Dan Lee
05-23-2009, 09:09 PM
Mặt chìm, mặt nổi cuộc đời
Sáng nay, lòng đã buồn trong bầu tang lễ của một người thân quen lại chồng thêm nỗi buồn khi nghe tin Em bị dừng khấn ! Một người quen biết với mình mà rơi vào cảnh ngộ ấy làm sao mà vui được. Chắc có lẽ các vị hữu trách cầu nguyện và suy nghĩ nhiều để ra quyết định với Em. Chuyện bề trên quyết định trên Em làm tôi lại có dịp để suy nghĩ đến chuyện chìm, chuyện nổi của đời tu, của ơn gọi của mình.
Một tu sĩ, không thuộc dòng chiêm niệm nghĩa là hoạt động nhưng không phải là cứ chăm chăm chú chú vào hoạt động mà đánh mất đi đời chiêm niệm, đời cầu nguyện. Dù tu trong dòng hoạt động đi chăng nữa ta cũng phải ngầm hiểu với nhau rằng cần lắm những giây phút chiêm niệm, những giờ phút cầu nguyện. Những giờ phút “chìm” ở Tu Viện sẽ là “dưỡng chất” cho ta “nổi” ở ngoài Tu Viện và những chuyện “nổi” ta làm ngoài Tu Viện phải được đặt trên nền tảng “chìm” mà ta trau dồi ở trong Tu Viện. Phải chăng đời tu chỉ đánh giá ở những bề nổi mà quên đi bề chìm. Dẫu là dòng hoạt động đi chăng nữa nhưng đâu phải lúc nào cũng như con rối hoạt động ngoài đường.
Tôi cũng như Em, mang trong mình phận của một con người và nhất là tuổi trẻ, ta thích làm và làm nhiều việc để tìm cái thành công của cuộc đời nhưng đó không phải là cùng đích của đời tu, không phải là căn cốt của đời tu. Căn cốt của đời tu vẫn phải đặt trên nền tảng của bề chìm chính là đời sống cầu nguyện, đời sống chiêm niệm. Bằng chứng là tất cả những gì Em đã nổ lực và cống hiến dẫu cho rằng đó là cho người nghèo, cho người tất bạt rất nổi nhưng bề chìm của Em bị thiếu, bị khuyết để rồi các vị hữu trách phải đi đến quyết định chẳng mấy gì gọi là vui ấy. Tất cả những thành quả, những kết quả có được phải nói rằng chỉ là con số “không” thật lớn trước quyết định ấy của Bề Trên.
Tôi không làm bề trên, tôi không có trách nhiệm đào tạo trên Em nhưng tôi cũng hiểu rằng các đấng các bậc cũng đau lòng lắm với cái quyết định ấy. Vì lẽ, cái quyết định ấy phải cân nhắc, phải suy nghĩ, phải cầu nguyện nữa chứ không dựa trên cảm tính được. Trong lòng tin, qua quyết định của các vị hữu trách là ý mà Chúa gợi lên trong Em.
Nhìn lại Em, qủa thật Em quá thành công và thành công mỹ mãn trên bước đường Em đi. Có thể nói Em là một “ngôi sao” của các bạn đồng lớp, của các bạn cùng trang lứa. Những việc Em làm, những thành công của Em mà Em có được ắt hẳn là hơn nhiều người, hơn nhiều bạn cùng lớp. Nhìn Em, nhiều người trong đó có tôi cũng thích, cũng mong có những thành quả ấy nhưng dưới mắt của Thiên Chúa, dưới mắt của những vị hữu trách không phải là như vậy.
Với quyết định của các đấng các bậc cũng như kết quả những ngày tháng Em cố gắng hoạt động ấy một lần nữa cho tôi thấy rằng căn cốt của đời tu không phải là những thành công rực rỡ, những tràng pháo tay thật to, những lời ngợi khen đầy hoa mỹ. Không phải ngẫu nhiên hay vì cảm tính mà các vị hữu trách quyết định như vậy. Tôi nghĩ rằng phải cầu nguyện, phải tham khảo ý kiến, phải cân nhắc lắm mới quyết định như vậy. Các vị hữu trách quyết định như vậy để đưa ra lập trường chung của đào tạo, của ơn gọi đó là cầu nguyện, chiêm niệm chứ không phải ở những cái rực rỡ thành công bề ngoài. Lập trường, đường lối của các vị hữu trách vẫn đặt nặng bề chìm, đời sống cầu nguyện và chiêm niệm chứ không phải là bề nổi, là bên ngoài của một tu sĩ.
