Dan Lee
05-20-2009, 09:52 PM
Phương tiện để được lên trời
Khi nói đến sự di chuyển, ai cũng nghĩ ngay đến các phương tiện. Từ những phương tiện thô sơ: xe đạp, xích-lô, xe ba gác… cho đến những phương tiện hiện đại: xe hơi, máy bay, xe điện ngầm, xe chất lượng cao…Thử hỏi Chúa Giêsu về Trời bằng phương tiện gì? Êlia thì được đưa đi trên chiếc xe rực lửa, còn Chúa Giêsu, chẳng ai biết. Phúc âm chỉ ghi lại:” Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16, 19).
Người Do Thái quan niệm vũ trụ được chia làm ba phần: phần ở dưới là âm phủ, nơi giam giữ những người tội lỗi, phần ở giữa dành cho thế giới con người. Và trên cùng là nơi Thiên Chúa cùng các thánh ở. Nói theo kiểu bình dân thì Đức Giêsu lên Trời nghĩa là Ngài đi lên theo thứ tự phân chia của vũ trụ. Chúa Phục sinh đã là một sự biến đổi trong vinh quang của Ngài, khi nói Chúa Thăng Thiên, các tác giả Kinh thánh cũng muốn diễn tả một thực tại siêu linh mà con người không thể thấu đạt bằng lý trí của mình, phải đón nhận với cả niềm tin. Như vậy để được lên Trời với Chúa mỗi người cần có những phương tiện tối thiểu, thử đề nghị ba phương tiện giúp chúng ta có”Passport” để về Trời:
Rao giảng Lời Chúa
Trong thư mục vụ 2005, Hội Đồng Giám Mục Việt nam nhắn nhủ các linh mục:” Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính vì sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi”(Mt 10,4; Mc 3, 13-14). Đó cũng là di chúc của Thầy chí thánh trước lúc về trời:”Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi lòai thọ tạo”(Mc 16, 15 và Mt 28, 19-20). Đây là lệnh truyền của Chúa, mọi Kitô hữu cần áp dụng trong đời sống của mình. Sứ mạng ngôn sứ, phát ngôn viên của Lời phải được chính những anh chị em giáo dân thi hành trong nhiệm vụ của mình, rao giảng lời Chúa, dù thời thế thuận tiện hay không, thánh Phaolô cũng mãnh liệt xác tín niềm tin của mình:” Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1cr 9,16).
Cử hành các Bí tích
Chúa Giêsu lên trời nhưng chẳng bỏ con người mồ côi, Ngài thiết lập các bí tích để ở cùng nhân lọai mỗi ngày. Giáo hội cử hành Bí tích là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đòan, sự vô hình của Thiên Chúa đã trở thành hữu hình khi con người cùng nhau sống mầu nhiệm Phục sinh. Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:” Mỗi cử hành Bí tích là một cuộc gặp gỡ giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, trong Đức Kitô và Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ này là cuộc đối thọai qua hành động và lời nói. Các hành động biểu trưng tự nó đã là một ngôn ngữ, nhưng cần có lời Chúa và việc đáp trả của đức tin đi kèm và làm cho những hành vi này nên sống động, để hạt giống nước Trời sinh hoa kết quả trong thửa đất tốt. Những họat động phụng vụ biểu thị những gì lời Chúa muốn diễn đạt: vừa là sáng kiến ân sủng của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả trong đức tin của dân chúa( Số 1153).
Phục vụ bác ái
Có thể nói Giáo hội như là cơ quan tình yêu, nếu sứ mạng truyền giáo là bản chất của Giáo hội thì bác ái là lẽ sống và hành động của Giáo hội. Không thực thi bác ái, Giáo hội sẽ vong thân. Thông điệp Thiên chúa là tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 viết:” theo dòng thời gian và sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y việc phục vụ Bí tích và rao giảng phúc âm” (số 22).
Rao giảng lời Chúa, cử hành các Bí tích và phục vụ bác ái là con đường dẫn đưa con người lên trời với Chúa Giêsu phục sinh. Con đường nào cũng có những khó khăn và ngăn trở, đã là người Kitô hữu, mỗi người hãy chọn lấy cho mình một con đường nên thánh, để mai ngày cũng được chung phần vinh quang với Chúa trong nước Trời.
