Dan Lee
05-29-2009, 05:16 PM
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Mở lòng đón nhận ơn Thần Khí
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Đôi khi ta có cảm giác như Ngài không còn hiện diện nữa thì phải. Nếu như chúng ta đánh mất đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, quả thật đó là điều đáng tiếc trong cuộc đời của mỗi người chúng ta
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chúa Giêsu, sau khi Ngài lên Trời, trở về cùng Cha là Đấng đã sai Ngài xuống trong trần gian này Ngài đã không để chúng ta mồ côi. Bằng chứng cụ thể trong Tin mừng theo Thánh Gioan mà chúng ta vừa được nghe đấy, Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Phải nói rằng Chúa Giêsu quá tinh tế, quá lo lắng cho con cái của mình. Chúa Giêsu hiểu con cái của mình, may mà có Thầy ở bên mà nhiều khi con yếu tin huống chi là khi Chúa ra đi. Biết các môn đệ sẽ bị hụt hẫng, sẽ bơ vơ và nhất là quên các lời của mình dạy nên Chúa đã lo lắng hết sức mình là xin cùng Cha để Ngài gửi Thánh Thần xuống.
Thật sự, không phải Thánh Thần chỉ mới xuất hiện sau khi Chúa Giêsu về Trời nhưng Chúa Thánh Thần đã xuất hiện từ ngày tạo thiên lập địa.
Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước :
. Thánh Thần tích cực lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang lúc ban đầuv "Đất trời trông không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước" (St 1, 2).
. Thánh Thần trong mầu nhiệm tạo dựng con người. Thánh Thần là Đấng ban sự sống thể lý cho con người : "Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí Shadday đã cho tôi sự sống" (G 33, 4).
. Thánh Thần phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần. Người phục hồi sự sống cho những bộ xương khô, biểu tượng của sự chết : "Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống" (Ed 37, l4).
. Thánh Thần, Đấng bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất. Khi Giavê Thiên Chúa rút hơi thở Người lại, thì không tạo vật nào còn sống : "Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí hơi thở của Người, thì mọi xác phàm sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với cát bụi" (G 34, 14-15)
Chúa Thánh Thần trong các Tin mừng :
Thánh Thần và biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu
Có hai điều nổi bật trong các bài tường thuật biến cố Nhập Thể của Đức Kitô :
- Các Tin Mừng Nhất Lãm, đặc biệt là Matthêu và Luca khẳng định Đức Maria là một Trinh Nữ, khi thiên thần truyền tin. Matthêu ứng dụng cho Maria sấm ngôn của Is 7, 14 (bản LXX) về một mgười nữ sẽ sinh con được đặt tên là Emmanuel.
- Cả Matthêu lẫn Luca đều nhấn mạnh tác động siêu nhiên của Thánh Thần trong lúc Đức Maria chịu thai Đức Giêsu :
"Xảy ra là Bà dã có thai do tự Thánh Thần" (Mt 1, 18. 21).
"Thánh Thần sẽ đến trên người và quyền năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng" (Lc 1, 35).
Luca : Tác động của Thánh Thần rộng rãi hơn.
Các tác động của Thánh Thần nơi Đức Kitô
Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần khi chịu phép rửa.
Cả bốn Phúc Âm đều nói tới sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa và đều mô tả sự kiện ấy như một biến cố đặc biệt mở đầu thời gian rao giảng của Đức Kitô (Mt 3, 1)
Biến cố Đức Giêsu chịu phép rứa có giá trị mạc khải sứ vụ và chân tính của Ngài. Trong biến cố ấy, Thánh Thần đáp xuống và lưu lại nơi Đức Giêsu, Người làm chứng cho sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu là sứ vụ thanh tẩy trong Thánh Thần. Thánh Thần không thể đến trên Đức Giêsu cách nhất thời nhưng lưu lại trong Ngài, và vì thế tất cả sứ vụ của Ngài đếu thể hiện trong quyền năng của Thánh Thần.
Thánh Thần và việc Đức Giêsu chịu cám dỗ.
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, và khẳng định Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách (Lc 4, 1)
Satan tìm cách lung lạc tinh thần Đức Giêsu, mong Ngài thay đổi quan điểm về sứ vụ. Nhưng Đức Giêsu vẫn giữ vững tinh thần và lập trường, vì Ngài được đầy Thần Khí (trong biến cố phép rửa).
Thánh Thần và dấu lạ Đức Kitô thực hiện.
Tin mừng Luca ứng dụng sấm ngôn Messia của Is 61, 1-2 cho sứ vụ của Đức Giêsu (4,18-22). Tất cả các việc làm, đặc biệt là những phép lạ, đều là dấu chỉ sứ mạng Thiên Sai của Ngài.