Thật đáng thương cho những tu sĩ sống dựa trên những thành công bề nổi rực rỡ, những tràng pháo tay và những lời ngợi khen đầy hoa mỹ. Tất cả nó chẳng là gì cả nếu như tu sĩ ấy không đặt cuộc đời mình trong sự chiêm niệm với Chúa, trong đời sống cầu nguyện với Ngài.
Đã có người làm mát lòng tôi khen tôi điều này điều kia, tôi đều cảm ơn họ vì họ đã dành cho mình những lời khen ấy nhưng xét cho cùng nó chẳng là gì cả. Chúa Giêsu ngày xưa cũng thế ! Người ta theo Chúa, người ta cũng tung hô Chúa, tán dương Chúa và thậm chí còn đòi tôn Chúa lên làm Vua nhưng rồi người ta giết Chúa chẳng khác gì một tên trọng tội. Nếu như ta sống trên những lời tán dương đó một lúc nào đó ta sẽ đau đớn nếu như những người đó sát hại chúng ta. Và nếu muốn lòng mình được thanh thản, bình an như Chúa trước lời tung hô, trước bản án tử người ta dành cho Chúa thì không có con đường nào khác con đường chiêm niệm, kết hiệp với Chúa Cha.
Nhớ lại suy nghĩ và cách lối của Cha Thánh Anphongsô - tổ phụ Dòng Chúa Cứu Thế - quả thật là hay. Ngài vẫn dặn dò các tu sĩ dòng mình là phải chiêm nghiệm rồi mới hoạt động và hoạt động rồi phải về lại tu viện để sống đời chiêm nghiệm. Dù làm gì đi chăng nữa như là giảng đại phúc, lo cho người nghèo khổ tất bạt đi chăng nữa thì Ngài vẫn mời gọi tu sĩ dành một nửa thời gian cho hoạt động và dành một nửa cho chiêm niệm. Một đoàn đi giảng đại phúc thì cần lắm những trợ sĩ lo bếp núc và quan trọng hơn là đoàn trợ sĩ đó cầu nguyện cho lời rao giảng của các linh mục.
Chuyện Em được mời gọi dừng lại cũng là dịp để tôi nhìn lại mình. Tôi cũng như Em, hăng hái, nhiệt huyết với ơn gọi, với đời tu nhưng những hoạt động bề nổi ấy không phải là cùng đích của đời tu. Những hoạt động nổi ấy nếu như không đặt trên bề chìm của đời sống cầu nguyện, của đời sống chiêm niệm thì thành quả ấy chẳng là gì cả.
Đời sống cầu nguyện, đời sống chiêm nghiệm của ta không ai đánh giá, không ai nhận xét được, chỉ mình ta và Chúa và Chúa với ta biết chuyện này mà thôi. Thật đáng tiếc nếu ta chỉ chăm chăm chú chú bề ngoài mà ta không nuôi dưỡng đời sống nội tâm của ta.
Đôi khi vì lòng nhiệt thành tông đồ, vì lòng nhiệt thành với người nghèo mà ta đánh mất bề chìm của đời tu thì tất cả những hoạt động, những thành công ấy thành rỗng vô nghĩa. Khi ấy, ta muốn nổi còn ta để Chúa chìm. Chuyện quan trọng của cuộc đời, như Gioan Tẩy Giả nói và sống là ta để Chúa nổi và ta thì chìm.
Chuyện của Em nhắc nhớ tôi dù mình ở cung bậc nào mình cũng phải dành giờ cho bề chìm của đời tu đó là chiêm nghiệm, cầu nguyện chứ đừng dốc hết lòng hết sức cho bề nổi của cuộc đời.
Chuyện của Em cũng nhắc nhớ tôi rằng mình cần phải bồi đắp bề chìm của đời tu thật tốt để rồi khi bề chìm tốt bỗng dưng những thành quả bề ngoài sẽ tự đến. Còn nếu ta cứ chăm chăm chú chú bề nổi thì một lúc nào đó ta sẽ gãy, ta sẽ đổ vì căn cốt của đời tu là bề chìm của ta nó rỗng tuếch !
Bề nổi: những thành công sẽ chẳng là gì cả nếu như bề chìm: đời sống chiêm nghiệm trống vắng.
