PDA

View Full Version : N - Năm Thánh Phaolô: Đạo đức đặc thù của thánh Phaolô - sùng kính trầm tư



Dan Lee
05-02-2009, 10:44 PM
Năm Thánh Phaolô: Đạo đức đặc thù của thánh Phaolô - sùng kính trầm tư


Chúng ta biết trong giao tiếp, người ta viết nhiều loại thư khác nhau. Có những lá thư liên hệ kinh doanh được viết theo khuôn mẫu. Có lá thư để cảm ơn cô Ellen về món quà sinh nhật cô đã gửi. Và những lá thư của các cô bé, cậu bé từ nơi cắm trại viết về nhà hỏi thăm chú chó dễ thương và không quên kèm theo lời tha thiết thỉnh cầu “gửi thêm tiền cho con.”

Ngày nay, thậm chí với những phương tiện chuyển gửi văn bản bằng kỹ thuật điện tử, điện thoại, mạng quốc tế, nhắn tin trên điện thoại di động, người ta vẫn phải viết những loại “thư từ”: tới chủ bút của một nhât báo, lời chúc mừng sinh nhật và lời mời dự tiệc liên hoan, lời chú giải cảm thông, v.v… Mỗi loại đều có phong cách của nó, hình thức và nội dung truyền đạt. Từ khi những lá thư chỉ để viết một loại duy nhất truyền đạt thông tin có thể xảy ra trong thế giới cổ đại. Việc viết thư là một kỹ năng tuyệt vời. Và những cấu trúc khác nhau mà người viết thư tìm ra môt cách thận trọng. Người sao chép cũng phải tuân thủ cách viết, có sự quy định quan trọng hình thức kết thúc của lá thư được viết và gửi đi. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này được trình bày sau. Những sử gia đã tìm thấy một sự khác nhau rất lớn của những “kiểu” thư từ thời hy Lạp và La Mã. Mặc dù nó có nhiều thay đổi qua nhiều thế kỷ, cấu trúc của “thư” thân mật gửi tới bạn bè và cấu trúc của “thư Tân ước”có một số điểm chung:

a/. Phần mở đầu gồm tên của người viết và người nhận kèm theo lời chúc (tinh thần) sức khoẻ và phúc lành (xem Romans 1: 1-7);

b/. Lời tạ ơn Thiên Chúa/ các thánh, thỉnh thoảng giới thiệu khái quát ý chính trong thư (Romans 1: 8-15);

c/. Phần thân hoặc vấn đề liên quan, biểu thị mục đích của lá thư (Romans 1: 16-11: 3);

d/. Những yêu cầu hoặc cổ vũ của người viết tới người nhận, điều mà, trong những lá thư của Phaolô thường liên quan đến đạo đức cá nhân (Romans 12: 1-15: 13);

e/. Những nhận xét chân thành, nó có thể bắt đầu bắng những hình thức khác nhau, đề cập đến những lời chào hỏi và những kế hoạch khác ( 15:14-16: 27).

Hai đặc trưng chủ yếu trong những thư và thư Tân ước của Phaolô nằm trong phần C mà chúng ta có thể định rõ khía cạnh giáo lý (“Thiên Chúa đã quay lại với những tội nhân làm cho Người tức giận qua những môn đệ của Chúa Giêsu, sắp xếp họ được thoát khỏi bởi Mầu nhiệm Lễ Vượt qua và sống trong Chúa Thánh thần”) và phần D, phần mà chúng ta có thể gọi là phần khích lệ (“anh chị em, bây giờ rằng các bạn được giải thoát bởi Đức Ki-tô, bây giờ các bạn phải sống như thế nào”) và sự chuyển tiếp giữa hai vấn đề (được giải thoát và cách sống).

Trong Romans, Pual tiếp tục khai triển đề tài của mình mà nhiều người chính họ không thấy khi hưởng sự cúu rỗi nơi Thiên Chúa, nhưng, thay vào đó, nhận lãnh nó như một thưởng công nhưng là món quà quảng đại. Họ hãy tự mình ý thức để được dẫn dắt bởi Thần khí của Thiên Chúa và trong sự sống đó là cuộc sống “thuộc tâm linh” hoặc thông minh, sáng láng, đó là “lòng sùng kính suy tư.” Phaolô nhận thấy rằng đời sống đạo đức Ki-tô giáo như là một “nghi thức tế lễ” thể hiện trong cuộc sống của con người. Thật vậy, trong những chương cuối của Thánh thư gửi giáo hữu Roman (12:1-15: 13) giải thích chi tiết những chính phạm cơ bản cuộc sống đạo lý Ki-tô giáo. Toàn thể những người đi theo cuộc đời Chúa Ki-tô phải được biểu thị bằng nữưng đặc trưng như sự suy niệm sùng bái tâm hồn ( Kinh thánh Jerusalem đã giải thích điều này như sự sùng kính Thiên Chúa “về mặt nào đó, điều đó thích hợp với sự sống trầm tư”).

Nói một cách khác: hoàn toàn không có sự phân đôi giữa sự thờ kính ngày Chúa nhật và cuộc sống hàng ngày mà những môn đệ Ki-tô giáo dẫn dắt suốt tuần còn lai.

Lòng “nhân từ” vô bờ của thiên Chúa phải là sự thúc đẩy đối với hành vi đạo đức cùa con người. Trong thực tế, sự tích cực của Thiên Chúa vì nhân danh chúng ta, trong điều kiện cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu để thiết lập hoà bình và hoà giải, thực sự đã tạo ra tư cách đạo đức một người nam hoặc một người nữ nếu có thể.

Những lễ hiến sinh theo nghi thức, giết động vật để chuộc tội không còn là việc cần thiết trong mối quan hệ loài người - thần thánh.

Thay vào đó, ngưòi Ki-tô giáo phải hiến thân mình (“món quà thân xác của bạn”) như một hành động sống tự hiến tế. Đó là hoàn toàn bản chất của mình với tư cách là sự sống loài người phải được tạo ra một cách trọn vẹn sẵn sàng trước Thiên Chúa như của lễ sống động; phép nghịch hợp này (sự tổ hợp hai từ phản nghĩa) diễn tả món quà duy nhất mà những người theo Chúa Giêsu có thể tạo ra đó là làm vui lòng Chúa nột cách chân thành. Bằng việc mô tả đời sống Ki-tô giáo như sự sung kính trầm tư, Phaolô nói có sự “luận lý thiêng liêng” mở rộng khoáng đạt hơn sự suy lý loài người.

Mọi thái độ Ki-tô giáo, sau đó, là phải được “biến đổi”, được hướng dẫn bởi phối cảnh thiêng liêng này (“bởi sự tái tạo tâm trí của bạn”). Sự đối lập về quan điểm này là sự khôn ngoan loài người hấp thụ phối cảnh của thế gian mà Ki-tô hữu phải xa lánh (“đừng để bị chi phối bởi thế giới này”) – đó là, đừng tự rập khuôn theo cách ứng xử của thế giới xung quanh bạn.

Tra cứu điểm vượt trội thiêng liêng này là con đường duy nhất để khám phá “nguyện vọng của Thiên Chúa là gì” và để biết “cài gì là tốt và có thể chấp nhận và hoàn thiện” - Điều mà Chúa muốn đó là gì. Trong cách nói này, Phaolô đã chỉ ra ngay một cách tổng quát công bố của Chúa Giêsu trong Tin Mừng khi người thuyết giảng chặng đường thập giá và sự phục sinh như “thuộc tính thiêng liêng” không phải thuộc “tính loài người”.

(Nguồn: The Catholic Register )
Jos. Tú Nạc,NMS