Dan Lee
05-09-2009, 12:40 AM
KẾT HIỆP VỚI NHAU TRONG CHÚA
====================== Ga 15:1-8
Đã một lần trong đời, chúng ta được nghe nói ít nhiều về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài sinh năm 1873 tại Normandy, Pháp Quốc trong một gia đình thánh thiện, đạo đức. Là những kitô hữu gương mẫu, cha mẹ Têrêsa: ông bà Louis và Zelie Martin, luôn giáo dục con cái sống đạo tốt lành, kính Chúa yêu người cách trọn hảo. Chúa không những ban tặng cho ông bà nhiều người con ưu tú, tất cả đều đi tu sống đời thánh hiến; Ngài lại còn chúc phúc cho ông bà được vinh quang giữa hàng chư thánh.
Têrêsa, người con út trong gia đình Martin, đã nhập tu Dòng Kín khi mới 15 tuổi, với phép chuẩn đặc biệt của ĐGH Lêô XIII. Nàng sống đời âm thầm, đêm ngày kinh nguyện, hy sinh, gắn bó mật thiết với Chúa. Một ngày nọ, sau một cơn lao phổi trầm trọng, Têrêsa đã nhắm mắt ly trần khi tuổi đời vừa 24 xuân xanh. Bất ngờ 28 năm sau đó (1925), cả thế giới xôn xao, khi tên Ngài được tôn phong lên bậc Hiển Thánh: một đại thánh được chọn làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo. Càng ngạc nhiên hơn, gần 80 năm sau đó (2003), Ngài được tôn vinh thêm với danh hiệu Tiến Sĩ Giáo Hội.
Nhiều người thắc mắc: khi đọc tiểu sử cuộc đời Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh nữ đâu có nét đặc biệt nào nổi bật, so với các vị Thánh khác: một Đaminh với tài giảng thuyết chống lại lạc giáo Albigensê, một Phanxicô Xaviê lẫy lừng đi khắp thế gian rửa tội nhiều dự tòng, một Tôma Tiến Sĩ uyên bác với kho tàng triết lý đạo giáo vững chắc, một Vincentê Ferriô đạo đức nỗi tiếng hay làm phép lạ... Vậy tại sao Têrêsa Hài Đồng Giêsu bổng dưng trở thành vị đại thánh của thế kỷ XX ?
Câu trả lời dễ hiểu nhất mà các nhà thần học đã tìm ra được chìa khoá vấn đề: đó là con đường thơ ấu thiêng liêng, sống nội tâm sâu xa, khiêm nhu nhỏ bé, chịu đựng hy sinh…để nên một với Chúa, gắn bó hiệp nhất trong Chúa; đã giúp Têrêsa được hiển vinh trong hàng ngũ Các Thánh trên trời.
Đúng vậy, lời Chúa phán hôm nay: “Thầy là cây nho, các con là nhành…Nhành nào kết hiệp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái”. Suốt cuộc đời trần thế vắn vỏi, Têrêsa đã luôn có tâm hồn hướng thượng, biết liên đới mật thiết với Chúa từng phút giây. Ngài muốn là con thơ bé nhỏ trong vòng tay mẹ hiền là chính Chúa, Ngài mong làm của lễ toàn thiêu dâng lên Chúa mỗi ngày, ở cùng Chúa không ngơi.
Sự kết hiệp gắn bó trong Chúa, như thế, cần thiết lắm thay.
A. Sự kết hiệp gắn bó giữa cây nho và nhành nho.
1. Theo môi trường địa lý, người ta khảo sát nơi vùng đất Israel, miền Palestine: Nho bao giờ
cũng là loại cây ăn trái thích hợp, phát triển tươi tốt.
+ Sách Dân Số (Ds 13:23) thuật lại câu chuyện dân Israel trên đường về Đất Hứa đã dừng
chân ở sa mạc. Trước khi tiến vào đất mới Canaan, Maisen cho toán quân đi dọ thám
trước. Họ vào đến thung lũng Ét-côn chặt và mang về những nhành nho, chùm nho nặng
trĩu với hai người khiêng. Điều đó cho thấy: Đất Hứa mà dân Israel sẽ tiến chiếm và định
cư sẽ là một vùng đất chảy sữa và mật ong, nhiều nho xanh tươi tốt.
2. Dựa vào thời tiết bốn mùa thay đổi, người Do Thái bắt đầu vụ nho vào mùa Xuân, tràn ngập
sức sống: lá nho mọc vươn ra theo giàn, trổ bong; đến mùa Hạ xuất hiện những trái nhỏ mơn
mởn; mùa Thu nho chín rộ nặng trĩu xum xuê, phải thuê thợ thu hoạch cho kịp thời vụ; sang
mùa Đông, nhành nho héo tàn, người ta tỉa, xén những nhành, rễ vô tích sự, dư thừa.
