Sông Xanh
05-09-2009, 10:53 AM
Xin giới thiệu với các bạn không-tôn-giáo một pháp môn của đạo Phật.
http://farm1.static.flickr.com/24/50200954_fac0cf0099.jpg
Photo by Timothy K Hamilton
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật
TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...m/TLN5_dICH.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc)
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...TLN_6_dICH1.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc)
AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm
Pháp môn này nằm đầu cuốn Thủ Lăng Nghiêm 6, download xuống thì sẽ thấy chứ không đọc online được:
PHÁP MÔN NHĨ CĂN VIÊN THÔNG của ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Hãy lấy ví dụ như chương nói về pháp tu viên thông này do hai mươi lăm bậc thánh giảng giải. Có vị đã thành tựu đạo nghiệp của mình bằng pháp Hỏa quang tam-muội. Có vị đạt được viên thông nhờ vào Phong đại, có vị nhờ vào Không đại. Có vị tu tập từ nhãn căn của họ và được thành tựu, và có vị tu tập từ nhĩ căn. Mỗi thứ trong sáu căn đều được các vị này hoặc vị khác dùng để tu tập. Mỗi phạm trù trong 18 giới đều được mỗi vị thể nhập và tu chứng. Nghe những đạo lý nầy, quý vị nên áp dụng vào cho chính mình.
Quý vị sẽ hỏi, “Con nên tu tập theo căn nào? ” Đừng nôn nóng. Chính nhĩ căn mà Bồ-tát Quán Thế Âm đã dùng để tu tập là tốt nhất đối với quý vị. Bồ-tát Quán Thế Âm đã thành tựu viên mãn công phu tu tập từ nhĩ căn, và ngài A-nan sẽ theo Bồ-tát Quán Thế Âm để tu tập pháp môn nầy. Chư Phật và Bồ-tát trong đời trước đã truyền lại cho chúng ta một pháp môn vi diệu, chúng ta nên theo pháp tu từ nhĩ căn để đạt được viên thông. Đây là phương pháp dễ nhất.
Lúc bấy giờ Bồ-tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân Đức Phật, rồi bạch Phật rằng:
“Quán” có nghĩa là tư duy, quán chiếu. Dùng năng lực trí huệ quán sát, hành giả quán chiếu thế giới khách quan. Với năng lực trí huệ, hành giả quán sát cảnh giới đang được quán chiếu. Năng lực quán chiếu của trí huệ vốn có sẵn trong tự tánh của Bồ-tát Quán Thế Âm. Thế giới khách quan được quán sát đó là những âm thanh phát ra từ mọi chúng sinh. Quý vị nên quán sát tiếng kêu của khổ đau, tiếng reo của hạnh phúc, âm thanh của điều chẳng khổ chẳng vui, âm thanh của cái thiện, âm thanh của cái ác, âm thanh của chân thực, âm thanh của hư vọng–nên quán chiếu tất cả mọi thứ âm thanh.
“Thế” là thế gian, trong ý nghĩa về thời gian–quá khứ, hiện tại, tương lai. Quán chiếu nhân và quả trong quá khứ của chúng sinh. Quán chiếu nghiệp mà chúng sinh đang tạo bây giờ. Quán chiếu quả báo mà chúng sinh sẽ chịu trong tương lai. “Tai sao người kia phải khổ đau nhiều vậy?” Quý vị suy gẫm, và rồi nhận ra rằng: “Ồ! Trong đời trước, anh ta không hiếu thảo với cha mẹ và nói chung là không tốt với mọi người. Đó là lý do tại sao đời nầy quả báo của anh ta là đau khổ.”
Âm: Quán sát mọi âm thanh.
“Bồ-tát” có nghĩa là “người giác ngộ cho mọi chúng sinh–giác hữu tình.” Còn có nghĩa là “chúng sinh có đạo tâm rộng lớn–chúng sinh đại đạo tâm.” Bồ-tát còn được gọi là ‘chúng sinh đã giác ngộ–hữu tình giác’, đó là chỉ cho tự giác. Khi chúng ta nói rằng Bồ-tát là “người giác ngộ cho mọi chúng sinh–giác hữu tình,” là chỉ cho giác tha. Gom hai nghĩa nầy lại, Bồ-tát là chúng sinh đã giác ngộ và muốn giúp cho mọi chúng sinh đều được giác ngộ.