Anmai, CSsR
Sáng nay, lòng đã buồn trong bầu tang lễ của một người thân quen lại chồng thêm nỗi buồn khi nghe tin Em bị dừng khấn ! Một người quen biết với mình mà rơi vào cảnh ngộ ấy làm sao mà vui được. Chắc có lẽ các vị hữu trách cầu nguyện và suy nghĩ nhiều để ra quyết định với Em. Chuyện bề trên quyết định trên Em làm tôi lại có dịp để suy nghĩ đến chuyện chìm, chuyện nổi của đời tu, của ơn gọi của mình.
Một tu sĩ, không thuộc dòng chiêm niệm nghĩa là hoạt động nhưng không phải là cứ chăm chăm chú chú vào hoạt động mà đánh mất đi đời chiêm niệm, đời cầu nguyện. Dù tu trong dòng hoạt động đi chăng nữa ta cũng phải ngầm hiểu với nhau rằng cần lắm những giây phút chiêm niệm, những giờ phút cầu nguyện. Những giờ phút “chìm” ở Tu Viện sẽ là “dưỡng chất” cho ta “nổi” ở ngoài Tu Viện và những chuyện “nổi” ta làm ngoài Tu Viện phải được đặt trên nền tảng “chìm” mà ta trau dồi ở trong Tu Viện. Phải chăng đời tu chỉ đánh giá ở những bề nổi mà quên đi bề chìm. Dẫu là dòng hoạt động đi chăng nữa nhưng đâu phải lúc nào cũng như con rối hoạt động ngoài đường.
Tôi cũng như Em, mang trong mình phận của một con người và nhất là tuổi trẻ, ta thích làm và làm nhiều việc để tìm cái thành công của cuộc đời nhưng đó không phải là cùng đích của đời tu, không phải là căn cốt của đời tu. Căn cốt của đời tu vẫn phải đặt trên nền tảng của bề chìm chính là đời sống cầu nguyện, đời sống chiêm niệm. Bằng chứng là tất cả những gì Em đã nổ lực và cống hiến dẫu cho rằng đó là cho người nghèo, cho người tất bạt rất nổi nhưng bề chìm của Em bị thiếu, bị khuyết để rồi các vị hữu trách phải đi đến quyết định chẳng mấy gì gọi là vui ấy. Tất cả những thành quả, những kết quả có được phải nói rằng chỉ là con số “không” thật lớn trước quyết định ấy của Bề Trên.
Tôi không làm bề trên, tôi không có trách nhiệm đào tạo trên Em nhưng tôi cũng hiểu rằng các đấng các bậc cũng đau lòng lắm với cái quyết định ấy. Vì lẽ, cái quyết định ấy phải cân nhắc, phải suy nghĩ, phải cầu nguyện nữa chứ không dựa trên cảm tính được. Trong lòng tin, qua quyết định của các vị hữu trách là ý mà Chúa gợi lên trong Em.
Nhìn lại Em, qủa thật Em quá thành công và thành công mỹ mãn trên bước đường Em đi. Có thể nói Em là một “ngôi sao” của các bạn đồng lớp, của các bạn cùng trang lứa. Những việc Em làm, những thành công của Em mà Em có được ắt hẳn là hơn nhiều người, hơn nhiều bạn cùng lớp. Nhìn Em, nhiều người trong đó có tôi cũng thích, cũng mong có những thành quả ấy nhưng dưới mắt của Thiên Chúa, dưới mắt của những vị hữu trách không phải là như vậy.
Với quyết định của các đấng các bậc cũng như kết quả những ngày tháng Em cố gắng hoạt động ấy một lần nữa cho tôi thấy rằng căn cốt của đời tu không phải là những thành công rực rỡ, những tràng pháo tay thật to, những lời ngợi khen đầy hoa mỹ. Không phải ngẫu nhiên hay vì cảm tính mà các vị hữu trách quyết định như vậy. Tôi nghĩ rằng phải cầu nguyện, phải tham khảo ý kiến, phải cân nhắc lắm mới quyết định như vậy. Các vị hữu trách quyết định như vậy để đưa ra lập trường chung của đào tạo, của ơn gọi đó là cầu nguyện, chiêm niệm chứ không phải ở những cái rực rỡ thành công bề ngoài. Lập trường, đường lối của các vị hữu trách vẫn đặt nặng bề chìm, đời sống cầu nguyện và chiêm niệm chứ không phải là bề nổi, là bên ngoài của một tu sĩ.
