Dan Lee
06-01-2009, 06:35 PM
Tình Yêu Thiên Chúa và Đức Ái Thánh Thể
SUY NIỆM VỀ SACRAMENTUM CARITATIS
Tình Yêu Thiên Chúa và Đức Ái Thánh Thể
Đề tài Sacramentum Caritatis (Bí Tích Tình Yêu) của Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục có thể soi sáng cho việc thu thập một số dữ kiện Thánh Kinh được đề cập đến khắp nơi trong Tài Liệu này của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, và làm cho chúng ta dễ dàng đề ra cách giải thích theo Thánh Kinh nhiều bình diện của “Đức ái Thánh Thể”.
Thực vậy, trong “Bí Tích Tình Yêu” có sự liên kết giữa sự hiện diện của tình yêu Đức Kitô ở mức độ tối cao, là nền tảng cho tình yêu (eros/agape) của Thiên Chúa, là sức mạnh của Mình và Máu nuôi dưỡng các tín hữu trong đức ái, và hành động quảng đại của Chúa Thánh Thần, là hành động mà sau khi đã nâng đỡ Đức Kitô trong Cuộc Vượt Qua, bây giờ đang giúp cho Hội Thánh tiến bước trên cùng những đường tình yêu này.
Bí Tích của Tình Yêu Đức Kitô
“Bí Tích Tình Yêu” trước hết bắt nguồn từ tình yêu của Đức Kitô, được trao ban trong một hình thức cao trọng nhất mà trong đó Bí Tích này có một bình diện cơ bản đầu tiên. Lời xác quyết của Tin Mừng Thánh Gioan về việc Người đã yêu họ “đến cùng”, được chưng dẫn ngay ở đoạn đầu của Tông Huấn (x. Ga 13:1 trong Scaramentum Caritatis, số 1), giúp cho chúng ta dễ hiểu điều này.
Theo câu truyện được kể trong Tin Mừng thì câu này dẫn nhập vào việc rửa chân khi bắt đầu Bữa Tiệc Ly, đồng thời cũng nằm trong phần dẫn nhập vào phần truyền phép trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, được áp dụng trực tiếp vào lễ vật Thánh Thể. Khi nghiên cứu đầy đủ câu nói của Thánh Gioan, chúng ta thấy một điểm mà ở đấy tình yêu của Chúa Giêsu, đã được thấy rõ ràng trước đó, có một động lực mới và thiết yếu: “Khi đã yêu những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, [giờ đây, bằng cử chỉ mới này] thì Người yêu họ đến cùng”.
Tình yêu và sự tận tâm mà toàn thể cuộc đời Chúa Giêsu đã tỏ ra được tóm tắt trong hành vi tối cao này, và Bí Tích Thánh Thể trở nên lời chú giải về cái chết của Người, một lời chú giải chỉ có một nghĩa là Người muốn ban cho các môn đệ của Người Chính Con Người của Mình và ban cho họ mãi mãi.
Trong những lời: “Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”, Chúa Giêsu biến đổi hành động bạo tàn kinh khủng mà Người sắp phải chịu thành một món quà hoàn toàn tự hiến. Người không chỉ ban cho chúng ta một điều gì, nhưng Người ban cho chúng ta toàn thể con người của Người, Thịt và Máu, tất cả Con Người của Người.
Trước hết nguồn gốc của Sacramentum Caritatis nằm ở trong “sự biến đổi” này được xảy ra bởi Chúa Giêsu và trong quyết định của Chúa Con là ban cho những ai tin vào Người được tham gia cách ngoại lệ vào hy tế này qua việc cử hành Thánh Lễ Tưởng Niệm. Bữa Tiệc Ly là một biến cố cắt nghĩa Thánh Giá; Bữa tiệc này là giải thích về cái chết mà Chúa Giêsu đề ra.
Người ta tìm thấy ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể không những trong việc làm cho Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu hiện diện nhưng còn trong việc giải thích Mầu Nhiệm ấy như là một hồng ân cao quý nhất và một hy lễ dứt khoát bao gồm toàn thể đời sống trước kia của Chúa Giêsu. Tất cả mọi lời nói, mọi việc làm của Người đều được phục hồi, được đưa đến hoàn thành và được hiến dâng như một khoảng của đời sống được trao ban cho người khác.