Chúa Thăng Thiên không phải để xa cách con người nhưng để gần gũi hơn. Ngài có mặt một cách vô hình, vượt lên không gian và thời gian đó là cách thế mà Chúa dùng để cùng một lúc Ngài ở với hơn sáu tỷ con người trên trái đất này.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
Khi nói đến sự di chuyển, ai cũng nghĩ ngay đến các phương tiện. Từ những phương tiện thô sơ: xe đạp, xích-lô, xe ba gác… cho đến những phương tiện hiện đại: xe hơi, máy bay, xe điện ngầm, xe chất lượng cao…Thử hỏi Chúa Giêsu về Trời bằng phương tiện gì? Êlia thì được đưa đi trên chiếc xe rực lửa, còn Chúa Giêsu, chẳng ai biết. Phúc âm chỉ ghi lại:” Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16, 19).
Người Do Thái quan niệm vũ trụ được chia làm ba phần: phần ở dưới là âm phủ, nơi giam giữ những người tội lỗi, phần ở giữa dành cho thế giới con người. Và trên cùng là nơi Thiên Chúa cùng các thánh ở. Nói theo kiểu bình dân thì Đức Giêsu lên Trời nghĩa là Ngài đi lên theo thứ tự phân chia của vũ trụ. Chúa Phục sinh đã là một sự biến đổi trong vinh quang của Ngài, khi nói Chúa Thăng Thiên, các tác giả Kinh thánh cũng muốn diễn tả một thực tại siêu linh mà con người không thể thấu đạt bằng lý trí của mình, phải đón nhận với cả niềm tin. Như vậy để được lên Trời với Chúa mỗi người cần có những phương tiện tối thiểu, thử đề nghị ba phương tiện giúp chúng ta có”Passport” để về Trời:
Rao giảng Lời Chúa
Trong thư mục vụ 2005, Hội Đồng Giám Mục Việt nam nhắn nhủ các linh mục:” Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính vì sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi”(Mt 10,4; Mc 3, 13-14). Đó cũng là di chúc của Thầy chí thánh trước lúc về trời:”Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi lòai thọ tạo”(Mc 16, 15 và Mt 28, 19-20). Đây là lệnh truyền của Chúa, mọi Kitô hữu cần áp dụng trong đời sống của mình. Sứ mạng ngôn sứ, phát ngôn viên của Lời phải được chính những anh chị em giáo dân thi hành trong nhiệm vụ của mình, rao giảng lời Chúa, dù thời thế thuận tiện hay không, thánh Phaolô cũng mãnh liệt xác tín niềm tin của mình:” Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1cr 9,16).
Cử hành các Bí tích
Chúa Giêsu lên trời nhưng chẳng bỏ con người mồ côi, Ngài thiết lập các bí tích để ở cùng nhân lọai mỗi ngày. Giáo hội cử hành Bí tích là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đòan, sự vô hình của Thiên Chúa đã trở thành hữu hình khi con người cùng nhau sống mầu nhiệm Phục sinh. Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:” Mỗi cử hành Bí tích là một cuộc gặp gỡ giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, trong Đức Kitô và Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ này là cuộc đối thọai qua hành động và lời nói. Các hành động biểu trưng tự nó đã là một ngôn ngữ, nhưng cần có lời Chúa và việc đáp trả của đức tin đi kèm và làm cho những hành vi này nên sống động, để hạt giống nước Trời sinh hoa kết quả trong thửa đất tốt. Những họat động phụng vụ biểu thị những gì lời Chúa muốn diễn đạt: vừa là sáng kiến ân sủng của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả trong đức tin của dân chúa( Số 1153).
Phục vụ bác ái
Có thể nói Giáo hội như là cơ quan tình yêu, nếu sứ mạng truyền giáo là bản chất của Giáo hội thì bác ái là lẽ sống và hành động của Giáo hội. Không thực thi bác ái, Giáo hội sẽ vong thân. Thông điệp Thiên chúa là tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 viết:” theo dòng thời gian và sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y việc phục vụ Bí tích và rao giảng phúc âm” (số 22).
Rao giảng lời Chúa, cử hành các Bí tích và phục vụ bác ái là con đường dẫn đưa con người lên trời với Chúa Giêsu phục sinh. Con đường nào cũng có những khó khăn và ngăn trở, đã là người Kitô hữu, mỗi người hãy chọn lấy cho mình một con đường nên thánh, để mai ngày cũng được chung phần vinh quang với Chúa trong nước Trời.
Chúa Thăng Thiên không phải để xa cách con người nhưng để gần gũi hơn. Ngài có mặt một cách vô hình, vượt lên không gian và thời gian đó là cách thế mà Chúa dùng để cùng một lúc Ngài ở với hơn sáu tỷ con người trên trái đất này.
Lm Giacôbê Tạ Chúc