Dan Lee
05-20-2009, 10:56 PM
Giáo huấn của giáo hội Công giáo
Bài Thuyết Trình của Đức TGM Raymond Burke tại Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc Hoa kỳ
Lời mở đầu:
Đức Cha Raymond L. Burke, nguyên là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Saint Louis, Hoa-kỳ, hiện đã hồi hưu và đang đảm nhiệm chức vụ Chưởng Quản Tòa án Tối Cao của Tòa Thánh. Ngài hiện cư ngụ tại Rôma, và được mời làm Thuyết Trình viên chính tại Buổi Hội Thảo hằng năm lấy tên là Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc tại thủ đô Washington D.C. Bài thuyết trình của ngài rất dài và xúc tích, đề cập đến những vấn đề sôi bỏng mà đất nước Hoa-kỳ hiện nay đang phải đối đầu. Trong bài diễn văn ngài nhắc lại nhiều lần từ ngữ mới “Nền Văn Hóa Sự Chết” mà chính phủ Obama đang áp đặt lên quốc gia Hoa-kỳ. Chúng tôi xin dịch nguyên văn bài thuyết trình, và thỉnh thoảng thêm vài lời ghi chú nằm giữa các dấu ngoặc [ ] để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vài từ ngữ chưa mấy quen thuộc trong cách diễn tả của người Việt chúng ta.
Washington D.C. ngày 8 tháng 5 năm 2009
Nhập đề:
1. Tôi rất vinh dự được trình bày bài Thuyết trình chính tại buổi Hội thảo Công giáo Toàn quốc Hằng năm này. Tôi xin bày tỏ lòng ngưõng mộ và biết ơn sâu xa của tôi đối với quý vị đã tổ chức và hỗ trợ mỗi năm cho cuộc Hội Thảo Công Giáo Toàn quốc.
2. Chủ đề của Buổi Hội Thảo năm nay rất thích hợp với giai đoạn khó khăn mà quốc gia chúng ta đang trải qua. Đứng trứoc các thử thách lớn lao và có tính cách căn bản mà quốc gia chúng ta đang trực diện, còn cách nào tốt để biểu lộ tinh thần ái quốc hơn là nêu lên các giáo huấn về Đức tin Công giáo của chúng ta. Tặng phẩm quý báu nhất mà chúng ta là công dân Hoa-kỳ có thể dâng hiến cho Tổ quốc là một cuộc sống Công giáo nhiệt thành. Đó chính là tặng phẩm, dầu rằng thường bị hiểu lầm, đã mang lại sức mạnh cho quốc gia chúng ta ngay từ thời lập quốc. Ngày nay hơn bao giờ hết, quốc gia chúng ta đang cần những người Công giáo biết rõ đức tin của mình và biểu lộ đức tin của mình một cách toàn vẹn trong cuộc sống hằng ngày.
3. Dẫu rằng tôi không còn trú ngụ trong quốc gia thân yêu nầy, tôi vẫn phải tinh luyện lòng ái quốc mà Chúa chúng ta đã dạy và nêu gương trong cuộc đời Công khai của Người. Chính Chúa đã ban cho chúng ta, qua Giáo hội, ơn phúc tinh luyện lòng ái quốc bằng cách thế biểu lộ tinh thần bác ái liên kết chúng ta với các công dân khác trong Người. Từ ngày cuộc sống đức tin thành hình trong tôi, mà tôi nhận được tại nhà từ cha mẹ tôi và tại các trường Công giáo, tôi ý thức được rằng bổn phận đối với quốc gia, bổn phận đối với các công dân khác đã thâm nhập vào cuộc sống chúng ta trong Đức Kitô, trong Giáo hội. Trong sách Giáo lý của Giáo phận Baltimore, tinh thần ái quốc được liên kết với lòng hiếu thảo. Sự liên kết thiết yếu của các nhân đức này, theo cách nói của sách Giáo lý, đã dẫn đưa chúng ta đến bổn phận phải tôn vinh, yêu mến và kính trọng cha mẹ và tổ quốc (sách Giáo lý tu chính Baltimore, ấn hành tại NY 1949, 1952, số 135). Chắc chắn rằng, cách thế căn bản nhất biểu lộ tinh thần ái quốc là cầu nguyện hằng ngày cho quê hương Hoa kỳ và cho các công dân cũng như cho các nhà lãnh đạo của đất nước. Tôi tin tưởng rằng, việc chúng
ta tham dự Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc này là một biểu lộ đặc biệt lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta là những người Công giáo tốt và do đó cũng là công dân tốt, dâng lên để cầu cho tổ quốc chúng ta.
4. Điều làm cho tôi vui mừng là trong buổi Hội thảo hôm nay có phần trình bày của Mẹ Shaun Vergauwen, Bề trên Tổng quyền của Dòng Chị Em Phanxicô Thánh Thể. Tôi đã biết Nhà dòng của Mẹ Shaun Vergauwen trong suốt cuộc đời linh mục của tôi. Cuộc sống tận hiến của các Chị Em Phanxicô Thánh Thể là một chứng tá đầy hứng khởi cho chân lý đức tin Công giáo chúng ta, và đặc biệt những gì liên quan đến Đời sống Phúc âm, và do đó đã là một cống hiến mãnh liệt cho sự thiện hảo của mọi công dân trên đất nước chúng ta.
Cơn khủng hoảng đang lớn dần trên Đất Nước
5. Sáng nay, tôi đến đây với quý vị mà lòng nặng trĩu lo âu cho đất nước. Tôi đến với quý vị không phải như một người từ ngoài vào, mà đến với quý vị với tư cách một công dân như quý vị, cũng mang trách nhiệm về tình trạng quốc gia, vì thế tôi không thể dửng dưng hoặc vô tư trước những lo âu cho sự an nguy của mọi người, nhất là những người hèn mọn, yếu đuối và khốn cùng.
6. Trong vài tháng vừa qua, quốc gia chúng ta đã chọn một lối đi hoàn toàn chối bỏ những cam kết hợp pháp đối với quyền căn bản làm người, quyền sống của các thai nhi vô tội và yếu đuối. Đất nước chúng ta, ngay từ đầu đã cam kết bảo vệ và cổ võ những quyền bất khả nhượng là “Đời sống, Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc” cho tất cả mọi người, không giới hạn, thì ngày nay càng ngày càng tỏ ra độc đoán trong việc giới hạn những cam kết nầy (xin xem bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và các văn bản khác của Liên Minh, do nhà xuất bản Barnes and Noble Books, NY, ấn hành năm 2002, trang 81). Những kẻ nắm quyền hiện nay quyết định ai là người có quyền hoặc không có quyền được luật pháp bảo vệ đối với quyền căn bản nhất là quyền được sống. Trước tiên là quyền được bảo vệ mạng sống của thai nhi bị từ chối, rồi kế đến là những người già cả bị coi là gánh nặng, những người nghèo đói, bệnh tật hoặc những người mà mạng sống bị đánh giá là không có lợi hoặc không còn xứng đáng.
7. Hơn nữa, những kẻ nắm quyền còn chủ trương bắt buộc các y sĩ, các chuyên viên y tế hay nói cách khác, những người có trọng trách chăm sóc đời sống, phải tham dự trái nghịch với lương tâm của họ, vào việc hủy hoại đời sống của thai nhi từ giai đoạn phôi thai cho đến thời kỳ sinh nở. Rồi đây, luật lệ của chúng ta có thể bó buộc những người đã tự nguyện chăm sóc bệnh nhân và cổ võ sức khỏe tốt sẽ phải từ bỏ công việc cao quý của mình mà lương tâm hướng dẫn họ làm. Hơn nữa, nếu đất nước chúng ta tiếp tục theo con đường đi xuống, các cơ sở y tế đang được điều hành theo luân lý tự nhiên tức là luôn luôn bảo vệ và chăm sóc các đời sống [thai nhi] vô tội tại những nơi mà đời sống [thai nhi] vô tội thường bị hủy diệt, sẽ bị bó buộc phải đóng cửa.
8. Đồng thời, cơ cấu nền tảng của xã hội là gia đình trên đó cuộc sống của quốc gia chúng ta được thành hình và duy trì, đang bị các nhà làm luật tấn công bằng cách tái xác định rằng hôn nhân bao gồm mối liên hệ giũa hai người đồng phái và cho phép những người nầy nhận con nuôi. Dự luật nầy cũng đòi thu hồi Đạo luật Bảo Vệ Hôn Nhân. Gốc rễ của những rối loạn và sai lầm về hôn nhân kể trên là do ý thức sai lầm về phá thai. Ý thức nầy muốn chúng ta tin rằng việc thụ thai do sự kết hợp tự nhiên của hôn nhân, trên thực tế, có thể bị trừ khử bằng máy móc hay bằng hóa chất mà vẫn duy trì được sự kết hợp theo đạo luật hôn nhân. Không phải thế. Với sự kiêu căng độc nhất vô nhị, quốc gia chúng ta đang từ chối căn bản của hôn nhân trung thành, bất khả phân ly và có tính cách sinh sản cố hữu giữa một người nam và một người nữ. Và như thế là xâm phạm hôn nhân tự nhiên để thay bằng cái được gọi là “liên hệ hôn phối” theo định nghĩa của những người đang nắm quyền lực tối thượng của xã hội chúng ta.