Nhờ Thần Khí mà Ngài làm những điềm thiêng dấu lạ : chữa bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại (x. Mt 11, 5)
Và đó là bằng chứng Nước Thiên Chúa đang đến (Mt 12, 28 ; Lc 11, 20 ...).
Thánh Thần và cái chết của Đức Giêsu Kitô.
Cuộc chiến khốc liệt nhất mà Đức Giêsu phải đương đầu chống lại Satan, đầu mục của thế gian, là cuộc Khổ Nạn và cái chết bi thảm của Ngài. Danh tánh của Thánh Thần không được minh nhiên đề cập đến trong các bài tường thuật cuộc Khổ Nạn, nhưng hoạt động của Thánh Thần vẫn tiềm tàng và mạnh mẽ nơi Đức Giêsu, trong những giờ phút cam go nhất như trong vườn Cây Dầu và trên thập giá. Chính nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần mà Đức Kitô hiến thân làm của lễ hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, như Chiên Con "hiến tế" để xoá tội trần gian (Dt 9, 14).
Thánh Thần và sự phục sinh của Đức Kitô.
Rất nhiều đoạn trong các thư khẳng định Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết nhờ tác động của Thánh Thần. Phục sinh là chứng từ vững chắc nhất về sứ vụ và chân tính của Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần, vì thông phần vào sự phục sinh thân xác Đức Giêsu, cũng là tác giả của chứng từ Phục Sinh.
Phaolô minh nhiên gán sự phục sinh Đức Giêsu Kitô cho tác động của Thánh Thần : "...được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 1, 4).
Thư Phêrô cũng rõ ràng không kém : "Người đã bị giết chết về xác thịt, nhưng đã được tác sinh về Thần Khí" (1Pr 3, 18). Tóm lại, cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đều diễn tiến trong Thánh Thần ; Thánh Thần làm chứng về Ngài và loan báo mầu nhiệm của Ngài.
Nhìn lại lịch sử của Giáo hội, chúng ta thấy tác động, ảnh hưởng của Thánh Thần trên Giáo hội sơ khai là gì.
Khi Chúa Giêsu chịu chết, các ông nhát đảm và đã tỏa đi muôn phương vì mất định hướng, mất đi Lẽ Sống của mình. Khi Chúa Giêsu sống lại, lòng của các ông cũng tin đó nhưng cũng chưa vững lắm. Chỉ khi Chúa Thánh Thần đến và ngụ trên các ông, lòng tin của các ông khác hẳn.
Qua sách Công vụ tông đồ chúng ta thấy đó, đến ngày lễ Ngũ Tuần, khi mọi người đang tề tựu cầu nguyện như mọi lần thì Thánh Thần đến và tuôn đổ muôn ơn trên các ông và rồi họ nói các thứ tiếng tùy theo khả năng mà Thánh Thần ban cho.
Thế đấy ! Từ khai sơ của Giáo Hội, Thánh Thần đến và ban cho mỗi người một ơn riêng tùy khả năng của mình.
Ngày nay cũng vậy, Chúa Thánh Thần đã đến và ban cho mỗi kitô chúng ta qua sự đặt tay và cầu nguyện của linh mục chủ sự trong bí tích Thanh Tẩy, qua sự đặt tay và cầu nguyện nhất là xức dầu Thánh từ tay Giám mục trong bí tích Thêm Sức. Chúa Thánh Thần đã xuống muôn ơn lành trên mỗi người chúng ta nhưng chúng ta đã không nhận ra và có thể chúng ta đã nhận ra nhưng chúng ta chôn vùi, chúng ta dập tắt ơn của Thần Khí đang hoạt động trong ta.
Nếu chúng ta mở lòng ra để đón nhận Thần Khí của Chúa, tức khắc hoa quả của Thần Khí sẽ đến và ở lại trong tâm hồn, trong cuộc đời của ta ngay. Nhìn vào một người, ta có thể nhận ra là người ấy có hoa quả của Thần Khí không ? nếu có, chúng ta sẽ nhận ra nơi người ấy sống theo Thần Khí. Hoa quả của Thần Khí trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galat chúng ta vừa nghe rất rõ ràng. Hoa quả ấy là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Và ngược lại, nếu không có Thần Khí thì người ấy sẽ hướng về những ước muốn của xác thịt. Nếu hướng theo xác thịt thì sẽ gây ra những tính xác thịt là : dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thồ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của tình yêu, nguồn mạch của bình an, hoan lạc, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâp, trung tín, hiền hòa, tiết độ đến và ở lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta để sau khi cùng nhau cử hành Thánh Lễ Hiện Xuống này, mỗi người chúng ta sẽ được biến đổi để khi chúng ta trở về với môi trường sống của chúng ta, hoa quả của Thần Khí sẽ tỏa lan trên mọi người chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc.
