View Full Version : @@ Tâm Linh Và Khoa Học @@
.GreenRose
05-30-2009, 01:10 AM
PHÉP LẠ CỦA LỰC GIA TRÌ
Thanh Hải Vô Thượng Sư Khai Thị,
Thiền Tứ Giáng Sinh, Florida Ngày 26 tháng 12, 2001 - Nguyên văn tiếng Anh)
Ðồng tu: Có bằng chứng vật chất rõ rệt ngày hôm nay, khi Sư Phụ gia trì vật gì, Ngài thay đổi cấu trúc phân tử của nó. Con thấy trên Mạng Internet, một khoa học gia Nhật Bản lấy một ít nước, thí dụ như là nước ô nhiễm, từ một dòng sông ở Nhật. Ông làm nó đông thành đá và phóng đại lên gấp 500 lần. Rồi ông chụp hình. Tinh thể nước đã ô nhiễm không có hình dạng, nó trông như bùn, chỉ là một cục bùn lớn.
Rồi ông đến một ngôi chùa và yêu cầu vị sư gia trì cho nước, cũng nước ô nhiễm này, từ cùng một mẫu nước. Sau đó, ông làm nước đông lại, chụp hình, và hình dạng bùn của nó biến thành như một cấu trúc tinh thể pha lê. Giống như là hoa tuyết. Rồi ông quyết định tiếp tục cuộc thí nghiệm. Ông lấy một mẫu nước và ghi chữ "Cám ơn" lên ly đựng nước. Ông dán chữ này lên ly. Rồi ông chụp hình mẫu nước này, nó lại có cấu trúc khác, như là nước có ngôn ngữ.
Sau đó, ông lấy mẫu nước này, rồi nói: "Giờ hãy chơi nhạc cho nước nghe". Rồi ông đặt nước gần nhạc kích động, nhạc hết sức kích động, hết sức ồn ào. Và tinh thể nước này trở nên hoàn toàn méo mó, trông giống như nó có những gương mặt trong đó. Rồi ông lấy nước và nói, thí dụ như: "Mahatma Gandhi", hoặc "Mẹ Teresa" gần nơi đặt mẫu nước. Mỗi một tư tưởng, hoặc mỗi lời nói tạo nên một hình dạng tinh thể khác. Nước bị thay đổi mỗi lần, ngay cả nước đã ô nhiễm. Cho nên thật kỳ diệu, khi chúng ta nghĩ về quà gia trì, và ngay cả chính chúng ta, chúng ta thậm chí có thể thay đổi cấu trúc của thức ăn, hoặc nước. Và có bằng chứng vật chất cho thấy điều này.
Sư Phụ: Quý vị biết đó, tôi rất hay mắc cỡ. Khi quý vị hỏi quá nhiều về việc tôi có lực lượng ra sao, tôi rất khó lòng giải thích. Cho nên, tôi chỉ có thể nói rằng, họ thích thức ăn, hay họ thích bánh, hay tương tự vậy. Nhưng quý vị phải tự mình khám phá. Tôi không phải là người quảng cáo giỏi. Tôi hiếm khi nói về những điều này.
Nếu có nói điều gì, tôi chỉ nói: "Vị Minh Sư", hay "Lực lượng Minh Sư". Không phải nói về tôi. Vị Minh Sư, hay Lực lượng Minh Sư, là không chỉ rõ cá nhân nào. Nhưng nếu chỉ cần bằng chứng vật chất, bất cứ một vị tu sĩ nào, hoặc bất cứ ai có tư tưởng tốt, cũng có thể gia trì vật gì đó, và khiến cho nó tốt hơn là không. Khi một người nào, có lực lượng tâm linh, gia trì cho nước, nó trở nên có ánh sáng. Và quý vị có thể thấy được. Khi quý vị đặt hai mẫu nước khác nhau tại đây, một đã được gia trì, và một chưa được gia trì, nước có gia trì sẽ phát ra ánh sáng.
