Dan Lee
05-27-2009, 10:52 PM
LỄ HIỆN XUỐNG B
THÁNH THẦN, NGUYÊN LÝ HIỆP NHẤT
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, kỷ niệm việc Ngài được về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao ban cho các môn đệ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân để tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Sứ mạng này thật vinh dự nhưng cũng không kém phần khó khăn. Cảm thông được với sự giới hạn của thân phận các Tông đồ và của chúng ta, trước khi về trời, Ngài còn căn dặn các Tông đồ hãy ở lại Giêrusalem chờ đợi điều Ngài đã hứa trước kia:”Hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa... Ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Lời hứa đó hôm nay đã thành hiện thực với việc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần, mà chúng ta vừa nghe trong bài 1 ở sách Công vụ Tông đồ.
Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban cho các Tông đồ bảy ơn cả của Ngài. Ngài đến đổi mới mặt địa cầu, thay lòng đổi dạ các Tông đồ để biến các ông thành chứng nhân dũng cảm của Chúa giữa lòng đời. Trong các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo hội, ta thấy Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất. Ngài là ân huệ của Đấng Phục sinh, và là nguồn sức mạnh nối kết muôn dân và các tín hữu nên một trong cùng một phép Rửa và một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, như lời thánh Phaolô trong bài đọc hai: ”Không ai có thể nói: Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 2,1-11
Đoạn sách Công vụ Tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cácTông đồ. Thánh Luca cho biết: vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu Phục sinh, các Tông đồ họp nhau lại trong nhà Tiệc ly, tại Giêrusalem, chờ đợi điều Đức Giêsu đã hứa: đón nhận Chúa Thánh Thần.
Khi các Tông đồ đang hội họp nhau cầu nguyện thì sự kiện lạ lùng xẩy ra: từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà. Tiếp theo người ta nhìn thấy những gì như hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi Tông đồ, và ai nấy được đầy tràn Chúa Thánh Thần. Sau đó, mọi người nói được các thứ tiếng lạ khác nhau, ai nghe cũng hiểu được.
Các hình biểu tượng đó đều có ý nghĩa: Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ơn Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc.
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13
Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu - để tránh sự chia rẽ đang nhen nhúm trong cộng đoàn - hiểu rằng Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Ngài nhắc lại cho họ biết: trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần đã ban nhiều đặc sủng khác nhau cho nhiều người. Nhưng tất cả những đặc sủng ấy chỉ nhằm xây dựng cộng đoàn, chứ không phải để phục vụ lợi ích cá nhân.
Trong mọi trường hợp, những đặc sủng ấy đều nhằm hướng tới sự hiệp nhất các Giáo hội. Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh sự chia rẽ đang tiềm tàng nơi cộng đoàn, mặt khác phải nỗ lực dùng mọi ân huệ Chúa Thánh Thần ban mà xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng: Ga 20,19-23
Theo quan điểm của Gioan, việc trao sứ mạng và ban Thánh Thần cho các môn đệ đã xẩy ra ngay buổi chiều chính hôm lễ Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn trong ngày ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Luca thì Thánh Thần được ban trong lễ Ngũ tuần. Thực ra, Luca và Gioan đều nói cùng một điều: Chúa sống lại ban ân sủng là Thánh Thần, và khai mở sứ vụ Giáo hội. Cách mô tả của hai thánh sử chỉ khác nhau ở thời điểm, do những quan niệm thần học của các ngài.
Thật vậy, Gioan nhìn mầu nhiệm Giáo hội “từ phía” Đức Kitô, nên từ quan điểm này, rõ ràng là Giáo hội được sinh ra trong hành động tuyệt đỉnh của hy tế thập giá. Nhưng nếu cũng mầu nhiệm này được nhìn “từ phía” các Tông đồ thì để trở nên những cột trụ của Hội thánh, rõ ràng các Tông đồ cũng phải làm một hành trình thiêng liêng, vừa đi vừa điều chỉnh đức tin dần dần theo sự thực của Chúa sống lại (Jean Frisque).
