mummim
06-21-2005, 06:00 PM
Rắn thè lưỡi làm gì?
Quan sát rắn bạn sẽ thấy chúng liên tục thò ra, thụt lưỡi vào. Có phải chúng thở không? Thực ra, hành vi này giúp chúng đánh hơi con mồi rất hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của lưỡi rắn giống như mũi ở những loài khác. Trong thiên nhiên, m?i con vật đ?u phát ra một mùi đặc trưng và con mồi của rắn cũng không là ngoại lệ. Những phân tử mùi đó sẽ phát tán ra xung quanh. Lúc này, rắn sử dụng lưỡi để đưa không khí vào khoang miệng "nếm" thử xem trong đó có mùi của con mồi nào không. ?ể làm được đi?u này, lưỡi của rắn được cấu tạo thêm hai cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng. Khi con vật thè lưỡi, cái túi này sẽ chụp lấy một chút không khí bên ngoài rồi đưa vào bên trong dể phân tích các phân tử hóa h?c của không khí. Nếu phát hiện có phân tử mùi đặc trưng của con mồi, rắn sẽ tiếp tục "thè lưỡi" và lần ra chỗ ẩn náu của con mồi.
Nhưng có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao trong bóng tối mù mịt, rắn lại vồ chính xác con mồi, chắc nó cũng dựa vào mùi? Hay mắt nó có khả năng nhìn ngay cả trong bóng tối? Thực ra lưỡi rắn chỉ dùng để xác định hướng và vị trí con mồi, còn việc phóng mình để hạ gục nó lại do mắt con vật quyết định. Mắt rắn không hoạt động như một số loài vật khác, sở dĩ chúng nhìn ra con mồi là nh? thân nhiệt của con vật đó. Mắt rắn hoạt động như một thiết bị tầm nhiệt, trong bóng tối mịt mù, con mồi hiện ra dưới mắt nó không phải là một hình hài cụ thể mà chỉ là một hình ánh sáng xanh m?. Riêng một số loài như rắn chuông, rắn lục còn xác định được cả nhiệt không khí bên ngoài vì ở giữa mắt và mũi các loại rắn này còn có một lỗ cảm nhận nhiệt. Nh? đó, rắn phát hiện được sự xuất hiện của các loài động vật máu nóng ngay cả vào ban đêm và biết chính xác chúng ở đâu.
(Theo Thế Giới Mới)
Quan sát rắn bạn sẽ thấy chúng liên tục thò ra, thụt lưỡi vào. Có phải chúng thở không? Thực ra, hành vi này giúp chúng đánh hơi con mồi rất hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của lưỡi rắn giống như mũi ở những loài khác. Trong thiên nhiên, m?i con vật đ?u phát ra một mùi đặc trưng và con mồi của rắn cũng không là ngoại lệ. Những phân tử mùi đó sẽ phát tán ra xung quanh. Lúc này, rắn sử dụng lưỡi để đưa không khí vào khoang miệng "nếm" thử xem trong đó có mùi của con mồi nào không. ?ể làm được đi?u này, lưỡi của rắn được cấu tạo thêm hai cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng. Khi con vật thè lưỡi, cái túi này sẽ chụp lấy một chút không khí bên ngoài rồi đưa vào bên trong dể phân tích các phân tử hóa h?c của không khí. Nếu phát hiện có phân tử mùi đặc trưng của con mồi, rắn sẽ tiếp tục "thè lưỡi" và lần ra chỗ ẩn náu của con mồi.
Nhưng có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao trong bóng tối mù mịt, rắn lại vồ chính xác con mồi, chắc nó cũng dựa vào mùi? Hay mắt nó có khả năng nhìn ngay cả trong bóng tối? Thực ra lưỡi rắn chỉ dùng để xác định hướng và vị trí con mồi, còn việc phóng mình để hạ gục nó lại do mắt con vật quyết định. Mắt rắn không hoạt động như một số loài vật khác, sở dĩ chúng nhìn ra con mồi là nh? thân nhiệt của con vật đó. Mắt rắn hoạt động như một thiết bị tầm nhiệt, trong bóng tối mịt mù, con mồi hiện ra dưới mắt nó không phải là một hình hài cụ thể mà chỉ là một hình ánh sáng xanh m?. Riêng một số loài như rắn chuông, rắn lục còn xác định được cả nhiệt không khí bên ngoài vì ở giữa mắt và mũi các loại rắn này còn có một lỗ cảm nhận nhiệt. Nh? đó, rắn phát hiện được sự xuất hiện của các loài động vật máu nóng ngay cả vào ban đêm và biết chính xác chúng ở đâu.
(Theo Thế Giới Mới)