Dan Lee
05-04-2009, 10:25 PM
Đức Thánh Cha lưu ý các vị lãnh đạo thế giới về nạn đói
VATICAN -. Trong buổi tiếp kiến 55 thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội sáng ngày 4-5-2009, ĐTC tố giác tình trạng 1 phần 5 nhân loại đang phải chịu nạn đói.
Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội nhóm khóa họp toàn thể lần thứ 15 tại Nội thành Vatican từ ngày 1 đến 5-5-2009 với chủ đề ”Giáo huấn xã hội Công Giáo và các quyền con người”, và dưới quyền chủ tọa của Bà Mary Ann Glendon. Bà là giáo sư luật tại Đại Học Havard Hoa Kỳ và vừa mãn nhiệm 1 năm làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các nhân quyền căn bản bắt nguồn từ chính bản tính của con người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, và được biểu lộ qua các luật luân lý tự nhiên vốn là qui tắc hướng dẫn phổ quát mà mọi người có thể nhận thức được. Ngài đặc biệt tố giác một vấn đề xã hội đáng lo âu nhất trong những thập niên gần đây, đó là sự mâu thuẫn tỏ tường giữa sự phân chia đồng đều các quyền và tình trạng nhiều người không được hưởng các quyền đó. Đối với các tín hữu Kitô, vẫn cầu xin Chúa ”cho chúng con lương thực hằng ngày” thật là một thảm trạng ô nhục khi 1 phần 5 nhân loại vẫn còn phải chịu đói.'
ĐTC nói: ”Đảm bảo sự cung cấp lương thực thích hợp, cũng như bảo vệ các nguồn mạch sinh tử như nước và năng lượng, đòi các vị lãnh đạo quốc tế phải cộng tác để chứng tỏ sự sẵn sàng hoạt động trong thiện ý ngay lành, tôn trọng luật tự nhiên và thăng tiến tình liên đới, tinh thần phụ đới (subsidiarity) với những miền và những dân tộc yếu thế nhân trên trái đất, như một chiến lược hữu hiệu nhất để loại trừ những chênh lệch xã hội giữa các quốc gia và xã hội, và để gia tăng an ninh trên hoàn cầu”.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, Bà Glendon đã trình bày hoạt động của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội trong khóa họp, đồng thời nói rằng ”Chúng con ý thức về sự kiện trên thế giới hiện nay, một điều nực cười là nhiều đe dọa chống lại phẩm giá con người dưới danh nghĩa các quyền con người. Như ĐTC đã vạch rõ trong diễn văn đáng ghi nhớ tại LHQ hồi năm ngoái, hiện nay đang có nhiều sức ép gia tăng để ”tiến từ sự bảo vệ phẩm giá con người đến sự thỏa mãn những lợi lộc, và thường là những lợi lộc của cá nhân.. Vì thế, trong những ngày này, với sự trợ giúp của các chuyên gia thuộc mọi ngành xã hội, chúng con đã duyệt lại quan hệ hỗ tương từ lâu giữa Kitô giáo và các ý tưởng về các quyền con người. Chúng con đã cứu xét cái vào bảo vệ nhân quyền đang được mở rộng trong nỗ lực phân định xem những đòi hỏi về các nhân quyền mới có thực sự làm cho con người được tiển nở hay không. Chúng con đặc biệt chú ý đến các quyền hiện bị cấn công như quyền sống, quyền lập một gia đình, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và những quyền đang chờ đợi quá lâu để được thỏa mãn như quyền được sống xứng đáng” (SD 4-5-2009)
LM Trần Đức Anh, OP
VATICAN -. Trong buổi tiếp kiến 55 thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội sáng ngày 4-5-2009, ĐTC tố giác tình trạng 1 phần 5 nhân loại đang phải chịu nạn đói.
Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội nhóm khóa họp toàn thể lần thứ 15 tại Nội thành Vatican từ ngày 1 đến 5-5-2009 với chủ đề ”Giáo huấn xã hội Công Giáo và các quyền con người”, và dưới quyền chủ tọa của Bà Mary Ann Glendon. Bà là giáo sư luật tại Đại Học Havard Hoa Kỳ và vừa mãn nhiệm 1 năm làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến các nhân quyền căn bản bắt nguồn từ chính bản tính của con người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, và được biểu lộ qua các luật luân lý tự nhiên vốn là qui tắc hướng dẫn phổ quát mà mọi người có thể nhận thức được. Ngài đặc biệt tố giác một vấn đề xã hội đáng lo âu nhất trong những thập niên gần đây, đó là sự mâu thuẫn tỏ tường giữa sự phân chia đồng đều các quyền và tình trạng nhiều người không được hưởng các quyền đó. Đối với các tín hữu Kitô, vẫn cầu xin Chúa ”cho chúng con lương thực hằng ngày” thật là một thảm trạng ô nhục khi 1 phần 5 nhân loại vẫn còn phải chịu đói.'
ĐTC nói: ”Đảm bảo sự cung cấp lương thực thích hợp, cũng như bảo vệ các nguồn mạch sinh tử như nước và năng lượng, đòi các vị lãnh đạo quốc tế phải cộng tác để chứng tỏ sự sẵn sàng hoạt động trong thiện ý ngay lành, tôn trọng luật tự nhiên và thăng tiến tình liên đới, tinh thần phụ đới (subsidiarity) với những miền và những dân tộc yếu thế nhân trên trái đất, như một chiến lược hữu hiệu nhất để loại trừ những chênh lệch xã hội giữa các quốc gia và xã hội, và để gia tăng an ninh trên hoàn cầu”.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, Bà Glendon đã trình bày hoạt động của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội trong khóa họp, đồng thời nói rằng ”Chúng con ý thức về sự kiện trên thế giới hiện nay, một điều nực cười là nhiều đe dọa chống lại phẩm giá con người dưới danh nghĩa các quyền con người. Như ĐTC đã vạch rõ trong diễn văn đáng ghi nhớ tại LHQ hồi năm ngoái, hiện nay đang có nhiều sức ép gia tăng để ”tiến từ sự bảo vệ phẩm giá con người đến sự thỏa mãn những lợi lộc, và thường là những lợi lộc của cá nhân.. Vì thế, trong những ngày này, với sự trợ giúp của các chuyên gia thuộc mọi ngành xã hội, chúng con đã duyệt lại quan hệ hỗ tương từ lâu giữa Kitô giáo và các ý tưởng về các quyền con người. Chúng con đã cứu xét cái vào bảo vệ nhân quyền đang được mở rộng trong nỗ lực phân định xem những đòi hỏi về các nhân quyền mới có thực sự làm cho con người được tiển nở hay không. Chúng con đặc biệt chú ý đến các quyền hiện bị cấn công như quyền sống, quyền lập một gia đình, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và những quyền đang chờ đợi quá lâu để được thỏa mãn như quyền được sống xứng đáng” (SD 4-5-2009)
LM Trần Đức Anh, OP