Dan Lee
05-29-2009, 05:27 PM
ĐỨC ÁI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA THÁNH GIOAN
Tình yêu, đức ái là một trong những chủ đề chính yếu mà tác giả, Tông đồ Gioan nhấn rất mạnh, trình bày qua Tin Mừng cũng như các thư; đặc biệt là thư 1 Gioan (Ga) của mình. Tại sao thế? Chắc hẳn do tầm quan trọng đặc biệt của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và mang tính sống còn của con người (tức sự sống đời đời) mà Gioan muốn công bố cho mọi người, đặc biệt là cho các Kitô hữu.
Thư 1 Ga trình bày về đức ái như thế nào?
Nguồn mạch của đức ái:
Tác giả Gioan trình bày rõ cho chúng ta thấy chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8; 4,16). Bởi thế, “ngài đã đưa đức mến lên hàng đầu”. Điều này quá rõ để chúng ta khẳng định cùng với Gioan: chính Thiên Chúa là nguồn mạch của đức ái (x. 4,7). Tình yêu, đức ái ấy được biểu lộ, thể hiện cách cụ thể qua việc Thiên Chúa yêu ta trước (4,10.19), chính Thiên Chúa Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô (4,7.10) xuống thế, hiến trao mạng sống vì con người chúng ta (cho ta được sống) và đến lượt chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em, vì lòng mến đối với anh em (x. 3,16). Gioan quả quyết: “Người sống yêu thương, bác ái thì được Thiên Chúa sinh ra và biết Thiên Chúa” (4,7); nếu không yêu thương bác ái thì cũng không biết Thiên Chúa (4,8). Tóm lại, theo 1 Ga thì đức ái có nguồn mạch từ Thiên Chúa. Đức ái xuất phát từ Thiên Chúa. Bởi thế “đức mến là dấu chỉ đặc biệt của Thiên Chúa trong thế giới, vì Thiên Chúa là lòng mến” (x. 4,8.16; x. Tài liệu học tập, tr 177).
Đức bác ái phải được thực thi như thế nào?
Trong một bức thư rất ngắn (có 5 đoạn ngắn), tác giả Gioan đã dành rất nhiều chỗ, nhiều câu để nói, diễn tả về tình yêu, đức ái. Chúng ta có thể liệt kê ra đây: Con người hiệp thông với Thiên Chúa (1,6), hiệp thông với nhau (1,7); tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta đối với Thiên Chúa (2,5); yêu thương anh em thì ở lại trong ánh sáng (2,10); Chúa Cha yêu chúng ta (3,10); hãy yêu mến nhau (3,10; 4,19); yêu thương anh em thì như từ cõi chết bước vào cõi sống (3,14); thực thi đức ái cụ thể (3,17) thì tình yêu Thiên Chúa mới ở lại trong ta (3,17); phải yêu mến cách chân thực bằng việc làm (3,18); tin và yêu phải đi đôi với nhau (3,23); Thiên Chúa yêu ta thì ta cũng phải yêu mến nhau và như thế được ở trong Thiên Chúa (4,12.16); yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu mến anh em (4,21).
Gioan đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đức ái, đức mến (agapé). Ta có thể nói mạnh như thánh Gioan: có đón nhận đức ái từ Thiên Chúa, có thực thi đức ái cách cụ thể qua việc chia sẻ của cải tinh thần cũng như vật chất, động lòng trắc ẩn, thương xót (3,17) thì mới có tình yêu Thiên Chúa (3,17), mới nhận biết Thiên Chúa (2,3; 4,7), đi trong ánh sáng (1,5; 2,9.10), thuộc về sự thật (3,19), mới thuộc về Thiên Chúa (3,10.24), mới có Thần Khí (3,24), được an lòng trước Thiên Chúa (3,19), có sự sống đời đời (3,15),…
Đức ái ở đây phải được thực thi đối với Thiên Chúa: yêu mến Thiên Chúa hết lòng (4,21; 5,2). Đối với anh em: yêu thương anh em trong cộng đoàn và mở rộng ra đối với người khác (1,7; 3,11.17). Đức ái này bắt nguồn và xuất phát từ lòng yêu mến của Thiên Chúa (4,7.8). Đức ái này phải đạt ở mức hoàn hảo (2,5) và đi đến cùng, nếu cần, ta có thể hiến mạng vì anh em như Đức Kitô đã hiến mạng vì ta (4,10.12); hầu ta có thể đạt sự sống viên mãn, sự sống đời đời (4,9; 3,15). Hệ quả là, người sống tình yêu, đức ái thì không có nơi mình lòng ghen ghét, bóng tối (2,9.11), không thể phạm tội (3,9), không thể sợ hãi (4,18), không thể sống trong sự dối trá (4,21), không thể sát nhân (3,15), không thể không biết Thiên Chúa (2,3). Theo Gioan, người sống đức ái trong lòng tin vào Thiên Chúa là người khôn ngoan và được đưa vào sâu trong mầu nhiệm Thiên Chúa (2,3; 3,17) và trải rộng tình yêu Thiên Chúa đến với anh em đồng loại (3,17).
Tác giả Gioan cho ta thấy rõ Thiên Chúa chính là nguồn mạch của đức ái. Ai sống đức ái và thực thi đức ái ấy thì được ở trong Thiên Chúa (4,16) và đạt đến sự sống viên mãn, sự sống đời đời. Mỗi người chúng ta được mời gọi để đi trong đức ái, thực thi đức ái để đạt tới sự trọn hảo và được sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong sự sống của Thiên Chúa.