Những đứa trẻ sẽ tự nhiên tìm đến, hoặc những con chó sẽ tự động tìm đến, quý vị không cần phải bảo chúng, nước nào là nước có gia trì. Chúng sẽ tự nhiên biết; là nước này, thay vì nước kia, bởi vì chúng có thể thấy được ánh sáng. Không phải tất cả các trẻ nhỏ đều thấy được; các trẻ bé hơn có thể thấy, và rất nhiều các con chó có thể thấy được. Chúng có thể thấy được hào quang của con người. Ðó là lý do vì sao chó sủa khi gặp những loại người nào đó, nhưng không sủa bất cứ ai khác.
Cho nên có cái gọi là lực lượng tâm linh, hoặc năng lực khác nhau từ những người khác nhau. Ðôi khi quý vị ra ngoài ăn tại một nhà hàng nào đó hay ở đâu đó, và mặc dầu trông nó sạch sẽ, quý vị vẫn cảm thấy nó dơ bẩn. Ðó là năng lực, lực lượng gia trì không có mặt tại đó. Cho nên, nhiều người đem thức ăn đến chùa, hay nhà thờ, và xin người tu sĩ, vị được ủy quyền, hay vị sư nữ, sư nam, gia trì cho thức ăn. Cũng có kết quả, dù rằng những vị tu sĩ này có thể họ không thật sự tu pháp Quán Âm. Nhưng họ thành tâm, tinh khiết và có lực gia trì. Cho nên cũng có kết quả, đến một mức độ nào đó, nhưng dĩ nhiên là không tốt bằng với một người khai ngộ. Nhưng cũng tốt hơn là không có, như vị khoa học gia Nhật Bản đã chứng minh. Và khi quý vị nói với ai: "Ô! Chúc phúc cho ông bà!", hoặc là: "Xin Thượng Ðế ban ơn cho anh", nó thật sự có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên nói những lời này. Nên chúc phúc cho kẻ khác.
131
.GreenRose
05-30-2009, 01:15 AM
TUYẾN TÙNG BÍ ẨN
Ban báo chí Formosa biên soạn
Tuyến tùng là một bộ phận dẹp, hình nón, nhỏ bằng hột đậu nằm ở trung điểm của não bộ. Nó trưởng thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu, nhưng sau đó nó trở thành cứng lại và teo dần theo tuổi tác.
Tuyến Tùng và Melatonin
Số lượng melatonin sản xuất bởi tuyến tùng tùy thuộc vào số lượng ánh sáng mà nó nhận được, vì tuyến này đóng vai trò "đồng hồ" của thân thể do sự nhạy cảm của nó đối với ánh sáng và sự điều hành chu kỳ ngủ-tỉnh. Trong giấc ngủ về đêm, mức độ melatonin trong thân thể tăng lên, giữa 11 giờ đêm và 2 giờ sáng là nhiều nhất, sau đó lại giảm xuống rất nhanh khi một ngày mới bắt đầu.
Số lượng sản xuất melatonin tùy thuộc vào tuổi tác, tăng lên sau khi sinh ra đời ba tháng, tới mức tối đa lúc lên sáu tuổi, và khởi sự giảm xuống sau tuổi dậy thì.
Ảnh Hưởng của Melatonin Trong Cơ Thể Con Người
Melatonin có một kết cấu hóa học đơn giản nhưng lại đóng một vai trò quyết định đối với thân thể, kiểm soát công việc của các bộ phận, các tuyến, và điều hòa sự sản xuất kích thích tố. Nó cũng kiềm chế sự kích thích thái quá do dây thần kinh giao cảm gây ra để hạ áp suất của máu và giảm bớt nhịp tim, do đó tim đỡ phần nào ảnh hưởng. Nó cũng làm dịu bớt những phiền muộn về tinh thần, giúp ngủ ngon, điều chỉnh giờ giấc thân thể, giảm chứng ngủ-tỉnh không đúng lúc sau khi đi máy bay, tăng cường sức miễn nhiễm, gia tăng sức đề kháng của cơ thể đối với vi trùng và vi khuẩn, và ngăn ngừa bịnh ung thư và bịnh mất trí về già.
