Dan Lee
05-23-2009, 08:48 PM
Giáo xứ Thủ Thiêm Saigòn mừng 150 năm thành lập
SAIGÒN - Ở bên kia sông Sài Gòn có một ngôi nhà thờ được thành lập đã lâu năm, trở thành nhân chứng cho chặng đường dài lịch sử của một vùng dân cư và thăng trầm với 150 năm hiện diện. Đó là nhà thờ Thủ Thiêm.
Xem hình ảnh
Bối cảnh và lịch sử
http://vietcatholic.net/pics/90522ThuThiem7.jpg
Thủ Thiêm là một vùng quê nhỏ bé, nằm ven sông Sài Gòn ít ai biết đến. Người dân địa phương truyền miệng nhau rằng, Thủ Thiêm là vùng đất bồi mỗi ngày một cao thêm nhờ sông Sài Gòn nên lúc đầu người ta gọi là Thổ Thêm (Thổ, tiếng Hán Việt là đất). Với thời gian người ta đổi thành Thủ Thêm, đồng âm đầu với những vùng lân cận như Thủ Dầu Một, Thủ Đức; và dần dần, từ “Thêm’ được đọc trại ra là “Thiêm”.
Trước đây, khi Việt Nam chưa thuộc quyền đô hộ của người Pháp, Thủ Thiêm bấy giờ gần như hoang vu với rừng tràm, rừng chủi, không khác gì truông nhà Hồ dưới thời Chúa Nguyễn, dân cư chỉ ở thưa thớt ven rừng. Trong rừng là giang sơn của thú dữ, rắn rết và giặc cướp đã dùng nơi đây làm sào huyệt để lẩn trốn mỗi khi cướp của giết người; quan quân không bao giờ dám vào đây để truy tầm.
Giáo họ Thủ Thiêm ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19, nằm đối diện bên kia sông của thành Sài Gòn. Thời trước, nơi đây không có người theo đạo sinh sống vì là nơi hay bị bắt bớ đạo.
Tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp chiếm được thành Sài Gòn, người dân địa phương bỏ chạy hết để lánh nạn. Nhưng nhiều người giáo dân ở các nơi vùng Gia Định, Biên Hòa lại kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Lúc đó chính quyền đã bán rẻ đất cho dân và đặc biệt còn tặng cho các tín hữu một ngôi đình bỏ hoang gần chợ, rồi cho thêm đất đai…thế là một ngôi nhà thờ được hình thành.
Thánh lễ tạ ơn
http://vietcatholic.net/pics/90522ThuThiem2.jpg
Sáng thứ bảy, ngày 23/5/2009, cộng đoàn giáo xứ Thủ Thiêm đã hân hoan dâng thánh lễ tạ ơn mừng 150 năm thành lập giáo xứ.
Đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ một cách trang trọng. Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã cắt sợi chỉ nhỏ để những trái bong bóng nhiều mầu tung bay lên trời như hòa chung niềm vui của giáo xứ, của mọi người tham dự hôm nay, làm một.
Trước thánh lễ, cha chánh xứ GB. Lê Đăng Niêm đã trân trọng đọc sắc lệnh được phép khai mạc năm thánh vào ngày 23/5/2009 và bế mạc vào ngày 28/6/2010 của Tòa Thánh ban cho giáo xứ Thủ Thiêm; và theo đó cộng đoàn giáo dân và những người tham dự được lãnh Ơn Toàn Xá khi tham dự những cử hành thánh trong thánh lễ khai mạc và bế mạc, những Chúa nhật cuối tháng, lễ bổn mạng giáo xứ Phêrô và Phaolô, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Chúa Giáng Sinh và lễ thánh Giuse.
Trong thánh lễ, Đức Hồng y đã ngỏ lời với cộng đoàn Thủ Thiêm về đạo làm con Thiên Chúa và đạo làm người trong xã hội. Nếu chữ HIẾU đứng đầu trong đạo làm người thì cội nguồn tổ tiên số 1 chính là CHA TRÊN TRỜI; cần cầu nguyện xin ơn Chúa giúp sức cho chúng ta biết làm tròn bổn phận làm con Thiên Chúa…Chúng ta nhận được những quà tặng của Thiên Chúa thì cách tạ ơn tốt nhất là chia sẻ món quà đó trên đất nước chúng ta. Cụ thể là chia đức tin, vì ƠN ĐỨC TIN đã đến trên đất nước chúng ta 500 năm nay, mà nhiều vị đã phải nỗ lực gieo trồng, nhiều vị khác đổ máu làm chứng nhân,còn chúng ta thì phải tuyên xưng và rao giảng Tin Mừng.