Trong lần hiện ra lần đầu tiên với các Tông đồ, ngoài việc ban Thánh Thần cho các ông, Đức Giêsu còn cầu chúc bình an, ban quyền tha tội và sai các ông đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho muôn dân.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
1. Lời hứa ban Thánh Thần
Nhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).
Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan. việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh: một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau: ”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).
Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.
2. Chúa Thánh Thần được ban xuống
Vào địp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo: ”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.
II. THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ HIỆP NHẤT
1. Ngày khai sinh Giáo hội
Trước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.
Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây, là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.
Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.
2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần
Khi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.
Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.
Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.
Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).
III. TA XÂY DỰNG HỘI THÁNH HIỆP NHẤT
1. Vai trò của mỗi Kitô hữu
Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.
Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy: ”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái dấu chỉ của việc hoạt động tông dồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.
Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.
2. Tránh gây sự chia rẽ
Công đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.
Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể: ”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.
Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể: tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.
Truyện: Bất đồng ý kiến.
Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói:
- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.
Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ:
- Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.
Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói:
- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.
Anh phía sau thản nhiên nói:
- Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !
Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !
3. Sống hiệp nhất yêu thương
Tính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ: Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.
Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.
Truyện: Tha nhân là chính Chúa
Một bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.
Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.
Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.
Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo:
- Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô tình. Và giải thích: Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.
Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.
Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Giuse Đinh Lập Liễm
THÁNH THẦN, NGUYÊN LÝ HIỆP NHẤT
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, kỷ niệm việc Ngài được về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trao ban cho các môn đệ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân để tiếp nối công việc cứu chuộc của Ngài. Sứ mạng này thật vinh dự nhưng cũng không kém phần khó khăn. Cảm thông được với sự giới hạn của thân phận các Tông đồ và của chúng ta, trước khi về trời, Ngài còn căn dặn các Tông đồ hãy ở lại Giêrusalem chờ đợi điều Ngài đã hứa trước kia:”Hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa... Ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Lời hứa đó hôm nay đã thành hiện thực với việc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần, mà chúng ta vừa nghe trong bài 1 ở sách Công vụ Tông đồ.
Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban cho các Tông đồ bảy ơn cả của Ngài. Ngài đến đổi mới mặt địa cầu, thay lòng đổi dạ các Tông đồ để biến các ông thành chứng nhân dũng cảm của Chúa giữa lòng đời. Trong các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo hội, ta thấy Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất. Ngài là ân huệ của Đấng Phục sinh, và là nguồn sức mạnh nối kết muôn dân và các tín hữu nên một trong cùng một phép Rửa và một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, như lời thánh Phaolô trong bài đọc hai: ”Không ai có thể nói: Đức Giêsu là Chúa mà lại không do Thánh Thần”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 2,1-11
Đoạn sách Công vụ Tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cácTông đồ. Thánh Luca cho biết: vâng theo lời căn dặn của Đức Giêsu Phục sinh, các Tông đồ họp nhau lại trong nhà Tiệc ly, tại Giêrusalem, chờ đợi điều Đức Giêsu đã hứa: đón nhận Chúa Thánh Thần.
Khi các Tông đồ đang hội họp nhau cầu nguyện thì sự kiện lạ lùng xẩy ra: từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà. Tiếp theo người ta nhìn thấy những gì như hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi Tông đồ, và ai nấy được đầy tràn Chúa Thánh Thần. Sau đó, mọi người nói được các thứ tiếng lạ khác nhau, ai nghe cũng hiểu được.
Các hình biểu tượng đó đều có ý nghĩa: Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ơn Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc.