9. Con đường mòn xâm phạm nhân quyền căn bản nhất và xâm phạm sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình mà quốc gia chúng ta đang dấn bước, không phải là ngẫu nhiên. Con đường vi phạm đó nằm trong chương trình của những ngưòi mà chúng ta đã chọn lựa để lãnh đạo quốc gia chúng ta. Mà cũng không phải là chúng ta không biết vì đã đưọc thông báo đến chúng ta và đa số công dân kể cả một số đông người Công giáo đã bầu cho giới lãnh đạo là những người hiện đang quyết tâm thực hiện cho bằng được. Để nêu lên như một thí dụ, tôi xin nhắc lại là vị Tổng Thống của chúng ta tuyên bố [1] hỗ trợ cho dự luật Tự Do Chọn Lựa, là dự luật sẽ bất hợp pháp hóa việc phá thai hạn chế hiện hành, [2] tái khẳng định cái gọi là Chính sách Mexico City cho phép Hoa kỳ tài trợ việc phá thai ở các nước khác, và [3] cung cấp 50 triệu mỹ-kim để Liên Hiệp Quốc dùng cho các chương trình hạn chế dân số, chẳng hạn hỗ trợ cho kế hoạch của Trung Quốc mỗi gia đình một trẻ em bằng cách tuyệt đường sinh sản hoặc phá thai do chính phủ chỉ định, [4] đề nghị thu hồi những điều khoản bổ túc cho đạo luật Lương Tâm của liên bang, là những điều khoản bảo đảm rằng không phải chỉ có y sĩ mà cả những cán sự y tế có quyền từ chối cung cấp dịch vụ và tin tức liên quan đến thuốc men và biện pháp y khoa trái với lương tâm của những người này, [5] bải bỏ giới hạn tài trợ cho việc thử nghiệm bằng bào thai liên quan đến việc phá hủy mạng sống của bào thai đang phát triển, và [6] chọn lựa vào đa số nhứng chức vụ quan trọng trong chính phủ những nhân vật, kể cả Công giáo, nổi tiếng thiên về từ chối quyền sống của các thai nhi và sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Trên đây chỉ là một số thí dụ vè những quyết định của giới lãnh đạo quốc gia đang đem quốc gia chúng ta vào con đường mòn từ chối quyền làm người của các thai nhi vô tội và yếu đuối, cũng như xâm phạm vào sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình.
10. Là người Công giáo, chúng ta không thể nào không ghi nhận với lòng buồn thê thiết, rằng một số người Công giáo được Tổng thống chỉ định vào các chức vụ trong chính phủ, đã hoàn toàn cọng tác với chính phủ để tiến hành các chương trình chống lại mạng sống con người và chống lại gia đình. Gần đây nhất, việc tiến cử một người Công giáo làm Tổng Trưởng Y Tế, là người đã công khai và liên tục cổ võ việc phá thai trên đát nước chúng ta. Sự kiện này đã làm cho người Công giáo bối rối và là một nhắc nhở đau đớn rằng trách nhiệm lớn lao nhất của người Công giáo là phải duy trì bản luật tự nhiên, là điều luật căn bản bất di dịch trong mối tương quan giũa các công dân trong quốc gia chúng ta. Tôi đau xót phải nói rằng việc hỗ trợ cho đạo luật chống lại quyền làm người của ngưòi Công giáo ở các chức vụ trong chính phủ đã thường xảy ra đến nỗi ngưòi ngoài Công giáo có lý do chính đáng để chất vấn rằng giáo huấn của Giáo hôi về tính cách bất khả xâm phạm của sinh mạng con người có còn vững vàng và không thay đổi không. Việc đó còn mang lại một cảm tưởng sai lầm rằng Giáo hội có thể thay đổi bộ luật mà Thiên Chúa đã viết vào tâm khảm mỗi người từ khởi thủy và tuyên bố trong Điều Răn Thứ Năm của bộ luật Mười Điều răn rằng: Ngươi chớ giết người.
11. Rõ ràng rằng con đường mòn chống sự sống và chống gia đình mà quốc gia chúng ta đang bị dẫn đi xuống đã tạo ảnh hưởng trên những dân tộc đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Hoa-kỳ, hoặc
các dân tộc chịu ảnh hưởng các chính sách quốc tế mà quốc gia chúng ta đang duy trì. Sự kiện rất nhiều quốc gia chú trọng đến cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua là dấu chỉ rõ ràng vai trò lãnh đạo thế giới mà các cấp lãnh đạo của chúng ta đang áp dụng. Những quốc gia đã thích thú với lời hứa hẹn thay đổi ở Hoa-kỳ trong kỳ vận động tranh cử vừa qua, ngày nay đã khám phá ra rằng đó là việc áp dụng liên tục những chính sách và chương trình dẫn đến một nền văn hóa tử thần mà cuối cùng làm tiêu tan hy vọng của thế giới, như lời diễn tả của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI: “Chúng ta hãy lặp lại một lần nữa rằng chúng ta cần có những niềm hy vọng dầu lớn dầu nhỏ để giúp chúng ta sống qua ngày. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, nếu không có một niềm hy vọng lớn, niềm hy vọng vượt lên trên mọi sự vật. Niềm hy vọng lớn đó chính là Thiên Chúa Đấng bao quát hết mọi thực tại và là Đấng ban cho chúng ta những gì mà bản thân chúng ta không đạt được. Những gì đến với chúng ta như một tặng phẩm thì đó chính là một phần của niềm hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng: không một vua chúa nào khác, chỉ có Thiên Chúa là Đấng có khuôn mặt nhân loại và là Đấng yêu thương chúng ta đến tận cùng, mỗi người chúng ta cũng như toàn thể nhân loại. Vương quốc của Ngài không phải là một ảo tưởng không bao giờ đến. Vương quốc của Ngài hiện diện mỗi khi Ngài được yêu và khi tình yêu của Ngài đến với chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng cho chúng ta khả năng tồn tại qua ngày mà không ngừng tìm kiếm hy vọng trong một thế giới tự bản chất, chưa phải là hoàn hảo. Tình yêu của Ngài đồng thời là một bảo đảm cho chúng ta một hiện hữu mà chúng ta chỉ cảm nhận được một cách mơ hồ nhưng chính nội tâm sâu thẳm chúng ta đang mong chờ: đó là một cuộc sống đích thực”. (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông thư Spe Salvi nói vè Niềm Hy Vọng của người Kitô-hữu, ngày 30 tháng 11, 2007).
Sự thay đổi có khả năng mang hy vọng cho chúng ta chính là sự canh tân đất nước chúng ta trong tình yêu Thiên Chúa là tình yêu tôn trọng phẩm giá mỗi một đời sống con người từ khi được tạo dựng thành bào thai cho đến ngày chết theo luật tự nhiên, và từ đó tạo dựng và vun trồng một cuộc sống mới qua tình yêu trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Bất cứ niềm hy vọng nào mà không gắn liền với niềm hy vọng lớn thì đều là hảo huyền và sẽ không bao giờ mang lại công lý và thành quả của công lý là hòa bình cho đất nước chúng ta và cho toàn thế giới.
Nói về Khủng hoảng
12. Người Công giáo chúng ta làm thế nào để đạt được hiệu quả khi bàn về tình trạng khủng hoảng của quốc gia chúng ta liên quan đến quyền căn bản làm người và sự toàn vẹn của gia đình ? Tinh thần ái quốc cùng với các nhân đức khác mà Đức Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta đã soi sáng cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta làm gì cho lợi ích chung, lợi ích cho toàn thể đất nước ? Trước tiên, tinh thần ái quốc đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta làm trong buổi sáng nay là cầu nguyện và hiệp thông với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta nêu lên nhận định nghiêm chỉnh của chúng ta.
13. Khi Chúa Giêsu từ Núi Biến Hình trở xuống, Ngài thấy các môn đệ đang trừ tà cho một cậu bé nhưng vô hiệu quả, Ngài đuổi tà thần đi làm cho các môn đệ, khi chỉ còn họ với Ngài, hỏi Ngài rằng tại sao các ông không thể từ tà ra khỏi cậu bé, Chúa Giêsu trả lời rằng: “Loại tà thần nầy chỉ có thể trừ khử bằng cầu nguyện và ăn chay” (Mc. 9:29). Chúa Giêsu nhắc nhở các ông rằng điều thiện mà các ông muốn làm được khi đối diện với sự dữ chỉ có thể đạt được qua lời cầu nguyện và ăn chay. Bằng những lời nầy chúng ta thấy sự dữ không thể bị khống chế bằng sức mạnh của chúng ta mà thôi, nhưng bằng ơn lành của Chúa tăng cường sức mạnh cho tư tuởng và hành động của chúng ta. Duy chỉ có Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và hậu quả của nó là sự chết muôn đời, và duy chỉ có Chúa Kitô, qua Giáo Hội, tiếp tục mang kết quả của cuộc Chiến thắng của Ngài vào trong đời sống chúng ta và vào thế giới chúng ta đang sống.
14. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của con người và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình trong đất nước chúng ta, chúng ta thường dễ sinh nản chí. Và đúng thế nếu thành quả chỉ trông nhờ vào chúng ta mà thôi. Không phải vậy, Chúa Kitô luôn ở vối chúng ta, trong Giáo Hội, bằng một cách thế đặc biệt, trong cuộc chiến đấu vãn hồi sự tôn trọng sinh mạng của tất cả anh chị em chúng ta, nhất là của những người yếu đuối cần chúng ta chăm sóc, và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Chúa Kitô là Tin Mừng Hằng sống mà chúng ta gặp đuợc qua lời cầu nguyện và các Phép Bí Tích, sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để công bố Lời Hằng Sống của Ngài, và hành động theo Lời Hằng Sống của Ngài, nhân danh tất cả mọi người trong quốc gia chúng ta, nhất là những kẻ cần đến chúng ta chăm sóc và bảo vệ các quyền Chúa ban.
15. Nếu chúng ta nghiêm túc với tinh thần ái quốc thì chúng ta phải cầu nguyện hằng ngày cho Tổng Thống và quốc gia chúng ta. Chúng ta cũng nên nhiệt tâm thực hành việc ăn chay hãm mình để thay đổi lối sống của chúng ta và của xã hội. Nếu chúng ta muốn thực thi điều thiện cho mọi người, cho quốc gia chúng ta thì chúng ta phải tìm cách mỗi ngày hoán cải cuộc sống của chúng ta trở về với Chúa Kitô, nhất là qua các Bí tích Giải tội và Mình Thánh Chúa. Chúa Kitô muốn loan truyền Tin Mừng Hằng Sống của Ngài và mang lại ơn cứu rỗi cho đất nước chúng ta bằng cách hiến dâng cuộc sống của chúng ta cho Ngài vì lợi ích cho tất cả anh chị em chúng ta không phân biệt ranh giới và vì muốn bảo tồn toàn vẹn cuộc sống con người, hôn nhân và gia đình.
16. Những khi có khủng hoảng lớn trong nước cũng như trên thế giới, Đức Thánh Cha và các Giám mục của chúng ta thường kêu gọi người Công giáo cầu nguyện đặc biệt cho quốc gia cũng như cho thế giới. Tôi nhớ rõ rằng, lúc tôi còn nhỏ, kinh của Đức Giáo Hoàng Lêô thường được đọc cuối lễ để cầu nguyện truớc cơn đe dọa của vật chất vô thần trên thế giới. Tôi cũng nhớ rằng Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V, vào năm 1571, đã kêu gọi toàn thể Giáo hội cầu nguyện nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, khi thế giới Kitô giáo bị Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Sau khi thắng trận Lêpantô vào ngày 7 tháng 10, 1571, ngài chọn ngày này để hằng năm tôn vinh Đức Bà Mân Côi và đặt tước hiệu Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu vào kinh cầu Lôrêtô. Trong cơn khủng hoảng hiện nay, lần chuỗi Mân Côi hằng ngày và cầu xin Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu chuyển cầu là những phương thế hiệu nghiệm để mang chiến thắng về cho đời sống và tình yêu.
17. Tại mỗi Thánh Lễ, chúng ta nên dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo để vuợt qua đưọc nền văn hóa tử thần và tiến vững mạnh trên nền văn minh yêu thương. Tất cả các người Công giáo trên khắp đất nước nên tham dự vào việc Chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi để phục hồi sự tôn trọng quyền sống và bảo toàn gia đình. Trong lời nguyện, trên hết, chúng ta nên cầu xin lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ Vô Nhiễm là quan thầy của quốc gia chúng ta. Trong một cách thế tuyệt vời, năm 1531 Mẹ đã hiện ra trên lục địa chúng ta, nơi vùng đất ngày nay là Mexico City [Thủ đô Mễ Tây Cơ] với danh hiệu là Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa để biểu hiện lòng yêu của Thiên Chúa đối với con cái Ngài ở toàn châu Mỹ. Nhờ sự cầu bầu của Mẹ, dân bản xứ Mỹ và người Âu châu với nguy cơ tiêu diệt lẫn nhau, đã xích lại gần nhau thành một dân tộc dưới sự che chở của Mẹ và cũng nhờ đó, tập tục giết người [làm vật tế thần] đang được phổ biến rộng rãi ở các bộ lạc dân bản xứ đã được chấm dứt. Ngày nay, tại các Giáo xứ và Giáo phận đang có chiến dịch cầu nguyện cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo. Ước mong những công việc thiêng liêng này được liên tục và phát triển để, nhờ lời cầu nguyện và ăn chay, có cơ may vượt thắng được các tệ nạn nguy hại như ngừa thai, phá thai, trợ tử, thử nghiệm bào thai, và cái gọi là hôn nhân đờng tính trên đất nước chúng ta.
18. Cùng với lời cầu nguyện là sự sốt sắng ôn lại giáo huấn của Giáo hội về sự tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn của gia đình. Tại nhà, tại trường học các cấp Công giáo, tại các nhóm học hỏi của giáo xứ và trong câu chuyện trao đổi hàng ngày với hàng xóm, chúng ta được mời gọi để làm nhân chứng không khoan nhượng của Tin Mừng Hằng Sống. Các bậc cha mẹ, linh mục và các cơ sở giáo dục Công giáo phải biết rõ những tuyên truyền chống sinh mạng và chống gia đình hằng liên tục ào ạt tấn công chúng ta và con em chúng ta. Xin đan cử một thí dụ: người ta nghĩ đến cách hủy hoại thiện tâm con em chúng ta bằng cách tung ra hàng triệu mỹ kim những phim ảnh khiêu dâm, nhất là trên các mạng lưới. Việc nhận định của chúng ta, cá nhân cũng như các nhóm, phải mở được mắt chúng ta để nhìn thấy tình trạng nguy hại trên đất nước chúng ta, kẻo chúng ta không nhận thấy trách nhiệm đối với cuộc tấn công rộng lớn nhắm vào sinh mạng con người và căn bản gia đình. Nhận định của chúng ta phải giúp chúng ta, nhất là giới trẻ, thấy được sự tục hóa vô thần [phủ nhận đức tin và các giá trị tôn giáo] và thuyết tương đối [chấp nhận tùy thuộc hoàn cảnh, thời điểm, tâm trạng] chống đỡ và biện minh cho các kế hoạch, chính sách và các đạo luật chống sinh mạng và chống gia đình của đất nước chúng ta.
19. Cuộc tiếp xúc của chúng ta với thế giới phải minh bạch và không khoan nhượng. Các bậc cha mẹ phải biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày giá trị trường cửu và phong phú của Tin Mừng Hằng sống, mà họ có trách nhiệm phải truyền đạt cho con cái. Các cơ sở giáo dục Công giáo phải dấn thân liên tục hơn trong việc tìm hiểu chân lý của đức tin, nêu những chân lý đó lên trước các thách đố luân lý ngày nay. Trong một nền văn hóa đánh dấu bằng vô số mập mờ và lầm lẫn nghiêm trọng về các giáo huấn nền tảng của bản luật tự nhiên, thì các trường Công giáo phải là ngọn hải đăng hướng dẫn chân lý và luân lý. Rõ ràng cũng đúng thế đối với các ơ quan từ thiện, các tu viện và cơ sở y tế Công giáo. Tại các cơ sở nầy không có chỗ để giảng dạy hay tổ chức các sinh hoạt xúc phạm đến bộ luật tự nhiên. Việc đối thoại và tôn trọng ý kiến khác biệt không có nghĩa là cổ võ hay nhân nhượng trước sự vi phạm bộ luật tự nhiên. Sự kiện trường Đại học Notre Dame trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng thống là người có chủ trương chống nhân sinh, chống gia đình là khởi điểm của một điếm nhục rất nghiêm trọng. Các cơ sở Công giáo không thể cung cấp diễn đàn, chưa nói là vinh dự, cho những ai đã công khai cổ võ và hành động chống lại bộ luật tự nhiên. Sống trong một nền văn hóa nâng niu tử thần, thì người Công giáo và các cơ sở Công giáo có bổn phận nhất thiết chống lại nền văn hóa đó. Nếu cá nhân chúng ta hoặc các cơ sở Công giáo không sẵn lòng chấp nhận gánh nặng đó, hoặc vì chịu áp lực mà kêu gọi cải tổ văn hóa của chúng ta, thì chúng ta không xứng đáng mang danh Công giáo.
Người Công giáo và Đời sống Công quyền
20. Lời cầu nguyện và cải hoá đời sống của chúng ta cùng với những nhận định và nghiên cứu về chân lý của đời sống luân lý, đòi hỏi chúng ta, cá nhân Công giáo cũng như cơ sở Công giáo, phải biết chấp nhận trách nhiệm của người công dân là làm việc không ngừng để sửa đổi những chương trình, chính sách và luật lệ bất công của chính phủ. Trong một quốc gia đã được sắp đặt sẵn để vũng tiến trên lộ trình vi phạm những nguyên tắc luân lý căn bản thì người Công giáo hay người ngoài Công giáo đã chấp nhận bộ luật tự nhiên, đều phải xác nhận rằng việc cam kết mang tính cách tôn giáo của họ đối với bộ luật tự nhiên để tìm kiếm điều thiện cho mọi người, thật ra chỉ là một cách nặng phần trình diễn mà thôi chứ không áp dụng vào cuộc sống công quyền. Rõ ràng một số người Công giáo nắm chức vụ trong guồng máy công quyền đã nghĩ như thế. Quý vị có bao giờ nghe những nhà làm luật Công giáo bỏ phiếu tán đồng dự luật chống sinh mạng và chống gia đình tuyên bố rằng bản thân họ chống lại dự luật nhưng vì là giới chức công quyền họ không được phép để tín ngưỡng ảnh hưởng đến việc hỗ trợ dự luật không ? Quý vị có bao giờ nghe những ngưòi đồng đạo bỏ phiếu chọn ứng cử viên chống sinh mạng và chống gia đình, chỉ vì họ trung thành với đảng phái, hoặc cho rằng quan điểm của các ứng cử viên đó là đúng không ? Đã bao lần những người đó cho lối suy luận của họ là đúng vì họ tuyên bố rằng đúc tin tôn giáo chỉ là vấn đề cá nhân, không liên quan đến lãnh vực công quyền. [Tôi quan niệm] trái ngược rằng thiện ích chung tuỳ thuộc vào việc tích cực thực thi niềm tin tôn giáo vào lãnh vực công quyền.
