Dan Lee
05-13-2009, 10:24 PM
TRONG XE KHÔNG THIẾT KẾ LOA ÂM THANH
http://vietcatholic.net/pics/content_101_thumb.gif
Hai người đi đến nơi bán xe cũ, nhân viên bán hàng tiếp đãi nhiệt tình, nhưng một trong hai người ấy lấy trong túi ra một tấm thiệp, đưa cho người bán hàng coi, trên tấm thiệp viết: xin lỗi, chúng tôi bị câm điếc.
Nhân viên bán hàng bèn lấy một quyển sổ nhỏ, vừa đi vừa viết ưu điểm khác nhau của các loại xe, hai người khách đi sau nhìn bảng hiệu một chiếc xe nhỏ chở hàng cũ.
Lái ra đường chạy thử thì rất thỏa mãn, xem ra thì cuộc mua bán này thuận lợi, nhưng khi hai người khách trở lại nơi văn phòng thì bày tỏ chưa thỏa mãn.
Nhân viên bán hàng vội vàng viết lên quyển sổ nhỏ: “Có chỗ nào chưa vừa ý ?”
Khách hàng đón bút giấy và viết: “Không có thiết kế loa âm thanh.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Câm và điếc thì không nói và không nghe được, cho nên thiết kế loa âm thanh trong xe xem ra là thừa, nhưng sự đòi hỏi phải có loa âm thanh trong xe của hai người câm điếc –xét cho cùng- thì thật là chính đáng, bởi vì không phải chỉ có hai người câm điếc này ngồi xe mà thôi, nhưng còn có những người không câm không điếc ngồi xe nữa.
Có một vài người Ki-tô hữu khuyết tật nói rằng mình bị câm thì không thể nói Lời Chúa cho mọi người nghe được, hoặc nói mình bị điếc thì không cần phải đi nhà thờ dâng lễ vì cha giảng, ca đoàn hát, người khác đọc kinh thì mình không nghe được. Suy nghĩ như thế cũng có đúng một phần trăm, nhưng sai hết chín mươi chín phần trăm, tại sao vậy ?
Thưa, dù bản thân mình câm thì không nói được, nhưng người khác nghe được những gì tâm hồn của mình đang nói qua hành động cụ thể và thiết thực của mình; bản thân mình điếc không nghe được Lời Chúa qua bài giảng của linh mục khi dâng thánh lễ, nhưng mắt và tai tâm hồn sẽ nghe được tiếng Chúa qua những thái độ cử hành của linh mục trên bàn thờ, và lòng sốt sắng của người khác khi tham dự thánh lễ...
Có nhiều người Ki-tô hữu không bị câm điếc nhưng chưa lần nào họ trở thành cái loa âm thanh Lời Chúa cho mọi người, chưa lần nào chú tâm nghe Lời Chúa qua những bài giảng của linh mục hoặc nghe Lời Chúa qua cuộc sống của mình, họ bất hạnh hơn những người khuyết tật phần xác nhưng toàn vẹn phần linh hồn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/content_101_thumb.gif
Hai người đi đến nơi bán xe cũ, nhân viên bán hàng tiếp đãi nhiệt tình, nhưng một trong hai người ấy lấy trong túi ra một tấm thiệp, đưa cho người bán hàng coi, trên tấm thiệp viết: xin lỗi, chúng tôi bị câm điếc.
Nhân viên bán hàng bèn lấy một quyển sổ nhỏ, vừa đi vừa viết ưu điểm khác nhau của các loại xe, hai người khách đi sau nhìn bảng hiệu một chiếc xe nhỏ chở hàng cũ.
Lái ra đường chạy thử thì rất thỏa mãn, xem ra thì cuộc mua bán này thuận lợi, nhưng khi hai người khách trở lại nơi văn phòng thì bày tỏ chưa thỏa mãn.
Nhân viên bán hàng vội vàng viết lên quyển sổ nhỏ: “Có chỗ nào chưa vừa ý ?”
Khách hàng đón bút giấy và viết: “Không có thiết kế loa âm thanh.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Câm và điếc thì không nói và không nghe được, cho nên thiết kế loa âm thanh trong xe xem ra là thừa, nhưng sự đòi hỏi phải có loa âm thanh trong xe của hai người câm điếc –xét cho cùng- thì thật là chính đáng, bởi vì không phải chỉ có hai người câm điếc này ngồi xe mà thôi, nhưng còn có những người không câm không điếc ngồi xe nữa.
Có một vài người Ki-tô hữu khuyết tật nói rằng mình bị câm thì không thể nói Lời Chúa cho mọi người nghe được, hoặc nói mình bị điếc thì không cần phải đi nhà thờ dâng lễ vì cha giảng, ca đoàn hát, người khác đọc kinh thì mình không nghe được. Suy nghĩ như thế cũng có đúng một phần trăm, nhưng sai hết chín mươi chín phần trăm, tại sao vậy ?
Thưa, dù bản thân mình câm thì không nói được, nhưng người khác nghe được những gì tâm hồn của mình đang nói qua hành động cụ thể và thiết thực của mình; bản thân mình điếc không nghe được Lời Chúa qua bài giảng của linh mục khi dâng thánh lễ, nhưng mắt và tai tâm hồn sẽ nghe được tiếng Chúa qua những thái độ cử hành của linh mục trên bàn thờ, và lòng sốt sắng của người khác khi tham dự thánh lễ...
Có nhiều người Ki-tô hữu không bị câm điếc nhưng chưa lần nào họ trở thành cái loa âm thanh Lời Chúa cho mọi người, chưa lần nào chú tâm nghe Lời Chúa qua những bài giảng của linh mục hoặc nghe Lời Chúa qua cuộc sống của mình, họ bất hạnh hơn những người khuyết tật phần xác nhưng toàn vẹn phần linh hồn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.