Những việc Bồ-tát làm là tự giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người khác, làm lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho người khác.
Quý vị là những người đang tu học Phật pháp, phải nên nhớ kỹ ý nghĩa về Bồ-tát. Đừng để như trường hợp có người chủ trì một hội nghị về “Tăng-già Hoà hợp,” nhưng khi có người hỏi “Tăng-già” là gì thì chỉ biết im lặng. Thật là không thể tưởng tượng được!
Kinh văn:
世尊,憶念我昔無數恒河沙劫。於時有佛出現於世,名 世音。我於彼佛發菩提心。彼佛教我從聞思修入三摩 地。
Thế tôn, ức niệm ngã tích vô số hằng hà sa kiếp. Ư thời hữu Phật xuất hiện ư thế, danh Quán Thế Âm. Ngã ư bỉ Phật phát bồ-đề tâm. Bỉ Phật giáo ngã tòng văn tư tu nhập tam-ma-điạ.
Việt dịch
Bạch Đức Thế tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Con phát tâm bồ-đề từ Đức Phật đó. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chánh định.
Giảng giải:
Bồ-tát Quán Thế Âm bạch cùng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni rằng: Bạch Đức Thế tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lùi lại một khoảng thời gian rất dài–rất nhiều kiếp không thể tính đếm được như số cát trong sông Hằng, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Đây là Quán Thế Âm của thời quá khứ. Đó là Quán Thế Âm Như Lai, cũng đã tu tập viên thông nhờ vào nhĩ căn. Con phát tâm bồ-đề từ Đức Phật đó. Con phát tâm tu tập chứng đạo giải thóat. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chánh định. Đức Phật Quán Thế Âm thời quá khứ dạy Bồ-tát Quán Thế Âm tiến trình văn tư tu. Đó là từ văn huệ, tư huệ và tu huệ mà thể nhập chánh định. “Tư” ở đây không có nghĩa là dùng sự suy nghĩ của thức thứ sáu. Đúng hơn, nó có nghĩa là dùng công phu toạ thiền mà tu tập.
Kinh văn:
初於聞中,入流亡所。所入既寂,動靜二相,了然不生。 是漸增,聞所聞盡。盡聞不住,覺所覺空。空覺極圓, 所空滅。生滅既滅,寂滅現前。
Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh. Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền.
Việt dịch
Ban đầu, con ở trong tánh nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch. Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn, sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Sinh diệt đã diệt, thì bản tính tịch diệt hiện tiền.
Giảng giải:
Ban đầu, con ở trong tánh nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa.
Với văn huệ, hành giả nghe cái bên trong, chứ không nghe cái bên ngoài. Không theo thanh trần có nghĩa là không truy đuổi theo chúng. Trước đây, kinh văn đã nói không đuổi theo sáu căn và không bị sai sử bởi chúng. Điều nầy được gọi là:
Phản văn văn tự tánh– Quay tánh nghe vào bên trong để nhận ra tự tánh của mình.
Quay tánh nghe vào bên trong có nghĩa là không nghe âm thanh bên ngoài, mà thay vì vâỵ, quay trở lại, hướng vào bên trong, để nghe tự tánh của mình. Có nghĩa là, Nhiếp vào trong thân tâm của mình.
‘Văn trung–trong tánh nghe.’ Nên đặc biệt chú ý hai chữ nầy, chẳng phải là trong nhục nhãn, chẳng phải là trong nhĩ thức, chẳng phải là trong ý thức..., mà chính là trong tánh nghe không sanh không diệt, cũng chính là tánh Như Lai tạng.
Hồi quang phản chiếu– Xoay ánh sáng trở lại và chiếu vào bên trong. Có nghĩa là không tìm cầu bên ngoài.
Kinh văn đoạn nầy nói rằng Bồ-tát Quán Thế Âm “nhập vào dòng,” có nghĩa là ngài xoay tánh nghe vào bên trong để nghe tự tự tánh.
Nhập thánh nhân chi pháp tánh lưu– Nhập vào dòng pháp tánh của bậc thánh.
Ngài đã “Nhập lưu vong sở,” – có nghĩa là mọi bụi trần, sáu trần được nhận biết sáu căn–đều đã dứt sạch.