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13
Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu - để tránh sự chia rẽ đang nhen nhúm trong cộng đoàn - hiểu rằng Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Ngài nhắc lại cho họ biết: trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần đã ban nhiều đặc sủng khác nhau cho nhiều người. Nhưng tất cả những đặc sủng ấy chỉ nhằm xây dựng cộng đoàn, chứ không phải để phục vụ lợi ích cá nhân.
Trong mọi trường hợp, những đặc sủng ấy đều nhằm hướng tới sự hiệp nhất các Giáo hội. Vì thế, một mặt các tín hữu phải tránh sự chia rẽ đang tiềm tàng nơi cộng đoàn, mặt khác phải nỗ lực dùng mọi ân huệ Chúa Thánh Thần ban mà xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng: Ga 20,19-23
Theo quan điểm của Gioan, việc trao sứ mạng và ban Thánh Thần cho các môn đệ đã xẩy ra ngay buổi chiều chính hôm lễ Phục sinh. Như vậy, căn bản mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống đã được biểu lộ trọn vẹn trong ngày ấy. Tuy nhiên, theo quan điểm Luca thì Thánh Thần được ban trong lễ Ngũ tuần. Thực ra, Luca và Gioan đều nói cùng một điều: Chúa sống lại ban ân sủng là Thánh Thần, và khai mở sứ vụ Giáo hội. Cách mô tả của hai thánh sử chỉ khác nhau ở thời điểm, do những quan niệm thần học của các ngài.
Thật vậy, Gioan nhìn mầu nhiệm Giáo hội “từ phía” Đức Kitô, nên từ quan điểm này, rõ ràng là Giáo hội được sinh ra trong hành động tuyệt đỉnh của hy tế thập giá. Nhưng nếu cũng mầu nhiệm này được nhìn “từ phía” các Tông đồ thì để trở nên những cột trụ của Hội thánh, rõ ràng các Tông đồ cũng phải làm một hành trình thiêng liêng, vừa đi vừa điều chỉnh đức tin dần dần theo sự thực của Chúa sống lại (Jean Frisque).
Trong lần hiện ra lần đầu tiên với các Tông đồ, ngoài việc ban Thánh Thần cho các ông, Đức Giêsu còn cầu chúc bình an, ban quyền tha tội và sai các ông đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho muôn dân.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hiệp nhất trong Giáo hội Chúa Kitô
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
1. Lời hứa ban Thánh Thần
Nhìn lại những đoạn Tin mừng theo thánh Gioan được trích trong hai tuần lễ vừa qua, chắc hẳn chúng ta đều nhận ra rằng lời hứa ban Thánh Thần là điều được Đức Giêsu lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ:”Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”(Ga 16,7).
Và lời hứa ấy đã được thực hiện ngay khi Đức Giêsu sống lại hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly vào ngày thứ nhất trong tuần. Sau khi chào thăm các ông, Ngài thở hơi và nói với các ông: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Như thế, đối với Gioan. việc Đức Giêsu Tử nạn – Phục sinh – Ban Thánh Thần chỉ là một. Chính vì thế, phụng vụ đã chọn đọc bài Tin mừng hôm nay chính thức hai lần trong mùa Phục sinh: một là vào ngày Chúa nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh và hôm nay, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cũng theo chiều hướng đó, thánh Gioan đã gắn liền cái chết của Đức Giêsu trên thập giá với việc trao ban Thần Khí, thánh sử đã thuật lại giờ ra đi của Đức Giêsu như sau: ”Ngài gục đầu xuống và trao ban Thần Khí”(Ga 19,30).
Như vậy, ngày Phục sinh Đức Giêsu đã trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ (Ga 20,21-23), nhưng ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đến một cách long trọng và là ngày khai sinh Giáo hội (Cv 2,1-13). Cũng như qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần rồi, nhưng qua bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách long trọng để trở thành người chiến sĩ của Nước Trời vậy.
