PDA

View Full Version : TRÂU VÀ KÉT VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI



gioidinhhue
05-08-2009, 09:19 AM
Trâu và Két vãng sanh (FR)


Phương Diện Sinh Thái của Thực Hành Tịnh Độ

Bài nói chuyện của Sư Cô Hằng Âm vào ngày 21 tháng 12, 2006 trong khóa Thất A Di Đà tại Vạn Phật Thánh Thành

Varja Bodhi Sea Feb. 2007 p. 45-48



Trong khi chúng ta niệm danh hiệu Phật và cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta cũng có thể cố gắng xây dựng Tịnh Độ ngay trên trái đất này.



Có bao nhiêu người đã xem phim “An Incovenient Truth” (Một Sự Thật Phiền Phức) ? Phim này được cựu Phó Tổng Thống Al Gore sản xuất. Dường như đa số những người ở đây chưa xem phim này. Chúng ta sẽ chiếu phim này tại Phật Điện vào ngày 27 tháng 11. Và sẽ có phần dịch sang Hoa ngữ nữa.

Phim nầy chú trọng về vấn để địa cầu bị nóng lên. Phim cho thấy cách sống hiện tại của chúng ta đang phá hủy thế giới như thế nào – các mỏm băng tan chảy, nước biển sẽ dâng cao 20 bộ và gây lụt nhiều vùng đông dân – nếu chúng ta không thay đổi cách sống của mình. Đây chắc chắn là thế giới Ta Ba chứ không phải là Tịnh độ.

Al Gore đề nghị mười điều quý vị có thể làm để ngưng lại việc địa cầu bị nóng lên và làm giảm thiểu lượng khí CO2:

Thay bóng đèn

Ít lái xe

Tái chế biến nhiều hơn

Kiểm tra bánh xe

Dùng ít nước nóng

Tránh dùng những sản phẩm có bao gói nhiều

Điều chỉnh nhiệt kế (mở lò sưởi)

Tắt những máy móc điện tử

Trồng cây

Trở thành phần tử giúp giải quyết vấn đề

Nhưng thật ra khí carbonic (CO2) có thể không phải là nguyên nhân chính của việc địa cầu bị nóng lên. Nhiều loại khí khác của nhà xanh còn giữ nhiệt mãnh liệt hơn nhiều, khí quan trọng nhất là methane, mạnh hơn khí CO2 đến 21 lần. Nguồn sản xuất khi methane nhiều nhất trên khắp thế giới là kỹ nghệ chăn nuôi súc vật, sản xuất 100 triệu tấn khí methane hàng năm, và đang tăng thêm nữa bởi vì việc tiêu thụ thịt trên toàn thế giới đã gia tăng gấp năm lần trong vòng 50 năm qua. Kết luận: Trong cuộc đời của chúng ta, cách tốt nhất để làm giảm thiểu việc địa cầu bị nóng lên là làm giảm thiểu hoặc loại trừ việc tiêu thụ các sản phẩm động vật bằng cách trở thành người ăn chay hoặc người ăn chay nghiêm ngặt (vegan – không dùng trứng sữa). [1]

Dĩ nhiên việc yêu cầu con người trở thành người ăn chay thì khó khăn hơn vì rất khó thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta. Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu lý lẽ, và sau đó chúng ta có thể thay đổi hành vi. Cũng như trong Kinh Hoa Nghiêm được giảng trước đây, trong đó để cập rằng bốn giai đoạn (tu tập) là tin tưởng, hiểu rõ, thực hành và chứng đắc, thì phần kinh văn về về giai đoạn hiểu rất dài, trong khi giai đoạn thực hành chỉ nói đến trong một phẩm.

Làm thế nào triết lý Phật giáo có thể đem lại sự thay đổi trong cách suy nghĩ và nếp sống đối với địa cầu?

Trong khi thái độ của người Thiên Chúa Giáo Tây Phuơng là con người thống trị thiên nhiên và thiên nhiên hiện hữu để phục vụ các mục đích của con người, thì Đức Phật lại dạy rằng nhân loại cũng là sự tái sanh từ các hình thức sống khác (như động vật), và chúng ta nên tôn trọng các hình thức của sự sống bởi vì chúng đều có tiềm năng trở nên giác ngộ. Hơn nữa, tất cả sinh vật về căn bản đều có liên hệ lẫn nhau; và gây hại cho bất cứ sinh vật nào, chưa nói đến toàn hệ sinh thái, là gây hại cho chính mình.

