Dan Lee
06-04-2009, 08:22 PM
Lễ Chúa Ba Ngôi
MỘT GIAVÊ ĐỘC NHẤT UY QUYỀN
Thời kỳ Cựu Ước, dân Chúa sống giữa những dân tộc đa thần, thờ nhiều vị thần, như Thần Mặt Trời, Mặt Trăng..., trong khi đó thì Thiên Chúa đã cố gắng đưa dân mình đến ý tưởng và có lòng tin vào một mình Giavê Thiên Chúa. Đó không phải là điều dễ dàng. Bao lời răn dạy, trừng phạt hay phép lạ cũng là để chứng minh một Thiên Chúa là Thiên Chúa của dân Israel. Người là Đấng trên hết và điều khiển tất cả những vị thần khác. Vì thế khi Sáng thế nói Chúa dựng ra mặt trời, mặt trăng rồi ngày đêm, tức là gián tiếp cho thấy Thiên Chúa của Israel là Chúa tạo dựng muôn loài, các vị thần dân ngoại thờ cũng chỉ là loài thọ sinh, do Giavê tạo nên.
Một Thiên Chúa luôn trung thành, giữ lời hứa và sẽ che chở đùm bọc cho dân mình, nếu dân mình biết tôn thờ và chỉ tôn thờ có một mình Ngài...
Một Thiên Chúa Ba Ngôi tràn yêu thương
Nhưng một khi Đức Giêsu Kitô đến, không những Người cho ta thấy chỉ có một Thiên Chúa, một Thiên Chúa uy quyền, thưởng phạt; nhưng Thiên Chúa đó lại có Ba Ngôi và Ba Ngôi đầy tình yêu thương!
Ba Ngôi muôn đời hỗ tương, thông chia tình yêu siêu vời khôn sánh trong ba Vị. Chúa Cha sung mãn tình thương của Đấng tự hữu nên sinh Chúa Con. Tình yêu muôn đời của Chúa Cha và Chúa Con đã sinh ra Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương, thông truyền tình yêu tình mến, vì thế Ba Ngôi muôn đời hạnh phúc. Nếu ta phải lấy một ví dụ trần gian để hiểu phần nào (làm sao hiểu thấu được!) thì ta có thể lấy tình yêu giữa người cha với người mẹ nồng nàn đến nỗi sinh ra đứa con. Và cả ba người, vợ chồng con cái yêu thương quấn quít lẫn nhau trong tình thương hữu hạn của đời trần thế. Còn trong Ba Ngôi mỗi tình thương của mỗi Vị đều là tình thương của Thiên Chúa nên muôn đời hăng nồng, chân thật, tuyệt mỹ và vô cùng hạnh phúc. Hạnh phúc không một chút gợn mây và bất diệt!
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không phải mầu nhiệm một Thiên Chúa khô cằn như người ta thường ví như ba đốt ngón tay, nhưng cũng một ngón tay. Không, Ba Ngôi là một sự sống sung mãn, muôn đời, tràn ngập hạnh phúc trao đổi luôn dồi dào qua muôn thế hệ... Tình yêu siêu thánh và sung mãn muôn đời đến nỗi tình yêu Ba Ngôi ấy đã trào ra để đón nhận con người, đem con người, hình ảnh của chính Mình, trở về tham dự sự sống hạnh phúc sung mãn và muôn đời! Tình yêu chân chính đòi chia sẻ, thì Ba Ngôi đã đi bước trước để mở lòng ra đón nhận con người vào thông chia hạnh phúc sung mãn muôn đời, vì con người đã trở nên nghĩa tử. (Rm 8,14-17)
Đức Giêsu xuống thế cũng để tỏ bày cho nhân loại thấy Thiên Chúa là Cha, là Tình yêu chia sẻ, kêu mời mọi dân mọi nước vào hưởng hạnh phúc vô song đã có từ thuở đời đời. Người kêu gọi muôn dân, chứ không chỉ có 144.000 người như có kẻ thường xuyên rao giảng, thu hẹp lòng dạ vô biên của một Thiên Chúa tràn đầy sung mãn! Cho nên, trước khi về lại trong cung lòng đầy tình thương vô song của Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần, Người truyền cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho muôn dân nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, tức là nhân danh Chúa Ba Ngôi. (Mt 28,16-20) Để không một người nào lại không có thể về hưởng hạnh phúc Người đã dọn cho từ thuở đời đời!
Còn Tình Thương nào rộng lớn hơn, sung mãn hơn, bất diệt hơn tình thương mà Chúa Ba Ngôi đang chờ đón mỗi người. Còn sứ mạng truyền giáo nào thiết thực, cấp bách và cao trọng hơn đối với Giáo Hội, giáo sĩ và giáo dân!!!