Số lượng melatonin được sản xuất đi ngược với số lượng serotonin, một chất hóa học làm mạch máu co lại và có nhiệm vụ dẫn luồng thần kinh (neurotransmitter). Ban ngày, đầu óc hoạt động nhiều nhất, đó là lúc nó chạy lung tung và hay bị phân tâm, khiến số lượng serotonin cần cho dây thần kinh bị tăng lên. Ban đêm hay lúc thiền, đầu óc bớt hoạt động, số lượng serotonin giảm xuống và melatonin tăng lên, và tình trạng này thay đổi. Tuy nhiên, khi mắt nhận ánh sáng, mức sản xuất melatonin giảm xuống. Vì lý do này mà những người làm việc ban đêm và những người ngủ với ánh sáng có sức kháng bệnh thấp hơn và có khuynh hướng bị ung thư nhiều hơn người khác.
Hai cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết ánh sáng chói về đêm làm giảm số lượng melatonin và gia tăng chất kích thích tố estrogen trong phụ nữ, do đó cũng gia tăng chứng ung thư trong phụ nữ làm việc ban đêm. Cuộc nghiên cứu về những trẻ sơ sinh chết bất ngờ cho thấy các em bé này có tuyến tùng chậm phát triển, làm giảm mức melatonin và làm yếu khả năng đối phó với các phân tử tự do trong óc (những phân tử không có đủ bộ nguyên tử), khiến cho não bộ dễ bị hại bởi những phân tử này. Một cuộc khảo cứu khác về bịnh buồn khổ tâm trí trong trẻ em và người lớn cho thấy mực độ melatonin trong những bệnh nhân tâm thần này thấp hơn những người bình thường khỏe mạnh.
Nguồn Gốc Của Melatonin
Melatonin có một ít trong những loại cây như: cốm (oats), bắp ngô, gạo, gừng, cà chua, chuối và lúa mạch. Dùng những loại thức ăn khác như rong biển, đậu nành, hột bí, hột dưa, quả hạnh nhân (almond), đậu phọng, men (yeast), mạch nha, và sữa, giúp gia tăng số lượng melatonin trong thân thể.
Giảm tiêu thụ thức ăn sẽ giữ melatolin ở mức độ bình thường. Những cuộc nghiên cứu cho biết chuột già ăn ít có tuyến tùng khỏe mạnh như chuột non và có thể điều hòa sự sản xuất melatonin. Mức melatonin trong những con chuột này bằng 80% số lượng melatonin trong chuột non, trong khi những con chuột già không bị hạn chế ăn chỉ có 40%.
Kết Luận
Mặc dù melatonin có một ảnh hưởng quan trọng trong cơ thể con người, nhưng điều này vẫn chưa đưa đến một kết luận cụ thể nào cho biết dùng thêm chất melatonin là có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho biết cơ thể đàn bà ngồi thiền có nhiều melatonin hơn. Tập thể dục ngón chân cái cũng kích thích sự sản xuất melatonin. Tập thể dục ban ngày làm gia tăng số lượng melatonin, trong khi tập thể dục ban đêm sẽ có kết quả ngược lại. Do đó, chúng ta nên ăn ít đi, ngồi thiền, tập thể dục thường xuyên ban ngày và có một đời sống kỷ luật.
133
.GreenRose
06-22-2009, 06:30 AM
MẸO VẶT
Thuốc Ngừa Sâu Bọ Thiên Nhiên
Sư Phụ Thanh Hải thuyết giảng, Hội Trường Fresno, California, Hoa Kỳ
Ngày 23 tháng 6, 2001. (Nguyên văn tiếng Anh)
Quý vị chỉ việc lau chùi kỹ lưỡng nhà cửa của mình bằng dung dịch nước và dấm, 50/50, để tẩy trùng, tẩy mùi tất cả mọi thứ, và làm bay đi những mùi hấp dẫn sâu bọ. Hãy lau chùi dứt khoát một lần bất cứ thứ gì bị nhiễm trùng, đem phơi nắng, giũ ra, và lau chùi mỗi ngày hay càng nhiều càng tốt với 50% dấm và 50% nước. Quý vị nên dùng thêm dấm, nếu có thể chịu đựng được mùi này. Và phải xịt các khung cửa sổ và cửa ra vào với một dung dịch chống sâu bọ nhưng không gây hại chúng, ở bên ngoài nhà. Như vậy sau này chúng sẽ không vào nhà nữa. Nếu không, chúng sẽ vào hoài. Quý vị nên xịt như vậy mỗi tuần một lần hay lâu lâu một lần thì chúng sẽ không vào nữa. Và quý vị phải giữ mình sạch sẽ, vệ sinh. Như vậy sâu bọ sẽ không có chỗ sinh sản trong nhà quý vị.