21. Khi bàn về vai trò của Giáo hội trong chính trị, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI dã nhắc nhở chúng ta:
- “Đừng quên rằng khi Giáo hội hay các cộng đồng Công giáo dấn thân vào các cuộc tranh luận cộng cọng bằng cách biểu lộ sự dè dặt hay nhắc nhở đến các nguyên tắc tôn giáo, thì điều này không có nghĩa là quá đáng hay xâm phạm, bởi vì việc tranh luận chỉ nhằm mục đích rọi sáng lương tâm, giúp cho lương tâm hoạt động một cách tự do và có trách nhiệm theo đúng đòi hỏi của công lý, ngay cả những khi có thể va chạm với quyền lực và quyền lợi cá nhân” (ĐGH Bênêdictô XVI, Ad Congressum a Populari Europae Faction provectum, 2006).
-Trong Tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est), Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về Đức tin, một tặng phẩm quý báu giúp cho lý trí làm việc một cách hiệu quả và giúp nhìn thấy đối tượng rõ ràng hơn (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông Thư dẫn thượng, 25-12-2005). Khi Giáo hội nêu lên các giáo huấn liên quan đến công ích, Giáo hội không có chủ ý đặt quyền lực của Giáo hội lên trên quốc gia, hoặc ép buộc những người không cùng một lối suy nghĩ hay không cùng một cách hành xử đức tin phải theo. Mục đích của Giáo hội mà cũng là mục đích của người Công giáo yêu nước là giúp cho lý trí được sáng tỏ và cống hiến tức thời sự thấu hiểu và thi hành những điều công chính. Khi nói về các vấn đề khủng hoảng hiện nay trên đất nước chúng ta, Giáo hội cũng như chúng ta là con cái Giáo hội, chúng ta tranh luận trên căn bản lý luận và bộ luật tự nhiên, hay nói cách khác, căn bản của những gì phù hợp với bản chất của mỗi con người.
22. Việc cam kết không khoan nhượng của chúng ta để bảo vệ quyền sống vô tội và bảo toàn hôn nhân và gia đình không phải dựa trên những điều tin tưởng và thực hành đặc biệt, mà là dựa trên bộ luật tự nhiên được khắc ghi vào tâm hồn mỗi người, và vì thế đã trở thành một phần của giáo huấn luân lý của Giáo hội. Đồng thời, những gì được coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc không thể được gọi là điều thiện chỉ vì dẫn đến kết quả tốt. Tất cả chúng ta phải lưu tâm đến những điều thiện quan trọng cho sự tồn tại của quốc gia chúng ta, nhưng cũng nên quan tâm rằng những điều thiện không bao giờ biện minh đuợc cho sự phản bội căn bản của những điều thiện của cuộc sống và gia đình. Chúng ta phải lưu tâm mà bứng rễ khỏi suy tư luân lý của chúng ta những hình thức của chủ thuyết tương đối, chủ thuyết tất nhiên [chấp nhận hậu quả dù xấu dù tốt] và chủ thuyết tỷ lệ [quân bình giữa xấu và tốt] là những chủ thuyết dẫn dắt chúng ta đến lập luận rằng đôi khi cũng nên làm những gì đuợc coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc.
23. Một điểm quan trọng trong suy tư luân lý của chúng ta phải bao gồm sự hiểu biết minh bạch về những nguyên tắc liên quan đến cọng tác với điều xấu, nhất là trong việc bầu phiếu. Ngày nay, thông thường vì không có khả năng hoàn thành được những điều phải làm để bảo vệ quyền sống và bảo toàn gia đình, chúng ta lại dùng sự vô khả năng đó để biện minh cho sự chọn lựa những người đang chủ trương vi phạm bản luật tự nhiên. Tôi tớ của Chúa Là Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II, trong Tông Thư Evangelium Vitae, đã nói nhiều về sự cọng tác với điều xấu để xâm phạm quyền sống vô tội [của thai nhi]. Ngài dẫn chứng bằng thí dụ rằng một nhà làm luật là người có khả năng bỏ phiếu cho một dự luật hạn chế việc phá thai, dầu không thể trừ khử tận gốc rễ. Ngài kết luận rằng nhà làm luật nên bỏ phiếu cho dự luật trong khi lập trường chống phá thai của ông vẫn minh bạch, bởi vì lá phiếu thuận của ông không chứng tỏ ông cọng tác mật thiết với đạo luật bất công, mà chỉ một cố gắng hợp pháp để giảm thiểu kết quả xấu. (ĐGH Gioan Phaolô II Tông Thư dẫn thượng, 25-3-1995) Nói một cách tương tự, là cử tri, chúng ta thường phải đối diện với sự chọn lựa các ứng cử viên là những người không hoàn toàn chống đối các đạo luật bất công. Trong trường hợp đó chúng ta nên chọn ứng cử viên nào muốn hạn chế tối đa các đạo luật bất công. Nhưng vì không có ứng cử viên nào cổ võ hay thực hành điều thiện, nên việc chọn một ứng cử viên có lâp trường ủng hộ việc phá thai, trợ tử hay thừa nhận hôn nhân đồng tính cũng đành phải chấp nhận. Việc tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn hôn nhân và gia đình là căn bản nên không thể bị lệ thuộc vào bất cứ một nguyên nào cho dù tốt cách mấy.
24. Trong tình trạng quốc gia chúng ta ngày nay, một câu hỏi được đặt ra về bổn phận của người Công giáo đang tìm cách lật ngược phán quyết Roe v. Wade và Doe v. Bolton của Tối Cao Pháp Viện. Có những ngưòi sẽ nói với chúng ta rằng việc đó vô ích và vì thế, nên bỏ cuộc để có thể tận lực giúp phòng ngừa những cá nhân muốn chọn phá thai. Là người Công giáo chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ công việc sửa đổi các luật lệ bất công nghiêm trọng. Luật lệ là nền tảng của nền văn hóa chúng ta và dạy cho công dân khái quát những gì luân lý cho phép. Những cố gắng của chúng ta trong việc trợ giúp những người có khuynh hướng làm điều trái hoặc chịu ảnh hưởng của các hành động vô luân, đó là việc làm của cơ quan từ thiện bác ái nối kết công dân trong vùng một quốc gia. Việc đó chỉ có ý nghĩa nhỏ nhoi nếu chúng ta giữ cầm chừng trước các đạo luật bất công và trước phán quyết có cùng nội dung xấu của các tòa án. Chúng ta sẽ không bao giờ biện minh được nếu chúng ta bỏ cuộc trong cố gắng thay đổi luật pháp và lật ngược các phán quyết chống đời sống và chống gia đình của tòa án
Kết luận
25. Trong lúc tụ họp sáng nay để cầu nguyên cho đất nước chúng ta, chúng ta hãy tìm can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm vinh hiển bị xuyên thâu của Đức Giêsu Chúa chúng ta. Đừng tỏ ra thất vọng trong việc hành xử lòng ái quốc, mà hãy vững lòng dâng hiến những đóng góp thiết yếu mà đức tin Công giáo đã làm cho sự trường tồn của đất nước chúng ta.
26. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu soi sáng tâm trí chúng ta để chúng ta thấy rõ hơn tình trạng nghiêm trọng của quốc gia chúng ta và nung nấu tâm hồn chúng ta trong ước vọng biến cải đất nước theo đúng bộ luật tự nhiên, tức là đạt được công lý phục vụ lợi ích cho mọi người. Chúng ta hãy nhận lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện và qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh của Chúa Kitô hướng dẫn công việc suy niệm của chúng ta trước thực trạng đất nước và dẫn đưa chúng ta đến những hành động chính đáng theo sự chỉ dạy của đức tin để phục vụ công ích cho mọi người.
27. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Đức Bà Guadalupe là Mẹ của Mỹ Châu, người Công giáo chúng ta hãy cầu nguyện hôm nay và mỗi ngày, chân thành với đức tin và tận hiến cho tổ quốc để có thể cổ võ lòng tôn trọng sinh mạng con người, bảo toàn sự lành thánh của hôn nhân và gia đình, và nhờ đó, vun trồng sự thiện hảo cho mọi người trong đất nước cũng như trên thế giới.
Cám ơn và xin Chúa chúc lành cho quý vị.