Các giới luật của Phật giáo có thể áp dụng cho hoàn cảnh sinh thái, như là:

Giết hại: Thải độc tố vào không khí, nước, hoặc đất đai là giết hại chúng sanh một cách chậm chạp.

Trộm cắp: Đốn rừng hoặc phát triển những vùng thuần khiết là cướp đi chỗ ở và sanh mạng của nhiều chúng sanh.

Tham dục: Đào xới và tiêu thụ khối lượng khổng lồ về dầu hỏa, than đá và các khoáng sản cùng tài nguyên khác, là cướp đi những kho tàng từ trái đất đã phát triển qua nhiều thiên niên kỷ và có thể những kho tàng này chính yếu là dùng để nuôi dưỡng những thế hệ tương lai. Với mức độ sử dụng của chúng ta hiện nay, chúng ta sẽ xài hết trong vòng vài chục năm nữa. Những vết sẹo trên mặt đất do việc khai thác mỏ có thể so sánh với những vết sẹo để lại do những bạo hành do dao gây ra trên cơ thể con người. Có những người đã gọi đạo luật vừa được ban hành gần đây mở rộng Vùng Ân Náu Cho Sinh Vật Hoang Dã Quốc Gia Vùng Cực để khoan dầu là luật “Hãm hiếp Trái đất”.

Nói dối: Một số nhà chính trị, được ủng hộ bởi những nhóm có quyền lợi riêng tư đặc biệt hoặc các công ty thương mại lớn muốn khai thác thiên nhiên, sẽ tạo nên những điều dối trá và quên đi sự thật về sự phá hủy môi trường khi họ thông qua những đạo luật cho phép bỏ qua, giảm thiểu hoặc vi phạm những tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh. Điều này có liên quan đến lừa gạt trái đất.

Chất độc hại: Các chất độc hại làm chận đứng chức năng bình thường của tâm trí và cơ thế chúng ta. Do đó, theo định nghĩa, những thực phẩm bị biến đổi di truyền hoặc những thực phẩm pha trộn nhiều chất kích thích tố và hóa chất có thể xem là những chất gây độc. Những chất độc đổ xuống hồ, sông rạch, và nguồn nước ngầm dưới đất có thể xem như những chất độc hại thật sự giết hai chúng sanh và gây thương tích cho sức khỏe hệ sinh thái.

Hòa Thượng đã so sánh trái đất với cơ thể con người, sông rạch như là mạch máu, cây cối là tóc, nhiệt trong đất là sức nóng cơ thể, và các động đất, thiên tai như là triệu chứng bệnh. Nếu loài người xem trái đất như là một chúng sanh hay một hệ thống sống động, thì chắc chắn họ sẽ đối xử trái đất với sự tôn kính và tránh những hoạt động gây hại cho trái đất.

Khi con người chấp nhận hệ thống giá trị Phật giáo và tiếp cận với cuộc đời, con người sẽ tránh các hành động nói trên và không tìm cách lấy đi những tài nguyên thiên nhiên để kiếm lợi. Thay vào đó, họ sẽ sống đơn giản và hài hòa với thiên nhiên cùng với tất cả các chúng sanh. Để bảo về hệ sinh thái, họ sẽ ưa thích các kinh tế địa phương có cơ sở trong cộng đồng sử dụng thực phẩm và tài nguyên sản xuất tại địa phương.

Như thế Vạn Phật Thánh Thành cũng giống như cõi Tịnh Độ trong đó chúng ta có nông trại hữu cơ thiên nhiên không những trồng ra các thực ăn hữu cơ mà còn giúp duy trì động vật hoang dã, chúng ta không cần phải lái xe trong khuôn viên chùa, chúng ta cố gắng tái dụng và tài chế biến hầu như mọi thứ.

Quan trọng nhất, mọi người ở đây đều cố gắng thanh tịnh hóa tâm của mình.

