Dan Lee
05-09-2009, 11:37 AM
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
NGÀY CỦA MẸ
TÌNH CHÚA – TÌNH MẪU TỬ
Cv 9, 26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15, 1-8
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Không phải ngẫu nhiên mà Y Vân đã diễn tả lòng mẹ như vậy.
Thật ra cái biển Thái Bình cũng chỉ là cách diễn tả, cách nói vậy thôi chứ làm sao mà diễn tả hết được tình mẹ dành cho con. Đã có những người mẹ dám chết, dám đánh mất phận mình để cho con được sống. Tình mẹ bao la đến độ chẳng có sách vở, chẳng có giấy bút nào mà viết hết, tả hết được tình mẹ bao la ấy.
Hôm nay, về mặt xã hội, mọi người mừng ngày người mẹ. Ai sinh ra đời là không cha không mẹ, một ngày mừng mẹ chẳng thấm gì với công ơn to lớn của mẹ. Dừng lại một chút trong ngày hôm nay để thấy, để ghi ơn, để tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành mà mẹ đã cưu mang, sinh thành và dưỡng dục ta. Có ca tụng, có đáp đền cách nào đi chăng nữa cũng chẳng đủ một chút cho tình mẹ.
Nhắc đến tình mẹ, kitô hữu lại có một người không phải là mẹ nhưng lại lạ mẹ. Không phải là mẹ nhưng là mẹ mới là điều quan trọng, điều đáng nói. Mẹ này hơn các mẹ khác, mẹ này đã đổ máu mình ra để cứu chuộc con người. Mẹ này đã “ấp ủ các con của mình như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, Chúa nâng niu, ấp ủ con đêm ngày” như chúng ta vẫn thường hát.
Tình mẹ ấy đã được Chúa Giêsu nói cho các môn đệ mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan Tông đồ thuật lại đấy :
"Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy”. (Ga 15, 1-5a)
Hình ảnh “cây nho” quá quen thuộc ở Cựu Ước (Hs 10,1 ; Gr 2,21 ; Tv 80,9-12). Ở Gr 2,21, chính Thiên Chúa sánh mình với người trồng nho như ở Ga 15,1. Cũng vậy, ở Tv 80,9-12, tác giả sánh Israel với cây nho và dân Israel với cành nho.
Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập,
Đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng
.......
Chồi mọc xa tận miền Sông Cả (Tv 80 / 79,9-12).
Khi sánh Thiên Chúa với người trồng nho và Israel với cây nho, Cựu Ước muốn nói lên rằng Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Israel. Đã được Thiên Chúa trồng và giữ, thì Israel phải sinh hoa trái công chính, thánh thiện và, nếu không, sẽ bị tiêu diệt ngày phán xét chung.
Trong Tân Ước, cây nho đích thực chính là Đức Giê-su. Người mới là Israel đích thực.
(cây nho và) người trồng nho
Ga 15,1-2 và Ga 15,5-6 là hai ẩn dụ. Ga 15,5-6 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho ; nhưng Ga 15,1-2 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, mô tả cách người trồng nho hành động đối với cây nho và cành nho, nghĩa là mô tả thái độ của Thiên Chúa đối với các môn đệ của Đức Giê-su.
(cây nho và) cành nho
Nếu Ga 15,1 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, thì Ga 15,5 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho. Theo nghĩa bóng, đó là mối tương quan giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Ga 15,1 không nói nhờ đâu mà cành sinh hoa trái ; trái lại, Ga 15,5 nói : muốn sinh hoa trái, thì phải ở trong cây, nghĩa là ở trong Đức Giê-su.
“Ở trong” Đức Giê-su nghĩa là gì ? chủ từ của động từ “ở trong” có thể là Thiên Chúa, mà cũng có thể là các môn đệ. Khi nói về các môn đệ, động từ ấy có nghĩa là hiểu biết và gắn bó. Đó là nghĩa của cách nói “ở trong” khi thánh Gio-an nói các môn đệ “ở trong lời” (8,31), “ở trong tình thương” (15,9-10), “ở trong ánh sáng” (1 Ga 2,10), “ở trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,13-16) :
“Thiên Chúa là tình yêu,
Ai ở trong (mênon ên) tình yêu
Là ở trong (mênêi ên) Thiên Chúa” (1 Ga 4,16).
