Dan Lee
05-03-2009, 09:53 PM
PHÚC CHO KẺ BỊ BẮT BỚ VÌ SỰ CÔNG CHÍNH
THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ - 2009
Chấm dứt bài cuối cùng suy gẫm về mẫu gương của Mẹ Maria qua Tám mối phúc, hôm nay chúng ta hãy nối gót Mẹ trên con đường dẫn đến ngọn đồi Canvê, để qua bối cảnh Mẹ đứng dưới chân thánh giá, nơi dựng treo Con của Mẹ, chúng ta suy niệm về câu chúc cuối cùng của Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi: “Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính”.
Phúc Âm không diễn tả tâm tình của Mẹ Maria, khi chứng kiến những giây phút cuối cùng đầy tang thương của người con yêu dấu của Mẹ. Chỉ Phúc Âm thánh Gioan thuật lại Mẹ có mặt tại đó, bên cạnh Mẹ là người môn đệ thân yêu nhất của Chúa. Không Phúc Âm nào ghi lại lời than vãn của Mẹ, Mẹ chỉ đứng lặng yên. Trong tâm trí Mẹ, người luôn giữ các điều xảy ra và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng. Chắc chắn, giờ đây hiện ra câu tiên báo của cụ già Simêon, khi Mẹ dâng con vào đền thờ: “Phần Bà, lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà”. Mũi gươm đâm thấu tâm hồn Me, để cùng với Con, Mẹ Maria uống chén đắng cay của cuộc tử hình đau thương và cái chết đầy tủi nhục trên thánh giá đến giọt máu cuối cùng. Trong giờ phút này, Mẹ hiểu rõ hơn lúc nào hết, giá Mẹ phải trả để thưa trọn hai chữ: Xin vâng. Cùng với Con Mẹ, Mẹ cảm thấy cần phải thưa xin vâng, để tha thứ cho những kẻ hành khổ con Mẹ: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”... Cùng với Con mình, Mẹ cảm thấy cần phải thưa xin vâng, để quên nỗi khổ đau của chính mình, mà chỉ nghĩ đến phần rỗi của kẻ khác, như Chúa hứa với anh tử tội cùng bị xử án với Chúa: “Quả thật, tôi bảo anh: hôm nay anh sẽ lên thiên đàng làm một với tôi”. Cùng với Con mình, Mẹ cảm thấy bị mọi người, nhất là bị Thiên Chúa Cha ruồng bỏ: “Lạy Cha, sao Cha lại bỏ rơi Con”. Nhưng dù mang tâm tình ấy cùng với Con mình, Mẹ Maria không đánh mất niềm cậy trông phó thác vào Thiên Chúa, qua lời tâm sự cuối cùng đầy tin yêu: “Lạy Cha, Con xin phó thác tâm hồn Con ở trong tay Cha”. Từng câu nói cuối cùng của Chúa là từng nhát gươm đâm thấu lòng Mẹ, nhưng Mẹ chỉ đứng lặng im. Có lẽ mắt Mẹ không rơi lệ, vì nếu nói thương tâm thông thường người ta không thể khóc được. Giá mà có thể rơi nước mắt, mối sầu sẽ vơi cạn theo những dòng lệ tuôn rơi. Nhưng Mẹ chỉ đứng lặng yên để lòng đau thắt như bị gươm đâm thâu.