Đức Hồng y còn có những lời chúc tốt đẹp cho cha sở, cha phó, Hội Đồng Mục Vụ và cộng đoàn dân Chúa nơi đây.
Được biết, giáo dân giáo xứ Thủ Thiêm đang phải tản mác vì Nhà Nước đang giải tỏa năm phường để qui hoạch khu đô thị mới. Nhà thờ và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cũng nằm trong khu qui hoạch đô thị đó. Có ý kiến cho rằng, nếu Nhà Nước qui hoạch khu đô thị ở nơi nào, trong đó có nhà thờ hay cơ sở tôn giáo, thì nên bàn hỏi lấy ý kiến của nhiều người trong khu vực và bàn bạc với Tòa Giám Mục có liên quan đến khu vực đó thì hay nhất.
Một giáo xứ thăng trầm theo thời gian và công việc
Có thể nói giáo xứ Thủ Thiêm trong chặng đường 150 năm đã qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành; 1859 đến 1873
- Giai đoạn xây dựng và củng cố: 1874 đến 1917
- Giai đoạn trưởng thành: 1917 đến 1953
- Giai đoạn phát triển: 1953 đến 2002
- Giai đoạn hiện nay.
Thật vậy, giáo xứ Thủ Thiêm chỉ có 4.000 giáo dân, nhưng cha sở Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm và cha phó Laurensô Hoàng Bá Quốc Huy phải giúp phần thiêng liêng cho hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là một cộng đoàn độc lập nằm trong ranh giới xứ đạo; một nhà nguyện nằm dọc theo con đường cạnh bờ sông Sài Gòn cách giáo xứ 3 km, và còn công việc mục vụ cho giáo dân ở làng phong Thanh Bình.
Giáo xứ Thủ Thiêm qua chặng đường dài đến nay đã có những nếp sinh hoạt quen thuộc như bao xứ đạo lâu đời khác. Với những mốc điểm về thời gian như thế cho thấy giáo xứ được hình thành và lớn lên từng ngày trong tình thương của Thiên Chúa Quan Phòng, cộng với bao nhiêu công khó của các bậc tiền nhân, quí cha và quí tu sĩ đến phục vụ nơi đây và không thể quên công lao của quí ân nhân chung tay hy sinh vất vả.
Maria Vũ Loan
SAIGÒN - Ở bên kia sông Sài Gòn có một ngôi nhà thờ được thành lập đã lâu năm, trở thành nhân chứng cho chặng đường dài lịch sử của một vùng dân cư và thăng trầm với 150 năm hiện diện. Đó là nhà thờ Thủ Thiêm.
Xem hình ảnh
Bối cảnh và lịch sử
http://vietcatholic.net/pics/90522ThuThiem7.jpg
Thủ Thiêm là một vùng quê nhỏ bé, nằm ven sông Sài Gòn ít ai biết đến. Người dân địa phương truyền miệng nhau rằng, Thủ Thiêm là vùng đất bồi mỗi ngày một cao thêm nhờ sông Sài Gòn nên lúc đầu người ta gọi là Thổ Thêm (Thổ, tiếng Hán Việt là đất). Với thời gian người ta đổi thành Thủ Thêm, đồng âm đầu với những vùng lân cận như Thủ Dầu Một, Thủ Đức; và dần dần, từ “Thêm’ được đọc trại ra là “Thiêm”.
Trước đây, khi Việt Nam chưa thuộc quyền đô hộ của người Pháp, Thủ Thiêm bấy giờ gần như hoang vu với rừng tràm, rừng chủi, không khác gì truông nhà Hồ dưới thời Chúa Nguyễn, dân cư chỉ ở thưa thớt ven rừng. Trong rừng là giang sơn của thú dữ, rắn rết và giặc cướp đã dùng nơi đây làm sào huyệt để lẩn trốn mỗi khi cướp của giết người; quan quân không bao giờ dám vào đây để truy tầm.
Giáo họ Thủ Thiêm ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19, nằm đối diện bên kia sông của thành Sài Gòn. Thời trước, nơi đây không có người theo đạo sinh sống vì là nơi hay bị bắt bớ đạo.
Tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp chiếm được thành Sài Gòn, người dân địa phương bỏ chạy hết để lánh nạn. Nhưng nhiều người giáo dân ở các nơi vùng Gia Định, Biên Hòa lại kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Lúc đó chính quyền đã bán rẻ đất cho dân và đặc biệt còn tặng cho các tín hữu một ngôi đình bỏ hoang gần chợ, rồi cho thêm đất đai…thế là một ngôi nhà thờ được hình thành.