2. Chúa Thánh Thần được ban xuống
Vào địp lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày sau lễ Vượt Qua, theo lời dặn của Đức Giêsu, các Tông đồ họp nhau lại tại nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ tông đồ kể lại cho chúng ta những sự lạ đã xẩy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi các môn đệ đang hội họp, có Đức Mẹ ở giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào nhà, có những lưỡi lửa xuất hiện và đậu trên đầu từng người. Họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng bõ ngỡ kéo đến bao vây. Sự gì đã xẩy ra ? Phêrô, con người nhát đảm ấy, hôm nay mở tung cửa và bước ra, theo sau là các môn đệ khác. Họ lâng lâng như người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng họ không say rượu mà say Chúa ! Vì hôm nay, ứng nghiệm lời tiên tri Joel đã tiên báo: ”Ta sẽ đổ Thánh Thần xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng bài đầu tiên làm cho 3000 người trở lại. Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng rao giảng, với đặc ân Thánh Thần ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi thính giả từ các nơi đổ về.
II. THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN SỰ HIỆP NHẤT
1. Ngày khai sinh Giáo hội
Trước hết, Chúa Thánh Thần, chính là Đấng qui tụ muôn dân nên một trong Giáo hội. Thật vậy, các Tông đồ trước khi nhận lãnh Thánh Thần đã “đóng kín cửa vì sợ người Do thái”. Thế nhưng, sau khi đã nhận được sức mạnh của Thánh Thần, các ngài đã mở tung cửa mạnh dạn bước ra rao giảng cho mọi người Tin mừng về Đấng Phục sinh khiến mọi người đều bỡ ngỡ.
Theo sách Công vụ Tông đồ thuật lại lúc đó, tại Giêrusalem có rất nhiều người thuộc các dân tộc với nhiều tiếng nói khác nhau, từ muôn nơi trở về nhân dịp lễ Vượt Qua, nhưng có một điều lạ là tất cả đều nghe rõ và hiểu điều các Tông đồ loan báo, họ thắc mắc:”Tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mésopotamia, Giuđêa, Pontô, Tiểu á, Phrygia, Pamphilia, Ai cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ tại đây, là Do thái và tòng giáo, là người Crêta và Ảrập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa”.
Khi nêu lên danh sách các dân tộc này, thánh sử Luca đã cho thấy tính phổ quát của Tin mừng cứu độ. Mọi dân nước dù xa xôi như Rôma, mút cùng thế giới theo quan điểm của người Do thái, hay bé nhỏ như Pamphylia, một thành phố rất nhỏ của đế quốc Rôma, cũng phải được nghe loan báo Tin mừng và qui tụ về thành một đoàn chiên duy nhất dưới quyền của một chủ chiên là Đức Kitô. Như thế, Chúa Thánh Thần chính là mối dây liên kết muôn dân nên một, như lời khẳng định của thánh Phaolô trong bài đọc 2: ”Vì chưng trong cùng một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần”.
2. Những ân ban của Chúa Thánh Thần
Khi chịu phép Thêm sức, người tín hữu học về Ngôi Ba Thiên Chúa, về ơn Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong đời sống người tín hữu. Giáo lý Công giáo dạy có 7 ơn Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông thái, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa. Đó là những ơn căn bản cần thiết cho đời sống người Kitô giáo. Còn có những ơn khác nữa như ơn nhẫn nại, chịu đựng, ơn đơn sơ, hồn nhiên... Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Côrintô giải thích là ơn Chúa Thánh Thần không chỉ giới hạn nơi các tông đồ mà thôi, nhưng còn được tác động trong nhiều cách thế, nơi nhiều người khác nhau.
Trong ngày lễ Hiện xuống hôm nay, chúng ta đặc biệt chú trọng đến ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta là qui tụ mọi dân tộc lại trong một cộng đoàn tức là Giáo hội. Ngài là hồn sống của Giáo hội và của từng người một. Bài tường thuật của sách Công vụ hôm nay là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước.
Ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau.