Bí Quyết Ðộc Ðáo Ðể Tránh Bị Muỗi Ðốt
Sư Phụ Thanh Hải thuyết giảng, Tây Hồ, Formosa
Ngày 11 tháng 2, 1996. (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Muỗi là loài côn trùng giết hại nhiều người nhất; mỗi năm muỗi giết chết hàng triệu người lớn và trẻ em. Số người bị muỗi cắn chết còn nhiều hơn số người chết vì chiến tranh, thiên tai, hay bị ám sát. Con yêu tinh nhỏ xíu nhưng vô cùng độc ác này giết ít nhất bốn triệu người mỗi năm! Nhiều người bị nhiễm đủ thứ bệnh kỳ quặc từ muỗi truyền qua.
Chúng ta phải tự bảo vệ cho mình, bởi vì thế giới có quá nhiều muỗi, nhiều đến nỗi không thể tiêu diệt hết được! Dù có muốn chúng ta cũng không thể giết hết, cho nên đừng có "khờ dại" (tiếng Trung Hoa, chữ "giết" và "khờ dại" phát âm tương tự); chúng ta chỉ cố gắng bảo vệ chính mình. Giăng mùng cho con cái ngủ, cũng như kiểu quý vị đậy chảo vậy (Sư Phụ và mọi người cười), cho chúng ngủ trong đó. Quý vị cũng có thể làm như vậy cho trẻ em lớn -- cũng tiện lắm.
Không cần phải giết muỗi, chỉ cần dùng mùng và cửa lưới là được! Cửa lưới ở nhà quý vị có vẻ rất mời mọc -- những lỗ lớn đến nỗi cả tôi cũng có thể đi qua. (Cười) Nghe đâu ngay cả hóa thân Sư Phụ cũng có thể đi qua những lỗ nhỏ đó, nói chi mấy con muỗi.
Khi mua cửa lưới, hãy chọn loại lưới lỗ nhỏ để những con muỗi nhỏ nhất cũng không thể chui vào. Có một loại lưới làm bằng mắt lưới nhỏ xíu chặn muỗi được mà không khí vẫn thoáng. Còn loại lưới lỗ thật lớn thì làm gì được? Tối đến, những con muỗi từ bên ngoài cửa lưới có thể trông thấy rất rõ ràng, giống như đang nhìn qua ống dòm vậy. Thế là chúng nó đi vào. Chúng nói: "Cửa mở mà, ta chỉ việc vào thôi".
Ngay cả khi quý vị đã gắn cửa lưới rồi, cũng đừng bật đèn lên quá sớm. Hãy cố dùng mắt nhìn hay dùng một cây đèn pin, đợi đến trời tối khi mấy con muỗi đi ngủ rồi mới bật đèn lên.
Khoảng năm tới bảy giờ chiều là giờ ăn cơm của muỗi (cười), cho nên lúc đó chúng ra rất nhiều. Chúng biến mất vào khoảng chín hay mười giờ đêm! Nếu có thể được thì đừng bật đèn lên vào giờ chúng kiếm ăn. Bật đèn bên ngoài nhà thay vì đèn trong nhà; để nếu có con muỗi nào ở trong nhà, chúng sẽ đi ra ngoài ánh sáng. Nếu quý vị bật đèn trong nhà lên, muỗi sẽ vào dù lúc đầu không có con nào trong nhà cả!