Anmai, CSsR
Mở lòng đón nhận ơn Thần Khí
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Đôi khi ta có cảm giác như Ngài không còn hiện diện nữa thì phải. Nếu như chúng ta đánh mất đi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, quả thật đó là điều đáng tiếc trong cuộc đời của mỗi người chúng ta
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chúa Giêsu, sau khi Ngài lên Trời, trở về cùng Cha là Đấng đã sai Ngài xuống trong trần gian này Ngài đã không để chúng ta mồ côi. Bằng chứng cụ thể trong Tin mừng theo Thánh Gioan mà chúng ta vừa được nghe đấy, Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Phải nói rằng Chúa Giêsu quá tinh tế, quá lo lắng cho con cái của mình. Chúa Giêsu hiểu con cái của mình, may mà có Thầy ở bên mà nhiều khi con yếu tin huống chi là khi Chúa ra đi. Biết các môn đệ sẽ bị hụt hẫng, sẽ bơ vơ và nhất là quên các lời của mình dạy nên Chúa đã lo lắng hết sức mình là xin cùng Cha để Ngài gửi Thánh Thần xuống.
Thật sự, không phải Thánh Thần chỉ mới xuất hiện sau khi Chúa Giêsu về Trời nhưng Chúa Thánh Thần đã xuất hiện từ ngày tạo thiên lập địa.
Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước :
. Thánh Thần tích cực lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang lúc ban đầuv "Đất trời trông không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước" (St 1, 2).
. Thánh Thần trong mầu nhiệm tạo dựng con người. Thánh Thần là Đấng ban sự sống thể lý cho con người : "Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí Shadday đã cho tôi sự sống" (G 33, 4).
. Thánh Thần phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần. Người phục hồi sự sống cho những bộ xương khô, biểu tượng của sự chết : "Ta sẽ ban Thần Khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống" (Ed 37, l4).
. Thánh Thần, Đấng bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất. Khi Giavê Thiên Chúa rút hơi thở Người lại, thì không tạo vật nào còn sống : "Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí hơi thở của Người, thì mọi xác phàm sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với cát bụi" (G 34, 14-15)
Chúa Thánh Thần trong các Tin mừng :
Thánh Thần và biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu
Có hai điều nổi bật trong các bài tường thuật biến cố Nhập Thể của Đức Kitô :
- Các Tin Mừng Nhất Lãm, đặc biệt là Matthêu và Luca khẳng định Đức Maria là một Trinh Nữ, khi thiên thần truyền tin. Matthêu ứng dụng cho Maria sấm ngôn của Is 7, 14 (bản LXX) về một mgười nữ sẽ sinh con được đặt tên là Emmanuel.
- Cả Matthêu lẫn Luca đều nhấn mạnh tác động siêu nhiên của Thánh Thần trong lúc Đức Maria chịu thai Đức Giêsu :
"Xảy ra là Bà dã có thai do tự Thánh Thần" (Mt 1, 18. 21).
"Thánh Thần sẽ đến trên người và quyền năng Đấng Tối Cao trên người rợp bóng" (Lc 1, 35).
Luca : Tác động của Thánh Thần rộng rãi hơn.
Các tác động của Thánh Thần nơi Đức Kitô
Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần khi chịu phép rửa.
Cả bốn Phúc Âm đều nói tới sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa và đều mô tả sự kiện ấy như một biến cố đặc biệt mở đầu thời gian rao giảng của Đức Kitô (Mt 3, 1)
Biến cố Đức Giêsu chịu phép rứa có giá trị mạc khải sứ vụ và chân tính của Ngài. Trong biến cố ấy, Thánh Thần đáp xuống và lưu lại nơi Đức Giêsu, Người làm chứng cho sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu là sứ vụ thanh tẩy trong Thánh Thần. Thánh Thần không thể đến trên Đức Giêsu cách nhất thời nhưng lưu lại trong Ngài, và vì thế tất cả sứ vụ của Ngài đếu thể hiện trong quyền năng của Thánh Thần.
Thánh Thần và việc Đức Giêsu chịu cám dỗ.
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, và khẳng định Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách (Lc 4, 1)
Satan tìm cách lung lạc tinh thần Đức Giêsu, mong Ngài thay đổi quan điểm về sứ vụ. Nhưng Đức Giêsu vẫn giữ vững tinh thần và lập trường, vì Ngài được đầy Thần Khí (trong biến cố phép rửa).
Thánh Thần và dấu lạ Đức Kitô thực hiện.
Tin mừng Luca ứng dụng sấm ngôn Messia của Is 61, 1-2 cho sứ vụ của Đức Giêsu (4,18-22). Tất cả các việc làm, đặc biệt là những phép lạ, đều là dấu chỉ sứ mạng Thiên Sai của Ngài.
