Dan Lee
05-16-2009, 02:02 PM
“Gieo gì gặt ấy”
Tục ngữ có câu “có gieo có gặt”, nhưng thành quả gặt hái lại tuỳ theo giống loài mà chúng ta gieo trồng. Vì “gieo gì gặt ấy”. Mình gieo yêu thương sẽ tìm được hạnh phúc an bình. Mình gieo thù hận sẽ phải đón nhận sự trả đũa oán hận, vì “gieo gió ắt gặp bão”.
Có thể nói cuộc đời là một chuỗi ngày dài gieo giống. Mỗi ngày ta gieo một vài lời nói, một vài hành động và rồi năm tháng trôi qua chúng ta sẽ có ngày gặt hái những gì chúng ta đã gieo vãi. Mặc dù là khoảng thời gian có thể là rất xa. Một năm. Hai năm. Hay có khi cả đời. Nhưng chắc chắn một điều là mùa gặt sẽ tới. Có những điều chúng ta sẽ phải gặt trước khi từ giã cõi đời, nhưng cũng có điều chúng ta phải gặt ở cõi đời sau.
Có một người đàn ông rất giầu có đã đến tuổi về hưu. Ông trao ban gia tài cho đứa con trai duy nhất, chỉ mong được sống an nhàn tuổi già bên con cháu cho đến hết cuộc đời. Thế nhưng, người con dâu lại không muốn bố chồng ở mãi trong nhà. Cô đã đề nghị chồng phải đưa bố đi ở nơi khác. Người con không muốn mất tình cảm với vợ, nên đã quyết định đưa cha vào viện dưỡng lão, nhưng lại là nơi rẻ tiền nhất theo lời căn dặn của vợ.
Một tuần sau đó, hai cha con đi bộ đến nơi mà người cha sẽ ở. Đi được một lúc bỗng nhiên người cha già bật khóc. Lương tâm người con không chịu nổi, anh nghẹn ngào nói lời xin lỗi cha. Sau một vài phút, người cha bị hắt hủi nghẹn ngào nói: “Con ơi! Cha không khóc vì con đưa cha vào đây. Cha khóc vì cách đây bốn mươi năm trước, cha cũng bước đi trên lối này với ông nội của con, và cũng đưa ông nội con vào viện dưỡng lão tồi tàn này. Cha chỉ “gieo gì gặt ấy thôi!”.
Thực vậy, “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Những gì chúng ta đã và đang nhận trong cuộc đời này hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều chúng ta đã gieo vãi, vun trồng ngày hôm qua. Cùng một môi trường nhưng có người nhiều bạn bè, và ngược lại có người chẳng được ai chơi. Có người được yêu thương, đùm bọc. Có người chỉ nhận được sự khinh bỉ, dửng dưng xem thường. Có người được hàng xóm bao bọc “tối lửa tắt đèn có nhau”. Có người lại bị anh em loại trừ. Có người vui vì sự chơi đẹp của tha nhân. Có người dở khóc dở cười vì sự chơi xấu của tha nhân. Tất cả điều đó cho thấy, những gì chúng ta nhận được là do chính chúng ta đã gieo vãi vun trồng tuỳ theo cách sống của chúng ta.
Hôm nay, Chúa bảo chúng ta hãy đi gieo vãi yêu thương. Chúa cầu mong chúng ta sinh hoa kết trái. Chính Chúa đã gieo vào lòng chúng ta hạt giống yêu thương. Chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta được sống trong tình yêu quan phòng của Chúa. Chúa còn tuyển chọn chúng ta nên bạn hữu của Chúa. Chúa còn làm tất cả để chúng ta được hạnh phúc. Chúa đã quên cả chính mình để chúng ta được sống. Chúa không đòi chúng ta đền đáp cho Chúa. Chúa chỉ mong chúng ta hãy theo gương Ngài mà đối xử với nhau trong yêu thương. Chúa bảo chúng ta “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy đã yêu là tiếp tục gieo vãi hạt giống yêu thương của Chúa cho muôn người. Hãy đem yêu thương vào nơi oán thù. Hãy trồng cây yêu thương vào trong thế gian để thế gian được hái những trái ngọt của hạnh phúc, của tình người.
Nhưng có mấy ai đã thực sự sống yêu thương mà không toan tính, hay pha chút ích kỷ, nhỏ nhoen? Có mấy ai đã yêu tha nhân như chính mình để rồi có thể chia sẻ buồn đau với tha nhân? Có mấy ai đã vì bạn hữu mà quên mình? Có lẽ có, nhưng chắc chắn có rất ít!