137
.GreenRose
06-22-2009, 06:31 AM
Bắc Cầu Khoa Học Và Tâm Linh
Do sư tỷ đồng tu Pamela Millar, San Jose, California, Hoa Kỳ
(Nguyên văn tiếng Anh)
N hững người tu pháp Quán Âm và nhiều nhân vật mộ đạo không lạ gì đối với những thể nghiệm tuyệt vời như "nhập định" hoặc trở thành "đồng nhất thể với Tạo Hóa", "đồng nhất thể với Vạn Vật". Mặc dầu vậy, những hiện tượng liên quan đến tôn giáo và tu hành vẫn còn là những huyền thoại không thể giải thích được đối với các khoa học gia. Dầu sao đi nữa, trong những năm gần đây, càng lúc càng nhiều khoa học gia muốn tìm hiểu sự thật đàng sau những thể nghiệm này qua việc xử dụng nhiều dụng cụ khoa học tối tân.
Những nhà nghiên cứu này cuối cùng đã quyết định rằng tôn giáo đáng được tìm hiểu kỹ càng. Trong một lãnh vực gọi là "thần học về não bộ", nhiều cuộc khảo cứu khoa học có tầm vóc đang dò tìm những biến đổi thể chất xảy ra ở não bộ trong lúc một người có thể nghiệm tâm linh. Ấn bản ngày 7 tháng 5, 2001 của tuần san Newsweek đã tường thuật về đề tài hấp dẫn này trong bài "Tôn Giáo và Não Bộ". Tác giả Kenneth L. Woodward đã dẫn chứng nhiều sách vở và những cuộc nghiên cứu có sự kiểm soát của các nhà khảo cứu y khoa, cho thấy bằng chứng cảm ứng tâm linh và tôn giáo đã tạo nên những phản ứng như thế nào trong thần kinh não bộ.
Những "nhà thần học não bộ" này đang cố gắng xử dụng những dữ kiện thâu lượm được để chứng minh rằng não bộ được cấu trúc cho sinh hoạt tâm linh và để xác định đâu là sự khác biệt giữa người có thể nghiệm cao và những người có ít thể nghiệm, hay không có khuynh hướng tâm linh nào cả. Sự khảo cứu của họ là để xác định thể nghiệm thần bí nào có thể cho chúng ta biết được về toàn thể tâm thức và để biết khuynh hướng thể xác hay tinh thần nào đã khiến cho một số người thiên về đời sống tâm linh hơn.
Bài báo trong tờ Newsweek đã dẫn chứng nhiều cuộc khảo cứu với kết quả tương tự, kể cả cuộc thí nghiệm với các đoàn thể Phật Tử Tây Tạng, các ni cô Franciscan và một phụ nữ thấy Chúa tại Machu Picchu, Peru. Nhà khảo cứu David Wulff, người được dẫn chứng trong bài báo, nói rằng sự tương tự giữa "những thể nghiệm tâm linh vượt ngoài giới hạn văn hóa, thời đại, và tín ngưỡng cho thấy một điểm chung có thể là phản ảnh những cấu trúc và hoạt động trong não bộ con người."
Ðặc biệt là qua những kỹ thuật chụp quang phổ, các nhà khảo cứu đã có thể làm những cuộc thí nghiệm lập đi lập lại, cho thấy những diễn biến tương đồng tại một số vùng não bộ qua những thể nghiệm tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn như, thùy não phía trước hoạt động trong những lúc thiền định sâu, thùy não giữa hai thái dương liên quan đến cảm xúc trong lúc thể nghiệm (như vui, sợ), thùy não phía dưới lý giải những hình ảnh như thánh giá hoặc hình tượng. Chỗ nối tiếp ba thùy não này là nơi chi phối phản ứng về ngôn ngữ và nơi sự liên kết được hình thành, và khi những thùy não ở đỉnh đầu hoàn toàn yên lặng, một người có thể cảm thấy đồng nhất thể với vũ trụ.