3. Bình thường, cây nho phát sinh hoa trái tốt là do sự lưu thông nhựa nguyên. Nhựa sống từ gốc
rễ dưới đất hút lên thân cây nho, dần dần luân chuyển sang nhành nho: nó nuôi sống toàn thân
nho. Cho nên, nhành nho dính liền với thân nho, bao giờ cũng đầy đủ sức sống, không khô héo.
Nhành nho phát triển hoa lá tươi xanh, kết trái thành từng chùm, thu hoạch tốt đẹp.
Nhành nho sinh nhiều trái, nhờ sự kết hiệp chặt chẽ với thân cây nho: nó nhận nhựa
nguyên từ thân cây lưu truyền sang, luôn sinh hoa kết quả dồi dào.
B. Sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa Giêsu và kitô hữu.
1. Trong Tin Mừng hôm nay: Chúa Giêsu đã tự sánh ví Ngài là cây nho thật và kitô hữu là những
nhành nho. Như nhành nho nhận sức sống từ cây nho, kitô hữu cũng phải bám chặt vào Chúa
mới sinh hoa trái nhân đức tốt lành, thánh thiện; vì “không có Thầy, các con không thể làm
được sự gì”; “Ai ở trong Thầy, thì Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái” (Ga 15:5).
+ Là người Công Giáo, không dự lễ buộc hàng tuần, làm sao duy trì đức tin vững chắc?
+ Là người có đạo, không cầu nguyện mỗi ngày, làm thế nào nhớ đến Chúa được?
+ Là kitô hữu, không xưng tội hàng năm, không giữ luật Lễ Buộc, xa Chúa dài dài, thiếu
Ơn Thánh nâng đỡ cần thiết, làm sao có thể sống đạo, giữ Đạo đều hoà?
Mất ơn thánh trong mình, vì không kết hiệp gắn bó thường xuyên với Chúa, con người dễ bán
linh hồn mình cho ma qủy, chẳng khác gì nhành nho héo tàn vì không dính liền với thân nho.
2. Làm thế nào để bám chặt, kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu?
+ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: chịu đau đớn, hy sinh nhớ đến Chúa từng phút giây.
+ Thánh Gioan Tông Đồ: “Ai tuân giữ giới răn của Chúa, thì ở lại trong Thiên Chúa” ( 1 Ga.3:24 )
+ ĐGH Bênêdictô XVI: Mùa Phục Sinh năm 2006, một số em bé được Rước Lễ Lần
Đầu trong các giáo xứ Mỹ. Em Andrea đã hỏi Đức Thánh Cha rằng: “Kỷ niệm nào
đáng nhớ trong ngày rước lễ lần đầu của Ngài?”. ĐGH Bênêđictô XVI đã trả lời:
“Năm 1936, khi vừa đủ 9 tuổi, Cha được rước Chúa lần đầu. Lúc ấy, Cha ao ước
được luôn ở với Chúa, nhưng trước hết, Chúa hãy ở với con”.
Và quả thật, chính Chúa đã đồng hành liên tục với Đức Thánh Cha, nắm lấy tay
Ngài, dắt Ngài băng qua những khó khăn trong đời.
+ Chính Chúa Giêsu: cũng giúp ta một phương thế để bám chặt vào Chúa, đó là Ơn
Thánh trong Bảy Bí Tích mà Ngài đã lập ra để thánh hoá con người.
3. Nhìn vào cuộc đời Thánh Phaolô dưới ánh sáng Bài Đọc 1 hôm nay, ta thấy:
+ Khi chưa nhận biết tiếng Chúa, chưa kết hiệp trong Chúa: Saolô không ngừng phạm
sai lầm, ra sức bách hại đạo Chúa, mọi kitô hữu khiếp sợ ông.
+ Với biến cố ngã ngựa ở Damas, Chúa đã chạm đến Saolô: ban ơn thánh thức tỉnh ông.
+ Được tái sinh trong Ơn Chúa, Saolô ra vào Giêrusalem dạn dĩ xưng danh Chúa: gắn bó
với Chúa để sinh hoa trái tốt lành cho đời mình.
+ Saolô bị thử thách, khốn khổ, tù đày suốt 3 cuộc hành trình truyền giáo cho dân ngoại:
sẵn sàng chịu tiả xén đau đớn, để sai trái hơn.
