạnh không có ngừng nghỉ, không có giới hạn trong không gian và thời gian, do đó đòi hỏi hành giả phải có lòng tinh tấn và nhẫn nại vô biên. Vị thiện tri thức dạy ta tu bồ tát hạnh như vậy thì không những có lòng nhẫn nại và từ bi, mà ngài còn có trí huệ thấu suốt nhân quả của việc tu hành nữa.
9.
Kẻ làm ta an trụ nơi hạnh Phổ Hiền: tức là làm ta tu tập bồ tát hạnh cho đến cứu cánh. Tinh thần của đức Phổ Hiền trong khi tu hành là tinh thần: "Ðến khi nào thế giới chúng sinh cùng tận, nghiệp báo của chúng sinh dứt sạch, phiền não của chúng sinh hết tận, lúc đó hạnh nguyện tu hành của ta mới hết."
10.
Kẻ làm ta thâm nhập vào trí huệ của chư Phật: tức là dẫn dắt ta vĩnh viễn đi trên chính đạo, khai mở, chỉ bày, làm ta thể nghiệm và cuối cùng hội nhập vào cảnh giới của chư Phật.
Những kẻ gọi là ác tri thức là những ai làm trái ngược với những điều trên; ví dụ như làm ta thối thất bồ đề tâm, hoặc làm ta hủy phá giới luật, lánh xa Tam Bảo, trở nên cống cao ngã mạn, ích kỷ tự thị, chẳng muốn hy sinh xả thân tu bồ tát đạo, chỉ muốn hưởng thụ thú vui thế gian dục lạc, sống đời nhỏ hẹp, hướng ngoại. Tóm lại, thiện tri thức thì khuyến khích điều tốt, khiến ta hướng thượng; ác tri thức thì dạy ta buông lung, đắm nhiễm ngũ dục, khởi tri kiến sai lầm nhân quả, rồi sinh đọa lạc.
Bởi vì không thấu rõ rốt ráo ngọn ngành đường tu, không gần gủi thiện tri thức, để được khuyến khích và chỉ dạy đúng đắn pháp tu nên hành giả sinh tri kiến sai lầm về chuyện tu trì. Một trong những lỗi lầm thông thường nhất là cho rằng có quả vị khả chứng, có cảnh giới khả đắc. Tâm ấy gọi là tâm lượng tự hạn chế, nhỏ hẹp. Người tu đạo gọi tâm ấy là tâm nhị thừa. Ðối với người sơ cơ hay lão luyện tu hành, khuynh hướng thích so sánh, như so sánh địa vị cao thấp, so sánh công phu, biện tài, phước đức, v.v.. đều là nhân xấu đưa tới con đường hạn chế nhỏ hẹp hay ma đạo. Ðối với người tu chứng cảnh giới thâm sâu thì khuynh hướng an trụ Niết Bàn sẽ hạn chế sự phát triển viên mãn bồ đề tâm và do đó ngăn chận sự viên thành chánh đẳng chánh giác. Ngài Tỉnh Am có lời khuyên như vậy:
Vì biết tự tánh là chúng sinh nên mình nguyện độ thoát hết thảy.
Vì biết tự tánh là Phật đạo nên mình nguyện thành tựu đạo cả.
Chẳng thứ gì rời ra tâm này mà tự hiện hữu.
Do vậy, hãy dùng tâm lượng rộng rãi như hư không để:
phát nguyện vô biên như hư không,
tu hạnh vô cùng như hư không,
chứng quả vô lượng như hư không.
Song phải biết, đặc tính vô tận như hư không chẳng có thể chứng đắc.
Do vậy bồ tát không sợ hãi phải đi thọ sinh hay chuyển thân đầu thai. Các ngài cũng không thích thú lưu huyển trong song tử luân hồi. Các ngài chỉ tùy duyên độ sinh mà ứng hiện trong thế gian. Trong lúc độ sinh các ngài thực hành vô vàn công hạnh, với tâm lượng vô ngại không chấp trước. Các ngài luôn luôn là bậc thiện tri thức, chỉ đạo đường lành. Tinh thần vô ngại giữa hai đối cực nhập thế và xuất thế bắt nguồn từ sự thể nghiệm thâm sâu Phật tánh bình đẳng, và được vận dụng bởi lòng vô ngã và đại từ bi. Do đó bồ tát luôn tu trung đạo, không ghét thọ sinh, không tham bình an trong cõi tịch tịnh ly dục.