Hôm lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Nhờ chính Chúa Thánh Thần, nguyên lý đoàn kết và hiệp nhất (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 226).
III. TA XÂY DỰNG HỘI THÁNH HIỆP NHẤT
1. Vai trò của mỗi Kitô hữu
Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo hội, thành một chi thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mỗi người phải có một vai trò trong Giáo hội tùy theo khả năng mà Chúa Thánh Thần sắp xếp. Không ai được đứng bên lề Giáo hội.
Ta thấy ơn Chúa Thánh Thần tác động như thế nào trong đời sống của Giáo hội như thánh Phaolô chỉ dạy: ”Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa, có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng hoàn thành mọi sự trong mọi người”(1Cr 12,3). Như vậy tất cả các phần tử trong Giáo hội đều đóng những vai trò quan trọng khác nhau và thi hành những phận vụ khác nhau. Ơn Chúa Thánh Thần ban cho mỗi phần tử khác nhau là để hợp nhất các phần tử. Và cái dấu chỉ của việc hoạt động tông dồ nhằm mục đích vinh danh Chúa.
Chúa Thánh Thần vẫn âm thầm lặng lẽ hoạt động nơi ta và Giáo hội mà ta không thấy. Có người tự hỏi tại sao Chúa Thánh Thần không làm những việc lạ lùng vĩ đại trong thời đại ta đang sống ? Để trả lời, ta cần nhận định là Thiên Chúa vẫn làm những công việc lạ lùng trong thời đại chúng ta đang sống, miễn là ta biết mở rộng tâm hồn và cộng tác với ơn Chúa và để Chúa làm chủ đời sống.
2. Tránh gây sự chia rẽ
Công đồng Vatican II dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã làm sáng tỏ trong việc giáo huấn là tất cả mọi phần tử trong Giáo hội đều được gọi để sống đời sống thánh thiện và làm chứng của đức tin. Như vậy thì tất cả mọi người đều được gọi đóng vai trò của mình trong việc hoạt động tông đồ của Giáo hội tùy theo khả năng và phương tiện có thể.
Theo thánh Phaolô, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết mọi thành phần trong Hội thánh, nên mỗi thành phần không đứng riêng rẽ, nhưng liên đới và gắn bó chặt chẽ với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể: ”Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy”.
Nhìn vào con người chúng ta, chỉ có một thân thể mà có nhiều chi thể: tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... Mỗi chi thể có nhiệm vụ khác nhau. Chi thể nọ cần đến chi thể kia để bổ túc cho nhau và để nhằm lợi ích cho toàn thân. Và cái dụng cụ Chúa dùng trong việc mở mang Nước Chúa không chỉ tùy thuộc vào cái tài khéo, mức độ học vấn, hay địa vị của mỗi người mà thôi, nhưng còn tùy thuộc vào quyền năng của Chúa với sự cộng tác của mỗi người với Chúa.
Truyện: Bất đồng ý kiến.
Hai người bơi chung một chiếc xuồng trên dòng sông nước ngược. Vì có sự bất đồng ý kiến nên qua một hồi lời qua tiếng lại, anh ngồi phía trước gác dầm không bơi nữa. Anh phía sau lái thấy vậy mới nói:
- Này anh, tôi với anh dù có bất đồng ý kiến, nhưng chúng ta cùng đi chung trên một chiếc xuồng, cùng tiến chung về cùng một mục tiêu, anh không thể để mặc tôi bơi một mình như vậy được.
Anh ở trước mũi trả lời tỉnh bơ:
- Chiếc xuồng có hai phần, lái và mũi. Phần lái thuộc về anh. phần mũi thuộc về tôi. Anh cứ bơi phần anh, phần tôi, tôi bỏ, tôi thả trôi thì mặc tôi.