Các tín hữu và cộng đoàn cử hành cũng được mời gọi để bước vào quãng đời này qua việc tham dự Tiệc Thánh và tôn thờ Bí Tích [Thánh Thể].
Nền Tảng của Tình Yêu (eros/agape) của Thiên Chúa
Qua việc thoáng xem điểm chính của Sacramentum Caritatis trong tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu, người ta có thể nhìn đến tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ trong việc tạo dựng qua toàn thể lịch sử mặc khải. Việc làm của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly không phải là một biến cố cô lập, nhưng sự phong phú đầy đủ của biến cố này chỉ có thể được diễn tả và giải thích trước bối cảnh này.
Thừa tác vụ của Người, có một bình diện nhân loại phi thường và phổ quát, chỉ có thể được giải thích cách chính thức cách sâu xa với sự giúp đỡ của Thánh Kinh của Dân Israel.
Ngày nay, người ta tìm thấy khuôn khổ lịch sử của Bữa Tiệc Thánh Thể trong việc cử hành Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Lời hứa giải phóng, được đề ra bởi biểu hiệu cổ xưa của việc Tưởng Niệm Cuộc Xuất Hành, trở thành sự thực, mà trong đó món quà mạng sống của Chính Chúa Giêsu phát sinh từ tình yêu Thiên Chúa, là tình yêu luôn hiện hữu, đồng thời, đưa tình yêu này đến cao điểm.
Trong Thông Điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phác họa một bức tranh rõ ràng về tình yêu [eros/agape] (x. số 13-15) và nhận định về vai trò đặc biệt của Thánh Thể trong lịch sử này: “[Tình yêu của Thiên Chúa] trước đây có nghĩa là đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng bây giờ tình yêu này trở thành kết hợp với Thiên Chúa qua việc chia sẻ món quà tự hiến của Chúa Giêsu, chia sẻ Mình và Máu Người” (Ibid, số 13).
Tình yêu của Đức Kitô, là kho tàng căn bản trong đó có Bí Tích Thánh Thể, được soi bóng và nổi bật như là cao điểm trong lịch sử tình yêu của Chúa Cha, là Đấng đã sai Chiên Con từ thủa tạo thành thế gian (x. I Phr 1:18-20), được trích dẫn trong Sacramentum Caritatis, số 10).
Phát Huy Tình Yêu của Các Môn Đệ
Bí tích Thánh Thể không những chỉ chứa đựng tình yêu của Chúa Giêsu và tình yêu của Thiên Chúa Cha, nhưng cũng là nền tảng trong việc phát huy tình yêu của các môn đệ.
Được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, các môn đệ có thể chấp nhận giới luật mới và nối dài tình yêu của Chúa Giêsu và tình yêu của Thiên Chúa trong lịch sử qua chính mình.
Qua mệnh lệnh, “Các con hãy làm việc này mà nhớ đền Thầy” (Lc 22:19; I Cor 11:25), Chúa Giêsu “đòi chúng ta phải đáp trả lại món quà của Người và làm cho món quà ấy hiện diện cách bí tích. Trong những lời này Chúa diễn tả ước vọng của Người rằng Hội Thánh, được sinh ra từ sự hy sinh của Người, sẽ nhận món quà ấy…. Bằng cách này Chúa Giêsu để lại cho chúng ta một nhiệm vụ là “đi vào giờ của Người” (Sacramentum Caritatis, số 11).
Món quà không những chỉ được thể hiện trong việc làm hiện diện hy tế của Đức Kitô trong Phụng Vụ, mà còn kéo theo việc chúng ta được sức mạnh để “đi vào chính động lực của sự tự hiến của Người” (Scaramentum Caritatis, số 11; Deus Caritas Est, số 13).
