Dan Lee
06-10-2009, 10:32 PM
Lễ Mình và Máu Chúa Kitô
TÌNH YÊU TUYỆT VỜI
Chúa Giêsu đã nói một câu tuyệt diệu bằng chính cả cuộc đời của Ngài: " Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Chúa Giêsu đã đi tới cái tận cùng của việc hiến dâng là cái chết. Tình yêu hoàn toàn tự hiến của Ngài đã nói lên sự quảng đại vô bờ của Ngài: ” chết mới diễn tả mọi sự, chết mới thốt lên lời”. Chúa chết để cứu chuộc loài người, cứu độ con người. Ngài chết nhưng Ngài vẫn sống, Ngài chết để trao ban chính Thịt Máu của Ngài để nuôi sống nhân loại.
ĂN LỄ VƯỢT QUA LẦN CUỐI: Trong lễ Vượt Qua lần cuối này, thực sự các môn đệ, những người thân cận của Chúa đã không ngờ được Thầy của họ đã làm một cử chỉ không bao giờ họ có thể ngờ và chưa hiểu ngay được.Chúa Giêsu đã tiên liệu nơi ăn lễ Vượt Qua: một phòng rộng rãi trên lầu của một gia đình mà Phêrô và Gioan đã vâng lời Chúa mượn được.Các môn đệ chỉ phải lo lễ vật để dùng trong bữa tiệc: bánh không men, rượu, chiên và rau diếp đắng. Các mộn đệ không hề biết Chúa sẽ làm gì trong bữa tiệc ly này. Nhưng chỉ mình Chúa biết việc gì Ngài sẽ làm trong lễ Vượt qua này. Bởi vì các môn đệ cũng đã từng ăn lễ Vượt Qua với Chúa. Tuy nhiên bánh và rượu những lần trước chỉ là bánh rượu bình thường. Còn trong bữa tiệc hôm nay, các môn đệ không thể ngờ và không bao giờ ngờ khi Chúa cầm lấy bánh tạ ơn Thiên Chúa Cha, bẻ ra vào trao cho các ông và nói: ” Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy “.
Ngài còn trao rượu cho các ông mà nói: ” Đây là Máu thầy, Máu giao ước mới, đổ ra vì nhiều người “. Như thế, chính giờ phút này, chính lúc nói lời này: bánh và rượu đã được biến đổi tận căn để trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu. Các môn đệ ăn bánh và uống rượu để thông hiệp, trở nên một với cái chết của Thầy trên thập giá. Và cũng ngay ngày hôm sau, trên núi Sọ, máu của Chúa đã đổ ra, và thân xác của Chúa bị tàn tạ, nát tan. Ngài bị đóng đinh trên thập giá giữa giữa hai tên trộm cướp. Hy lễ núi Canvê chỉ diễn ra một lần nhưng bao trùm mãi mãi dòng lịch sử nhân loại, và bữa tiệc cuối cùng của Chúa chỉ diễn ra một lần nhưng Ngài muốn nó được lập đi lập lại mọi ngày cho tới tận thế: ” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “ ( Lc 22, 19 ).
HY TẾ TẠ ƠN VẪN TỒN TẠI MÃI CHO ĐẾN TẬN THẾ: Từ giây phút ăn lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ, Chúa đã thiết lập Bí tích linh mục thừa tác và thiết lập Bí tích Thánh Thể. Do đó, mỗi thánh lễ là cuộc tái diễn lại bữa tiệc ly và mỗi thánh lễ là một hy tế thập giá. Cái chết của Chúa trên thập giá khi xưa để cứu độ con người nay thành hiện tại để đem lại sự sống mới cho con người mọi nơi mọi lúc. Mỗi lần chúng ta lãnh nhận Mình Máu Chúa là chúng ta gặp gỡ chính Đấng đã hy sinh chịu chết vì chúng ta, là chúng ta được kết hợp với Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng.Rước Chúa có nghĩa là chúng ta được mời gọi chia sẻ, thông phần, bẻ ra và hiến trao như Đấng chúng ta lãnh nhận. Chính vì thế, chúng ta không còn khép kín, ích kỷ chỉ nghĩ đến ta mà phải sống như Đấng đã hy sinh vì chúng ta. Bao lâu chưa đến ngày cùng tận, bấy lâu thánh lễ vẫn còn nối tiếp trong dòng đời, trong lịch sử nhân loại.
BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ BÍ TÍCH TÌNH YÊU: Để lại cho nhân loại chính Mình và Máu Chúa, Chúa Giêsu muốn nói lên tình yêu vô biên của mình đối với nhân loại, đối với mọi người, đối với từng người. Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là trung tâm đời sống của Kitô hữu, là lương thực thiêng liêng nuôi sống người tín hữu, là món quà tuyệt vời Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại, ban cho từng người. Đây là Bí tích bảo đảm sự sống trường sinh cho con người, là quà tặng không tiền khoáng hậu Thiên Chúa ban cho thế giới. Bí Tích Thánh Thể vượt quá trí khôn, trí hiểu của con người. Chúa Giêsu trước khi chết đã vì yêu con người nên đã cho đi, cho cả sinh mạng, cuộc sống của Ngài cho nhân loại, cho mỗi người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Khi lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô, chúng ta hãy ý thức sâu xa: đây chính là Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, đã lớn lên và sinh sống ở Nagiarét, đã rao giảng khắp nơi. Đây là Đức Kitô đã bị kết án, đã bị treo trên thập giá và đã phục sinh, đã lên trời và đã cho Chúa Thánh Thần xuống. Chúng ta sẽ không thể nào tưởng tượng nổi điều kỳ diệu ấy nhưng nhờ đức tin chúng ta hiểu đúng là như thế.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn yêu mến Thánh Thể và siêng năng rước Chúa vào lòng như bảo đảm cho sự sống đời đời của chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
TÌNH YÊU TUYỆT VỜI
Chúa Giêsu đã nói một câu tuyệt diệu bằng chính cả cuộc đời của Ngài: " Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Chúa Giêsu đã đi tới cái tận cùng của việc hiến dâng là cái chết. Tình yêu hoàn toàn tự hiến của Ngài đã nói lên sự quảng đại vô bờ của Ngài: ” chết mới diễn tả mọi sự, chết mới thốt lên lời”. Chúa chết để cứu chuộc loài người, cứu độ con người. Ngài chết nhưng Ngài vẫn sống, Ngài chết để trao ban chính Thịt Máu của Ngài để nuôi sống nhân loại.
ĂN LỄ VƯỢT QUA LẦN CUỐI: Trong lễ Vượt Qua lần cuối này, thực sự các môn đệ, những người thân cận của Chúa đã không ngờ được Thầy của họ đã làm một cử chỉ không bao giờ họ có thể ngờ và chưa hiểu ngay được.Chúa Giêsu đã tiên liệu nơi ăn lễ Vượt Qua: một phòng rộng rãi trên lầu của một gia đình mà Phêrô và Gioan đã vâng lời Chúa mượn được.Các môn đệ chỉ phải lo lễ vật để dùng trong bữa tiệc: bánh không men, rượu, chiên và rau diếp đắng. Các mộn đệ không hề biết Chúa sẽ làm gì trong bữa tiệc ly này. Nhưng chỉ mình Chúa biết việc gì Ngài sẽ làm trong lễ Vượt qua này. Bởi vì các môn đệ cũng đã từng ăn lễ Vượt Qua với Chúa. Tuy nhiên bánh và rượu những lần trước chỉ là bánh rượu bình thường. Còn trong bữa tiệc hôm nay, các môn đệ không thể ngờ và không bao giờ ngờ khi Chúa cầm lấy bánh tạ ơn Thiên Chúa Cha, bẻ ra vào trao cho các ông và nói: ” Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy “.