Tóm lại, đối với những kẻ sơ cơ như chúng ta thì mình nên gần gủi thiện tri thức, phát chí bền sâu, lập nguyện rộng lớn. Ðừng hiểu lầm tu tới Niết Bàn thì ngừng nghỉ hết tu; phải tiếp tục tu trì như hạnh Phổ Hiền. Ðừng buông lung phá giới, chê bai người tu. Phải tu hạnh ly dục thanh tịnh, nhưng chớ chấp trước công hạnh thanh tịnh, rồi đắm trước vào sự tịch tịnh chẳng muốn độ sinh. Tinh tấn tu hành, nhưng chớ để tri kiến của bản ngã dắt dẫn, lừa gạt. Nói tóm, hãy giữ truang đạo.
(Còn tiếp)
Hòa Thượng Tuyên Hoá
(tiếp theoHa
4. Viễn thiện tri thức, cận ác tri thức, lạc cầu nhị thừa, bất lạc thọ sinh, chí hướng Niết Bàn, ly dục tịch tịnh.
(Xa rời bậc thiện tri thức, gần gũi kẻ ác tri thức, ưa thích pháp Nhị thừa, chẳng ưa việc thọ sinh, chí hướng về Niết Bàn, ly dục tịch tịnh).
Thiện tri thức là bậc chính trực đức hạnh, hiểu biết chân lý, có lòng từ bi, có thể dạy mình đi đường chính, làm người tốt. theo kinh Hoa Nghiêm bậc thiện tri thức có nhiều loại :H
1.
Kẻ có thể làm cho ta an trụ tâm bồ đề: làm ta phát triển lòng đại bi, đại nguyện, tu hành hướng về nhất thiết trí.
2.
Kẻ có thể làm cho ta tu tập thiện căn: làm ta phát triển đạo đức, công hạnh tốt, hiểu biết đúng đắn, xả thân làm lợi ích chúng sinh.
3.
Kẻ làm ta tới chỗ cứu cánh của pháp ba la mật: tức làm ta tu tập các pháp ba la mật tới chỗ rốt ráo viên mãn.
4.
Kẻ có thể phân biệt, thuyết giải tất cả các pháp: tức là kẻ hiểu thấu tường tận các pháp môn và sự lý tu hành, do đó có thể giảng giải cho ta hiểu biết để dứt trừ nghi hoặc.
5.
Kẻ có thể làm ta an trụ thành thục tất cả chúng sinh: Thành thục chúng sinh là làm tâm bồ đề của chúng sinh khởi phát, tăng trưởng, và viên mãn. Công hạnh thành thục chúng sinh đòi sự thành khẩn, tín nhiệm, nhẫn nại và từ bi.
6.
Kẻ có đầy đủ biện tài trí huệ, tùy theo vấn đề khéo léo giải đáp: tức là kẻ có trí huệ hiểu biết đường đạo, có năng lực giải trừ nghi vấn và nghi ngờ của ta.
7.
Kẻ làm ta không chấp trước vào sinh tử: Chỉ có người bạn tốt mới có thể giúp ta không đắm trước vào năm thứ dục vọng của thế gian như tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và hưởng thụ. Vị thiện tri thức cũng còn giúp ta biết đuợc chỗ chấp trước, thói quen xấu vi tế của mình và khiến mình dũng cảm xả bỏ những chấp trước ấy.
8.
Kẻ làm ta tu bồ tát hạnh trong vô lượng kiếp mà không hề sinh lòng nhàm chán mệt mỏi: Bồ tát hạnh là công hạnh không có ngừng nghỉ, không có giới hạn trong không gian và thời gian, do đó đòi hỏi hành giả phải có lòng tinh tấn và nhẫn nại vô biên. Vị thiện tri thức dạy ta tu bồ tát hạnh như vậy thì không những có lòng nhẫn nại và từ bi, mà ngài còn có trí huệ thấu suốt nhân quả của việc tu hành nữa.
9.
Kẻ làm ta an trụ nơi hạnh Phổ Hiền: tức là làm ta tu tập bồ tát hạnh cho đến cứu cánh. Tinh thần của đức Phổ Hiền trong khi tu hành là tinh thần: "Ðến khi nào thế giới chúng sinh cùng tận, nghiệp báo của chúng sinh dứt sạch, phiền não của chúng sinh hết tận, lúc đó hạnh nguyện tu hành của ta mới hết."