Anh phía sau tức quá, nhưng cũng ráng bơi, vì nếu bỏ thì chiếc xuồng sẽ trôi ngược và không ai tới đích. Không ngờ chỉ một lúc sau, anh nghe tiếng nước tràn vào phía sau, anh quay lại thì thấy anh chàng kia không còn đủ bình tĩnh nữa, đang đục một lỗ để định nhận chìm xuống. Anh kia hoảng sợ nói:
- Ơ này, anh có giận tôi thì giận, chứ anh nhận chìm xuồng, tôi không biết bơi đâu đấy nhé.
Anh phía sau thản nhiên nói:
- Chiếc xuồng có hai phần, phần mũi và phần lái. Phần mũi của anh, còn phần lái của tôi, tôi nhận chìm kệ tôi chứ !
Thế là chẳng mấy chốc cả hai đều chết chìm trong lúc vẫn cứ cố gắng cãi nhau hơn là nỗ lực bơi vào bờ !
3. Sống hiệp nhất yêu thương
Tính cách cộng đoàn của lễ Hiện xuống đòi hỏi phải có đức bác ái huynh đệ: Thánh Thần không đến trên từng cá nhân riêng rẽ, nhưng trong một tập thể được nối kết bằng hiệp nhất yêu thương. Nơi nhóm người họp nhau tại căn phòng, Chúa Thánh Thần muốn nối kết thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn này luôn luôn mở rộng ra khắp thế giới mà vẫn luôn giữ được mối hiệp nhất.
Ngày Hiện xuống này chính là ngày thành lập Hội thánh. Thế nên, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ của mình cùng lãnh nhận Thánh Thần ở Giêrusalem bằng một biểu lộ hiệp nhất. Các môn đệ đã thực hiện sự hiệp nhất này qua việc chung sống yêu thương. Sự chung sống yêu thương này khác hẳn thái độ ghen tỵ vẫn thường xẩy ra trong đời sống công khai của Đức Giêsu. Đây chính là kiểu mẫu bác ái phải có nơi các Kitô hữu khắp mọi nơi.
Truyện: Tha nhân là chính Chúa
Một bề trên tu viện công giáo đến tìm một ẩn sĩ Ấn giáo tại chân núi Himalaya. Ông lo âu trình bầy về tình trạng bi đát của tu viện ông.
Trước kia tu viện này là một trung tâm thu hút khách hành hương. Nhà thờ lúc nào cũng vang tiếng hát của giáo dân đến từ khắp nơi. Trong tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu hằng ngày đến gõ cửa nữa. Thế mà bây giờ tu viện chẳng khác nào một ngôi chùa hoang phế. Nhà thờ vắng lặng, tu sĩ thì leo teo mấy người. Cuộc sống thật là buồn tẻ.
Vị bề trên hỏi tu sĩ Ấn giáo cho biết nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã đưa tu viện tới tình trạng trên đây.
Tu sĩ Ấn giáo ôn tồn bảo:
- Các tội đã và đang xẩy ra tại cộng đoàn đó là tội vô tình. Và giải thích: Đấng Cứu thế đã cải trang thành một người trong qúi vị, nhưng qúi vị không nhận ra Ngài.
Nhận được câu trả lời giải đáp, vị Bề trên hối hả quay về tu viện. Ông tập họp cộng đoàn lại, và loan báo cho mọi người biết Đấng Cứu thế đang cải trang thành một người trong nhà. Các tu sĩ đều mở to đôi mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu thế cải trang vậy ? Nhưng có một điều chắc là một khi Ngài đã cải trang thì không ai có thể nhận ra Ngài được. Mỗi người trong họ đều có thể là Đấng Cứu thế.
Vậy là từ đó, mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu thế. Chẳng bao lâu bầu khí yêu thương huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Từ khắp nơi người ta lại tìm đến tu viện tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều người trẻ cũng đến xin gia nhập cộng đoàn.
(D. Wahrheit, Món quà Giáng sinh, tr 287)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Giuse Đinh Lập Liễm