Ngài còn trao rượu cho các ông mà nói: ” Đây là Máu thầy, Máu giao ước mới, đổ ra vì nhiều người “. Như thế, chính giờ phút này, chính lúc nói lời này: bánh và rượu đã được biến đổi tận căn để trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu. Các môn đệ ăn bánh và uống rượu để thông hiệp, trở nên một với cái chết của Thầy trên thập giá. Và cũng ngay ngày hôm sau, trên núi Sọ, máu của Chúa đã đổ ra, và thân xác của Chúa bị tàn tạ, nát tan. Ngài bị đóng đinh trên thập giá giữa giữa hai tên trộm cướp. Hy lễ núi Canvê chỉ diễn ra một lần nhưng bao trùm mãi mãi dòng lịch sử nhân loại, và bữa tiệc cuối cùng của Chúa chỉ diễn ra một lần nhưng Ngài muốn nó được lập đi lập lại mọi ngày cho tới tận thế: ” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “ ( Lc 22, 19 ).
HY TẾ TẠ ƠN VẪN TỒN TẠI MÃI CHO ĐẾN TẬN THẾ: Từ giây phút ăn lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ, Chúa đã thiết lập Bí tích linh mục thừa tác và thiết lập Bí tích Thánh Thể. Do đó, mỗi thánh lễ là cuộc tái diễn lại bữa tiệc ly và mỗi thánh lễ là một hy tế thập giá. Cái chết của Chúa trên thập giá khi xưa để cứu độ con người nay thành hiện tại để đem lại sự sống mới cho con người mọi nơi mọi lúc. Mỗi lần chúng ta lãnh nhận Mình Máu Chúa là chúng ta gặp gỡ chính Đấng đã hy sinh chịu chết vì chúng ta, là chúng ta được kết hợp với Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng.Rước Chúa có nghĩa là chúng ta được mời gọi chia sẻ, thông phần, bẻ ra và hiến trao như Đấng chúng ta lãnh nhận. Chính vì thế, chúng ta không còn khép kín, ích kỷ chỉ nghĩ đến ta mà phải sống như Đấng đã hy sinh vì chúng ta. Bao lâu chưa đến ngày cùng tận, bấy lâu thánh lễ vẫn còn nối tiếp trong dòng đời, trong lịch sử nhân loại.
BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ BÍ TÍCH TÌNH YÊU: Để lại cho nhân loại chính Mình và Máu Chúa, Chúa Giêsu muốn nói lên tình yêu vô biên của mình đối với nhân loại, đối với mọi người, đối với từng người. Thánh Thể là Bí tích tình yêu, là trung tâm đời sống của Kitô hữu, là lương thực thiêng liêng nuôi sống người tín hữu, là món quà tuyệt vời Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại, ban cho từng người. Đây là Bí tích bảo đảm sự sống trường sinh cho con người, là quà tặng không tiền khoáng hậu Thiên Chúa ban cho thế giới. Bí Tích Thánh Thể vượt quá trí khôn, trí hiểu của con người. Chúa Giêsu trước khi chết đã vì yêu con người nên đã cho đi, cho cả sinh mạng, cuộc sống của Ngài cho nhân loại, cho mỗi người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Khi lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô, chúng ta hãy ý thức sâu xa: đây chính là Đức Kitô đã sinh ra nơi Bêlem, đã lớn lên và sinh sống ở Nagiarét, đã rao giảng khắp nơi. Đây là Đức Kitô đã bị kết án, đã bị treo trên thập giá và đã phục sinh, đã lên trời và đã cho Chúa Thánh Thần xuống. Chúng ta sẽ không thể nào tưởng tượng nổi điều kỳ diệu ấy nhưng nhờ đức tin chúng ta hiểu đúng là như thế.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn yêu mến Thánh Thể và siêng năng rước Chúa vào lòng như bảo đảm cho sự sống đời đời của chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT