Dan Lee
05-05-2009, 08:10 PM
CÂY NHO VÀ CÀNH NHO”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trước năm 1975 ở Việt Nam người ta khó mà biết cây nho hay giàn nho là thế nào, dù rằng trái nho, nhất là nho Mỹ thì được bày bán tại các chợ. Do hoàn cảnh khó khăn của những năm 75-80 mà vùng Phan-Rí, Phan-Rang đã trở thành những cánh đồng nho thẳng tắp và hình ảnh của cây nho trong Phúc Âm không còn xa lạ với nhiều người giáo dân Việt Nam nữa.
Thật vậy, trong Phúc âm, ngoài hình ảnh của người chăn chiên và đàn chiên, Chúa Giê-su còn ưa thích sử dụng một hình ảnh khác để diễn tả và giảng dạy về mối tương quan cá vị, mật thiết giữa con người và Thiên Chúa: đó là hình ảnh của thân nho và cành nho. Giữa thân và cành nho chỉ có một dòng nhựa duy nhất luân chuyền và dưỡng nuôi toàn cây. Cành nho chỉ có thể sống và sinh hoa kết trái khi gắn chặt vào thân nho và nhận dòng nhựa có sức sống mãnh liệt ấy.
Điều Chúa Giê-su muốn nói với các Ki-tô hữu chúng ta là: Có một sự sống thần linh luân chuyển từ Người sang chúng ta (như dòng nhựa luân chuyển từ thân nho sang cành nho) và làm cho chúng ta sinh hoa kết quả ngọt ngào là có một đời sống đạo đức, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho trần thế.
II. LẮNG NGHE & TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh
(1) Bài đọc 1: Cv 9, 26-31: Ông Ba-na-ba bảo lãnh ông Sao-lô với các môn đệ.
(26) Hồi ấy khi tới Giê-ru-sa-lem, ông Sao-lô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. (27) Ông Ba-na-ba liền đứng ra bảo lãnh đưa ông Sao-lô đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy đã mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giê-su tại Đa-mát thế nào. (28) Từ đó ông Sao-lô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giê-ru-sa-lem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. (29) Ông thường đàm đạo và tranh luận với những người Do Thái theo văn hóa Hy Lạp. Nhưng họ tìm cách giết ông. (30) Các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Xê-da-rê và tiễn ông lên đường về Tác-xô.
(31) Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.
(2) Bài đọc 2: 1 Ga 3,18-24: Yêu thương chân thật và bằng việc làm.
(18) Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. (19) Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. (20) Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự. (21) Anh em thân mến, nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa. (22) Và bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp ý Người. (23) Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta. (24) Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta.
(3) Bài Tin Mừng: Ga 15,1-8 : Cây nho thật.
(1) "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. (4) Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
(5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. (8) Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?
1. Trong Bài đọc 1 (Cv 9,26-31) chúng ta được nghe kể khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem để tìm cách nhập đoàn với các môn đệ Chúa Giê-su thì Phao-lô gặp phải nỗi e ngại nơi các ông, vì họ còn sợ ông và chưa tin ông là một môn đệ. Rõ ràng là các môn đệ Chúa Giê-su và Phaolô đều rao giảng một Chúa, đều làm chứng về một Đấng, đều xây dựng một Hội Thánh. Nhưng hai bên chưa có dịp hiểu nhau, chưa có điều kiện để tin nhau. Bar-na-ba đã làm một việc cần thiết và tuyệt vời để chẳng những không còn nghi ngờ, e ngại mà lại có sự hiệp thông sâu sắc giữa Phaolô và các Tông Đồ.
Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất mọi con người trong một mục tiêu chung và tốt lành. Chúng ta cũng khám phá ra Thiên Chúa là Đấng dùng nhiều hạng người khác nhau, dùng mỗi người một cách khác nhau, để Tin Mừng được loan báo cho các dân, các nước.
2. Trong Bài đọc 2 (1 Ga 3,18-24) chúng ta được nghe Thánh Gio-an khuyên nhủ con cái mình hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm chứ đừng yêu thương đầu môi chót lưỡi. Sống chân thật thì sẽ không bị lương tâm chê trách tức không bị lòng chúng ta cáo tội. Mà lương tâm không chê trách thì Thiên Chúa cũng không chê trách. Khi đó chúng ta có quyền mạnh dạn xin Chúa bất cứ điều gì và chúng tasẻ được Người ban cho.
Qua cách diễn tả tư tưởng và nội dung lời khuyên của Gio-an, chúng ta tiếp cận một Đấng Thiên Chúa chỉ mong muốn con người yêu thương nhau cách chân thực và cụ thể để được hạnh phúc trường sinh.
3. Trong Bài Tin Mừng (Ga 15,1-8) chúng ta được nghe những lời hết sức ngọt ngào của chính Chúa Giê-su Ki-tô về mối tương quan giữa Người và chúng ta, giữa Thiên Chúa là Cha của Người và chúng ta: một sự kết hiệp chặt chẽ, một sự sống siêu linh, một mối hiệp thông sâu sắc và một kết quả ngọt ngào.
Chúa Giê-su cũng mạc khải cho chúng ta biết điều thật sự tôn vinh Thiên Chúa Cha là “Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp gì cho chúng ta?
Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần:
Phần thứ nhất là Chúa Giê-su muốn thiết lập với mỗi Ki-tô hữu một mối tương quan cá vị, mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử. Vì thế mỗi người chúng ta phải biết vun vén, xây đắp cho mối tương quan ấy mỗi ngày, mỗi giờ thêm sâu đậm hơn.
Có nhiều cách vun vén, xây đắp mối tương quan ấy:
(a) Trước hết là siêng năng “đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện”,
(b) Kế đến là tham dự các cử hành phụng vụ và bí tích một cách ý thức,
(c) Sau cùng là thực thi công bằng, bác ái Ki-tô giáo và thực hiện những điều Thánh Thần khơi dậy trong lòng khi chúng ta tiếp cận Thánh Kinh hay tiếp xúc với tha nhân, nhất là với người nghèo và bị thiệt thòi trong xã hội.
Phần thứ hai là mỗi Ki-tô hữu được Chúa Giê-su mời sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Người:
(a) Sinh nhiều hoa trái là có đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ.
(b) Trở thành môn đệ Chúa Giê-su là tuân giữ các giới răn của Người, là sống mật thiết với Người và để Người sai đi (x. Mc 3,14) tức nên giống Chúa Giê-su và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người.
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Để việc thi hành sứ điệp Lời Chúa được dễ dàng và cụ thể, xin mỗi người/cộng đoàn hãy dùng mấy câu hỏi gợi ý sau đây để kiểm điểm đời sống:
(a) Tôi và cộng đoàn tôi vun vén xây đắp mối tương quan mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa như thế nào? và bằng cách nào?
(b) Tôi và cộng đoàn tôi có sinh nhiều hoa trái là đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ không? Cách kiểm chứng: Nhìn vào tôi và cộng đoàn tôi, anh chị em lương dân và những người vô thần sống xung quanh, có nhận ra tôi là môn đệ, cộng đoàn tôi là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không?
IV. CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa Cha là Nhà Trồng Nho Vĩ Đại, chúng con cảnm tạ ngợi khen Cha vì chúng con được diễm phúc là cành nho được Cha yêu thương, chăm sóc. Xin Cha hãy cắt tỉa, vun bón cho chúng con để chúng con sinh nhiều hoa trái thơm ngon cho Vườn Nho của Cha là bản thân, gia đình, xã hội chúng con và thế giới hôm nay!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh là Thân Nho mà chúng con là cành, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa đã cho chúng con được diễm phúc trở thành cành nho của thân nho là chính Chúa. Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban Sự Sống thần linh của Chúa cho chúng con, để chúng con sống bằng chính Sự Sống thần linh của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa muốn chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa để tôn vinh Chúa Cha. Xin Chúa làm cho Sự Sống thần linh trong chúng con đơm hoa kết trái bằng đời sống thánh thiện và biến chúng con nên giống Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa là Sức Sống mà Chúa Giê-su đã ban cho chúng con. Xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa Giê-su để tôn vinh Chúa Cha. Amen.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trước năm 1975 ở Việt Nam người ta khó mà biết cây nho hay giàn nho là thế nào, dù rằng trái nho, nhất là nho Mỹ thì được bày bán tại các chợ. Do hoàn cảnh khó khăn của những năm 75-80 mà vùng Phan-Rí, Phan-Rang đã trở thành những cánh đồng nho thẳng tắp và hình ảnh của cây nho trong Phúc Âm không còn xa lạ với nhiều người giáo dân Việt Nam nữa.
Thật vậy, trong Phúc âm, ngoài hình ảnh của người chăn chiên và đàn chiên, Chúa Giê-su còn ưa thích sử dụng một hình ảnh khác để diễn tả và giảng dạy về mối tương quan cá vị, mật thiết giữa con người và Thiên Chúa: đó là hình ảnh của thân nho và cành nho. Giữa thân và cành nho chỉ có một dòng nhựa duy nhất luân chuyền và dưỡng nuôi toàn cây. Cành nho chỉ có thể sống và sinh hoa kết trái khi gắn chặt vào thân nho và nhận dòng nhựa có sức sống mãnh liệt ấy.
Điều Chúa Giê-su muốn nói với các Ki-tô hữu chúng ta là: Có một sự sống thần linh luân chuyển từ Người sang chúng ta (như dòng nhựa luân chuyển từ thân nho sang cành nho) và làm cho chúng ta sinh hoa kết quả ngọt ngào là có một đời sống đạo đức, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho trần thế.
II. LẮNG NGHE & TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh
(1) Bài đọc 1: Cv 9, 26-31: Ông Ba-na-ba bảo lãnh ông Sao-lô với các môn đệ.
(26) Hồi ấy khi tới Giê-ru-sa-lem, ông Sao-lô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. (27) Ông Ba-na-ba liền đứng ra bảo lãnh đưa ông Sao-lô đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy đã mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giê-su tại Đa-mát thế nào. (28) Từ đó ông Sao-lô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giê-ru-sa-lem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. (29) Ông thường đàm đạo và tranh luận với những người Do Thái theo văn hóa Hy Lạp. Nhưng họ tìm cách giết ông. (30) Các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Xê-da-rê và tiễn ông lên đường về Tác-xô.
(31) Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.
(2) Bài đọc 2: 1 Ga 3,18-24: Yêu thương chân thật và bằng việc làm.
(18) Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. (19) Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. (20) Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự. (21) Anh em thân mến, nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa. (22) Và bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp ý Người. (23) Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta. (24) Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta.
(3) Bài Tin Mừng: Ga 15,1-8 : Cây nho thật.
(1) "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. (4) Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
(5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. (8) Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?
1. Trong Bài đọc 1 (Cv 9,26-31) chúng ta được nghe kể khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem để tìm cách nhập đoàn với các môn đệ Chúa Giê-su thì Phao-lô gặp phải nỗi e ngại nơi các ông, vì họ còn sợ ông và chưa tin ông là một môn đệ. Rõ ràng là các môn đệ Chúa Giê-su và Phaolô đều rao giảng một Chúa, đều làm chứng về một Đấng, đều xây dựng một Hội Thánh. Nhưng hai bên chưa có dịp hiểu nhau, chưa có điều kiện để tin nhau. Bar-na-ba đã làm một việc cần thiết và tuyệt vời để chẳng những không còn nghi ngờ, e ngại mà lại có sự hiệp thông sâu sắc giữa Phaolô và các Tông Đồ.
Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất mọi con người trong một mục tiêu chung và tốt lành. Chúng ta cũng khám phá ra Thiên Chúa là Đấng dùng nhiều hạng người khác nhau, dùng mỗi người một cách khác nhau, để Tin Mừng được loan báo cho các dân, các nước.
2. Trong Bài đọc 2 (1 Ga 3,18-24) chúng ta được nghe Thánh Gio-an khuyên nhủ con cái mình hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm chứ đừng yêu thương đầu môi chót lưỡi. Sống chân thật thì sẽ không bị lương tâm chê trách tức không bị lòng chúng ta cáo tội. Mà lương tâm không chê trách thì Thiên Chúa cũng không chê trách. Khi đó chúng ta có quyền mạnh dạn xin Chúa bất cứ điều gì và chúng tasẻ được Người ban cho.