10.
Kẻ làm ta thâm nhập vào trí huệ của chư Phật: tức là dẫn dắt ta vĩnh viễn đi trên chính đạo, khai mở, chỉ bày, làm ta thể nghiệm và cuối cùng hội nhập vào cảnh giới của chư Phật.
Những kẻ gọi là ác tri thức là những ai làm trái ngược với những điều trên; ví dụ như làm ta thối thất bồ đề tâm, hoặc làm ta hủy phá giới luật, lánh xa Tam Bảo, trở nên cống cao ngã mạn, ích kỷ tự thị, chẳng muốn hy sinh xả thân tu bồ tát đạo, chỉ muốn hưởng thụ thú vui thế gian dục lạc, sống đời nhỏ hẹp, hướng ngoại. Tóm lại, thiện tri thức thì khuyến khích điều tốt, khiến ta hướng thượng; ác tri thức thì dạy ta buông lung, đắm nhiễm ngũ dục, khởi tri kiến sai lầm nhân quả, rồi sinh đọa lạc.
Bởi vì không thấu rõ rốt ráo ngọn ngành đường tu, không gần gủi thiện tri thức, để được khuyến khích và chỉ dạy đúng đắn pháp tu nên hành giả sinh tri kiến sai lầm về chuyện tu trì. Một trong những lỗi lầm thông thường nhất là cho rằng có quả vị khả chứng, có cảnh giới khả đắc. Tâm ấy gọi là tâm lượng tự hạn chế, nhỏ hẹp. Người tu đạo gọi tâm ấy là tâm nhị thừa. Ðối với người sơ cơ hay lão luyện tu hành, khuynh hướng thích so sánh, như so sánh địa vị cao thấp, so sánh công phu, biện tài, phước đức, v.v.. đều là nhân xấu đưa tới con đường hạn chế nhỏ hẹp hay ma đạo. Ðối với người tu chứng cảnh giới thâm sâu thì khuynh hướng an trụ Niết Bàn sẽ hạn chế sự phát triển viên mãn bồ đề tâm và do đó ngăn chận sự viên thành chánh đẳng chánh giác. Ngài Tỉnh Am có lời khuyên như vậy:
Vì biết tự tánh là chúng sinh nên mình nguyện độ thoát hết thảy.
Vì biết tự tánh là Phật đạo nên mình nguyện thành tựu đạo cả.
Chẳng thứ gì rời ra tâm này mà tự hiện hữu.
Do vậy, hãy dùng tâm lượng rộng rãi như hư không để:
phát nguyện vô biên như hư không,
tu hạnh vô cùng như hư không,
chứng quả vô lượng như hư không.
Song phải biết, đặc tính vô tận như hư không chẳng có thể chứng đắc.
Do vậy bồ tát không sợ hãi phải đi thọ sinh hay chuyển thân đầu thai. Các ngài cũng không thích thú lưu huyển trong song tử luân hồi. Các ngài chỉ tùy duyên độ sinh mà ứng hiện trong thế gian. Trong lúc độ sinh các ngài thực hành vô vàn công hạnh, với tâm lượng vô ngại không chấp trước. Các ngài luôn luôn là bậc thiện tri thức, chỉ đạo đường lành. Tinh thần vô ngại giữa hai đối cực nhập thế và xuất thế bắt nguồn từ sự thể nghiệm thâm sâu Phật tánh bình đẳng, và được vận dụng bởi lòng vô ngã và đại từ bi. Do đó bồ tát luôn tu trung đạo, không ghét thọ sinh, không tham bình an trong cõi tịch tịnh ly dục.
Tóm lại, đối với những kẻ sơ cơ như chúng ta thì mình nên gần gủi thiện tri thức, phát chí bền sâu, lập nguyện rộng lớn. Ðừng hiểu lầm tu tới Niết Bàn thì ngừng nghỉ hết tu; phải tiếp tục tu trì như hạnh Phổ Hiền. Ðừng buông lung phá giới, chê bai người tu. Phải tu hạnh ly dục thanh tịnh, nhưng chớ chấp trước công hạnh thanh tịnh, rồi đắm trước vào sự tịch tịnh chẳng muốn độ sinh. Tinh tấn tu hành, nhưng chớ để tri kiến của bản ngã dắt dẫn, lừa gạt. Nói tóm, hãy giữ truang đạo.
(Còn tiếp)
Hòa Thượng Tuyên Hoá