Có nghĩa là ngài đã thể nhập vào dòng chiếu diệu của tự tánh, không còn hướng ra bên ngoài để truy cầu, tâm đã sáng suốt thời thường an trú ở bên trong, nếu ở ngoài dòng là còn ràng buộc với duyên ngoại trần. Nếu phan duyên với thanh trần bên ngoài, tức là dính mắc với luân hồi sinh tử. Khi quên hết các thanh trần từ bên ngoài, thì không còn tướng động, tức là đã mở ra được nút buộc thứ nhất của trần cảnh diêu động, nên gọi là “Nhập lưu vong sở.” Vong tức là giải thóat, Sở tức là thanh trần.
Tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh.
Cội nguồn của sáu căn và sáu trần cũng đều dừng bặt. Điều nầy rất gay go. Ở đây Bồ-tát Quán Thế Âm đã nhập vào dòng tự tánh của ngài. Khi đạt đến cực điểm cảnh giới tịch lặng, thì tướng động và tĩnh cũng vắng bặt. Do cảnh tịnh chính là khu vực của sắc ấm, nên không được trụ vào cảnh tịnh. Khi đến được hai cảnh động tĩnh đều chẳng sanh, thì mới đến được cái gọi là sở nhập vắng lặng. Lúc đó, tức là đã mở ra được nút buộc thứ hai của cái tịnh. Thanh trần hoàn toàn vắng bặt, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng còn sanh trở lại nữa. Tức là đã phá trừ được sắc ấm.
Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch.
Các kết buộc do nơi các căn đã được mở, tiến tu dần dần, tăng cường thêm định lực, thế nên các căn năng văn tuỳ theo chỗ sở văn đều dứt sạch, cũng chẳng còn năng thọ và sở thọ. Tức là đã mở ra được nút buộc thứ ba của các căn, đồng thời cũng phá luôn được năm thức trước của thọ ấm.
Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng.
Cái năng văn và sở văn đều đã tiêu sạch, còn lại tri giác, còn lại ngã tướng, cho nên cần phải tiếp tục tiến tu, cho đến chỗ ‘ưng vô sở trú nhi sinh kỳ tâm,’ đạt đến chỗ biết mà chẳng biết, giác mà không giác, đến khi mà giác và sở giác đều không thì mới mở được gút thứ tư về cái biết. Đến lúc năng giác và sở giác đều không còn, mới gọi là hoàn toàn không chấp trước, tức là phá trừ được ý thức thứ sáu tưởng ấm.
Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt.
Cái năng giác và sở giác đều đã không, cần phải tiến tu, tham cứu cái không ấy nương vào đâu mà có, đến chỗ tánh không của cái biết (không giác–emptiness of awareness) rốt ráo viên mãn thì năng không và sở không đều tiêu trừ sạch. Tâm có khả năng tạo tác bị tiêu trừ, và cảnh giới do tâm ấy làm cho trở thành không cũng tiêu trừ luôn, đến mức cũng chẳng còn cái không. Vì hễ còn cái không, thì mình vẫn còn chấp trước vào tánh không. Và bây giờ đối với Bồ-tát Quán Thế Âm, ngay cả tánh không cũng chẳng còn, tức là mở được gút thứ năm của không giác, lúc nầy đồng thời phá trừ luôn thức thứ bảy hành ấm.
Sinh diệt đã diệt, thì bản tính tịch diệt hiện tiền.
Cái năng không và sở không đều tịch diệt, vẫn còn ý niệm ‘diệt,’ mà còn diệt tức còn sinh, nên cần phải tiến tu tiếp tục, cho đến khi tướng sinh và tướng diệt đều trừ sạch, mới có thể mở được nút thứ sáu về ý niệm ‘diệt.’ Đồng thời phá trừ luôn được thức thứ tám, a-lại-da thức của thức ấm.