Qua cách diễn tả tư tưởng và nội dung lời khuyên của Gio-an, chúng ta tiếp cận một Đấng Thiên Chúa chỉ mong muốn con người yêu thương nhau cách chân thực và cụ thể để được hạnh phúc trường sinh.
3. Trong Bài Tin Mừng (Ga 15,1-8) chúng ta được nghe những lời hết sức ngọt ngào của chính Chúa Giê-su Ki-tô về mối tương quan giữa Người và chúng ta, giữa Thiên Chúa là Cha của Người và chúng ta: một sự kết hiệp chặt chẽ, một sự sống siêu linh, một mối hiệp thông sâu sắc và một kết quả ngọt ngào.
Chúa Giê-su cũng mạc khải cho chúng ta biết điều thật sự tôn vinh Thiên Chúa Cha là “Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp gì cho chúng ta?
Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần:
Phần thứ nhất là Chúa Giê-su muốn thiết lập với mỗi Ki-tô hữu một mối tương quan cá vị, mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử. Vì thế mỗi người chúng ta phải biết vun vén, xây đắp cho mối tương quan ấy mỗi ngày, mỗi giờ thêm sâu đậm hơn.
Có nhiều cách vun vén, xây đắp mối tương quan ấy:
(a) Trước hết là siêng năng “đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện”,
(b) Kế đến là tham dự các cử hành phụng vụ và bí tích một cách ý thức,
(c) Sau cùng là thực thi công bằng, bác ái Ki-tô giáo và thực hiện những điều Thánh Thần khơi dậy trong lòng khi chúng ta tiếp cận Thánh Kinh hay tiếp xúc với tha nhân, nhất là với người nghèo và bị thiệt thòi trong xã hội.
Phần thứ hai là mỗi Ki-tô hữu được Chúa Giê-su mời sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Người:
(a) Sinh nhiều hoa trái là có đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ.
(b) Trở thành môn đệ Chúa Giê-su là tuân giữ các giới răn của Người, là sống mật thiết với Người và để Người sai đi (x. Mc 3,14) tức nên giống Chúa Giê-su và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người.
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Để việc thi hành sứ điệp Lời Chúa được dễ dàng và cụ thể, xin mỗi người/cộng đoàn hãy dùng mấy câu hỏi gợi ý sau đây để kiểm điểm đời sống:
(a) Tôi và cộng đoàn tôi vun vén xây đắp mối tương quan mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa như thế nào? và bằng cách nào?
(b) Tôi và cộng đoàn tôi có sinh nhiều hoa trái là đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ không? Cách kiểm chứng: Nhìn vào tôi và cộng đoàn tôi, anh chị em lương dân và những người vô thần sống xung quanh, có nhận ra tôi là môn đệ, cộng đoàn tôi là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không?
IV. CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa Cha là Nhà Trồng Nho Vĩ Đại, chúng con cảnm tạ ngợi khen Cha vì chúng con được diễm phúc là cành nho được Cha yêu thương, chăm sóc. Xin Cha hãy cắt tỉa, vun bón cho chúng con để chúng con sinh nhiều hoa trái thơm ngon cho Vườn Nho của Cha là bản thân, gia đình, xã hội chúng con và thế giới hôm nay!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh là Thân Nho mà chúng con là cành, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa đã cho chúng con được diễm phúc trở thành cành nho của thân nho là chính Chúa. Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban Sự Sống thần linh của Chúa cho chúng con, để chúng con sống bằng chính Sự Sống thần linh của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa muốn chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa để tôn vinh Chúa Cha. Xin Chúa làm cho Sự Sống thần linh trong chúng con đơm hoa kết trái bằng đời sống thánh thiện và biến chúng con nên giống Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì Chúa là Sức Sống mà Chúa Giê-su đã ban cho chúng con. Xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa Giê-su để tôn vinh Chúa Cha. Amen.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.