Đến đây tôi muốn chia sẻ vài câu chuyện về những thú vật tu hành – để quay về lại chủ điểm là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Vào năm 1980, tai Phúc Kiến có một cậu bé chăn trâu nói với con trâu rằng: “Ngày mai mày sẽ bị bán cho người làm thịt.” Con trâu lập tức chảy nước mắt và quỳ hai chân trước xuống. Cậu bé chăn trâu nói cho cha mẹ và mấy người quan chức địa phương đến xem, sau đó trâu quỳ xuống và xin được tha mạng. Mọi người đều thương xót, quyên góp một số tiền để mua con trâu đó và đưa trâu đến một tu viện để phóng sanh. Sau khi trâu đến tu viện, trâu rất thích nghe giảng kinh và lạy Phật. Mỗi khi thấy những người tại gia đến tu viện, trâu thường lạy cảm ơn họ. Vào cuối cuộc đời, trâu biết trước giờ mất, nó đi chậm chạp ra đồng và nằm xuống. Sau nữa ngày thì trâu vãng sanh. Đó là vào ngày 13 tháng 10 âm lịch năm 1993. Trâu được chôn tại chỗ nó mất.

http://www.dharmasite.net/TheOx_rec.jpg

Vào năm 1987, một con két lông xanh, mỏ đỏ tử Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên được mang đến Chùa Bảo Đậu ở Nội Mông. Bởi vì con két này ngu si không nói tiếng người được, và mổ cắn vào những người tìm cách huấn luyện nó, nên là con két này ít được ai ưa thích. Cuối cùng con két được đem cho Lão Cư Sĩ họ Vương để nuôi. Cả nhà Cư Sĩ họ Vương đều là Phật tử thuần thành, ưa thích đủ loại động vật và thú vật nhỏ. Họ nuôi trong nhà nhiều chó, mèo, dê, bồ câu bị người ta ruồng bỏ. Sau khi con két vào gia đình này, nó nghe băng niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bỏ Tát được mở suốt ngày, và tánh tình của nó trở nên dịu hiền hơn. Nhiều tháng sau, con két mà trước đây không học nói được gì cả, nay bắt đầu niệm danh hiệu Phật! Nó niệm “Nam Mô A Di Đà Phật! A Di Đà Phật, Phật, Phật! Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát! Quán Âm Phật!” v.v… Giọng của nó rất rõ ràng và dễ nghe.Thường nó nói thêm “Niệm Phật lẹ lên! Anh niệm Phật! (Anh là tên riêng của nó), A, Niệm Phật đi!”

Mỗi ngày khi chủ của nó tụng kinh sáng và tối, con két thường đi theo. Bất cứ khi nào có người tụng kinh hay niệm Phật trong Phật đường của nhà họ Vương, nó đều tham gia. Ngay cả khi chủ của nó niệm thầm trong tâm, con két cũng biết và niệm lâu giống như chủ. Điều kỳ lạ nhất là ngoài việc niệm danh hiệu Phật, không ai có thể dạy nó nói điều gì khác. Gia đình họ Vương đón tiếp nhiều người đến nhà cùng tụ tập với nhau, và hàng ngày có nhiều tiếng nói chuyện trong nhà. Tuy nhiên con két không bao giờ học những câu thông thường như “Ông khỏe không? Xin mời ngồi.” Là những câu người ta cố gắng dạy nó. Nó chỉ nói “Niệm Phật đi! Nam Mô A Di Đà Phật!”

Một ngày nọ vào tháng 5 năm 1998, con két bị cái gì đó làm cho sợ sệt và sau đó ngừng ăn. Nó bị tiêu chảy liên tục cho đến ngày hôm sau. Khi gần cuối cuộc đời, nó cùng niệm danh hiệu Phật với chủ, và người ta có thể nghe tiếng niệm yếu ớt “Nam Mô A Di Đà Phật” từ trong cổ họng của nó. Sau khi vãng sanh, cơ thể nó vẫn mềm mại và lông vẫn sáng giống như đang còn sống. Cư sĩ họ Vương và cả gia đình ông niệm cho nó suốt 12 giờ đồng hồ. Họ mời một vị Lão Pháp sư từ Ngũ Đài Sơn đến chủ trì lễ hỏa táng, hơn một trăm người cư sĩ nghe biết và đến tham dự. Đó là một buổi lễ trang trọng. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy lưỡi của con két vẫn còn nguyên vẹn và hơn 20 xá lợi trắng như ngọc với những đốm đỏ li ti, cùng nhiều chục xá lợi tử.

http://www.dharmasite.net/TheParrot_rec.jpg

http://www.dharmasite.net/TheParrot_shar.jpg



Câu chuyện này, cùng với nhiều câu chuyện khác về những con vật trong Phật giáo, cho thấy rằng từ sinh vật khôn ngoan nhất đến sinh vật ngu si nhất tất cả đều có thể được lợi ích của việc niệm danh hiệu Phật. Câu chuyện này cũng cho thấy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể trở thành Phật.