Còn khi nói về Thiên Chúa hoặc Đức Giê-su, thì động từ “ở trong” có nghĩa là yêu thương và liên tục ban ơn cứu độ cho những ai tin (1 Ga 2,27 ; 3,9.15 ; 4,12-15).
Như thế, các môn đệ “ở trong” Thiên Chúa và do đó, Thiên Chúa “ở trong các môn đệ”, có nghĩa là : khi con người chung thủy gắn bó với Đức Giê-su và tuân giữ lời Người (15,8-12 ; 1 Ga 2,3-6 ; 3,22-24), thì Thiên Chúa sẽ yêu thương và luôn luôn ban phát muôn ơn, trong đó có ơn cứu độ.
Với người quen thuộc Thánh kinh, hình ảnh “Cây nho” ám chỉ mối tương quan và, đồng thời, tấm bi kịch giữa Thiên Chúa và Israel. Thay vì sinh hoa trái, dân Israel đã bất tuân Lời Thiên Chúa và phản bội với sứ mạng làm “nhân chứng” của Thiên Chúa giữa chư dân (Hs 10,1 ; Is 5,1-7 ; Gr 2,21 ; Ed 19,10-14).
Với Tân Ước, Đức Giê-su thay thế Israel :
Người là cây nho mà Chúa Cha là người trồng nho. Các môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Không liên kết với Người, họ sẽ bị Chúa Cha loại ra ngoài. Còn liên kết, họ sẽ được Chúa Cha chăm sóc, để họ biết ăn ở công chính và bác ái với anh em.
Đức Giêsu là cây nho và các môn đệ là cành. Người môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Kết hiệp với Đức Giêsu, người môn đệ sẽ được như ý mỗi khi xin và, đồng thời, cũng làm cho Chúa Cha được vẻ vang, vì họ kính thờ Chúa Cha như Đức Giê-su dạy và vì, sau hết, họ là môn đệ của Đức Giêsu, Người Con của Thiên Chúa và là Đấng Thiên Chúa sai phái xuống trần gian.
Quả thật Chúa Giêsu là một nhà tâm lý đại tài, Ngài ví tình tình yêu của Ngài với những người theo Ngài như cây với cành. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai ai cũng biết rằng cành làm sao sống khi đã lìa cây.
Chỉ những ai tin và cảm nghiệm tình yêu thật với Chúa Giêsu thì mới thấy lời của Chúa Giêsu nói đúng và hay như thế nào.
Thánh Gioan Tông đồ không phải là vô cớ khi nói : Thiên Chúa là Tình Yêu. Qủa thật, Tình Yêu Thiên Chúa lớn hơn tình yêu của con người. Con người có thể yêu nhau theo kiểu tình yêu của đồng loại, tình yêu bằng hữu nhưng Thiên Chúa yêu con người với tình yêu như tình yêu của người mẹ.
Nhìn lại cuộc đời của mỗi người chúng ta, chắc có lẽ không cần nói nhiều, ai ai cũng cảm nhận được tình mẹ bao la, to lớn là gì. Tình mẹ bao la cũng vượt quá trí hiểu của con người. Mẹ có thể hy sinh cả một đời cho con chứ con chẳng bao giờ hy sinh một đời cho mẹ.
Người ta vẫn thường nói “một mẹ nuôi mười con chứ mười con không nuôi được một mẹ !” để thấy tình mẹ lớn là dường nào. Tình mẹ lớn, tình mẹ rộng, tình mẹ bao la đến độ khi mất mẹ là mất tất cả, nữ tu Trầm Hương, FMSR đã bày tỏ tình yêu ấy như sau :
“Ngày không còn mẹ con mới hiểu lòng mẹ bao la
Vầng trăng khuất đi con mới hiểu thế nào là đêm tối
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Ngày không còn mẹ con mới hiểu ngọt ngào lời ru
Đời bao lắng lo con thấy cần những bàn tay nâng đỡ
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ
Mẹ về quê hương chốn xa vời
tình mẹ thênh thang như mây trời
xuống hồn con như vòng tay tìm con thơ bé
Mẹ về quê hương chốn xa vời
Tình mẹ thương con không đổi dời
Thầm nhắc nhở con hãy sống thanh cao hỡi con yêu của mẹ.