+ Cuối cùng, làm chứng tôn vinh danh Chúa đến giọt máu cuối cùng tại Roma: lúc này
Saolô “tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,, mà Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20)
Cả con người Phaolô đã thực sư gắn bó, bám chặt trong Chúa hoàn toàn.
C. Cho ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day: sự kết hiệp chặt chẽ giữa người mẹ và đứa con.
Trong gia đình, tương quan Mẹ-Con luôn mang tính bền chặt, gắn bó thường xuyên, chẳng
khác gì liên hệ giữa thân nho và nhành nho.
1. Khi đứa con được hình thành bào thai trong lòng người mẹ: cuộc đời mẹ gắn liền với con.
+ ăn uống những thực phẩm dinh dưỡng tốt, cho sự phát triển thuận lợi trẻ thơ.
+ kiêng cử những món ăn không thích hợp, nhằm bảo vệ bào thai.
+ sinh hoạt vui vẻ bình thường, tránh suy nghĩ căng thẳng, tạo tâm lý ổn định cho hài nhi
tương lai.
Mẹ như cái nôi cưu mang, cho con những giọt sữa tinh tuyền, chan chứa hạnh phúc đời con.
2. Sự kết hiệp chặt chẽ còn thể hiện qua cuộc sống người mẹ hy sinh tất cả cho đứa con.
+ “Gió mùa Thu mẹ ru con ngủ, năm canh chày thức đủ năm canh”
+ “ Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học mẹ đi trường đời”.
+ “ Dù đói lòng, mẹ cũng ăn đọt chà là
Để con ăn hạt cơm trắng, đẫy đà lớn khôn”.
Nói chung, từ lúc mang nặng đẻ đau cho đến khi con khôn lớn thành người: cả một đời mẹ
là sống chết hoàn toàn vì con, cho con, liên kết từng hơi thở lo âu với con.
Hình ảnh rõ nét nhất là cuộc đời Đức Maria gắn bó từng giây phút với Chúa Giêsu,con Mẹ.
D. Lời Nguyện Kết:
Lạy Chúa, xin giúp con luôn hiệp nhất với Chúa,
như nhành nho liên kết với thân nho,
như đàn chiên luôn nghe tiếng chủ chiên,
như con thơ tìm nép bóng mẹ hiền.
Ước gì mỗi ngày con sống, con quen bước đi trong Chúa
và kết hiệp với Chúa từng phút giây. Amen.
Dominic Dieu Tran, Houma.
====================== Ga 15:1-8
Đã một lần trong đời, chúng ta được nghe nói ít nhiều về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài sinh năm 1873 tại Normandy, Pháp Quốc trong một gia đình thánh thiện, đạo đức. Là những kitô hữu gương mẫu, cha mẹ Têrêsa: ông bà Louis và Zelie Martin, luôn giáo dục con cái sống đạo tốt lành, kính Chúa yêu người cách trọn hảo. Chúa không những ban tặng cho ông bà nhiều người con ưu tú, tất cả đều đi tu sống đời thánh hiến; Ngài lại còn chúc phúc cho ông bà được vinh quang giữa hàng chư thánh.
Têrêsa, người con út trong gia đình Martin, đã nhập tu Dòng Kín khi mới 15 tuổi, với phép chuẩn đặc biệt của ĐGH Lêô XIII. Nàng sống đời âm thầm, đêm ngày kinh nguyện, hy sinh, gắn bó mật thiết với Chúa. Một ngày nọ, sau một cơn lao phổi trầm trọng, Têrêsa đã nhắm mắt ly trần khi tuổi đời vừa 24 xuân xanh. Bất ngờ 28 năm sau đó (1925), cả thế giới xôn xao, khi tên Ngài được tôn phong lên bậc Hiển Thánh: một đại thánh được chọn làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo. Càng ngạc nhiên hơn, gần 80 năm sau đó (2003), Ngài được tôn vinh thêm với danh hiệu Tiến Sĩ Giáo Hội.
Nhiều người thắc mắc: khi đọc tiểu sử cuộc đời Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh nữ đâu có nét đặc biệt nào nổi bật, so với các vị Thánh khác: một Đaminh với tài giảng thuyết chống lại lạc giáo Albigensê, một Phanxicô Xaviê lẫy lừng đi khắp thế gian rửa tội nhiều dự tòng, một Tôma Tiến Sĩ uyên bác với kho tàng triết lý đạo giáo vững chắc, một Vincentê Ferriô đạo đức nỗi tiếng hay làm phép lạ... Vậy tại sao Têrêsa Hài Đồng Giêsu bổng dưng trở thành vị đại thánh của thế kỷ XX ?