Mẹ đứng đó chia sẻ cuộc thương khó của Chúa Giêsu con Mẹ. Và kể từ giây phút đó, không một môn đệ nào của Chúa bị bách hại mà Đức Mẹ không cảm thấy cùng bị bách hại với họ. Đối với các Kitô hữu Việt Nam, La Vang là một bằng chứng điển hình nhất. La Vang, một xóm đạo nhỏ, ẩn trong rừng sâu, có nhiều ác thú, cách Quảng Trị chừng 6 cây số, là nơi ẩn trốn của giáo dân trong thời kỳ cấm đạo. Bị cô thế và bách hại, họ chỉ còn biết tập họp nhau đọc kinh cầu nguyện tỏ lòng cậy trông vào Đức Maria, và họ tin là Đức Maria đã hiện ra nhiều lần để an ủi, để dạy họ cách chữa bệnh bằng những thứ rễ cây và lá rừng; cũng như Mẹ Maria đã có mặt trên ngọn đồi Canvê, để cùng chia sẻ nỗi đau khổ của Đức Giêsu. Khi các Kitô hữu bị bách hại, cùng với Con mình, Mẹ Maria cũng hiện diện ở giữa họ, để thêm ơn sức mạnh giúp những kẻ bị bách hại giữ vững niềm tin, để nhắc nhở họ bài học tha thứ cho những kẻ hành khổ mình, để giúp họ hiểu giá trị và ý nghĩa của sự đau khổ và để giúp họ giữ vững niềm cậy trông, phó thác vào Thiên Chúa. Vì the, trong nhiều trường hợp và trải qua nhiều thời đại, những người chứng kiến cảnh các Kitô hữu bị bách hại và chết vì niềm tin, không khỏi ngạc nhiên khi thấy các nhân chứng có niềm tin, có một ý chí quật cường của những người không sợ bất cứ một hình khổ nào, không sợ gông cùm, đòn vọt, thử thách, và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, miễn là bảo toàn được đức tin của mình. Họ càng ngạc nhiên, khi thấy những kẻ bị bách hại vì niềm tin đó, không có chút lòng hận thù đối với những kẻ hành khổ mình, khi họ thấy những kẻ bị bách hại vì niềm tin, khôn ngoan chấp nhận mọi khổ hình và cả cái chết. Họ ngạc nhiên cũng phải, vì họ không thể thấy được Mẹ Maria, Nữ Vương các thánh tử đạo, hiện diện ở giữa con cái của Mẹ, để giúp các tín hữu sống vì một niềm tin và chết cho một cuộc tình như Mẹ, đã noi gương qua những giờ phút đứng yên lặng trên đồi Canvê, trong buổi chiều tang thương của ngày thứ sáu tuần thánh.
THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ - 2009
Chấm dứt bài cuối cùng suy gẫm về mẫu gương của Mẹ Maria qua Tám mối phúc, hôm nay chúng ta hãy nối gót Mẹ trên con đường dẫn đến ngọn đồi Canvê, để qua bối cảnh Mẹ đứng dưới chân thánh giá, nơi dựng treo Con của Mẹ, chúng ta suy niệm về câu chúc cuối cùng của Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi: “Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính”.
Phúc Âm không diễn tả tâm tình của Mẹ Maria, khi chứng kiến những giây phút cuối cùng đầy tang thương của người con yêu dấu của Mẹ. Chỉ Phúc Âm thánh Gioan thuật lại Mẹ có mặt tại đó, bên cạnh Mẹ là người môn đệ thân yêu nhất của Chúa. Không Phúc Âm nào ghi lại lời than vãn của Mẹ, Mẹ chỉ đứng lặng yên. Trong tâm trí Mẹ, người luôn giữ các điều xảy ra và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng. Chắc chắn, giờ đây hiện ra câu tiên báo của cụ già Simêon, khi Mẹ dâng con vào đền thờ: “Phần Bà, lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà”. Mũi gươm đâm thấu tâm hồn Me, để cùng với Con, Mẹ Maria uống chén đắng cay của cuộc tử hình đau thương và cái chết đầy tủi nhục trên thánh giá đến giọt