Phát hiện cuối kể trên đã đặc biệt thu hút các khoa học gia. Có một khu vực của thùy não trên đỉnh đầu, ở mặt trên và về phía sau gọi là "khu vực phối hợp phương hướng" mà dường như hoàn toàn tối đen khi một người thể nghiệm cảm giác đồng nhất thể sâu nhất với vũ trụ. Dường như phần não này chi phối cảm giác của bản ngã về thời gian và không gian. Nói rõ hơn, khu vực định hướng bên trái chi phối khái niệm của một thân thể được quy định phạm vi về vật chất, và khu vực phối hợp bên phải tạo cảm giác không gian nơi thân thể hiện hữu. Một nhà khảo cứu thần học về não bộ, Andrew Newberg, trong ấn phẩm "Tại Sao Thượng Ðế Không Bỏ Ði" của ông, miêu tả tác dụng đó như sau: "Nếu quý vị đóng khu vực này lại, như quý vị làm khi đi sâu vào thiền định, quý vị không cho phép não bộ phân biệt giữa bản ngã và vô ngã." Ðiều này có thể đưa đến ấn tượng đồng nhất thể với vũ trụ.
Một lý thuyết khác cho rằng diễn tiến điện lực cao độ ở những thùy não thái dương có thể gây nên thể nghiệm thần bí và tạo ra linh ảnh. Quan điểm này còn ám chỉ rằng cảm hứng tâm linh lớn đạt được bởi những nhân vật lịch sử như Joan of Arc, Dostoyevsky, Proust, Thánh Paul, và Thánh Teresa của Avila có thể chỉ là do "sự kích động của não bộ thái dương", gồm những đợt gia tăng bất thường của hoạt động điện lực tại những khu vực thái dương của não bộ. Vì đây là khu vực cai quản về ngôn ngữ và sự phối hợp, thuyết này cho rằng những trận điện nhỏ có thể tạo nên thể nghiệm linh ảnh cao và những hình ảnh diễn giải như hình Thượng Ðế. Thùy não bên trái cai quản cảm giác về bản ngã. Nếu thùy não bên phải hoàn toàn yên lặng, trong khi thùy não bên trái bị kích thích, não bộ có cảm giác vô giới hạn của bản ngã, hay sự hợp nhất với Thượng Ðế. Ðiều này có thể giải thích những "tiếng" Joan of Arc đã nghe hay những cảnh mà Thánh Paul đã thể nghiệm.
Trong khi tất cả những điều này thấy giống như khoa học muốn rút gọn, tìm cách giải thích một cách hợp lý về những hiện tượng mà chính nó không hiểu nổi, cũng có một số người công nhận rằng diễn biến não bộ đơn phương không đủ chứng minh thể nghiệm tâm linh là do não bộ "tưởng tượng" ra. Newberg thú nhận "không thể nào xác định những sự chuyển biến thần kinh hệ đi đôi với thể nghiệm tâm linh có nghĩa là đầu óc đang gây ra những thể nghiệm này thay vì nó đang cảm nhận một hiện thực tâm linh." Tuy nhiên, những loại khảo cứu này có thể đưa khoa học đến một phương pháp hay hơn để hiểu biết về tâm thức con người, một trong những bí ẩn lớn nhất của sự sống. Sự bắt cầu này giữa khoa học và tôn giáo cũng có thể đưa đến những khám phá mới trong công cuộc tìm hiểu loài người.
138
.GreenRose
06-22-2009, 06:39 AM
http://img38.picoodle.com/img/img38/2/6/22/nancywu/f_sstitl2m_03ee420.gif
EQ là khả năng điều khiển cảm xúc của một người. Sách của Goleman bàn về sự khám phá một trung tâm trí nhớ thuộc về cảm xúc trong hạch hạnh, một mớ hạt nhân (gồm các tế bào thần kinh) sâu trong thùy thái dương của não con người; hạch này tác động qua lại với môi trường chung quanh bằng cách kích thích những phản ứng cảm xúc cấp thời trong cơ thể. Vỏ não nơi phía trán (lớp bên ngoài), khi nhận những dấu hiệu từ hạch hạnh và những khu vực khác, phản ứng hoặc sửa đổi cảm xúc bằng cách dùng hạch hạnh. Tiến trình này là nguồn gốc của thói quen và cảm xúc hàng ngày của chúng ta. Những kinh nghiệm từ đời kiếp trước được ghi lại tại đây, và mỗi khi một hoàn cảnh xảy ra, não phản ứng tùy theo những tin tức đã dự trữ này, bảo chúng ta nên làm gì và cái gì là đúng hay sai. Nếu chúng ta nhận được những sự kích thích tương tự như vậy nhiều lần, não sẽ dựa vào đó và tiếp tục nối liền với hệ thống thần kinh cho sự kích thích này, dần dần các phản ứng sẽ xảy ra mau chóng, dễ dàng hơn. Ðây chính là nguyên nhân chứng minh quan điểm thông thường là tại sao "thói quen khó bỏ".