Thanh Quang CSsR
Tình yêu, đức ái là một trong những chủ đề chính yếu mà tác giả, Tông đồ Gioan nhấn rất mạnh, trình bày qua Tin Mừng cũng như các thư; đặc biệt là thư 1 Gioan (Ga) của mình. Tại sao thế? Chắc hẳn do tầm quan trọng đặc biệt của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và mang tính sống còn của con người (tức sự sống đời đời) mà Gioan muốn công bố cho mọi người, đặc biệt là cho các Kitô hữu.
Thư 1 Ga trình bày về đức ái như thế nào?
Nguồn mạch của đức ái:
Tác giả Gioan trình bày rõ cho chúng ta thấy chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8; 4,16). Bởi thế, “ngài đã đưa đức mến lên hàng đầu”. Điều này quá rõ để chúng ta khẳng định cùng với Gioan: chính Thiên Chúa là nguồn mạch của đức ái (x. 4,7). Tình yêu, đức ái ấy được biểu lộ, thể hiện cách cụ thể qua việc Thiên Chúa yêu ta trước (4,10.19), chính Thiên Chúa Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô (4,7.10) xuống thế, hiến trao mạng sống vì con người chúng ta (cho ta được sống) và đến lượt chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em, vì lòng mến đối với anh em (x. 3,16). Gioan quả quyết: “Người sống yêu thương, bác ái thì được Thiên Chúa sinh ra và biết Thiên Chúa” (4,7); nếu không yêu thương bác ái thì cũng không biết Thiên Chúa (4,8). Tóm lại, theo 1 Ga thì đức ái có nguồn mạch từ Thiên Chúa. Đức ái xuất phát từ Thiên Chúa. Bởi thế “đức mến là dấu chỉ đặc biệt của Thiên Chúa trong thế giới, vì Thiên Chúa là lòng mến” (x. 4,8.16; x. Tài liệu học tập, tr 177).
Đức bác ái phải được thực thi như thế nào?
Trong một bức thư rất ngắn (có 5 đoạn ngắn), tác giả Gioan đã dành rất nhiều chỗ, nhiều câu để nói, diễn tả về tình yêu, đức ái. Chúng ta có thể liệt kê ra đây: Con người hiệp thông với Thiên Chúa (1,6), hiệp thông với nhau (1,7); tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta đối với Thiên Chúa (2,5); yêu thương anh em thì ở lại trong ánh sáng (2,10); Chúa Cha yêu chúng ta (3,10); hãy yêu mến nhau (3,10; 4,19); yêu thương anh em thì như từ cõi chết bước vào cõi sống (3,14); thực thi đức ái cụ thể (3,17) thì tình yêu Thiên Chúa mới ở lại trong ta (3,17); phải yêu mến cách chân thực bằng việc làm (3,18); tin và yêu phải đi đôi với nhau (3,23); Thiên Chúa yêu ta thì ta cũng phải yêu mến nhau và như thế được ở trong Thiên Chúa (4,12.16); yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu mến anh em (4,21).
Gioan đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đức ái, đức mến (agapé). Ta có thể nói mạnh như thánh Gioan: có đón nhận đức ái từ Thiên Chúa, có thực thi đức ái cách cụ thể qua việc chia sẻ của cải tinh thần cũng như vật chất, động lòng trắc ẩn, thương xót (3,17) thì mới có tình yêu Thiên Chúa (3,17), mới nhận biết Thiên Chúa (2,3; 4,7), đi trong ánh sáng (1,5; 2,9.10), thuộc về sự thật (3,19), mới thuộc về Thiên Chúa (3,10.24), mới có Thần Khí (3,24), được an lòng trước Thiên Chúa (3,19), có sự sống đời đời (3,15),…
Đức ái ở đây phải được thực thi đối với Thiên Chúa: yêu mến Thiên Chúa hết lòng (4,21; 5,2). Đối với anh em: yêu thương anh em trong cộng đoàn và mở rộng ra đối với người khác (1,7; 3,11.17). Đức ái này bắt nguồn và xuất phát từ lòng yêu mến của Thiên Chúa (4,7.8). Đức ái này phải đạt ở mức hoàn hảo (2,5) và đi đến cùng, nếu cần, ta có thể hiến mạng vì anh em như Đức Kitô đã hiến mạng vì ta (4,10.12); hầu ta có thể đạt sự sống viên mãn, sự sống đời đời (4,9; 3,15). Hệ quả là, người sống tình yêu, đức ái thì không có nơi mình lòng ghen ghét, bóng tối (2,9.11), không thể phạm tội (3,9), không thể sợ hãi (4,18), không thể sống trong sự dối trá (4,21), không thể sát nhân (3,15), không thể không biết Thiên Chúa (2,3). Theo Gioan, người sống đức ái trong lòng tin vào Thiên Chúa là người khôn ngoan và được đưa vào sâu trong mầu nhiệm Thiên Chúa (2,3; 3,17) và trải rộng tình yêu Thiên Chúa đến với anh em đồng loại (3,17).
Tác giả Gioan cho ta thấy rõ Thiên Chúa chính là nguồn mạch của đức ái. Ai sống đức ái và thực thi đức ái ấy thì được ở trong Thiên Chúa (4,16) và đạt đến sự sống viên mãn, sự sống đời đời. Mỗi người chúng ta được mời gọi để đi trong đức ái, thực thi đức ái để đạt tới sự trọn hảo và được sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong sự sống của Thiên Chúa.
Thanh Quang CSsR