Bí Tích Thánh Thể, như là một nơi để giải thích tình yêu của Thiên Chúa qua cái chết của Chúa Giêsu, đem tình yêu này đến và luân chuyển nó trong cộng đoàn các môn đệ. Như thế cách giải thích mà Chúa Giêsu đã dùng để cắt nghĩa cái chết của Người, tìm được con đường tự do của món quà, trở nên cho cộng đoàn và cho các tín hữu một khả năng, hay nói đúng hơn là một việc cần thiết – phải xoay hướng đời mình về phía tình yêu. Đây là một cắt nghĩa nối kết biến cố lịch sử với sự hiện hữu của chúng ta.
Qua việc cử hành Thánh Lễ, mà cao điểm là khả năng tự hiến Mình của Chúa Giêsu như là Hy Lễ, thực tại của tình yêu Thiên Chúa có thể tuần hoàn trong cộng đoàn các môn đệ.
Như thế, khi tham gia vào “chính động lực tự hiến của Người” (số 11), các Kitô hữu không những thưởng thức việc làm hiện diện lại hy tế của Đức Kitô, mà còn làm cho hy tế này hiện diện trong chiều hướng dâng hiến của chính đời sống họ, làm cho thức ăn và việc tôn thờ Thánh Thể có thể xảy ra được.
Vậy, đời sống của người tín hữu được gắn liền với lời giải thích của Chúa Giêsu về dự định của Người và như thế trở thành “lời giải thích sống còn” của tất cả những ai thật sự là Kitô hữu.
Trong sự hiện diện của Chúa Thánh Thần
Nếu không đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần thì mọi bàn luận về Bí Tích Thánh Thể đều không đầy đủ. Chính Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha trong việc tự hiến (x. DT 9:14), và cũng chính Chúa Thánh Thần làm cho Bí Tích Thánh Thể hiện diện trong Hội Thánh.
Thật là tuyệt diệu khi đề cập đến việc Chúa Thánh Thánh làm cho Chúa Giêsu có thể hiến Mình trong Bí Tích Thánh Thể trong đêm Tiệc Ly cũng là Một Chúa Thánh Thần mà ngày nay làm cho có Sacramentum caritstis vì lợi ích của các tín hữu và trong họ. Thật vậy, Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Bí Tích Thánh Thể được hóa nhiều.
Hội Thánh, được tập họp trong cử hành [phụng vụ] và được nuôi dưỡng bởi mệnh lệnh của Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Cha ban hồng ân Chúa Thánh Thần để Ngài có thể làm cho việc biến bánh và rượu thành Mình và Máu của Chúa Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh.
Thật vậy, Hội Thánh cũng mong Chúa Thánh Thần biến đổi chính Hội Thánh, để Hội Thánh cũng “biến thể” thành Thân Thể Đức Kitô.
Như Thánh Lêo Cả đã dạy: “Việc chia sẻ Mình và Máu Đức Kitô không có một hiệu quả nào khác hơn là hoàn tất việc biến đổi chúng ta thành điều chúng ta lãnh nhận” (Serm. 63,7; x. Lumen Gentium, số 26).
Như vậy, khả năng của tín hữu để đạt được trong đời họ cùng một tình yêu là tình yêu của Đức Kitô, và chỉ có tình yêu này là phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa phát xuất từ món quà mà Chúa Thánh Thần ban tặng. Vậy sau cùng chính “Thân Mình Hội Thánh của Đức Kitô” được sinh ra, và có khả năng yêu “như Người đã yêu chúng ta.”
Một điểm mà Tông Huấn phân biệt cách thành công về vai trò của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn Hội Thánh trong việc khai triển đúng lúc những hình thức phụng vụ của nghi lễ Thánh Thể (x. Sacramentum Caritatis, số 12).
Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà tình yêu của Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động với quan tâm rằng mọi thế hệ tiếp nối nhau trong Hội Thánh có thể có một cử hành [phụng vụ] thích hợp với nền văn hóa và sự phát triển về thần học của họ.
Trong ánh sáng này, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể và Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng là một trong những dấu chỉ chắc chắn chứng tỏ quan tâm mà Chúa Thánh Thần cũng dành cho các hoàn cảnh đặc biệt của thế hệ chúng ta.