Chú thích:

1 “Mohr, Noam “ Chiến Lược Mới Làm Nóng Toàn Cầu: Làm Thế Nào Những Nhà Môi Sinh Bỏ Sót Việc Ăn Chay Là Dụng Cụ Hữu Hiệu Nhất Chống Lại Sự Thay Đổi Khí Hậu Trong Cuộc Đời Chúng Ta” , tháng 8, 2005 Báo Cáo của Earthsave International (Quốc Tê Cứu Vãn Địa Cầu).(PDF file)

gioidinhhue
05-15-2009, 08:53 AM
a.Quyết tâm cầu sanh Tịnh độ

Buổi sáng 21-12-98



Hôm nay mở đầu Phật thất ở Dallas, [pháp] sư [Ngộ] Khải gởi fax cho tôi hy vọng trong thời gian Phật thất này, [tôi có thể] dùng mạng internet mỗi ngày nói chuyện vài câu với mọi người.

Trong những năm gần đây không kể cư trú ở đâu chúng ta đều cảm thấy thế giới càng ngày càng không an toàn, tai nạn xảy ra khắp nơi, vả lại càng ngày càng nghiêm trọng. Nhân tình lãnh đạm, không biết ân nghĩa, không những tự hủy diệt mà không hay không biết, lại còn tạo ra những tội hủy diệt Phật pháp, hủy diệt thế gian. Chúng ta không nói đến người khác, chỉ nói những người học Phật trong 4 chúng đệ tử, có ai không tạo ra những tội này? Ngày xưa người ta tạo tội nhẹ, ngày nay người ta tạo tội nặng; khi tạo tội thiệt nặng nhưng tự mình lại không biết, như vậy là ngu si. Những người ngu si hằng ngày nghe giảng kinh, hằng ngày đọc kinh, vẫn không giác ngộ như cũ, đây là vì ‘chướng sâu nghiệp nặng’; nếu không tiêu trừ nghiệp chướng sâu nặng này thì tuyệt đối không thể tránh khỏi đọa lạc vào tam ác đạo.



1. Cảm niệm ân Phật, ân của hộ pháp

Nếu chúng ta muốn cải thiện đời sống, công phu tu học được đắc lực, biện pháp duy nhất là phải nghe [giảng] kinh cho nhiều thiệt nhiều. Lúc còn tại thế đức Phật Thích Ca giảng kinh trên 300 hội, thuyết pháp ròng rã 49 năm, đức Phật Thích Ca chưa từng hướng dẫn đại chúng niệm Phật lần nào, hoặc tham thiền một lần nào cả. Phải nên biết đức Phật không hướng dẫn chúng ta tu hành là tại vì tu hành dễ dàng, giác ngộ khó khăn. Cũng vì giác ngộ quá khó cho nên đức Phật khổ tâm mỏi miệng phải thuyết pháp mỗi ngày, khuyến đạo mỗi ngày. Chúng sanh ngu si, tuy mỗi ngày nghe Phật thuyết pháp nhưng vẫn mê mờ như cũ.

Tuy vậy đức Phật đại từ đại bi vẫn giảng kinh mỗi ngày; chúng sanh đọa lạc trong lục đạo thì Phật thị hiện trong lục đạo, vẫn đi theo không nỡ bỏ rơi, đây gọi là ‘trong nhà Phật không xả bỏ bất cứ người nào’. Chúng sanh tạo tội nghiệp, phỉ báng và sỉ nhục Phật, Bồ Tát, thậm chí hãm hại các ngài, nhưng các ngài không màng đến, vẫn thương xót chúng sanh, giảng kinh thuyết pháp vì chúng sanh, đây là lòng đại từ đại bi của chư Phật, Bồ Tát. Ðời đời kiếp kiếp trong vô lượng kiếp qua vẫn không bỏ rơi chúng sanh, đây là việc không phải một số người thường có thể làm được, từ điểm này chúng ta có thể hiểu được ân đức của Phật là bao lớn.