TGM Raymond Burke,
TGM Saint Louis hồi hưu và là Chưởng quản Tông Tòa Tối Cao Rôma
Bản dịch do FX Hoàng Đình Cảnh
+TGM Raymond Burke
Bài Thuyết Trình của Đức TGM Raymond Burke tại Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc Hoa kỳ
Lời mở đầu:
Đức Cha Raymond L. Burke, nguyên là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Saint Louis, Hoa-kỳ, hiện đã hồi hưu và đang đảm nhiệm chức vụ Chưởng Quản Tòa án Tối Cao của Tòa Thánh. Ngài hiện cư ngụ tại Rôma, và được mời làm Thuyết Trình viên chính tại Buổi Hội Thảo hằng năm lấy tên là Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc tại thủ đô Washington D.C. Bài thuyết trình của ngài rất dài và xúc tích, đề cập đến những vấn đề sôi bỏng mà đất nước Hoa-kỳ hiện nay đang phải đối đầu. Trong bài diễn văn ngài nhắc lại nhiều lần từ ngữ mới “Nền Văn Hóa Sự Chết” mà chính phủ Obama đang áp đặt lên quốc gia Hoa-kỳ. Chúng tôi xin dịch nguyên văn bài thuyết trình, và thỉnh thoảng thêm vài lời ghi chú nằm giữa các dấu ngoặc [ ] để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vài từ ngữ chưa mấy quen thuộc trong cách diễn tả của người Việt chúng ta.
Washington D.C. ngày 8 tháng 5 năm 2009
Nhập đề:
1. Tôi rất vinh dự được trình bày bài Thuyết trình chính tại buổi Hội thảo Công giáo Toàn quốc Hằng năm này. Tôi xin bày tỏ lòng ngưõng mộ và biết ơn sâu xa của tôi đối với quý vị đã tổ chức và hỗ trợ mỗi năm cho cuộc Hội Thảo Công Giáo Toàn quốc.
2. Chủ đề của Buổi Hội Thảo năm nay rất thích hợp với giai đoạn khó khăn mà quốc gia chúng ta đang trải qua. Đứng trứoc các thử thách lớn lao và có tính cách căn bản mà quốc gia chúng ta đang trực diện, còn cách nào tốt để biểu lộ tinh thần ái quốc hơn là nêu lên các giáo huấn về Đức tin Công giáo của chúng ta. Tặng phẩm quý báu nhất mà chúng ta là công dân Hoa-kỳ có thể dâng hiến cho Tổ quốc là một cuộc sống Công giáo nhiệt thành. Đó chính là tặng phẩm, dầu rằng thường bị hiểu lầm, đã mang lại sức mạnh cho quốc gia chúng ta ngay từ thời lập quốc. Ngày nay hơn bao giờ hết, quốc gia chúng ta đang cần những người Công giáo biết rõ đức tin của mình và biểu lộ đức tin của mình một cách toàn vẹn trong cuộc sống hằng ngày.
3. Dẫu rằng tôi không còn trú ngụ trong quốc gia thân yêu nầy, tôi vẫn phải tinh luyện lòng ái quốc mà Chúa chúng ta đã dạy và nêu gương trong cuộc đời Công khai của Người. Chính Chúa đã ban cho chúng ta, qua Giáo hội, ơn phúc tinh luyện lòng ái quốc bằng cách thế biểu lộ tinh thần bác ái liên kết chúng ta với các công dân khác trong Người. Từ ngày cuộc sống đức tin thành hình trong tôi, mà tôi nhận được tại nhà từ cha mẹ tôi và tại các trường Công giáo, tôi ý thức được rằng bổn phận đối với quốc gia, bổn phận đối với các công dân khác đã thâm nhập vào cuộc sống chúng ta trong Đức Kitô, trong Giáo hội. Trong sách Giáo lý của Giáo phận Baltimore, tinh thần ái quốc được liên kết với lòng hiếu thảo. Sự liên kết thiết yếu của các nhân đức này, theo cách nói của sách Giáo lý, đã dẫn đưa chúng ta đến bổn phận phải tôn vinh, yêu mến và kính trọng cha mẹ và tổ quốc (sách Giáo lý tu chính Baltimore, ấn hành tại NY 1949, 1952, số 135). Chắc chắn rằng, cách thế căn bản nhất biểu lộ tinh thần ái quốc là cầu nguyện hằng ngày cho quê hương Hoa kỳ và cho các công dân cũng như cho các nhà lãnh đạo của đất nước. Tôi tin tưởng rằng, việc chúng
ta tham dự Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc này là một biểu lộ đặc biệt lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta là những người Công giáo tốt và do đó cũng là công dân tốt, dâng lên để cầu cho tổ quốc chúng ta.
4. Điều làm cho tôi vui mừng là trong buổi Hội thảo hôm nay có phần trình bày của Mẹ Shaun Vergauwen, Bề trên Tổng quyền của Dòng Chị Em Phanxicô Thánh Thể. Tôi đã biết Nhà dòng của Mẹ Shaun Vergauwen trong suốt cuộc đời linh mục của tôi. Cuộc sống tận hiến của các Chị Em Phanxicô Thánh Thể là một chứng tá đầy hứng khởi cho chân lý đức tin Công giáo chúng ta, và đặc biệt những gì liên quan đến Đời sống Phúc âm, và do đó đã là một cống hiến mãnh liệt cho sự thiện hảo của mọi công dân trên đất nước chúng ta.
Cơn khủng hoảng đang lớn dần trên Đất Nước
5. Sáng nay, tôi đến đây với quý vị mà lòng nặng trĩu lo âu cho đất nước. Tôi đến với quý vị không phải như một người từ ngoài vào, mà đến với quý vị với tư cách một công dân như quý vị, cũng mang trách nhiệm về tình trạng quốc gia, vì thế tôi không thể dửng dưng hoặc vô tư trước những lo âu cho sự an nguy của mọi người, nhất là những người hèn mọn, yếu đuối và khốn cùng.
6. Trong vài tháng vừa qua, quốc gia chúng ta đã chọn một lối đi hoàn toàn chối bỏ những cam kết hợp pháp đối với quyền căn bản làm người, quyền sống của các thai nhi vô tội và yếu đuối. Đất nước chúng ta, ngay từ đầu đã cam kết bảo vệ và cổ võ những quyền bất khả nhượng là “Đời sống, Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc” cho tất cả mọi người, không giới hạn, thì ngày nay càng ngày càng tỏ ra độc đoán trong việc giới hạn những cam kết nầy (xin xem bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và các văn bản khác của Liên Minh, do nhà xuất bản Barnes and Noble Books, NY, ấn hành năm 2002, trang 81). Những kẻ nắm quyền hiện nay quyết định ai là người có quyền hoặc không có quyền được luật pháp bảo vệ đối với quyền căn bản nhất là quyền được sống. Trước tiên là quyền được bảo vệ mạng sống của thai nhi bị từ chối, rồi kế đến là những người già cả bị coi là gánh nặng, những người nghèo đói, bệnh tật hoặc những người mà mạng sống bị đánh giá là không có lợi hoặc không còn xứng đáng.
7. Hơn nữa, những kẻ nắm quyền còn chủ trương bắt buộc các y sĩ, các chuyên viên y tế hay nói cách khác, những người có trọng trách chăm sóc đời sống, phải tham dự trái nghịch với lương tâm của họ, vào việc hủy hoại đời sống của thai nhi từ giai đoạn phôi thai cho đến thời kỳ sinh nở. Rồi đây, luật lệ của chúng ta có thể bó buộc những người đã tự nguyện chăm sóc bệnh nhân và cổ võ sức khỏe tốt sẽ phải từ bỏ công việc cao quý của mình mà lương tâm hướng dẫn họ làm. Hơn nữa, nếu đất nước chúng ta tiếp tục theo con đường đi xuống, các cơ sở y tế đang được điều hành theo luân lý tự nhiên tức là luôn luôn bảo vệ và chăm sóc các đời sống [thai nhi] vô tội tại những nơi mà đời sống [thai nhi] vô tội thường bị hủy diệt, sẽ bị bó buộc phải đóng cửa.
8. Đồng thời, cơ cấu nền tảng của xã hội là gia đình trên đó cuộc sống của quốc gia chúng ta được thành hình và duy trì, đang bị các nhà làm luật tấn công bằng cách tái xác định rằng hôn nhân bao gồm mối liên hệ giũa hai người đồng phái và cho phép những người nầy nhận con nuôi. Dự luật nầy cũng đòi thu hồi Đạo luật Bảo Vệ Hôn Nhân. Gốc rễ của những rối loạn và sai lầm về hôn nhân kể trên là do ý thức sai lầm về phá thai. Ý thức nầy muốn chúng ta tin rằng việc thụ thai do sự kết hợp tự nhiên của hôn nhân, trên thực tế, có thể bị trừ khử bằng máy móc hay bằng hóa chất mà vẫn duy trì được sự kết hợp theo đạo luật hôn nhân. Không phải thế. Với sự kiêu căng độc nhất vô nhị, quốc gia chúng ta đang từ chối căn bản của hôn nhân trung thành, bất khả phân ly và có tính cách sinh sản cố hữu giữa một người nam và một người nữ. Và như thế là xâm phạm hôn nhân tự nhiên để thay bằng cái được gọi là “liên hệ hôn phối” theo định nghĩa của những người đang nắm quyền lực tối thượng của xã hội chúng ta.