(Trích từ L’Osservatore Romano, Ngày 16 tháng 1, năm 2008, bài viết của Đức Ông Manicardi, va do Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
SUY NIỆM VỀ SACRAMENTUM CARITATIS
Tình Yêu Thiên Chúa và Đức Ái Thánh Thể
Đề tài Sacramentum Caritatis (Bí Tích Tình Yêu) của Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục có thể soi sáng cho việc thu thập một số dữ kiện Thánh Kinh được đề cập đến khắp nơi trong Tài Liệu này của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, và làm cho chúng ta dễ dàng đề ra cách giải thích theo Thánh Kinh nhiều bình diện của “Đức ái Thánh Thể”.
Thực vậy, trong “Bí Tích Tình Yêu” có sự liên kết giữa sự hiện diện của tình yêu Đức Kitô ở mức độ tối cao, là nền tảng cho tình yêu (eros/agape) của Thiên Chúa, là sức mạnh của Mình và Máu nuôi dưỡng các tín hữu trong đức ái, và hành động quảng đại của Chúa Thánh Thần, là hành động mà sau khi đã nâng đỡ Đức Kitô trong Cuộc Vượt Qua, bây giờ đang giúp cho Hội Thánh tiến bước trên cùng những đường tình yêu này.
Bí Tích của Tình Yêu Đức Kitô
“Bí Tích Tình Yêu” trước hết bắt nguồn từ tình yêu của Đức Kitô, được trao ban trong một hình thức cao trọng nhất mà trong đó Bí Tích này có một bình diện cơ bản đầu tiên. Lời xác quyết của Tin Mừng Thánh Gioan về việc Người đã yêu họ “đến cùng”, được chưng dẫn ngay ở đoạn đầu của Tông Huấn (x. Ga 13:1 trong Scaramentum Caritatis, số 1), giúp cho chúng ta dễ hiểu điều này.
Theo câu truyện được kể trong Tin Mừng thì câu này dẫn nhập vào việc rửa chân khi bắt đầu Bữa Tiệc Ly, đồng thời cũng nằm trong phần dẫn nhập vào phần truyền phép trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, được áp dụng trực tiếp vào lễ vật Thánh Thể. Khi nghiên cứu đầy đủ câu nói của Thánh Gioan, chúng ta thấy một điểm mà ở đấy tình yêu của Chúa Giêsu, đã được thấy rõ ràng trước đó, có một động lực mới và thiết yếu: “Khi đã yêu những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, [giờ đây, bằng cử chỉ mới này] thì Người yêu họ đến cùng”.
Tình yêu và sự tận tâm mà toàn thể cuộc đời Chúa Giêsu đã tỏ ra được tóm tắt trong hành vi tối cao này, và Bí Tích Thánh Thể trở nên lời chú giải về cái chết của Người, một lời chú giải chỉ có một nghĩa là Người muốn ban cho các môn đệ của Người Chính Con Người của Mình và ban cho họ mãi mãi.
Trong những lời: “Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”, Chúa Giêsu biến đổi hành động bạo tàn kinh khủng mà Người sắp phải chịu thành một món quà hoàn toàn tự hiến. Người không chỉ ban cho chúng ta một điều gì, nhưng Người ban cho chúng ta toàn thể con người của Người, Thịt và Máu, tất cả Con Người của Người.
Trước hết nguồn gốc của Sacramentum Caritatis nằm ở trong “sự biến đổi” này được xảy ra bởi Chúa Giêsu và trong quyết định của Chúa Con là ban cho những ai tin vào Người được tham gia cách ngoại lệ vào hy tế này qua việc cử hành Thánh Lễ Tưởng Niệm. Bữa Tiệc Ly là một biến cố cắt nghĩa Thánh Giá; Bữa tiệc này là giải thích về cái chết mà Chúa Giêsu đề ra.
Người ta tìm thấy ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể không những trong việc làm cho Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu hiện diện nhưng còn trong việc giải thích Mầu Nhiệm ấy như là một hồng ân cao quý nhất và một hy lễ dứt khoát bao gồm toàn thể đời sống trước kia của Chúa Giêsu. Tất cả mọi lời nói, mọi việc làm của Người đều được phục hồi, được đưa đến hoàn thành và được hiến dâng như một khoảng của đời sống được trao ban cho người khác.