Hàn Quán Trưởng hộ trì chúng ta trong suốt 30 năm, xây dựng nền móng vững chắc cho chánh pháp. Có người nói Hàn Quán trưởng có công và cũng có lỗi lầm, nhưng theo tôi nghĩ thì bà chỉ có công chứ không có lỗi lầm chi hết. Nếu quý vị bình tĩnh quan sát kỹ càng thì sẽ biết công đức của bà vô lượng vô biên. Ðây là một vị Bồ Tát tái lai, thị hiện cho chúng ta xem, người trong thế gian làm sao biết được?

Trong kinh nói người ở Tây Phương Cực Lạc thế giới cho dù hạ hạ phẩm vãng sanh đều có ‘thiên nhãn đổng thị, thiên nhĩ triệt thính, tha tâm biến tri’ (thiên nhãn nhìn suốt, thiên nhĩ nghe thấu, tha tâm đều biết), năng lực của sáu căn hầu như bằng với đức Phật A Di Ðà, cho nên chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành động, chư Phật, Bồ Tát nhìn thấy rõ rõ ràng ràng. Chúng ta mong cầu vãng sanh thì khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành động nhất định phải tương ứng, phù hợp với lý luận và phương pháp của sự vãng sanh, điểm này vô cùng quan trọng. Tây phương Cực Lạc thế giới là ‘Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ’ (nơi tụ tập của các người thiện nhất), cho nên chúng ta niệm Phật thì cũng phải tu ‘thượng thiện’. Nếu tâm không thiện, ngôn ngữ không thiện, cho dù một ngày niệm 10 vạn câu Phật hiệu thì cũng không vãng sanh được. Giống như lời của hai vị tôn giả Hàn Sơn và Thập Ðắc đã nói: ‘Hét bể cổ họng cũng luống công’ (hai vị này là hoá thân của Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát).
Pháp sư Tịnh Không

gioidinhhue
05-15-2009, 09:01 AM
2. Nội dung và phương pháp tu hành trong Phật điển

Chúng ta đã phát tâm cứu mình thì cũng phải [phát tâm] cứu người xung quanh; sự sanh hoạt và tu học nhất định phải đúng như lý, như pháp, vì vậy phải hiểu rõ nội dung của kinh Phật. Nội dung này có bốn điểm: ‘Giáo, Lý, Hành, Quả’.

Lời dạy của đức Phật được người đời sau ghi chép lại thành kinh điển, những ngôn ngữ, văn tự, lời chép trong kinh này gọi là ‘Giáo’.

Hàm ý chứa đựng trong ‘Giáo’ gọi là ‘Lý’, ‘Lý’ này là lý luận giải thích rõ chân tướng sự thật của vũ trụ, nhân sinh. Chỉ có đức Phật mới có thể nói rõ những chân tướng sự thật này vì đây là cảnh giới mà đức Phật [đích] thân chứng [được], là cảnh giới hiện lượng (đích thật từng trải qua) chứ không phải do suy đoán, vọng tưởng.

Không những đức Phật nói rõ ràng đạo lý và sự thật này, Ngài còn dạy chúng ta phương pháp để khế nhập vào cảnh giới của chư Phật Như Lai, đây tức là ‘Hành’ (phương pháp thực hành).

Noi theo lý luận phương pháp trong kinh điển mà làm, đạt được sự lợi ích thù thắng, việc này tức là ‘Quả’.

Chúng ta hiểu rõ tính chất của kinh điển thì mới khâm phục Phật pháp, bái phục đến năm vóc sát đất.

Ðức Phật dạy chúng ta khi tu học phải kiến lập một khái niệm căn bản, đó là ‘Tín, Giải, Hành, Chứng’.

‘Tín’ là tin sâu, không nghi ngờ những lời giáo huấn của đức Phật.

‘Giải’ là hiểu rõ, thấu triệt lý luận trong kinh điển.

‘Hành’ tức là làm theo lý luận phương pháp này.

‘Chứng’ tức là đích thân chứng được cảnh giới giống y như chư Phật Như Lai.

Ngày nay chúng ta còn tạo nghiệp, còn vọng tưởng, còn nói vọng ngôn tức là không hiểu thấu lý luận, không biết được sự lợi hại nên mới tạo ra những nghiệp tội nặng nề thậm chí hủy diệt Phật pháp, chướng ngại Phật pháp, làm cho người ta thoái tâm (sụt lùi).