Câu trả lời dễ hiểu nhất mà các nhà thần học đã tìm ra được chìa khoá vấn đề: đó là con đường thơ ấu thiêng liêng, sống nội tâm sâu xa, khiêm nhu nhỏ bé, chịu đựng hy sinh…để nên một với Chúa, gắn bó hiệp nhất trong Chúa; đã giúp Têrêsa được hiển vinh trong hàng ngũ Các Thánh trên trời.
Đúng vậy, lời Chúa phán hôm nay: “Thầy là cây nho, các con là nhành…Nhành nào kết hiệp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái”. Suốt cuộc đời trần thế vắn vỏi, Têrêsa đã luôn có tâm hồn hướng thượng, biết liên đới mật thiết với Chúa từng phút giây. Ngài muốn là con thơ bé nhỏ trong vòng tay mẹ hiền là chính Chúa, Ngài mong làm của lễ toàn thiêu dâng lên Chúa mỗi ngày, ở cùng Chúa không ngơi.
Sự kết hiệp gắn bó trong Chúa, như thế, cần thiết lắm thay.
A. Sự kết hiệp gắn bó giữa cây nho và nhành nho.
1. Theo môi trường địa lý, người ta khảo sát nơi vùng đất Israel, miền Palestine: Nho bao giờ
cũng là loại cây ăn trái thích hợp, phát triển tươi tốt.
+ Sách Dân Số (Ds 13:23) thuật lại câu chuyện dân Israel trên đường về Đất Hứa đã dừng
chân ở sa mạc. Trước khi tiến vào đất mới Canaan, Maisen cho toán quân đi dọ thám
trước. Họ vào đến thung lũng Ét-côn chặt và mang về những nhành nho, chùm nho nặng
trĩu với hai người khiêng. Điều đó cho thấy: Đất Hứa mà dân Israel sẽ tiến chiếm và định
cư sẽ là một vùng đất chảy sữa và mật ong, nhiều nho xanh tươi tốt.
2. Dựa vào thời tiết bốn mùa thay đổi, người Do Thái bắt đầu vụ nho vào mùa Xuân, tràn ngập
sức sống: lá nho mọc vươn ra theo giàn, trổ bong; đến mùa Hạ xuất hiện những trái nhỏ mơn
mởn; mùa Thu nho chín rộ nặng trĩu xum xuê, phải thuê thợ thu hoạch cho kịp thời vụ; sang
mùa Đông, nhành nho héo tàn, người ta tỉa, xén những nhành, rễ vô tích sự, dư thừa.
3. Bình thường, cây nho phát sinh hoa trái tốt là do sự lưu thông nhựa nguyên. Nhựa sống từ gốc
rễ dưới đất hút lên thân cây nho, dần dần luân chuyển sang nhành nho: nó nuôi sống toàn thân
nho. Cho nên, nhành nho dính liền với thân nho, bao giờ cũng đầy đủ sức sống, không khô héo.
Nhành nho phát triển hoa lá tươi xanh, kết trái thành từng chùm, thu hoạch tốt đẹp.
Nhành nho sinh nhiều trái, nhờ sự kết hiệp chặt chẽ với thân cây nho: nó nhận nhựa
nguyên từ thân cây lưu truyền sang, luôn sinh hoa kết quả dồi dào.
B. Sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa Giêsu và kitô hữu.
1. Trong Tin Mừng hôm nay: Chúa Giêsu đã tự sánh ví Ngài là cây nho thật và kitô hữu là những
nhành nho. Như nhành nho nhận sức sống từ cây nho, kitô hữu cũng phải bám chặt vào Chúa
mới sinh hoa trái nhân đức tốt lành, thánh thiện; vì “không có Thầy, các con không thể làm
được sự gì”; “Ai ở trong Thầy, thì Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái” (Ga 15:5).
+ Là người Công Giáo, không dự lễ buộc hàng tuần, làm sao duy trì đức tin vững chắc?
+ Là người có đạo, không cầu nguyện mỗi ngày, làm thế nào nhớ đến Chúa được?
+ Là kitô hữu, không xưng tội hàng năm, không giữ luật Lễ Buộc, xa Chúa dài dài, thiếu
Ơn Thánh nâng đỡ cần thiết, làm sao có thể sống đạo, giữ Đạo đều hoà?
Mất ơn thánh trong mình, vì không kết hiệp gắn bó thường xuyên với Chúa, con người dễ bán
linh hồn mình cho ma qủy, chẳng khác gì nhành nho héo tàn vì không dính liền với thân nho.
2. Làm thế nào để bám chặt, kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu?
+ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: chịu đau đớn, hy sinh nhớ đến Chúa từng phút giây.
+ Thánh Gioan Tông Đồ: “Ai tuân giữ giới răn của Chúa, thì ở lại trong Thiên Chúa” ( 1 Ga.3:24 )
+ ĐGH Bênêdictô XVI: Mùa Phục Sinh năm 2006, một số em bé được Rước Lễ Lần
Đầu trong các giáo xứ Mỹ. Em Andrea đã hỏi Đức Thánh Cha rằng: “Kỷ niệm nào
đáng nhớ trong ngày rước lễ lần đầu của Ngài?”. ĐGH Bênêđictô XVI đã trả lời:
“Năm 1936, khi vừa đủ 9 tuổi, Cha được rước Chúa lần đầu. Lúc ấy, Cha ao ước
được luôn ở với Chúa, nhưng trước hết, Chúa hãy ở với con”.
Và quả thật, chính Chúa đã đồng hành liên tục với Đức Thánh Cha, nắm lấy tay
Ngài, dắt Ngài băng qua những khó khăn trong đời.
+ Chính Chúa Giêsu: cũng giúp ta một phương thế để bám chặt vào Chúa, đó là Ơn
Thánh trong Bảy Bí Tích mà Ngài đã lập ra để thánh hoá con người.
3. Nhìn vào cuộc đời Thánh Phaolô dưới ánh sáng Bài Đọc 1 hôm nay, ta thấy:
+ Khi chưa nhận biết tiếng Chúa, chưa kết hiệp trong Chúa: Saolô không ngừng phạm
sai lầm, ra sức bách hại đạo Chúa, mọi kitô hữu khiếp sợ ông.
+ Với biến cố ngã ngựa ở Damas, Chúa đã chạm đến Saolô: ban ơn thánh thức tỉnh ông.
+ Được tái sinh trong Ơn Chúa, Saolô ra vào Giêrusalem dạn dĩ xưng danh Chúa: gắn bó
với Chúa để sinh hoa trái tốt lành cho đời mình.
+ Saolô bị thử thách, khốn khổ, tù đày suốt 3 cuộc hành trình truyền giáo cho dân ngoại:
sẵn sàng chịu tiả xén đau đớn, để sai trái hơn.
+ Cuối cùng, làm chứng tôn vinh danh Chúa đến giọt máu cuối cùng tại Roma: lúc này
Saolô “tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,, mà Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20)
Cả con người Phaolô đã thực sư gắn bó, bám chặt trong Chúa hoàn toàn.
C. Cho ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day: sự kết hiệp chặt chẽ giữa người mẹ và đứa con.
Trong gia đình, tương quan Mẹ-Con luôn mang tính bền chặt, gắn bó thường xuyên, chẳng
khác gì liên hệ giữa thân nho và nhành nho.
1. Khi đứa con được hình thành bào thai trong lòng người mẹ: cuộc đời mẹ gắn liền với con.
+ ăn uống những thực phẩm dinh dưỡng tốt, cho sự phát triển thuận lợi trẻ thơ.
+ kiêng cử những món ăn không thích hợp, nhằm bảo vệ bào thai.
+ sinh hoạt vui vẻ bình thường, tránh suy nghĩ căng thẳng, tạo tâm lý ổn định cho hài nhi
tương lai.
Mẹ như cái nôi cưu mang, cho con những giọt sữa tinh tuyền, chan chứa hạnh phúc đời con.
2. Sự kết hiệp chặt chẽ còn thể hiện qua cuộc sống người mẹ hy sinh tất cả cho đứa con.
+ “Gió mùa Thu mẹ ru con ngủ, năm canh chày thức đủ năm canh”
+ “ Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học mẹ đi trường đời”.
+ “ Dù đói lòng, mẹ cũng ăn đọt chà là
Để con ăn hạt cơm trắng, đẫy đà lớn khôn”.
Nói chung, từ lúc mang nặng đẻ đau cho đến khi con khôn lớn thành người: cả một đời mẹ
là sống chết hoàn toàn vì con, cho con, liên kết từng hơi thở lo âu với con.
Hình ảnh rõ nét nhất là cuộc đời Đức Maria gắn bó từng giây phút với Chúa Giêsu,con Mẹ.
D. Lời Nguyện Kết:
Lạy Chúa, xin giúp con luôn hiệp nhất với Chúa,
như nhành nho liên kết với thân nho,
như đàn chiên luôn nghe tiếng chủ chiên,
như con thơ tìm nép bóng mẹ hiền.
Ước gì mỗi ngày con sống, con quen bước đi trong Chúa
và kết hiệp với Chúa từng phút giây. Amen.
Dominic Dieu Tran, Houma.