Ngày không còn mẹ con mới hiểu mẹ là dòng sông
Chờ bao ước mong mong tới ngày đưa thuyền con tới bến
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả dòng sông mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ”.
Thật ra tình mẹ tình Chúa thì ai cũng thấy nhưng để sống cái tình Chúa, tình mẹ với ta hơi khó. Khó vì ta không ra khỏi cái con người nhỏ bé ích kỷ của ta. Chúa và mẹ, ai cũng thương ta hết nhưng ta vẫn sống ngỗ nghịch trước tình yêu ấy.
Hôm nay, ngày của Mẹ, với trang Tin mừng đậm chất “Mẹ” của Thầy Chí Thánh Giêsu, mỗi người chúng ta có cơ hội nhìn lại bản thân mình :
Với “Mẹ Giêsu” chúng ta sống như thế nào ? Chúng ta có gắn kết như cây nho gắn liền cành nho hay không ? Hay là chúng ta tách lìa khỏi cành ?
Với Mẹ của mỗi người chúng ta, tình cảm của chúng ta dành cho Mẹ còn được bao nhiêu ?
Hãy đến với “Mẹ Giêsu” và nói với Mẹ rằng : “Không có Thầy chúng con không làm được gì !”. Xin Thầy ở lại mãi với chúng con để chúng con luôn được sống và sống dồi dào.
Hãy chạy đến với Mẹ và hôn lên mái tóc bạc của Mẹ và nói khẽ bên tai Mẹ là : “Mẹ ơi ! Con yêu Mẹ nhiều lắm !”.
Nguyện xin Cây Nho Thật thương ban thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn bám vào Cây Nho Thật và luôn bám vào Mẹ hiền yêu dấu của mỗi người chúng ta.
Anmai, CSsR
NGÀY CỦA MẸ
TÌNH CHÚA – TÌNH MẪU TỬ
Cv 9, 26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15, 1-8
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Không phải ngẫu nhiên mà Y Vân đã diễn tả lòng mẹ như vậy.
Thật ra cái biển Thái Bình cũng chỉ là cách diễn tả, cách nói vậy thôi chứ làm sao mà diễn tả hết được tình mẹ dành cho con. Đã có những người mẹ dám chết, dám đánh mất phận mình để cho con được sống. Tình mẹ bao la đến độ chẳng có sách vở, chẳng có giấy bút nào mà viết hết, tả hết được tình mẹ bao la ấy.
Hôm nay, về mặt xã hội, mọi người mừng ngày người mẹ. Ai sinh ra đời là không cha không mẹ, một ngày mừng mẹ chẳng thấm gì với công ơn to lớn của mẹ. Dừng lại một chút trong ngày hôm nay để thấy, để ghi ơn, để tạ ơn vì biết bao nhiêu ơn lành mà mẹ đã cưu mang, sinh thành và dưỡng dục ta. Có ca tụng, có đáp đền cách nào đi chăng nữa cũng chẳng đủ một chút cho tình mẹ.
Nhắc đến tình mẹ, kitô hữu lại có một người không phải là mẹ nhưng lại lạ mẹ. Không phải là mẹ nhưng là mẹ mới là điều quan trọng, điều đáng nói. Mẹ này hơn các mẹ khác, mẹ này đã đổ máu mình ra để cứu chuộc con người. Mẹ này đã “ấp ủ các con của mình như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, Chúa nâng niu, ấp ủ con đêm ngày” như chúng ta vẫn thường hát.
Tình mẹ ấy đã được Chúa Giêsu nói cho các môn đệ mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan Tông đồ thuật lại đấy :
"Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy”. (Ga 15, 1-5a)
Hình ảnh “cây nho” quá quen thuộc ở Cựu Ước (Hs 10,1 ; Gr 2,21 ; Tv 80,9-12). Ở Gr 2,21, chính Thiên Chúa sánh mình với người trồng nho như ở Ga 15,1. Cũng vậy, ở Tv 80,9-12, tác giả sánh Israel với cây nho và dân Israel với cành nho.
Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập,
Đuổi chư dân, lấy chỗ mà trồng
.......
Chồi mọc xa tận miền Sông Cả (Tv 80 / 79,9-12).
Khi sánh Thiên Chúa với người trồng nho và Israel với cây nho, Cựu Ước muốn nói lên rằng Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Israel. Đã được Thiên Chúa trồng và giữ, thì Israel phải sinh hoa trái công chính, thánh thiện và, nếu không, sẽ bị tiêu diệt ngày phán xét chung.
Trong Tân Ước, cây nho đích thực chính là Đức Giê-su. Người mới là Israel đích thực.
(cây nho và) người trồng nho
Ga 15,1-2 và Ga 15,5-6 là hai ẩn dụ. Ga 15,5-6 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho ; nhưng Ga 15,1-2 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, mô tả cách người trồng nho hành động đối với cây nho và cành nho, nghĩa là mô tả thái độ của Thiên Chúa đối với các môn đệ của Đức Giê-su.
(cây nho và) cành nho
Nếu Ga 15,1 nói về mối tương quan giữa cây nho và người trồng nho, thì Ga 15,5 nói về mối tương quan giữa cây nho và cành nho. Theo nghĩa bóng, đó là mối tương quan giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Ga 15,1 không nói nhờ đâu mà cành sinh hoa trái ; trái lại, Ga 15,5 nói : muốn sinh hoa trái, thì phải ở trong cây, nghĩa là ở trong Đức Giê-su.
“Ở trong” Đức Giê-su nghĩa là gì ? chủ từ của động từ “ở trong” có thể là Thiên Chúa, mà cũng có thể là các môn đệ. Khi nói về các môn đệ, động từ ấy có nghĩa là hiểu biết và gắn bó. Đó là nghĩa của cách nói “ở trong” khi thánh Gio-an nói các môn đệ “ở trong lời” (8,31), “ở trong tình thương” (15,9-10), “ở trong ánh sáng” (1 Ga 2,10), “ở trong Thiên Chúa” (1 Ga 4,13-16) :
“Thiên Chúa là tình yêu,
Ai ở trong (mênon ên) tình yêu
Là ở trong (mênêi ên) Thiên Chúa” (1 Ga 4,16).
Còn khi nói về Thiên Chúa hoặc Đức Giê-su, thì động từ “ở trong” có nghĩa là yêu thương và liên tục ban ơn cứu độ cho những ai tin (1 Ga 2,27 ; 3,9.15 ; 4,12-15).
Như thế, các môn đệ “ở trong” Thiên Chúa và do đó, Thiên Chúa “ở trong các môn đệ”, có nghĩa là : khi con người chung thủy gắn bó với Đức Giê-su và tuân giữ lời Người (15,8-12 ; 1 Ga 2,3-6 ; 3,22-24), thì Thiên Chúa sẽ yêu thương và luôn luôn ban phát muôn ơn, trong đó có ơn cứu độ.
Với người quen thuộc Thánh kinh, hình ảnh “Cây nho” ám chỉ mối tương quan và, đồng thời, tấm bi kịch giữa Thiên Chúa và Israel. Thay vì sinh hoa trái, dân Israel đã bất tuân Lời Thiên Chúa và phản bội với sứ mạng làm “nhân chứng” của Thiên Chúa giữa chư dân (Hs 10,1 ; Is 5,1-7 ; Gr 2,21 ; Ed 19,10-14).
Với Tân Ước, Đức Giê-su thay thế Israel :
Người là cây nho mà Chúa Cha là người trồng nho. Các môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Không liên kết với Người, họ sẽ bị Chúa Cha loại ra ngoài. Còn liên kết, họ sẽ được Chúa Cha chăm sóc, để họ biết ăn ở công chính và bác ái với anh em.
Đức Giêsu là cây nho và các môn đệ là cành. Người môn đệ phải kết hiệp với Đức Giê-su. Kết hiệp với Đức Giêsu, người môn đệ sẽ được như ý mỗi khi xin và, đồng thời, cũng làm cho Chúa Cha được vẻ vang, vì họ kính thờ Chúa Cha như Đức Giê-su dạy và vì, sau hết, họ là môn đệ của Đức Giêsu, Người Con của Thiên Chúa và là Đấng Thiên Chúa sai phái xuống trần gian.