Các tín hữu và cộng đoàn cử hành cũng được mời gọi để bước vào quãng đời này qua việc tham dự Tiệc Thánh và tôn thờ Bí Tích [Thánh Thể].
Nền Tảng của Tình Yêu (eros/agape) của Thiên Chúa
Qua việc thoáng xem điểm chính của Sacramentum Caritatis trong tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu, người ta có thể nhìn đến tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ trong việc tạo dựng qua toàn thể lịch sử mặc khải. Việc làm của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly không phải là một biến cố cô lập, nhưng sự phong phú đầy đủ của biến cố này chỉ có thể được diễn tả và giải thích trước bối cảnh này.
Thừa tác vụ của Người, có một bình diện nhân loại phi thường và phổ quát, chỉ có thể được giải thích cách chính thức cách sâu xa với sự giúp đỡ của Thánh Kinh của Dân Israel.
Ngày nay, người ta tìm thấy khuôn khổ lịch sử của Bữa Tiệc Thánh Thể trong việc cử hành Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Lời hứa giải phóng, được đề ra bởi biểu hiệu cổ xưa của việc Tưởng Niệm Cuộc Xuất Hành, trở thành sự thực, mà trong đó món quà mạng sống của Chính Chúa Giêsu phát sinh từ tình yêu Thiên Chúa, là tình yêu luôn hiện hữu, đồng thời, đưa tình yêu này đến cao điểm.
Trong Thông Điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phác họa một bức tranh rõ ràng về tình yêu [eros/agape] (x. số 13-15) và nhận định về vai trò đặc biệt của Thánh Thể trong lịch sử này: “[Tình yêu của Thiên Chúa] trước đây có nghĩa là đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng bây giờ tình yêu này trở thành kết hợp với Thiên Chúa qua việc chia sẻ món quà tự hiến của Chúa Giêsu, chia sẻ Mình và Máu Người” (Ibid, số 13).
Tình yêu của Đức Kitô, là kho tàng căn bản trong đó có Bí Tích Thánh Thể, được soi bóng và nổi bật như là cao điểm trong lịch sử tình yêu của Chúa Cha, là Đấng đã sai Chiên Con từ thủa tạo thành thế gian (x. I Phr 1:18-20), được trích dẫn trong Sacramentum Caritatis, số 10).
Phát Huy Tình Yêu của Các Môn Đệ
Bí tích Thánh Thể không những chỉ chứa đựng tình yêu của Chúa Giêsu và tình yêu của Thiên Chúa Cha, nhưng cũng là nền tảng trong việc phát huy tình yêu của các môn đệ.
Được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, các môn đệ có thể chấp nhận giới luật mới và nối dài tình yêu của Chúa Giêsu và tình yêu của Thiên Chúa trong lịch sử qua chính mình.
Qua mệnh lệnh, “Các con hãy làm việc này mà nhớ đền Thầy” (Lc 22:19; I Cor 11:25), Chúa Giêsu “đòi chúng ta phải đáp trả lại món quà của Người và làm cho món quà ấy hiện diện cách bí tích. Trong những lời này Chúa diễn tả ước vọng của Người rằng Hội Thánh, được sinh ra từ sự hy sinh của Người, sẽ nhận món quà ấy…. Bằng cách này Chúa Giêsu để lại cho chúng ta một nhiệm vụ là “đi vào giờ của Người” (Sacramentum Caritatis, số 11).
Món quà không những chỉ được thể hiện trong việc làm hiện diện hy tế của Đức Kitô trong Phụng Vụ, mà còn kéo theo việc chúng ta được sức mạnh để “đi vào chính động lực của sự tự hiến của Người” (Scaramentum Caritatis, số 11; Deus Caritas Est, số 13).