Hai chữ ‘sinh diệt,’ vốn là chỉ cho các nút buộc, do động hết thì sanh tịnh sanh, căn diệt thì giác sanh, giác diệt thì không sanh, không diệt thì diệt sanh, sáu nút buộc nầy chính là pháp sanh diệt. Tướng diệt rất khó mở,. cần phải tiêu trừ toàn bộ tướng diệt thì mới có thể đạt đến chỗ không sanh không diệt, mới có thể chính mình thấy được bản lai diện mục. Nay sáu nút buộc đã được mở, ngũ ấm đã được phá trừ hoàn toàn, vọng đã hết sạch rồi thì toàn chân hiển bày, tức là sinh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền, chứng đắc rốt ráo viên thông. [CÒN TIẾP TRONG TLN6]
http://farm1.static.flickr.com/24/50200954_fac0cf0099.jpg
Photo by Timothy K Hamilton
KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật
TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...m/TLN5_dICH.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc)
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangN...TLN_6_dICH1.doc (http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc)
AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm
Pháp môn này nằm đầu cuốn Thủ Lăng Nghiêm 6, download xuống thì sẽ thấy chứ không đọc online được:
PHÁP MÔN NHĨ CĂN VIÊN THÔNG của ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Hãy lấy ví dụ như chương nói về pháp tu viên thông này do hai mươi lăm bậc thánh giảng giải. Có vị đã thành tựu đạo nghiệp của mình bằng pháp Hỏa quang tam-muội. Có vị đạt được viên thông nhờ vào Phong đại, có vị nhờ vào Không đại. Có vị tu tập từ nhãn căn của họ và được thành tựu, và có vị tu tập từ nhĩ căn. Mỗi thứ trong sáu căn đều được các vị này hoặc vị khác dùng để tu tập. Mỗi phạm trù trong 18 giới đều được mỗi vị thể nhập và tu chứng. Nghe những đạo lý nầy, quý vị nên áp dụng vào cho chính mình.
Quý vị sẽ hỏi, “Con nên tu tập theo căn nào? ” Đừng nôn nóng. Chính nhĩ căn mà Bồ-tát Quán Thế Âm đã dùng để tu tập là tốt nhất đối với quý vị. Bồ-tát Quán Thế Âm đã thành tựu viên mãn công phu tu tập từ nhĩ căn, và ngài A-nan sẽ theo Bồ-tát Quán Thế Âm để tu tập pháp môn nầy. Chư Phật và Bồ-tát trong đời trước đã truyền lại cho chúng ta một pháp môn vi diệu, chúng ta nên theo pháp tu từ nhĩ căn để đạt được viên thông. Đây là phương pháp dễ nhất.
Lúc bấy giờ Bồ-tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân Đức Phật, rồi bạch Phật rằng:
“Quán” có nghĩa là tư duy, quán chiếu. Dùng năng lực trí huệ quán sát, hành giả quán chiếu thế giới khách quan. Với năng lực trí huệ, hành giả quán sát cảnh giới đang được quán chiếu. Năng lực quán chiếu của trí huệ vốn có sẵn trong tự tánh của Bồ-tát Quán Thế Âm. Thế giới khách quan được quán sát đó là những âm thanh phát ra từ mọi chúng sinh. Quý vị nên quán sát tiếng kêu của khổ đau, tiếng reo của hạnh phúc, âm thanh của điều chẳng khổ chẳng vui, âm thanh của cái thiện, âm thanh của cái ác, âm thanh của chân thực, âm thanh của hư vọng–nên quán chiếu tất cả mọi thứ âm thanh.
“Thế” là thế gian, trong ý nghĩa về thời gian–quá khứ, hiện tại, tương lai. Quán chiếu nhân và quả trong quá khứ của chúng sinh. Quán chiếu nghiệp mà chúng sinh đang tạo bây giờ. Quán chiếu quả báo mà chúng sinh sẽ chịu trong tương lai. “Tai sao người kia phải khổ đau nhiều vậy?” Quý vị suy gẫm, và rồi nhận ra rằng: “Ồ! Trong đời trước, anh ta không hiếu thảo với cha mẹ và nói chung là không tốt với mọi người. Đó là lý do tại sao đời nầy quả báo của anh ta là đau khổ.”
Âm: Quán sát mọi âm thanh.
“Bồ-tát” có nghĩa là “người giác ngộ cho mọi chúng sinh–giác hữu tình.” Còn có nghĩa là “chúng sinh có đạo tâm rộng lớn–chúng sinh đại đạo tâm.” Bồ-tát còn được gọi là ‘chúng sinh đã giác ngộ–hữu tình giác’, đó là chỉ cho tự giác. Khi chúng ta nói rằng Bồ-tát là “người giác ngộ cho mọi chúng sinh–giác hữu tình,” là chỉ cho giác tha. Gom hai nghĩa nầy lại, Bồ-tát là chúng sinh đã giác ngộ và muốn giúp cho mọi chúng sinh đều được giác ngộ.
Những việc Bồ-tát làm là tự giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người khác, làm lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho người khác.