máu cuối cùng. Trong giờ phút này, Mẹ hiểu rõ hơn lúc nào hết, giá Mẹ phải trả để thưa trọn hai chữ: Xin vâng. Cùng với Con Mẹ, Mẹ cảm thấy cần phải thưa xin vâng, để tha thứ cho những kẻ hành khổ con Mẹ: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”... Cùng với Con mình, Mẹ cảm thấy cần phải thưa xin vâng, để quên nỗi khổ đau của chính mình, mà chỉ nghĩ đến phần rỗi của kẻ khác, như Chúa hứa với anh tử tội cùng bị xử án với Chúa: “Quả thật, tôi bảo anh: hôm nay anh sẽ lên thiên đàng làm một với tôi”. Cùng với Con mình, Mẹ cảm thấy bị mọi người, nhất là bị Thiên Chúa Cha ruồng bỏ: “Lạy Cha, sao Cha lại bỏ rơi Con”. Nhưng dù mang tâm tình ấy cùng với Con mình, Mẹ Maria không đánh mất niềm cậy trông phó thác vào Thiên Chúa, qua lời tâm sự cuối cùng đầy tin yêu: “Lạy Cha, Con xin phó thác tâm hồn Con ở trong tay Cha”. Từng câu nói cuối cùng của Chúa là từng nhát gươm đâm thấu lòng Mẹ, nhưng Mẹ chỉ đứng lặng im. Có lẽ mắt Mẹ không rơi lệ, vì nếu nói thương tâm thông thường người ta không thể khóc được. Giá mà có thể rơi nước mắt, mối sầu sẽ vơi cạn theo những dòng lệ tuôn rơi. Nhưng Mẹ chỉ đứng lặng yên để lòng đau thắt như bị gươm đâm thâu.
Mẹ đứng đó chia sẻ cuộc thương khó của Chúa Giêsu con Mẹ. Và kể từ giây phút đó, không một môn đệ nào của Chúa bị bách hại mà Đức Mẹ không cảm thấy cùng bị bách hại với họ. Đối với các Kitô hữu Việt Nam, La Vang là một bằng chứng điển hình nhất. La Vang, một xóm đạo nhỏ, ẩn trong rừng sâu, có nhiều ác thú, cách Quảng Trị chừng 6 cây số, là nơi ẩn trốn của giáo dân trong thời kỳ cấm đạo. Bị cô thế và bách hại, họ chỉ còn biết tập họp nhau đọc kinh cầu nguyện tỏ lòng cậy trông vào Đức Maria, và họ tin là Đức Maria đã hiện ra nhiều lần để an ủi, để dạy họ cách chữa bệnh bằng những thứ rễ cây và lá rừng; cũng như Mẹ Maria đã có mặt trên ngọn đồi Canvê, để cùng chia sẻ nỗi đau khổ của Đức Giêsu. Khi các Kitô hữu bị bách hại, cùng với Con mình, Mẹ Maria cũng hiện diện ở giữa họ, để thêm ơn sức mạnh giúp những kẻ bị bách hại giữ vững niềm tin, để nhắc nhở họ bài học tha thứ cho những kẻ hành khổ mình, để giúp họ hiểu giá trị và ý nghĩa của sự đau khổ và để giúp họ giữ vững niềm cậy trông, phó thác vào Thiên Chúa. Vì the, trong nhiều trường hợp và trải qua nhiều thời đại, những người chứng kiến cảnh các Kitô hữu bị bách hại và chết vì niềm tin, không khỏi ngạc nhiên khi thấy các nhân chứng có niềm tin, có một ý chí quật cường của những người không sợ bất cứ một hình khổ nào, không sợ gông cùm, đòn vọt, thử thách, và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, miễn là bảo toàn được đức tin của mình. Họ càng ngạc nhiên, khi thấy những kẻ bị bách hại vì niềm tin đó, không có chút lòng hận thù đối với những kẻ hành khổ mình, khi họ thấy những kẻ bị bách hại vì niềm tin, khôn ngoan chấp nhận mọi khổ hình và cả cái chết. Họ ngạc nhiên cũng phải, vì họ không thể thấy được Mẹ Maria, Nữ Vương các thánh tử đạo, hiện diện ở giữa con cái của Mẹ, để giúp các tín hữu sống vì một niềm tin và chết cho một cuộc tình như Mẹ, đã noi gương qua những giờ phút đứng yên lặng trên đồi Canvê, trong buổi chiều tang thương của ngày thứ sáu tuần thánh.