Phan Hữu Lộc
MỘT GIAVÊ ĐỘC NHẤT UY QUYỀN
Thời kỳ Cựu Ước, dân Chúa sống giữa những dân tộc đa thần, thờ nhiều vị thần, như Thần Mặt Trời, Mặt Trăng..., trong khi đó thì Thiên Chúa đã cố gắng đưa dân mình đến ý tưởng và có lòng tin vào một mình Giavê Thiên Chúa. Đó không phải là điều dễ dàng. Bao lời răn dạy, trừng phạt hay phép lạ cũng là để chứng minh một Thiên Chúa là Thiên Chúa của dân Israel. Người là Đấng trên hết và điều khiển tất cả những vị thần khác. Vì thế khi Sáng thế nói Chúa dựng ra mặt trời, mặt trăng rồi ngày đêm, tức là gián tiếp cho thấy Thiên Chúa của Israel là Chúa tạo dựng muôn loài, các vị thần dân ngoại thờ cũng chỉ là loài thọ sinh, do Giavê tạo nên.
Một Thiên Chúa luôn trung thành, giữ lời hứa và sẽ che chở đùm bọc cho dân mình, nếu dân mình biết tôn thờ và chỉ tôn thờ có một mình Ngài...
Một Thiên Chúa Ba Ngôi tràn yêu thương
Nhưng một khi Đức Giêsu Kitô đến, không những Người cho ta thấy chỉ có một Thiên Chúa, một Thiên Chúa uy quyền, thưởng phạt; nhưng Thiên Chúa đó lại có Ba Ngôi và Ba Ngôi đầy tình yêu thương!
Ba Ngôi muôn đời hỗ tương, thông chia tình yêu siêu vời khôn sánh trong ba Vị. Chúa Cha sung mãn tình thương của Đấng tự hữu nên sinh Chúa Con. Tình yêu muôn đời của Chúa Cha và Chúa Con đã sinh ra Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương, thông truyền tình yêu tình mến, vì thế Ba Ngôi muôn đời hạnh phúc. Nếu ta phải lấy một ví dụ trần gian để hiểu phần nào (làm sao hiểu thấu được!) thì ta có thể lấy tình yêu giữa người cha với người mẹ nồng nàn đến nỗi sinh ra đứa con. Và cả ba người, vợ chồng con cái yêu thương quấn quít lẫn nhau trong tình thương hữu hạn của đời trần thế. Còn trong Ba Ngôi mỗi tình thương của mỗi Vị đều là tình thương của Thiên Chúa nên muôn đời hăng nồng, chân thật, tuyệt mỹ và vô cùng hạnh phúc. Hạnh phúc không một chút gợn mây và bất diệt!
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không phải mầu nhiệm một Thiên Chúa khô cằn như người ta thường ví như ba đốt ngón tay, nhưng cũng một ngón tay. Không, Ba Ngôi là một sự sống sung mãn, muôn đời, tràn ngập hạnh phúc trao đổi luôn dồi dào qua muôn thế hệ... Tình yêu siêu thánh và sung mãn muôn đời đến nỗi tình yêu Ba Ngôi ấy đã trào ra để đón nhận con người, đem con người, hình ảnh của chính Mình, trở về tham dự sự sống hạnh phúc sung mãn và muôn đời! Tình yêu chân chính đòi chia sẻ, thì Ba Ngôi đã đi bước trước để mở lòng ra đón nhận con người vào thông chia hạnh phúc sung mãn muôn đời, vì con người đã trở nên nghĩa tử. (Rm 8,14-17)
Đức Giêsu xuống thế cũng để tỏ bày cho nhân loại thấy Thiên Chúa là Cha, là Tình yêu chia sẻ, kêu mời mọi dân mọi nước vào hưởng hạnh phúc vô song đã có từ thuở đời đời. Người kêu gọi muôn dân, chứ không chỉ có 144.000 người như có kẻ thường xuyên rao giảng, thu hẹp lòng dạ vô biên của một Thiên Chúa tràn đầy sung mãn! Cho nên, trước khi về lại trong cung lòng đầy tình thương vô song của Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần, Người truyền cho các môn đệ hãy đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho muôn dân nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, tức là nhân danh Chúa Ba Ngôi. (Mt 28,16-20) Để không một người nào lại không có thể về hưởng hạnh phúc Người đã dọn cho từ thuở đời đời!
Còn Tình Thương nào rộng lớn hơn, sung mãn hơn, bất diệt hơn tình thương mà Chúa Ba Ngôi đang chờ đón mỗi người. Còn sứ mạng truyền giáo nào thiết thực, cấp bách và cao trọng hơn đối với Giáo Hội, giáo sĩ và giáo dân!!!
Phan Hữu Lộc