Quý vị là những người đang tu học Phật pháp, phải nên nhớ kỹ ý nghĩa về Bồ-tát. Đừng để như trường hợp có người chủ trì một hội nghị về “Tăng-già Hoà hợp,” nhưng khi có người hỏi “Tăng-già” là gì thì chỉ biết im lặng. Thật là không thể tưởng tượng được!
Kinh văn:
世尊,憶念我昔無數恒河沙劫。於時有佛出現於世,名 世音。我於彼佛發菩提心。彼佛教我從聞思修入三摩 地。
Thế tôn, ức niệm ngã tích vô số hằng hà sa kiếp. Ư thời hữu Phật xuất hiện ư thế, danh Quán Thế Âm. Ngã ư bỉ Phật phát bồ-đề tâm. Bỉ Phật giáo ngã tòng văn tư tu nhập tam-ma-điạ.
Việt dịch
Bạch Đức Thế tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Con phát tâm bồ-đề từ Đức Phật đó. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chánh định.
Giảng giải:
Bồ-tát Quán Thế Âm bạch cùng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni rằng: Bạch Đức Thế tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lùi lại một khoảng thời gian rất dài–rất nhiều kiếp không thể tính đếm được như số cát trong sông Hằng, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Đây là Quán Thế Âm của thời quá khứ. Đó là Quán Thế Âm Như Lai, cũng đã tu tập viên thông nhờ vào nhĩ căn. Con phát tâm bồ-đề từ Đức Phật đó. Con phát tâm tu tập chứng đạo giải thóat. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chánh định. Đức Phật Quán Thế Âm thời quá khứ dạy Bồ-tát Quán Thế Âm tiến trình văn tư tu. Đó là từ văn huệ, tư huệ và tu huệ mà thể nhập chánh định. “Tư” ở đây không có nghĩa là dùng sự suy nghĩ của thức thứ sáu. Đúng hơn, nó có nghĩa là dùng công phu toạ thiền mà tu tập.
Kinh văn:
初於聞中,入流亡所。所入既寂,動靜二相,了然不生。 是漸增,聞所聞盡。盡聞不住,覺所覺空。空覺極圓, 所空滅。生滅既滅,寂滅現前。
Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch, động tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh. Như thị tiệm tăng, văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền.
Việt dịch
Ban đầu, con ở trong tánh nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch. Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn, sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Sinh diệt đã diệt, thì bản tính tịch diệt hiện tiền.
Giảng giải:
Ban đầu, con ở trong tánh nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa.
Với văn huệ, hành giả nghe cái bên trong, chứ không nghe cái bên ngoài. Không theo thanh trần có nghĩa là không truy đuổi theo chúng. Trước đây, kinh văn đã nói không đuổi theo sáu căn và không bị sai sử bởi chúng. Điều nầy được gọi là:
Phản văn văn tự tánh– Quay tánh nghe vào bên trong để nhận ra tự tánh của mình.
Quay tánh nghe vào bên trong có nghĩa là không nghe âm thanh bên ngoài, mà thay vì vâỵ, quay trở lại, hướng vào bên trong, để nghe tự tánh của mình. Có nghĩa là, Nhiếp vào trong thân tâm của mình.
‘Văn trung–trong tánh nghe.’ Nên đặc biệt chú ý hai chữ nầy, chẳng phải là trong nhục nhãn, chẳng phải là trong nhĩ thức, chẳng phải là trong ý thức..., mà chính là trong tánh nghe không sanh không diệt, cũng chính là tánh Như Lai tạng.
Hồi quang phản chiếu– Xoay ánh sáng trở lại và chiếu vào bên trong. Có nghĩa là không tìm cầu bên ngoài.
Kinh văn đoạn nầy nói rằng Bồ-tát Quán Thế Âm “nhập vào dòng,” có nghĩa là ngài xoay tánh nghe vào bên trong để nghe tự tự tánh.
Nhập thánh nhân chi pháp tánh lưu– Nhập vào dòng pháp tánh của bậc thánh.
Ngài đã “Nhập lưu vong sở,” – có nghĩa là mọi bụi trần, sáu trần được nhận biết sáu căn–đều đã dứt sạch.