Thánh lễ tạ ơn
http://vietcatholic.net/pics/90522ThuThiem2.jpg
Sáng thứ bảy, ngày 23/5/2009, cộng đoàn giáo xứ Thủ Thiêm đã hân hoan dâng thánh lễ tạ ơn mừng 150 năm thành lập giáo xứ.
Đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ một cách trang trọng. Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã cắt sợi chỉ nhỏ để những trái bong bóng nhiều mầu tung bay lên trời như hòa chung niềm vui của giáo xứ, của mọi người tham dự hôm nay, làm một.
Trước thánh lễ, cha chánh xứ GB. Lê Đăng Niêm đã trân trọng đọc sắc lệnh được phép khai mạc năm thánh vào ngày 23/5/2009 và bế mạc vào ngày 28/6/2010 của Tòa Thánh ban cho giáo xứ Thủ Thiêm; và theo đó cộng đoàn giáo dân và những người tham dự được lãnh Ơn Toàn Xá khi tham dự những cử hành thánh trong thánh lễ khai mạc và bế mạc, những Chúa nhật cuối tháng, lễ bổn mạng giáo xứ Phêrô và Phaolô, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ Chúa Giáng Sinh và lễ thánh Giuse.
Trong thánh lễ, Đức Hồng y đã ngỏ lời với cộng đoàn Thủ Thiêm về đạo làm con Thiên Chúa và đạo làm người trong xã hội. Nếu chữ HIẾU đứng đầu trong đạo làm người thì cội nguồn tổ tiên số 1 chính là CHA TRÊN TRỜI; cần cầu nguyện xin ơn Chúa giúp sức cho chúng ta biết làm tròn bổn phận làm con Thiên Chúa…Chúng ta nhận được những quà tặng của Thiên Chúa thì cách tạ ơn tốt nhất là chia sẻ món quà đó trên đất nước chúng ta. Cụ thể là chia đức tin, vì ƠN ĐỨC TIN đã đến trên đất nước chúng ta 500 năm nay, mà nhiều vị đã phải nỗ lực gieo trồng, nhiều vị khác đổ máu làm chứng nhân,còn chúng ta thì phải tuyên xưng và rao giảng Tin Mừng.
Đức Hồng y còn có những lời chúc tốt đẹp cho cha sở, cha phó, Hội Đồng Mục Vụ và cộng đoàn dân Chúa nơi đây.
Được biết, giáo dân giáo xứ Thủ Thiêm đang phải tản mác vì Nhà Nước đang giải tỏa năm phường để qui hoạch khu đô thị mới. Nhà thờ và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cũng nằm trong khu qui hoạch đô thị đó. Có ý kiến cho rằng, nếu Nhà Nước qui hoạch khu đô thị ở nơi nào, trong đó có nhà thờ hay cơ sở tôn giáo, thì nên bàn hỏi lấy ý kiến của nhiều người trong khu vực và bàn bạc với Tòa Giám Mục có liên quan đến khu vực đó thì hay nhất.
Một giáo xứ thăng trầm theo thời gian và công việc
Có thể nói giáo xứ Thủ Thiêm trong chặng đường 150 năm đã qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành; 1859 đến 1873
- Giai đoạn xây dựng và củng cố: 1874 đến 1917
- Giai đoạn trưởng thành: 1917 đến 1953
- Giai đoạn phát triển: 1953 đến 2002
- Giai đoạn hiện nay.
Thật vậy, giáo xứ Thủ Thiêm chỉ có 4.000 giáo dân, nhưng cha sở Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm và cha phó Laurensô Hoàng Bá Quốc Huy phải giúp phần thiêng liêng cho hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là một cộng đoàn độc lập nằm trong ranh giới xứ đạo; một nhà nguyện nằm dọc theo con đường cạnh bờ sông Sài Gòn cách giáo xứ 3 km, và còn công việc mục vụ cho giáo dân ở làng phong Thanh Bình.
Giáo xứ Thủ Thiêm qua chặng đường dài đến nay đã có những nếp sinh hoạt quen thuộc như bao xứ đạo lâu đời khác. Với những mốc điểm về thời gian như thế cho thấy giáo xứ được hình thành và lớn lên từng ngày trong tình thương của Thiên Chúa Quan Phòng, cộng với bao nhiêu công khó của các bậc tiền nhân, quí cha và quí tu sĩ đến phục vụ nơi đây và không thể quên công lao của quí ân nhân chung tay hy sinh vất vả.
Maria Vũ Loan