Sách này cũng nói tới những cách có thể kiềm chế hay điểu khiển được cảm xúc của con người, bao gồm cả phép trị liệu bằng thuốc men cũng như bằng cách cư xử, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Một trong những bài giảng của Sư Phụ trước đây, tựa đề "Ngã Chấp và Quán Âm Thanh," Sư Phụ giải thích rất rõ ràng là mỗi lần chúng ta dùng những ý kiến hay khái niệm mới để sửa thói quen cũ Ố phương pháp thông thường được dùng trong bộ môn trị liệu áp dụng tâm lý và cách cư xử Ố chúng ta chỉ bỏ thêm tài liệu mới vào não thay thế tài liệu cũ. Và dữ kiện mới này lại tạo nên một sự ràng buộc khác. Nếu một ngày nào đó chúng ta khám phá tin tức này là không đúng, chúng ta lại phải thay thế nó bằng cái khác nữa, những khái niệm mới hơn. Như vậy, đầu óc trở nên đầy ắp cả hai khái niệm cũ và mới. Vì vậy, Sư Phụ dặn rằng nếu chúng ta thành thật muốn sửa thói quen và những sự ràng buộc của mình thì cách tốt nhất là nên "quán Âm thanh" để hoàn toàn dùng chấn động cao thay thế cho những lề lối, thói quen và tin tức đã tích lũy từ lâu.
Ðiều này nghe thì thấy có vẻ trừu tượng, nhưng chúng ta có thể giải thích từ quan điểm vật lý học hiện đại. Theo thuyết cơ khí lượng tử thì tất cả các chất và năng lực đều được cấu tạo bởi những hạt nhân di động ở những tầng số khác nhau. Vì vậy, tư tưởng, ý nghĩ có thể coi như là một loại năng lực. Khái niệm này trùng với lời Sư Phụ dạy: "Tất cả mọi thứ đều được cấu tạo bởi Giòng Âm Lưu. Vì có tầng số khác nhau nên tất cả hiện tượng mang những hình thể khác nhau. Có cái hữu hình, có cái vô hình". Khi một vật có tầng số thấp tiếp xúc với một vật có tầng số cao hơn, thì tầng số thấp hơn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tầng số cao hơn. Những ý nghĩ phủ định, buồn nản, thất vọng và không tốt có những tầng số thấp hơn, trong khi tư tưởng vui vẻ, sung sướng có những tầng số cao hơn. Khi tế bào não ghi vào những tin tức không tốt thì chấn động của nó bị hạ xuống. Lúc đó, nếu như tế bào này được tiếp xúc với Giòng Âm Lưu với tầng số chấn động cao hơn thì tầng số của những tế bào này tự nhiên sẽ được nâng cao, và tin tức ở tầng số thấp sẽ tự nhiên biến mất. Vì lý do đó mà sau khi thiền chúng ta cảm thấy thanh thản, vui tươi.
Cho nên không có gì là đáng ngạc nhiên khi Sư Phụ nói "Quán Âm Thanh chữa được bá bệnh." Tất cả mọi thứ đều từ Giòng Âm Lưu mà ra, cho nên đây là pháp trị liệu tốt nhất để chữa lành hay chỉnh đốn lại tất cả những gì làm chúng ta đau khổ!
143
.GreenRose
06-24-2009, 01:39 AM
http://img38.picoodle.com/img/img38/2/6/24/nancywu/f_sstitlem_2133ee1.jpg
Isaac Newton (1642 - 1727) được xem là một trong những khoa học gia xuất sắc nhất trong lịch sử. Những khám phá của ông bao trùm tất cả mọi lãnh vực của thế giới vật chất, đặc biệt là về vật lý và hóa học thực nghiệm cũng như là lý thuyết và trong lãnh vực toán ứng dụng. Trong nhiều thành quả khoa học, Newton được nhớ đến nhiều nhất về việc hợp tác sáng tạo môn toán tích phân, khám phá cấu trúc hỗn hợp của ánh sáng, đặt công thức cho luật chuyển động và trọng lực của vũ trụ, và kiến trúc chiếc viễn vọng kính phản chiếu đầu tiên. Những thành quả phi thường của ông đã đặt nền tảng cho khoa học thiên nhiên hiện tại.