Có nghĩa là ngài đã thể nhập vào dòng chiếu diệu của tự tánh, không còn hướng ra bên ngoài để truy cầu, tâm đã sáng suốt thời thường an trú ở bên trong, nếu ở ngoài dòng là còn ràng buộc với duyên ngoại trần. Nếu phan duyên với thanh trần bên ngoài, tức là dính mắc với luân hồi sinh tử. Khi quên hết các thanh trần từ bên ngoài, thì không còn tướng động, tức là đã mở ra được nút buộc thứ nhất của trần cảnh diêu động, nên gọi là “Nhập lưu vong sở.” Vong tức là giải thóat, Sở tức là thanh trần.
Tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh.
Cội nguồn của sáu căn và sáu trần cũng đều dừng bặt. Điều nầy rất gay go. Ở đây Bồ-tát Quán Thế Âm đã nhập vào dòng tự tánh của ngài. Khi đạt đến cực điểm cảnh giới tịch lặng, thì tướng động và tĩnh cũng vắng bặt. Do cảnh tịnh chính là khu vực của sắc ấm, nên không được trụ vào cảnh tịnh. Khi đến được hai cảnh động tĩnh đều chẳng sanh, thì mới đến được cái gọi là sở nhập vắng lặng. Lúc đó, tức là đã mở ra được nút buộc thứ hai của cái tịnh. Thanh trần hoàn toàn vắng bặt, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng còn sanh trở lại nữa. Tức là đã phá trừ được sắc ấm.
Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch.
Các kết buộc do nơi các căn đã được mở, tiến tu dần dần, tăng cường thêm định lực, thế nên các căn năng văn tuỳ theo chỗ sở văn đều dứt sạch, cũng chẳng còn năng thọ và sở thọ. Tức là đã mở ra được nút buộc thứ ba của các căn, đồng thời cũng phá luôn được năm thức trước của thọ ấm.
Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng.
Cái năng văn và sở văn đều đã tiêu sạch, còn lại tri giác, còn lại ngã tướng, cho nên cần phải tiếp tục tiến tu, cho đến chỗ ‘ưng vô sở trú nhi sinh kỳ tâm,’ đạt đến chỗ biết mà chẳng biết, giác mà không giác, đến khi mà giác và sở giác đều không thì mới mở được gút thứ tư về cái biết. Đến lúc năng giác và sở giác đều không còn, mới gọi là hoàn toàn không chấp trước, tức là phá trừ được ý thức thứ sáu tưởng ấm.
Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt.
Cái năng giác và sở giác đều đã không, cần phải tiến tu, tham cứu cái không ấy nương vào đâu mà có, đến chỗ tánh không của cái biết (không giác–emptiness of awareness) rốt ráo viên mãn thì năng không và sở không đều tiêu trừ sạch. Tâm có khả năng tạo tác bị tiêu trừ, và cảnh giới do tâm ấy làm cho trở thành không cũng tiêu trừ luôn, đến mức cũng chẳng còn cái không. Vì hễ còn cái không, thì mình vẫn còn chấp trước vào tánh không. Và bây giờ đối với Bồ-tát Quán Thế Âm, ngay cả tánh không cũng chẳng còn, tức là mở được gút thứ năm của không giác, lúc nầy đồng thời phá trừ luôn thức thứ bảy hành ấm.
Sinh diệt đã diệt, thì bản tính tịch diệt hiện tiền.
Cái năng không và sở không đều tịch diệt, vẫn còn ý niệm ‘diệt,’ mà còn diệt tức còn sinh, nên cần phải tiến tu tiếp tục, cho đến khi tướng sinh và tướng diệt đều trừ sạch, mới có thể mở được nút thứ sáu về ý niệm ‘diệt.’ Đồng thời phá trừ luôn được thức thứ tám, a-lại-da thức của thức ấm.
Hai chữ ‘sinh diệt,’ vốn là chỉ cho các nút buộc, do động hết thì sanh tịnh sanh, căn diệt thì giác sanh, giác diệt thì không sanh, không diệt thì diệt sanh, sáu nút buộc nầy chính là pháp sanh diệt. Tướng diệt rất khó mở,. cần phải tiêu trừ toàn bộ tướng diệt thì mới có thể đạt đến chỗ không sanh không diệt, mới có thể chính mình thấy được bản lai diện mục. Nay sáu nút buộc đã được mở, ngũ ấm đã được phá trừ hoàn toàn, vọng đã hết sạch rồi thì toàn chân hiển bày, tức là sinh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền, chứng đắc rốt ráo viên thông. [CÒN TIẾP TRONG TLN6]