Bí Tích Thánh Thể, như là một nơi để giải thích tình yêu của Thiên Chúa qua cái chết của Chúa Giêsu, đem tình yêu này đến và luân chuyển nó trong cộng đoàn các môn đệ. Như thế cách giải thích mà Chúa Giêsu đã dùng để cắt nghĩa cái chết của Người, tìm được con đường tự do của món quà, trở nên cho cộng đoàn và cho các tín hữu một khả năng, hay nói đúng hơn là một việc cần thiết – phải xoay hướng đời mình về phía tình yêu. Đây là một cắt nghĩa nối kết biến cố lịch sử với sự hiện hữu của chúng ta.
Qua việc cử hành Thánh Lễ, mà cao điểm là khả năng tự hiến Mình của Chúa Giêsu như là Hy Lễ, thực tại của tình yêu Thiên Chúa có thể tuần hoàn trong cộng đoàn các môn đệ.
Như thế, khi tham gia vào “chính động lực tự hiến của Người” (số 11), các Kitô hữu không những thưởng thức việc làm hiện diện lại hy tế của Đức Kitô, mà còn làm cho hy tế này hiện diện trong chiều hướng dâng hiến của chính đời sống họ, làm cho thức ăn và việc tôn thờ Thánh Thể có thể xảy ra được.
Vậy, đời sống của người tín hữu được gắn liền với lời giải thích của Chúa Giêsu về dự định của Người và như thế trở thành “lời giải thích sống còn” của tất cả những ai thật sự là Kitô hữu.
Trong sự hiện diện của Chúa Thánh Thần
Nếu không đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần thì mọi bàn luận về Bí Tích Thánh Thể đều không đầy đủ. Chính Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha trong việc tự hiến (x. DT 9:14), và cũng chính Chúa Thánh Thần làm cho Bí Tích Thánh Thể hiện diện trong Hội Thánh.
Thật là tuyệt diệu khi đề cập đến việc Chúa Thánh Thánh làm cho Chúa Giêsu có thể hiến Mình trong Bí Tích Thánh Thể trong đêm Tiệc Ly cũng là Một Chúa Thánh Thần mà ngày nay làm cho có Sacramentum caritstis vì lợi ích của các tín hữu và trong họ. Thật vậy, Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Bí Tích Thánh Thể được hóa nhiều.
Hội Thánh, được tập họp trong cử hành [phụng vụ] và được nuôi dưỡng bởi mệnh lệnh của Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Cha ban hồng ân Chúa Thánh Thần để Ngài có thể làm cho việc biến bánh và rượu thành Mình và Máu của Chúa Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh.
Thật vậy, Hội Thánh cũng mong Chúa Thánh Thần biến đổi chính Hội Thánh, để Hội Thánh cũng “biến thể” thành Thân Thể Đức Kitô.
Như Thánh Lêo Cả đã dạy: “Việc chia sẻ Mình và Máu Đức Kitô không có một hiệu quả nào khác hơn là hoàn tất việc biến đổi chúng ta thành điều chúng ta lãnh nhận” (Serm. 63,7; x. Lumen Gentium, số 26).
Như vậy, khả năng của tín hữu để đạt được trong đời họ cùng một tình yêu là tình yêu của Đức Kitô, và chỉ có tình yêu này là phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa phát xuất từ món quà mà Chúa Thánh Thần ban tặng. Vậy sau cùng chính “Thân Mình Hội Thánh của Đức Kitô” được sinh ra, và có khả năng yêu “như Người đã yêu chúng ta.”
Một điểm mà Tông Huấn phân biệt cách thành công về vai trò của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn Hội Thánh trong việc khai triển đúng lúc những hình thức phụng vụ của nghi lễ Thánh Thể (x. Sacramentum Caritatis, số 12).
Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà tình yêu của Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động với quan tâm rằng mọi thế hệ tiếp nối nhau trong Hội Thánh có thể có một cử hành [phụng vụ] thích hợp với nền văn hóa và sự phát triển về thần học của họ.
Trong ánh sáng này, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể và Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng là một trong những dấu chỉ chắc chắn chứng tỏ quan tâm mà Chúa Thánh Thần cũng dành cho các hoàn cảnh đặc biệt của thế hệ chúng ta.
(Trích từ L’Osservatore Romano, Ngày 16 tháng 1, năm 2008, bài viết của Đức Ông Manicardi, va do Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ)
Phaolô Phạm Xuân Khôi