Quả thật Chúa Giêsu là một nhà tâm lý đại tài, Ngài ví tình tình yêu của Ngài với những người theo Ngài như cây với cành. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai ai cũng biết rằng cành làm sao sống khi đã lìa cây.
Chỉ những ai tin và cảm nghiệm tình yêu thật với Chúa Giêsu thì mới thấy lời của Chúa Giêsu nói đúng và hay như thế nào.
Thánh Gioan Tông đồ không phải là vô cớ khi nói : Thiên Chúa là Tình Yêu. Qủa thật, Tình Yêu Thiên Chúa lớn hơn tình yêu của con người. Con người có thể yêu nhau theo kiểu tình yêu của đồng loại, tình yêu bằng hữu nhưng Thiên Chúa yêu con người với tình yêu như tình yêu của người mẹ.
Nhìn lại cuộc đời của mỗi người chúng ta, chắc có lẽ không cần nói nhiều, ai ai cũng cảm nhận được tình mẹ bao la, to lớn là gì. Tình mẹ bao la cũng vượt quá trí hiểu của con người. Mẹ có thể hy sinh cả một đời cho con chứ con chẳng bao giờ hy sinh một đời cho mẹ.
Người ta vẫn thường nói “một mẹ nuôi mười con chứ mười con không nuôi được một mẹ !” để thấy tình mẹ lớn là dường nào. Tình mẹ lớn, tình mẹ rộng, tình mẹ bao la đến độ khi mất mẹ là mất tất cả, nữ tu Trầm Hương, FMSR đã bày tỏ tình yêu ấy như sau :
“Ngày không còn mẹ con mới hiểu lòng mẹ bao la
Vầng trăng khuất đi con mới hiểu thế nào là đêm tối
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Ngày không còn mẹ con mới hiểu ngọt ngào lời ru
Đời bao lắng lo con thấy cần những bàn tay nâng đỡ
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ
Mẹ về quê hương chốn xa vời
tình mẹ thênh thang như mây trời
xuống hồn con như vòng tay tìm con thơ bé
Mẹ về quê hương chốn xa vời
Tình mẹ thương con không đổi dời
Thầm nhắc nhở con hãy sống thanh cao hỡi con yêu của mẹ.
Ngày không còn mẹ con mới hiểu mẹ là dòng sông
Chờ bao ước mong mong tới ngày đưa thuyền con tới bến
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả dòng sông mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả vầng trăng mất cả đại dương
Con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi, con mất mẹ rồi
mất cả lời ru mất cả tuổi thơ”.
Thật ra tình mẹ tình Chúa thì ai cũng thấy nhưng để sống cái tình Chúa, tình mẹ với ta hơi khó. Khó vì ta không ra khỏi cái con người nhỏ bé ích kỷ của ta. Chúa và mẹ, ai cũng thương ta hết nhưng ta vẫn sống ngỗ nghịch trước tình yêu ấy.
Hôm nay, ngày của Mẹ, với trang Tin mừng đậm chất “Mẹ” của Thầy Chí Thánh Giêsu, mỗi người chúng ta có cơ hội nhìn lại bản thân mình :
Với “Mẹ Giêsu” chúng ta sống như thế nào ? Chúng ta có gắn kết như cây nho gắn liền cành nho hay không ? Hay là chúng ta tách lìa khỏi cành ?
Với Mẹ của mỗi người chúng ta, tình cảm của chúng ta dành cho Mẹ còn được bao nhiêu ?
Hãy đến với “Mẹ Giêsu” và nói với Mẹ rằng : “Không có Thầy chúng con không làm được gì !”. Xin Thầy ở lại mãi với chúng con để chúng con luôn được sống và sống dồi dào.
Hãy chạy đến với Mẹ và hôn lên mái tóc bạc của Mẹ và nói khẽ bên tai Mẹ là : “Mẹ ơi ! Con yêu Mẹ nhiều lắm !”.
Nguyện xin Cây Nho Thật thương ban thêm ơn cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn bám vào Cây Nho Thật và luôn bám vào Mẹ hiền yêu dấu của mỗi người chúng ta.
Anmai, CSsR