Thật đáng thương cho những tu sĩ sống dựa trên những thành công bề nổi rực rỡ, những tràng pháo tay và những lời ngợi khen đầy hoa mỹ. Tất cả nó chẳng là gì cả nếu như tu sĩ ấy không đặt cuộc đời mình trong sự chiêm niệm với Chúa, trong đời sống cầu nguyện với Ngài.
Đã có người làm mát lòng tôi khen tôi điều này điều kia, tôi đều cảm ơn họ vì họ đã dành cho mình những lời khen ấy nhưng xét cho cùng nó chẳng là gì cả. Chúa Giêsu ngày xưa cũng thế ! Người ta theo Chúa, người ta cũng tung hô Chúa, tán dương Chúa và thậm chí còn đòi tôn Chúa lên làm Vua nhưng rồi người ta giết Chúa chẳng khác gì một tên trọng tội. Nếu như ta sống trên những lời tán dương đó một lúc nào đó ta sẽ đau đớn nếu như những người đó sát hại chúng ta. Và nếu muốn lòng mình được thanh thản, bình an như Chúa trước lời tung hô, trước bản án tử người ta dành cho Chúa thì không có con đường nào khác con đường chiêm niệm, kết hiệp với Chúa Cha.
Nhớ lại suy nghĩ và cách lối của Cha Thánh Anphongsô - tổ phụ Dòng Chúa Cứu Thế - quả thật là hay. Ngài vẫn dặn dò các tu sĩ dòng mình là phải chiêm nghiệm rồi mới hoạt động và hoạt động rồi phải về lại tu viện để sống đời chiêm nghiệm. Dù làm gì đi chăng nữa như là giảng đại phúc, lo cho người nghèo khổ tất bạt đi chăng nữa thì Ngài vẫn mời gọi tu sĩ dành một nửa thời gian cho hoạt động và dành một nửa cho chiêm niệm. Một đoàn đi giảng đại phúc thì cần lắm những trợ sĩ lo bếp núc và quan trọng hơn là đoàn trợ sĩ đó cầu nguyện cho lời rao giảng của các linh mục.
Chuyện Em được mời gọi dừng lại cũng là dịp để tôi nhìn lại mình. Tôi cũng như Em, hăng hái, nhiệt huyết với ơn gọi, với đời tu nhưng những hoạt động bề nổi ấy không phải là cùng đích của đời tu. Những hoạt động nổi ấy nếu như không đặt trên bề chìm của đời sống cầu nguyện, của đời sống chiêm niệm thì thành quả ấy chẳng là gì cả.
Đời sống cầu nguyện, đời sống chiêm nghiệm của ta không ai đánh giá, không ai nhận xét được, chỉ mình ta và Chúa và Chúa với ta biết chuyện này mà thôi. Thật đáng tiếc nếu ta chỉ chăm chăm chú chú bề ngoài mà ta không nuôi dưỡng đời sống nội tâm của ta.
Đôi khi vì lòng nhiệt thành tông đồ, vì lòng nhiệt thành với người nghèo mà ta đánh mất bề chìm của đời tu thì tất cả những hoạt động, những thành công ấy thành rỗng vô nghĩa. Khi ấy, ta muốn nổi còn ta để Chúa chìm. Chuyện quan trọng của cuộc đời, như Gioan Tẩy Giả nói và sống là ta để Chúa nổi và ta thì chìm.
Chuyện của Em nhắc nhớ tôi dù mình ở cung bậc nào mình cũng phải dành giờ cho bề chìm của đời tu đó là chiêm nghiệm, cầu nguyện chứ đừng dốc hết lòng hết sức cho bề nổi của cuộc đời.
Chuyện của Em cũng nhắc nhớ tôi rằng mình cần phải bồi đắp bề chìm của đời tu thật tốt để rồi khi bề chìm tốt bỗng dưng những thành quả bề ngoài sẽ tự đến. Còn nếu ta cứ chăm chăm chú chú bề nổi thì một lúc nào đó ta sẽ gãy, ta sẽ đổ vì căn cốt của đời tu là bề chìm của ta nó rỗng tuếch !
Bề nổi: những thành công sẽ chẳng là gì cả nếu như bề chìm: đời sống chiêm nghiệm trống vắng.
Anmai, CSsR