Trong cuộc đời ông, Newton đã tích cực khám phá những bí ẩn của vũ trụ và xem thuyết vô thần là một điều vô nghĩa lý, ông phát biểu: "Khi nhìn hệ thống thái dương hệ, tôi thấy Trái Ðất cách xa Mặt Trời một khoảng cách thật chính xác để nhận được hơi nóng và ánh sáng đúng mức. Ðiều này không phải xảy ra do ngẫu nhiên".
Cộng với công việc khảo cứu khoa học, Newton cũng đọc Thánh Kinh hằng ngày, cống hiến phần lớn thì giờ và nỗ lực vào việc học hỏi Thánh Kinh, đặc biệt chú trọng đến thuật tiên tri và giả kim. Newton ghi xuống hơn một triệu từ chú giải về những phân tích của ông, cố gắng giải mã Thánh Kinh và tìm ngày Khải Huyền chính xác. Về đề tài này, ông ghi: "Tôi có sự tin tưởng căn bản vào Thánh Kinh như là Lời của Thượng Ðế*, ghi lại bởi những người được mật khải".
Chẳng bao lâu trước khi qua đời, Newton ôn lại đời mình và phát biểu: "Tôi không biết tôi là người ra sao đối với thế giới, nhưng đối với chính mình, tôi dường như chỉ là một đứa bé rong chơi trên bãi biển, và thỉnh thoảng lại tìm được hòn sỏi trơn mượt hơn, hoặc một vỏ sò xinh đẹp hơn, trong khi toàn thể đại dương vĩ đại của Chân lý vẫn nằm yên trước mặt chưa được khám phá".
Vào lúc qua đời, ông để lại hơn một triệu từ chú giải về Thánh Kinh. Sáu năm sau khi ông qua đời, những công trình của Newton bao gồm một số những chú giải này với đề tài Quan sát sự Tiên Tri của Daniel và Khải Huyền của Thánh John đã được xuất bản. Nhiều chú giải của ông đã lọt vào tay một nhà sưu tầm và được tàng chứa tại Thư viên Quốc gia Do Thái tại Jerusalem, được phân loại để cho các nhà học giả nghiên cứu vào cuối thập niên 1960.
Gần đây, trong khi nghiên cứu những chú giải của Newton, một học giả người Gia Nã Ðại đã tìm thấy văn bản nguyên thủy nơi Newton ghi xuống sự tiên tri của ông, rằng sự Trở lại lần thứ hai của Ki-Tô sẽ tiếp theo những bệnh dịch và chiến tranh, và sẽ bắt đầu một kỷ nguyên 1000 năm lãnh đạo bởi những Vị Thánh trên Quả Ðất Ồ và ông sẽ là một trong nhóm đó. Vị học giả Gia Nã Ðại cũng tìm thấy rằng thời điểm chính xác mà Newton đề ra cho những những diễn biến được tiên tri trong Quyển Sách Khải Huyền, viết nguệch ngoạc trên một mảnh giấy, là năm 2060.
Sự tiên tri của Newton đã được tìm hiểu trong một buổi truyền hình chiếu phim tài liệu của mạng truyền hình BBC2 vào đầu tháng 3, 2003. Muốn biết thêm chi tiết, xin viếng những trang mạng sau đây:
http://www.rense.com/general35/isa.htm
http://www.blueletterbible.org/Comm/isaac_newton/prophecies/
http://www.bbc.co.uk/religion/tv_radio/miscprogs/newton.shtml
http://www.scifitoday.com/story/2003/2/23/21450/4036
* Liên quan đến "Ngôi Lời của Thượng Ðế" đề cập trong Kinh Cựu Ước
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.