9. Con đường mòn xâm phạm nhân quyền căn bản nhất và xâm phạm sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình mà quốc gia chúng ta đang dấn bước, không phải là ngẫu nhiên. Con đường vi phạm đó nằm trong chương trình của những ngưòi mà chúng ta đã chọn lựa để lãnh đạo quốc gia chúng ta. Mà cũng không phải là chúng ta không biết vì đã đưọc thông báo đến chúng ta và đa số công dân kể cả một số đông người Công giáo đã bầu cho giới lãnh đạo là những người hiện đang quyết tâm thực hiện cho bằng được. Để nêu lên như một thí dụ, tôi xin nhắc lại là vị Tổng Thống của chúng ta tuyên bố [1] hỗ trợ cho dự luật Tự Do Chọn Lựa, là dự luật sẽ bất hợp pháp hóa việc phá thai hạn chế hiện hành, [2] tái khẳng định cái gọi là Chính sách Mexico City cho phép Hoa kỳ tài trợ việc phá thai ở các nước khác, và [3] cung cấp 50 triệu mỹ-kim để Liên Hiệp Quốc dùng cho các chương trình hạn chế dân số, chẳng hạn hỗ trợ cho kế hoạch của Trung Quốc mỗi gia đình một trẻ em bằng cách tuyệt đường sinh sản hoặc phá thai do chính phủ chỉ định, [4] đề nghị thu hồi những điều khoản bổ túc cho đạo luật Lương Tâm của liên bang, là những điều khoản bảo đảm rằng không phải chỉ có y sĩ mà cả những cán sự y tế có quyền từ chối cung cấp dịch vụ và tin tức liên quan đến thuốc men và biện pháp y khoa trái với lương tâm của những người này, [5] bải bỏ giới hạn tài trợ cho việc thử nghiệm bằng bào thai liên quan đến việc phá hủy mạng sống của bào thai đang phát triển, và [6] chọn lựa vào đa số nhứng chức vụ quan trọng trong chính phủ những nhân vật, kể cả Công giáo, nổi tiếng thiên về từ chối quyền sống của các thai nhi và sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Trên đây chỉ là một số thí dụ vè những quyết định của giới lãnh đạo quốc gia đang đem quốc gia chúng ta vào con đường mòn từ chối quyền làm người của các thai nhi vô tội và yếu đuối, cũng như xâm phạm vào sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình.
10. Là người Công giáo, chúng ta không thể nào không ghi nhận với lòng buồn thê thiết, rằng một số người Công giáo được Tổng thống chỉ định vào các chức vụ trong chính phủ, đã hoàn toàn cọng tác với chính phủ để tiến hành các chương trình chống lại mạng sống con người và chống lại gia đình. Gần đây nhất, việc tiến cử một người Công giáo làm Tổng Trưởng Y Tế, là người đã công khai và liên tục cổ võ việc phá thai trên đát nước chúng ta. Sự kiện này đã làm cho người Công giáo bối rối và là một nhắc nhở đau đớn rằng trách nhiệm lớn lao nhất của người Công giáo là phải duy trì bản luật tự nhiên, là điều luật căn bản bất di dịch trong mối tương quan giũa các công dân trong quốc gia chúng ta. Tôi đau xót phải nói rằng việc hỗ trợ cho đạo luật chống lại quyền làm người của ngưòi Công giáo ở các chức vụ trong chính phủ đã thường xảy ra đến nỗi ngưòi ngoài Công giáo có lý do chính đáng để chất vấn rằng giáo huấn của Giáo hôi về tính cách bất khả xâm phạm của sinh mạng con người có còn vững vàng và không thay đổi không. Việc đó còn mang lại một cảm tưởng sai lầm rằng Giáo hội có thể thay đổi bộ luật mà Thiên Chúa đã viết vào tâm khảm mỗi người từ khởi thủy và tuyên bố trong Điều Răn Thứ Năm của bộ luật Mười Điều răn rằng: Ngươi chớ giết người.
11. Rõ ràng rằng con đường mòn chống sự sống và chống gia đình mà quốc gia chúng ta đang bị dẫn đi xuống đã tạo ảnh hưởng trên những dân tộc đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Hoa-kỳ, hoặc
các dân tộc chịu ảnh hưởng các chính sách quốc tế mà quốc gia chúng ta đang duy trì. Sự kiện rất nhiều quốc gia chú trọng đến cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua là dấu chỉ rõ ràng vai trò lãnh đạo thế giới mà các cấp lãnh đạo của chúng ta đang áp dụng. Những quốc gia đã thích thú với lời hứa hẹn thay đổi ở Hoa-kỳ trong kỳ vận động tranh cử vừa qua, ngày nay đã khám phá ra rằng đó là việc áp dụng liên tục những chính sách và chương trình dẫn đến một nền văn hóa tử thần mà cuối cùng làm tiêu tan hy vọng của thế giới, như lời diễn tả của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI: “Chúng ta hãy lặp lại một lần nữa rằng chúng ta cần có những niềm hy vọng dầu lớn dầu nhỏ để giúp chúng ta sống qua ngày. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, nếu không có một niềm hy vọng lớn, niềm hy vọng vượt lên trên mọi sự vật. Niềm hy vọng lớn đó chính là Thiên Chúa Đấng bao quát hết mọi thực tại và là Đấng ban cho chúng ta những gì mà bản thân chúng ta không đạt được. Những gì đến với chúng ta như một tặng phẩm thì đó chính là một phần của niềm hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng: không một vua chúa nào khác, chỉ có Thiên Chúa là Đấng có khuôn mặt nhân loại và là Đấng yêu thương chúng ta đến tận cùng, mỗi người chúng ta cũng như toàn thể nhân loại. Vương quốc của Ngài không phải là một ảo tưởng không bao giờ đến. Vương quốc của Ngài hiện diện mỗi khi Ngài được yêu và khi tình yêu của Ngài đến với chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng cho chúng ta khả năng tồn tại qua ngày mà không ngừng tìm kiếm hy vọng trong một thế giới tự bản chất, chưa phải là hoàn hảo. Tình yêu của Ngài đồng thời là một bảo đảm cho chúng ta một hiện hữu mà chúng ta chỉ cảm nhận được một cách mơ hồ nhưng chính nội tâm sâu thẳm chúng ta đang mong chờ: đó là một cuộc sống đích thực”. (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông thư Spe Salvi nói vè Niềm Hy Vọng của người Kitô-hữu, ngày 30 tháng 11, 2007).
Sự thay đổi có khả năng mang hy vọng cho chúng ta chính là sự canh tân đất nước chúng ta trong tình yêu Thiên Chúa là tình yêu tôn trọng phẩm giá mỗi một đời sống con người từ khi được tạo dựng thành bào thai cho đến ngày chết theo luật tự nhiên, và từ đó tạo dựng và vun trồng một cuộc sống mới qua tình yêu trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Bất cứ niềm hy vọng nào mà không gắn liền với niềm hy vọng lớn thì đều là hảo huyền và sẽ không bao giờ mang lại công lý và thành quả của công lý là hòa bình cho đất nước chúng ta và cho toàn thế giới.
Nói về Khủng hoảng
12. Người Công giáo chúng ta làm thế nào để đạt được hiệu quả khi bàn về tình trạng khủng hoảng của quốc gia chúng ta liên quan đến quyền căn bản làm người và sự toàn vẹn của gia đình ? Tinh thần ái quốc cùng với các nhân đức khác mà Đức Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta đã soi sáng cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta làm gì cho lợi ích chung, lợi ích cho toàn thể đất nước ? Trước tiên, tinh thần ái quốc đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta làm trong buổi sáng nay là cầu nguyện và hiệp thông với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta nêu lên nhận định nghiêm chỉnh của chúng ta.
13. Khi Chúa Giêsu từ Núi Biến Hình trở xuống, Ngài thấy các môn đệ đang trừ tà cho một cậu bé nhưng vô hiệu quả, Ngài đuổi tà thần đi làm cho các môn đệ, khi chỉ còn họ với Ngài, hỏi Ngài rằng tại sao các ông không thể từ tà ra khỏi cậu bé, Chúa Giêsu trả lời rằng: “Loại tà thần nầy chỉ có thể trừ khử bằng cầu nguyện và ăn chay” (Mc. 9:29). Chúa Giêsu nhắc nhở các ông rằng điều thiện mà các ông muốn làm được khi đối diện với sự dữ chỉ có thể đạt được qua lời cầu nguyện và ăn chay. Bằng những lời nầy chúng ta thấy sự dữ không thể bị khống chế bằng sức mạnh của chúng ta mà thôi, nhưng bằng ơn lành của Chúa tăng cường sức mạnh cho tư tuởng và hành động của chúng ta. Duy chỉ có Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và hậu quả của nó là sự chết muôn đời, và duy chỉ có Chúa Kitô, qua Giáo Hội, tiếp tục mang kết quả của cuộc Chiến thắng của Ngài vào trong đời sống chúng ta và vào thế giới chúng ta đang sống.
14. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của con người và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình trong đất nước chúng ta, chúng ta thường dễ sinh nản chí. Và đúng thế nếu thành quả chỉ trông nhờ vào chúng ta mà thôi. Không phải vậy, Chúa Kitô luôn ở vối chúng ta, trong Giáo Hội, bằng một cách thế đặc biệt, trong cuộc chiến đấu vãn hồi sự tôn trọng sinh mạng của tất cả anh chị em chúng ta, nhất là của những người yếu đuối cần chúng ta chăm sóc, và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Chúa Kitô là Tin Mừng Hằng sống mà chúng ta gặp đuợc qua lời cầu nguyện và các Phép Bí Tích, sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để công bố Lời Hằng Sống của Ngài, và hành động theo Lời Hằng Sống của Ngài, nhân danh tất cả mọi người trong quốc gia chúng ta, nhất là những kẻ cần đến chúng ta chăm sóc và bảo vệ các quyền Chúa ban.
15. Nếu chúng ta nghiêm túc với tinh thần ái quốc thì chúng ta phải cầu nguyện hằng ngày cho Tổng Thống và quốc gia chúng ta. Chúng ta cũng nên nhiệt tâm thực hành việc ăn chay hãm mình để thay đổi lối sống của chúng ta và của xã hội. Nếu chúng ta muốn thực thi điều thiện cho mọi người, cho quốc gia chúng ta thì chúng ta phải tìm cách mỗi ngày hoán cải cuộc sống của chúng ta trở về với Chúa Kitô, nhất là qua các Bí tích Giải tội và Mình Thánh Chúa. Chúa Kitô muốn loan truyền Tin Mừng Hằng Sống của Ngài và mang lại ơn cứu rỗi cho đất nước chúng ta bằng cách hiến dâng cuộc sống của chúng ta cho Ngài vì lợi ích cho tất cả anh chị em chúng ta không phân biệt ranh giới và vì muốn bảo tồn toàn vẹn cuộc sống con người, hôn nhân và gia đình.
16. Những khi có khủng hoảng lớn trong nước cũng như trên thế giới, Đức Thánh Cha và các Giám mục của chúng ta thường kêu gọi người Công giáo cầu nguyện đặc biệt cho quốc gia cũng như cho thế giới. Tôi nhớ rõ rằng, lúc tôi còn nhỏ, kinh của Đức Giáo Hoàng Lêô thường được đọc cuối lễ để cầu nguyện truớc cơn đe dọa của vật chất vô thần trên thế giới. Tôi cũng nhớ rằng Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V, vào năm 1571, đã kêu gọi toàn thể Giáo hội cầu nguyện nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, khi thế giới Kitô giáo bị Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Sau khi thắng trận Lêpantô vào ngày 7 tháng 10, 1571, ngài chọn ngày này để hằng năm tôn vinh Đức Bà Mân Côi và đặt tước hiệu Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu vào kinh cầu Lôrêtô. Trong cơn khủng hoảng hiện nay, lần chuỗi Mân Côi hằng ngày và cầu xin Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu chuyển cầu là những phương thế hiệu nghiệm để mang chiến thắng về cho đời sống và tình yêu.
17. Tại mỗi Thánh Lễ, chúng ta nên dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo để vuợt qua đưọc nền văn hóa tử thần và tiến vững mạnh trên nền văn minh yêu thương. Tất cả các người Công giáo trên khắp đất nước nên tham dự vào việc Chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi để phục hồi sự tôn trọng quyền sống và bảo toàn gia đình. Trong lời nguyện, trên hết, chúng ta nên cầu xin lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ Vô Nhiễm là quan thầy của quốc gia chúng ta. Trong một cách thế tuyệt vời, năm 1531 Mẹ đã hiện ra trên lục địa chúng ta, nơi vùng đất ngày nay là Mexico City [Thủ đô Mễ Tây Cơ] với danh hiệu là Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa để biểu hiện lòng yêu của Thiên Chúa đối với con cái Ngài ở toàn châu Mỹ. Nhờ sự cầu bầu của Mẹ, dân bản xứ Mỹ và người Âu châu với nguy cơ tiêu diệt lẫn nhau, đã xích lại gần nhau thành một dân tộc dưới sự che chở của Mẹ và cũng nhờ đó, tập tục giết người [làm vật tế thần] đang được phổ biến rộng rãi ở các bộ lạc dân bản xứ đã được chấm dứt. Ngày nay, tại các Giáo xứ và Giáo phận đang có chiến dịch cầu nguyện cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo. Ước mong những công việc thiêng liêng này được liên tục và phát triển để, nhờ lời cầu nguyện và ăn chay, có cơ may vượt thắng được các tệ nạn nguy hại như ngừa thai, phá thai, trợ tử, thử nghiệm bào thai, và cái gọi là hôn nhân đờng tính trên đất nước chúng ta.
18. Cùng với lời cầu nguyện là sự sốt sắng ôn lại giáo huấn của Giáo hội về sự tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn của gia đình. Tại nhà, tại trường học các cấp Công giáo, tại các nhóm học hỏi của giáo xứ và trong câu chuyện trao đổi hàng ngày với hàng xóm, chúng ta được mời gọi để làm nhân chứng không khoan nhượng của Tin Mừng Hằng Sống. Các bậc cha mẹ, linh mục và các cơ sở giáo dục Công giáo phải biết rõ những tuyên truyền chống sinh mạng và chống gia đình hằng liên tục ào ạt tấn công chúng ta và con em chúng ta. Xin đan cử một thí dụ: người ta nghĩ đến cách hủy hoại thiện tâm con em chúng ta bằng cách tung ra hàng triệu mỹ kim những phim ảnh khiêu dâm, nhất là trên các mạng lưới. Việc nhận định của chúng ta, cá nhân cũng như các nhóm, phải mở được mắt chúng ta để nhìn thấy tình trạng nguy hại trên đất nước chúng ta, kẻo chúng ta không nhận thấy trách nhiệm đối với cuộc tấn công rộng lớn nhắm vào sinh mạng con người và căn bản gia đình. Nhận định của chúng ta phải giúp chúng ta, nhất là giới trẻ, thấy được sự tục hóa vô thần [phủ nhận đức tin và các giá trị tôn giáo] và thuyết tương đối [chấp nhận tùy thuộc hoàn cảnh, thời điểm, tâm trạng] chống đỡ và biện minh cho các kế hoạch, chính sách và các đạo luật chống sinh mạng và chống gia đình của đất nước chúng ta.
19. Cuộc tiếp xúc của chúng ta với thế giới phải minh bạch và không khoan nhượng. Các bậc cha mẹ phải biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày giá trị trường cửu và phong phú của Tin Mừng Hằng sống, mà họ có trách nhiệm phải truyền đạt cho con cái. Các cơ sở giáo dục Công giáo phải dấn thân liên tục hơn trong việc tìm hiểu chân lý của đức tin, nêu những chân lý đó lên trước các thách đố luân lý ngày nay. Trong một nền văn hóa đánh dấu bằng vô số mập mờ và lầm lẫn nghiêm trọng về các giáo huấn nền tảng của bản luật tự nhiên, thì các trường Công giáo phải là ngọn hải đăng hướng dẫn chân lý và luân lý. Rõ ràng cũng đúng thế đối với các ơ quan từ thiện, các tu viện và cơ sở y tế Công giáo. Tại các cơ sở nầy không có chỗ để giảng dạy hay tổ chức các sinh hoạt xúc phạm đến bộ luật tự nhiên. Việc đối thoại và tôn trọng ý kiến khác biệt không có nghĩa là cổ võ hay nhân nhượng trước sự vi phạm bộ luật tự nhiên. Sự kiện trường Đại học Notre Dame trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng thống là người có chủ trương chống nhân sinh, chống gia đình là khởi điểm của một điếm nhục rất nghiêm trọng. Các cơ sở Công giáo không thể cung cấp diễn đàn, chưa nói là vinh dự, cho những ai đã công khai cổ võ và hành động chống lại bộ luật tự nhiên. Sống trong một nền văn hóa nâng niu tử thần, thì người Công giáo và các cơ sở Công giáo có bổn phận nhất thiết chống lại nền văn hóa đó. Nếu cá nhân chúng ta hoặc các cơ sở Công giáo không sẵn lòng chấp nhận gánh nặng đó, hoặc vì chịu áp lực mà kêu gọi cải tổ văn hóa của chúng ta, thì chúng ta không xứng đáng mang danh Công giáo.
Người Công giáo và Đời sống Công quyền
20. Lời cầu nguyện và cải hoá đời sống của chúng ta cùng với những nhận định và nghiên cứu về chân lý của đời sống luân lý, đòi hỏi chúng ta, cá nhân Công giáo cũng như cơ sở Công giáo, phải biết chấp nhận trách nhiệm của người công dân là làm việc không ngừng để sửa đổi những chương trình, chính sách và luật lệ bất công của chính phủ. Trong một quốc gia đã được sắp đặt sẵn để vũng tiến trên lộ trình vi phạm những nguyên tắc luân lý căn bản thì người Công giáo hay người ngoài Công giáo đã chấp nhận bộ luật tự nhiên, đều phải xác nhận rằng việc cam kết mang tính cách tôn giáo của họ đối với bộ luật tự nhiên để tìm kiếm điều thiện cho mọi người, thật ra chỉ là một cách nặng phần trình diễn mà thôi chứ không áp dụng vào cuộc sống công quyền. Rõ ràng một số người Công giáo nắm chức vụ trong guồng máy công quyền đã nghĩ như thế. Quý vị có bao giờ nghe những nhà làm luật Công giáo bỏ phiếu tán đồng dự luật chống sinh mạng và chống gia đình tuyên bố rằng bản thân họ chống lại dự luật nhưng vì là giới chức công quyền họ không được phép để tín ngưỡng ảnh hưởng đến việc hỗ trợ dự luật không ? Quý vị có bao giờ nghe những ngưòi đồng đạo bỏ phiếu chọn ứng cử viên chống sinh mạng và chống gia đình, chỉ vì họ trung thành với đảng phái, hoặc cho rằng quan điểm của các ứng cử viên đó là đúng không ? Đã bao lần những người đó cho lối suy luận của họ là đúng vì họ tuyên bố rằng đúc tin tôn giáo chỉ là vấn đề cá nhân, không liên quan đến lãnh vực công quyền. [Tôi quan niệm] trái ngược rằng thiện ích chung tuỳ thuộc vào việc tích cực thực thi niềm tin tôn giáo vào lãnh vực công quyền.