Nhìn lại những gì đang diễn ra nơi gia đình, nơi xứ đạo và trên thế giới, dường như những nghĩa cử yêu thương đang thiếu dần, mà thay vào đó là sự ích kỷ, là độc đoán, là lỗi bác ái yêu thương tràn lan. Có mấy ai đã tự vấn lương tâm để thấy rằng mình làm hại anh em thì nhiều mà làm điều tốt thì ít? Có mấy ai dám tự trách mình vì những lời mình nói, vì những việc mình làm đã mang lại khổ đau cho anh em? Có mấy ai đã dám nói lời xin lỗi với gia đình, với cộng đoàn vì sự tắc trắc của mình mà làm cho gia đình xào xáo, bất đồng ý kiến, đố kỵ và ghen tương? Có mấy ai đã thực sự dấn thân để xây dựng hoà bình khởi đi từ những nghĩa cử yêu thương và tôn trọng tha nhân?
Nhân loại hôm nay rất biết ơn những con người biết xây dựng hoà bình từ yêu thương. Năm 1963, tại Washington, khoảng 200.000 người đã lắng nghe Martin Luther King, vị mục sư da đen, người đoạt giải Nobel hoà bình nói chuyện. Ông nói rằng: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Georgia, con cháu của những người nô lệ và của những chủ nô sẽ ngồi chung với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi ước mơ một ngày kia, 4 người con của tôi về sống trong một nước mà chúng không còn bị xét xử vì màu da nữa, nhưng vì công lao . . . “
Ước mơ của ông cũng là ước mơ của hàng triệu con người trên thế giới. Nhưng khao khát hoà bình thì nhiều, còn gieo vãi niềm an bình hạnh phúc thì chẳng có mấy ai! Người ta nặng lời kết án nhau thì nhiều mà nói lời xin lỗi thì còn quá ít. Người ta nói xấu thì nhiều mà nói tốt cho nhau vẫn còn khiêm tốn. Thế nên, thế giới vẫn còn đó sự nghi kỵ, hiểu lầm và thù oán. Thể giới vẫn phải đón nhận đoạ đầy khổ đau bởi sự dữ do chính con người đã gieo vào trần gian.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn học bài học yêu thương của Chúa để đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày, ngõ hầu góp phần kiến tạo niềm an vui và hạnh phúc cho trần gian. Amen
Lm Tạ Duy Tuyền
Tục ngữ có câu “có gieo có gặt”, nhưng thành quả gặt hái lại tuỳ theo giống loài mà chúng ta gieo trồng. Vì “gieo gì gặt ấy”. Mình gieo yêu thương sẽ tìm được hạnh phúc an bình. Mình gieo thù hận sẽ phải đón nhận sự trả đũa oán hận, vì “gieo gió ắt gặp bão”.
Có thể nói cuộc đời là một chuỗi ngày dài gieo giống. Mỗi ngày ta gieo một vài lời nói, một vài hành động và rồi năm tháng trôi qua chúng ta sẽ có ngày gặt hái những gì chúng ta đã gieo vãi. Mặc dù là khoảng thời gian có thể là rất xa. Một năm. Hai năm. Hay có khi cả đời. Nhưng chắc chắn một điều là mùa gặt sẽ tới. Có những điều chúng ta sẽ phải gặt trước khi từ giã cõi đời, nhưng cũng có điều chúng ta phải gặt ở cõi đời sau.
Có một người đàn ông rất giầu có đã đến tuổi về hưu. Ông trao ban gia tài cho đứa con trai duy nhất, chỉ mong được sống an nhàn tuổi già bên con cháu cho đến hết cuộc đời. Thế nhưng, người con dâu lại không muốn bố chồng ở mãi trong nhà. Cô đã đề nghị chồng phải đưa bố đi ở nơi khác. Người con không muốn mất tình cảm với vợ, nên đã quyết định đưa cha vào viện dưỡng lão, nhưng lại là nơi rẻ tiền nhất theo lời căn dặn của vợ.
Một tuần sau đó, hai cha con đi bộ đến nơi mà người cha sẽ ở. Đi được một lúc bỗng nhiên người cha già bật khóc. Lương tâm người con không chịu nổi, anh nghẹn ngào nói lời xin lỗi cha. Sau một vài phút, người cha bị hắt hủi nghẹn ngào nói: “Con ơi! Cha không khóc vì con đưa cha vào đây. Cha khóc vì cách đây bốn mươi năm trước, cha cũng bước đi trên lối này với ông nội của con, và cũng đưa ông nội con vào viện dưỡng lão tồi tàn này. Cha chỉ “gieo gì gặt ấy thôi!”.