Phải biết khi gặp nghịch cảnh Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát còn có thể thoái tâm; chỉ có Pháp Thân Ðại Sĩ mới không thoái tâm. Chướng nạn của chúng ta rất nhiều, bao gồm cả trong lẫn ngoài. Những việc làm của Hàn Quán Trưởng và cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Tân Gia Ba đều là hành vi của đại Bồ Tát, Pháp Thân Ðại Sĩ. Hàn Quán Trưởng hộ trì chánh pháp suốt 30 năm vẫn không sụt lùi; luôn luôn không bị ảnh hưởng bởi những lời phỉ báng, tin đồn, kiếm chuyện phá rối, đều như như bất động và xem như không có việc gì xảy ra, điều này vô cùng hiếm có, quý báu! Khi Lý cư sĩ gặp phải bất cứ chướng nạn gì, bất cứ lời hủy báng gì đều không thoái tâm, xây dựng đạo tràng ở Tân Gia Ba thành một đạo tràng điển hình, gương mẫu. Nếu không phải là hoá thân của chư Phật, Bồ Tát, Pháp Thân Ðại Sĩ ứng hiện thì không thể làm được. Chúng ta có được nhân duyên thù thắng này tức là gặp được hộ pháp chân chánh. Cho nên mặc cho người ta hủy báng, phá hoại, làm gì thì làm, chúng ta đều được sự hộ trì của chư Phật, Bồ Tát.

Ngày nay Tịnh Tông có thể hoằng truyền khắp thế giới, những người niệm kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Ðà và tu học theo lý luận của kinh này theo thống kê một cách bảo thủ thì ít lắm cũng được hơn 20 triệu người. Tịnh Tông có thể đạt được thành tích như vậy là công đức của Hàn Quán Trưởng, chúng ta uống nước thì phải nhớ nguồn, tri ân báo ân (biết ơn đền ơn). Nếu thiệt thấy rõ, hiểu thấu thì mới biết đây là Bồ Tát thị hiện, cảnh thuận hay nghịch đều là tăng thượng duyên (trợ duyên), đều để thành tựu Phật pháp, thành tựu cho chúng sanh.

Lúc trước thầy Lý nói với tôi muốn thực sự thành tựu trong việc hoằng pháp lợi sanh, nhất định phải [cư] trú lâu dài tại một nơi nhất định. Hiện nay chúng ta an tâm lưu tại Tân Gia Ba, toàn bộ nhân lực, tài lực, vật lực đều tập trung tại đây mới có thể thành lập được một đạo tràng gương mẫu, tuyệt đối không thể phân tán lực lượng, tinh thần. Cho nên chúng ta gặp được rất nhiều Bồ Tát ở nơi đó, thiệt đúng là ‘chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ’ (những người thiện nhất tụ hợp ở một chỗ). Vì mục đích khuyếch trương nền giáo dục của Phật Ðà, chúng ta dùng thân phận của người quét dọn, người làm công để làm việc cho đức Phật A Di Ðà, chư Phật Như Lai. Ðừng tưởng là mình đã làm được việc gì cả, tất cả những thứ này đều là Phật, Bồ Tát an bài, là do chư Phật, Bồ Tát làm nên đấy, chúng ta chỉ bất quá chấp hành theo mà thôi. Cho nên thầy Lý dạy tôi phải ‘tin Phật’, tin Phật thiệt quá khó. Nhưng phải tin thiệt nghe!

Trong thời đại nhiều tai nạn này, con đường duy nhất của chúng ta là niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ; dự Phật thất cũng lấy việc này làm mục tiêu. Chúc quý vị Phật thất lần này được thành tựu viên mãn.

gioidinhhue
05-16-2009, 12:54 AM
Nỗi Bất Hạnh của Cửa Phật

Tới lúc chết rồi mà vẫn cho là bí mật, bí mật, bí mật... Mật đến chỗ rơi vào địa ngục vẫn còn mật.



Tôi vừa nói cho quý-vị nghe công án của gốc cây đó, quý-vị không tin cũng chẳng sao. Bây giờ chúng ta thảo luận đến vấn đề sau đây, tuyệt đối không thể không tin được.

Tại sao con người phải học Phật-pháp? Ðộng cơ tối thượng không ngoài ý muốn "ly khổ đắc lạc, liễu sinh thoát tử." Song chẳng may nhiều người có chí thoát đường mê nhưng lại đi vào đường mê.

Theo Phật-giáo vì muốn thoát luân hồi nhưng bởi chẳng cẩn thận nên rất dễ rớt vào mê hồn trận. Nếu không biết khéo dùng trạch-pháp-nhãn, sáng suốt mà lựa Pháp, thì dễ bị những thứ tà tri tà kiến làm mê hoặc, rồi đi làm những việc không nên làm.