Nhờ Thần Khí mà Ngài làm những điềm thiêng dấu lạ : chữa bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại (x. Mt 11, 5)
Và đó là bằng chứng Nước Thiên Chúa đang đến (Mt 12, 28 ; Lc 11, 20 ...).
Thánh Thần và cái chết của Đức Giêsu Kitô.
Cuộc chiến khốc liệt nhất mà Đức Giêsu phải đương đầu chống lại Satan, đầu mục của thế gian, là cuộc Khổ Nạn và cái chết bi thảm của Ngài. Danh tánh của Thánh Thần không được minh nhiên đề cập đến trong các bài tường thuật cuộc Khổ Nạn, nhưng hoạt động của Thánh Thần vẫn tiềm tàng và mạnh mẽ nơi Đức Giêsu, trong những giờ phút cam go nhất như trong vườn Cây Dầu và trên thập giá. Chính nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần mà Đức Kitô hiến thân làm của lễ hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, như Chiên Con "hiến tế" để xoá tội trần gian (Dt 9, 14).
Thánh Thần và sự phục sinh của Đức Kitô.
Rất nhiều đoạn trong các thư khẳng định Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết nhờ tác động của Thánh Thần. Phục sinh là chứng từ vững chắc nhất về sứ vụ và chân tính của Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần, vì thông phần vào sự phục sinh thân xác Đức Giêsu, cũng là tác giả của chứng từ Phục Sinh.
Phaolô minh nhiên gán sự phục sinh Đức Giêsu Kitô cho tác động của Thánh Thần : "...được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 1, 4).
Thư Phêrô cũng rõ ràng không kém : "Người đã bị giết chết về xác thịt, nhưng đã được tác sinh về Thần Khí" (1Pr 3, 18). Tóm lại, cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đều diễn tiến trong Thánh Thần ; Thánh Thần làm chứng về Ngài và loan báo mầu nhiệm của Ngài.
Nhìn lại lịch sử của Giáo hội, chúng ta thấy tác động, ảnh hưởng của Thánh Thần trên Giáo hội sơ khai là gì.
Khi Chúa Giêsu chịu chết, các ông nhát đảm và đã tỏa đi muôn phương vì mất định hướng, mất đi Lẽ Sống của mình. Khi Chúa Giêsu sống lại, lòng của các ông cũng tin đó nhưng cũng chưa vững lắm. Chỉ khi Chúa Thánh Thần đến và ngụ trên các ông, lòng tin của các ông khác hẳn.
Qua sách Công vụ tông đồ chúng ta thấy đó, đến ngày lễ Ngũ Tuần, khi mọi người đang tề tựu cầu nguyện như mọi lần thì Thánh Thần đến và tuôn đổ muôn ơn trên các ông và rồi họ nói các thứ tiếng tùy theo khả năng mà Thánh Thần ban cho.
Thế đấy ! Từ khai sơ của Giáo Hội, Thánh Thần đến và ban cho mỗi người một ơn riêng tùy khả năng của mình.
Ngày nay cũng vậy, Chúa Thánh Thần đã đến và ban cho mỗi kitô chúng ta qua sự đặt tay và cầu nguyện của linh mục chủ sự trong bí tích Thanh Tẩy, qua sự đặt tay và cầu nguyện nhất là xức dầu Thánh từ tay Giám mục trong bí tích Thêm Sức. Chúa Thánh Thần đã xuống muôn ơn lành trên mỗi người chúng ta nhưng chúng ta đã không nhận ra và có thể chúng ta đã nhận ra nhưng chúng ta chôn vùi, chúng ta dập tắt ơn của Thần Khí đang hoạt động trong ta.
Nếu chúng ta mở lòng ra để đón nhận Thần Khí của Chúa, tức khắc hoa quả của Thần Khí sẽ đến và ở lại trong tâm hồn, trong cuộc đời của ta ngay. Nhìn vào một người, ta có thể nhận ra là người ấy có hoa quả của Thần Khí không ? nếu có, chúng ta sẽ nhận ra nơi người ấy sống theo Thần Khí. Hoa quả của Thần Khí trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galat chúng ta vừa nghe rất rõ ràng. Hoa quả ấy là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Và ngược lại, nếu không có Thần Khí thì người ấy sẽ hướng về những ước muốn của xác thịt. Nếu hướng theo xác thịt thì sẽ gây ra những tính xác thịt là : dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thồ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của tình yêu, nguồn mạch của bình an, hoan lạc, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâp, trung tín, hiền hòa, tiết độ đến và ở lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta để sau khi cùng nhau cử hành Thánh Lễ Hiện Xuống này, mỗi người chúng ta sẽ được biến đổi để khi chúng ta trở về với môi trường sống của chúng ta, hoa quả của Thần Khí sẽ tỏa lan trên mọi người chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc.
Anmai, CSsR