21. Khi bàn về vai trò của Giáo hội trong chính trị, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI dã nhắc nhở chúng ta:
- “Đừng quên rằng khi Giáo hội hay các cộng đồng Công giáo dấn thân vào các cuộc tranh luận cộng cọng bằng cách biểu lộ sự dè dặt hay nhắc nhở đến các nguyên tắc tôn giáo, thì điều này không có nghĩa là quá đáng hay xâm phạm, bởi vì việc tranh luận chỉ nhằm mục đích rọi sáng lương tâm, giúp cho lương tâm hoạt động một cách tự do và có trách nhiệm theo đúng đòi hỏi của công lý, ngay cả những khi có thể va chạm với quyền lực và quyền lợi cá nhân” (ĐGH Bênêdictô XVI, Ad Congressum a Populari Europae Faction provectum, 2006).
-Trong Tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est), Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về Đức tin, một tặng phẩm quý báu giúp cho lý trí làm việc một cách hiệu quả và giúp nhìn thấy đối tượng rõ ràng hơn (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông Thư dẫn thượng, 25-12-2005). Khi Giáo hội nêu lên các giáo huấn liên quan đến công ích, Giáo hội không có chủ ý đặt quyền lực của Giáo hội lên trên quốc gia, hoặc ép buộc những người không cùng một lối suy nghĩ hay không cùng một cách hành xử đức tin phải theo. Mục đích của Giáo hội mà cũng là mục đích của người Công giáo yêu nước là giúp cho lý trí được sáng tỏ và cống hiến tức thời sự thấu hiểu và thi hành những điều công chính. Khi nói về các vấn đề khủng hoảng hiện nay trên đất nước chúng ta, Giáo hội cũng như chúng ta là con cái Giáo hội, chúng ta tranh luận trên căn bản lý luận và bộ luật tự nhiên, hay nói cách khác, căn bản của những gì phù hợp với bản chất của mỗi con người.
22. Việc cam kết không khoan nhượng của chúng ta để bảo vệ quyền sống vô tội và bảo toàn hôn nhân và gia đình không phải dựa trên những điều tin tưởng và thực hành đặc biệt, mà là dựa trên bộ luật tự nhiên được khắc ghi vào tâm hồn mỗi người, và vì thế đã trở thành một phần của giáo huấn luân lý của Giáo hội. Đồng thời, những gì được coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc không thể được gọi là điều thiện chỉ vì dẫn đến kết quả tốt. Tất cả chúng ta phải lưu tâm đến những điều thiện quan trọng cho sự tồn tại của quốc gia chúng ta, nhưng cũng nên quan tâm rằng những điều thiện không bao giờ biện minh đuợc cho sự phản bội căn bản của những điều thiện của cuộc sống và gia đình. Chúng ta phải lưu tâm mà bứng rễ khỏi suy tư luân lý của chúng ta những hình thức của chủ thuyết tương đối, chủ thuyết tất nhiên [chấp nhận hậu quả dù xấu dù tốt] và chủ thuyết tỷ lệ [quân bình giữa xấu và tốt] là những chủ thuyết dẫn dắt chúng ta đến lập luận rằng đôi khi cũng nên làm những gì đuợc coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc.
23. Một điểm quan trọng trong suy tư luân lý của chúng ta phải bao gồm sự hiểu biết minh bạch về những nguyên tắc liên quan đến cọng tác với điều xấu, nhất là trong việc bầu phiếu. Ngày nay, thông thường vì không có khả năng hoàn thành được những điều phải làm để bảo vệ quyền sống và bảo toàn gia đình, chúng ta lại dùng sự vô khả năng đó để biện minh cho sự chọn lựa những người đang chủ trương vi phạm bản luật tự nhiên. Tôi tớ của Chúa Là Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II, trong Tông Thư Evangelium Vitae, đã nói nhiều về sự cọng tác với điều xấu để xâm phạm quyền sống vô tội [của thai nhi]. Ngài dẫn chứng bằng thí dụ rằng một nhà làm luật là người có khả năng bỏ phiếu cho một dự luật hạn chế việc phá thai, dầu không thể trừ khử tận gốc rễ. Ngài kết luận rằng nhà làm luật nên bỏ phiếu cho dự luật trong khi lập trường chống phá thai của ông vẫn minh bạch, bởi vì lá phiếu thuận của ông không chứng tỏ ông cọng tác mật thiết với đạo luật bất công, mà chỉ một cố gắng hợp pháp để giảm thiểu kết quả xấu. (ĐGH Gioan Phaolô II Tông Thư dẫn thượng, 25-3-1995) Nói một cách tương tự, là cử tri, chúng ta thường phải đối diện với sự chọn lựa các ứng cử viên là những người không hoàn toàn chống đối các đạo luật bất công. Trong trường hợp đó chúng ta nên chọn ứng cử viên nào muốn hạn chế tối đa các đạo luật bất công. Nhưng vì không có ứng cử viên nào cổ võ hay thực hành điều thiện, nên việc chọn một ứng cử viên có lâp trường ủng hộ việc phá thai, trợ tử hay thừa nhận hôn nhân đồng tính cũng đành phải chấp nhận. Việc tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn hôn nhân và gia đình là căn bản nên không thể bị lệ thuộc vào bất cứ một nguyên nào cho dù tốt cách mấy.
24. Trong tình trạng quốc gia chúng ta ngày nay, một câu hỏi được đặt ra về bổn phận của người Công giáo đang tìm cách lật ngược phán quyết Roe v. Wade và Doe v. Bolton của Tối Cao Pháp Viện. Có những ngưòi sẽ nói với chúng ta rằng việc đó vô ích và vì thế, nên bỏ cuộc để có thể tận lực giúp phòng ngừa những cá nhân muốn chọn phá thai. Là người Công giáo chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ công việc sửa đổi các luật lệ bất công nghiêm trọng. Luật lệ là nền tảng của nền văn hóa chúng ta và dạy cho công dân khái quát những gì luân lý cho phép. Những cố gắng của chúng ta trong việc trợ giúp những người có khuynh hướng làm điều trái hoặc chịu ảnh hưởng của các hành động vô luân, đó là việc làm của cơ quan từ thiện bác ái nối kết công dân trong vùng một quốc gia. Việc đó chỉ có ý nghĩa nhỏ nhoi nếu chúng ta giữ cầm chừng trước các đạo luật bất công và trước phán quyết có cùng nội dung xấu của các tòa án. Chúng ta sẽ không bao giờ biện minh được nếu chúng ta bỏ cuộc trong cố gắng thay đổi luật pháp và lật ngược các phán quyết chống đời sống và chống gia đình của tòa án
Kết luận
25. Trong lúc tụ họp sáng nay để cầu nguyên cho đất nước chúng ta, chúng ta hãy tìm can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm vinh hiển bị xuyên thâu của Đức Giêsu Chúa chúng ta. Đừng tỏ ra thất vọng trong việc hành xử lòng ái quốc, mà hãy vững lòng dâng hiến những đóng góp thiết yếu mà đức tin Công giáo đã làm cho sự trường tồn của đất nước chúng ta.
26. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu soi sáng tâm trí chúng ta để chúng ta thấy rõ hơn tình trạng nghiêm trọng của quốc gia chúng ta và nung nấu tâm hồn chúng ta trong ước vọng biến cải đất nước theo đúng bộ luật tự nhiên, tức là đạt được công lý phục vụ lợi ích cho mọi người. Chúng ta hãy nhận lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện và qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh của Chúa Kitô hướng dẫn công việc suy niệm của chúng ta trước thực trạng đất nước và dẫn đưa chúng ta đến những hành động chính đáng theo sự chỉ dạy của đức tin để phục vụ công ích cho mọi người.
27. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Đức Bà Guadalupe là Mẹ của Mỹ Châu, người Công giáo chúng ta hãy cầu nguyện hôm nay và mỗi ngày, chân thành với đức tin và tận hiến cho tổ quốc để có thể cổ võ lòng tôn trọng sinh mạng con người, bảo toàn sự lành thánh của hôn nhân và gia đình, và nhờ đó, vun trồng sự thiện hảo cho mọi người trong đất nước cũng như trên thế giới.
Cám ơn và xin Chúa chúc lành cho quý vị.
TGM Raymond Burke,
TGM Saint Louis hồi hưu và là Chưởng quản Tông Tòa Tối Cao Rôma
Bản dịch do FX Hoàng Đình Cảnh
+TGM Raymond Burke