Thí dụ như muốn ly khổ đắc lạc, song lỡ xẩy chân rơi vào cửa địa ngục. Lại còn những chuyện tệ hại hơn nữa, tức là trong Phật-giáo Mật-tông có kẻ dạy phương pháp gọi là Song Tu Pháp. Họ nói chỉ cần niệm thần chú gì gì đó, trai, gái cùng nhau tu pháp "Hoan Hỷ Thiền." Còn nói đó là pháp cao nhất, không những thỏa mãn được lòng dâm dục, mà còn có thể tức khắc thành Phật. Song, thành Phật đâu phải dễ dàng như vậy! Nếu không cắt đứt lòng dâm dục, mà thành Phật, thì rất là vô lý. Trong thiên hạ không có đạo lý nào như vậy cả.

Ðời nay, đa số con người đều tham tu cho mau cho chóng, thích đi đường tắt. Hễ nghe nói có phương pháp huyền diệu thì liền bị mê hoặc, rồi rớt vào lưới ma, tới lúc chết rồi mà vẫn cho là bí mật, bí mật, bí mật... mật đến chỗ rơi vào địa ngục vẫn còn mật.



Kiếp Sau Muốn Làm "Liên-Thể-Anh"

Ðồng tính luyến ái là trái ngược lại với đạo lý trời đất; hoàn toàn sai với luân thường.



Ý kiến tôi vừa phát biểu không phải thái quá hay nguyền rủa ai đâu. Trong Phật-giáo thật sự có những hành vi bại hoại tổn đức như vậy. Do đó Phật-giáo mới không hưng thịnh được.

Chuyện nầy mình sẽ không bàn tới nữa, song còn vấn đề nghiêm trọng hơn, nó liên quan đến toàn nhân loại, không thể không đề cập tới. Ðó là chuyện đồng tính luyến ái càng ngày càng nhiều. Cũng như ở Nữu Ước (New York) và Cựu Kim Sơn (San Francisco) có tới hơn mười vạn kẻ đồng tính luyến ái. Thậm chí có nhiều nhà chức trách công khai nhận rằng mình là đồng tính luyến ái và tán thành chuyện này; lại còn hô hào xã hội chấp nhận sự kết hôn giữa những kẻ đồng tính luyến ái ấy. Chúng ta phải biết rằng đồng tính luyến ái là trái ngược lại lý tự nhiên, ngược lại với luân thường đạo lý. Trào lưu nầy là do yêu ma quỷ quái khơi động; như châm dầu vào lửa, khiến con người sớm đọa địa ngục.

Vừa rồi tôi nói tới sự yêu đương ngu si của nam nữ, họ thề rằng: "Tại thiên, nguyện tác tỷ dực điểu. Tại địa, nguyện vi liên lý chi." Nghĩa là trên trời thì nguyện làm đôi uyên ương. Dưới đất thì nguyện làm cây liền cành. Trai gái kết hôn là chuyện thông thường, nên cổ nhân có câu: "Nam nữ chi sự nhân chi đại luân" nghĩa rằng chuyện nam nữ là chuyện luân thường của loài người. Nếu mình muốn đi thuận với con đường sinh tử thì mình kết hôn, sinh con, điều đó chẳng đi ngược lại với trời đất. Song nếu mình đồng tính luyến ái là trái ngược lại với đạo lý trời đất; hoàn toàn sai với luân thường. Quả báo là mình sẽ sinh ra làm liên-thể-anh, hai đứa trẻ sinh ra tay chân dính liền nhau. Hiện tại trên thế giới xuất hiện rất nhiều đứa trẻ như vậy. Trong tương lai không xa sẽ còn xuất hiện nhiều thú vật thân thể dính liền như thế. Bởi vì những người nầy đã làm chuyện yêu quái, những chuyện thấp hèn, hạ tiện, cho nên sẽ đọa làm súc vật.

Do đó nếu quý-vị chưa học Phật, nên ở ngoài đời không giữ qui củ, làm bừa bãi, thì không có gì lạ. Còn nếu quý-vị học Phật rồi, thì cần phải hiểu sâu xa đạo lý nhân quả, đừng phạm tội lỗi. Phải hết sức cẩn thận, thật cẩn thận.

Hòa Thượng Tuyên Hóa