Thực vậy, “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Những gì chúng ta đã và đang nhận trong cuộc đời này hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều chúng ta đã gieo vãi, vun trồng ngày hôm qua. Cùng một môi trường nhưng có người nhiều bạn bè, và ngược lại có người chẳng được ai chơi. Có người được yêu thương, đùm bọc. Có người chỉ nhận được sự khinh bỉ, dửng dưng xem thường. Có người được hàng xóm bao bọc “tối lửa tắt đèn có nhau”. Có người lại bị anh em loại trừ. Có người vui vì sự chơi đẹp của tha nhân. Có người dở khóc dở cười vì sự chơi xấu của tha nhân. Tất cả điều đó cho thấy, những gì chúng ta nhận được là do chính chúng ta đã gieo vãi vun trồng tuỳ theo cách sống của chúng ta.
Hôm nay, Chúa bảo chúng ta hãy đi gieo vãi yêu thương. Chúa cầu mong chúng ta sinh hoa kết trái. Chính Chúa đã gieo vào lòng chúng ta hạt giống yêu thương. Chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta được sống trong tình yêu quan phòng của Chúa. Chúa còn tuyển chọn chúng ta nên bạn hữu của Chúa. Chúa còn làm tất cả để chúng ta được hạnh phúc. Chúa đã quên cả chính mình để chúng ta được sống. Chúa không đòi chúng ta đền đáp cho Chúa. Chúa chỉ mong chúng ta hãy theo gương Ngài mà đối xử với nhau trong yêu thương. Chúa bảo chúng ta “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy đã yêu là tiếp tục gieo vãi hạt giống yêu thương của Chúa cho muôn người. Hãy đem yêu thương vào nơi oán thù. Hãy trồng cây yêu thương vào trong thế gian để thế gian được hái những trái ngọt của hạnh phúc, của tình người.
Nhưng có mấy ai đã thực sự sống yêu thương mà không toan tính, hay pha chút ích kỷ, nhỏ nhoen? Có mấy ai đã yêu tha nhân như chính mình để rồi có thể chia sẻ buồn đau với tha nhân? Có mấy ai đã vì bạn hữu mà quên mình? Có lẽ có, nhưng chắc chắn có rất ít!
Nhìn lại những gì đang diễn ra nơi gia đình, nơi xứ đạo và trên thế giới, dường như những nghĩa cử yêu thương đang thiếu dần, mà thay vào đó là sự ích kỷ, là độc đoán, là lỗi bác ái yêu thương tràn lan. Có mấy ai đã tự vấn lương tâm để thấy rằng mình làm hại anh em thì nhiều mà làm điều tốt thì ít? Có mấy ai dám tự trách mình vì những lời mình nói, vì những việc mình làm đã mang lại khổ đau cho anh em? Có mấy ai đã dám nói lời xin lỗi với gia đình, với cộng đoàn vì sự tắc trắc của mình mà làm cho gia đình xào xáo, bất đồng ý kiến, đố kỵ và ghen tương? Có mấy ai đã thực sự dấn thân để xây dựng hoà bình khởi đi từ những nghĩa cử yêu thương và tôn trọng tha nhân?
Nhân loại hôm nay rất biết ơn những con người biết xây dựng hoà bình từ yêu thương. Năm 1963, tại Washington, khoảng 200.000 người đã lắng nghe Martin Luther King, vị mục sư da đen, người đoạt giải Nobel hoà bình nói chuyện. Ông nói rằng: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Georgia, con cháu của những người nô lệ và của những chủ nô sẽ ngồi chung với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi ước mơ một ngày kia, 4 người con của tôi về sống trong một nước mà chúng không còn bị xét xử vì màu da nữa, nhưng vì công lao . . . “
Ước mơ của ông cũng là ước mơ của hàng triệu con người trên thế giới. Nhưng khao khát hoà bình thì nhiều, còn gieo vãi niềm an bình hạnh phúc thì chẳng có mấy ai! Người ta nặng lời kết án nhau thì nhiều mà nói lời xin lỗi thì còn quá ít. Người ta nói xấu thì nhiều mà nói tốt cho nhau vẫn còn khiêm tốn. Thế nên, thế giới vẫn còn đó sự nghi kỵ, hiểu lầm và thù oán. Thể giới vẫn phải đón nhận đoạ đầy khổ đau bởi sự dữ do chính con người đã gieo vào trần gian.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn học bài học yêu thương của Chúa để đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày, ngõ hầu góp phần kiến tạo niềm an vui và hạnh phúc cho trần gian. Amen
Lm Tạ Duy Tuyền