Dan Lee
06-11-2009, 06:16 PM
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA (B)
Trở nên cùng huyết thống với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể
Xh 24:3-8; 4 Tv 116; Dt 9: 11-15; Mc 14: 12-16, 22-26
Anh chị em thân mến,
Ngay khi còn trẻ trong độ tuổi 10 và 11, chúng ta đều hiểu ý nghĩa của máu. Trong gia đình chúng ta thường nói "giọt máu đào hơn ao nước lã" để nhắc các con cháu luôn liên kết trọn vẹn với gia đình. Tôi dần dần hiểu rõ thêm được ý nghĩa của câu nói ấy, dĩ nhiên là vẫn trong mạch hiểu của câu nói “giọt máu đào hơn ao nước lã”: Dòng huyết thống chảy trong huyết quản của chúng ta, làm cho chúng ta luôn quyến luyến và có trách nhiệm đối với những người cùng chung một giòng máu. Do bởi chúng ta là một gia đình thì cũng cùng chung một huyết thống.
Tuổi thơ của chúng ta cũng hay dùng ý nghĩa của máu, để khi cần lời thề hứa giữ mãi "tình bạn cho đến chết", nghĩa là đã lập một cam kết bằng máu. Và để cho có tính trang trọng hóa lời thề, chúng ta thường dùng dao rạch đầu ngón tay cho máu chảy và áp sát hai ngón đang chảy máu lại để máu mình cùng hòa với máu bạn, mang hình thái như anh em cùng chung huyết thống. Đến bây giờ, giòng máu ấy vẫn chảy trong huyết quản chúng ta, làm chúng ta là anh em mãi mãi. Thật ra, ngay cả tôi cũng không biết người bạn thề với tôi bằng máu bây giờ ở đâu nữa.
Qua bài đọc 1 hôm nay, tôi nhớ lại lúc còn nhỏ, chúng tôi đã thề ước với nhau qua máu như thế đó. Trong sách Xuất Hành, Mô-sê giao 10 Điều Răn cho dân Do Thái, và dân chúng đáp lại lời Giao Ước của Thiên Chúa đã đặt ra với họ. Các dân tộc thời xưa làm giao ước với nhau bằng cách dùng máu để làm chứng. Thiên Chúa đã khởi sự lời Giao Ước này, và dân Do Thái đáp lại trong mong ước của họ sẽ sống theo Giao Ước đó. Qua nghi lễ bằng máu, Thiên Chúa và dân Do Thái giao kết thành một đời sống hòa hợp với nhau. Máu được rảy trên bàn thờ để chứng tỏ sự hòa đồng giữa dân với Thiên Chúa và cộng đoàn dân Do Thái với nhau. Máu chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng ban ra Giao Ước và dân Do Thái là những người hưởng nhận Giao Ước ấy. Thú vật hiến tế là để dâng lên Thiên Chúa; và của lễ "hiến tế hòa giải" này được dân Do Thái chia sẻ với nhau.
Chúng ta có thể thấy sự liên quan mật thiết giữa Giao Ước xưa với Giao Ước trong Đức Kitô. Ngài tự hiến tế cho chúng ta hưởng dùng với nhau trong lễ "hiến tế hòa giải", làm cho chúng ta liên kết với nhau và với Thiên Chúa. Từ trước đến nay, Phụng Vụ Thánh Thể luôn được gọi là "tiệc", một bữa ăn mừng, cũng như người Do Thái dâng lễ hòa giải lên Chúa bằng của lễ sống mà Chúa đã ban cho họ.
Trong Phúc Âm hôm nay, khi Chúa Giêsu bẻ bánh cho các Môn Đệ, là Ngài đã chia cho các ông chính Mình Ngài: "Này là Mình Thầy", rồi Chúa Giêsu trao ly rượu cho các ông và nói: "Đây là Máu Thầy". Điều này nhắc lại lời Mô-sê đã nói với dân Do Thái: Thiên Chúa không hủy Giao Ước Ngài với dân Do Thái, và bây giờ, Chúa Giêsu hoàn tất Giao Ước đó qua sự hiến tế của Ngài làm của ăn cho chúng ta.
Tôi không có cách nào để giải thích và chứng minh sự hiện diện của Chúa Kitô trong bánh và rượu mà chúng ta dâng lên ngày hôm nay. Nhưng tôi hiểu rằng, Bữa Tiệc hôm nay là dấu chứng tình thương yêu vô hạn của Chúa Giêsu đối với tất cả chúng ta. Thử dùng một so sánh nhỏ sau: lúc còn bé, chúng tôi thường liên kết bạn bè bằng cách trích máu ăn thề. Đó là cách trở nên anh em ruột thịt mãi mãi với nhau trong lời cam kết nghiêm trang và chân thành, nhưng, theo thời gian, khi chúng tôi lớn lên, mỗi người một nẻo, thì những lời cam kết cũng tan biến đi. Trong Tiệc Thánh hôm nay, Thiên Chúa chia sẻ đời sống Chúa Kitô với chúng ta, trong sự hòa hợp với Máu Ngài, nhưng sẽ không hề tan biến đi. Chúa Kitô là anh em máu mủ với chúng ta. "Giọt máu đào hơn ao nước lã". Máu là sự sống, và sự sống của chúng ta đã hòa hợp với sự sống của Đức Kitô. Vì Chúa Giêsu luôn hiến thân Ngài, nhất là cho những kẻ thiếu thốn, người bị bỏ rơi, cả những chính trị gia liên kết với giới tôn giáo để giết Ngài. Sự hiến thân của Chúa Giêsu không chỉ trên Thánh Giá, nhưng trọn vẹn đời sống của Ngài là một của Lễ Hy Tế cho nhân loại. Chúa Giêsu ban sự sống Ngài cho chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ với những người khác. Hôm nay, chúng ta không những chỉ lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong hình bánh rượu, mà chúng ta còn chấp nhận sống theo lời dạy của Chúa Giêsu nữa.
Có ai trong chúng ta dám xưng là mình đã sống theo ý nghĩa của bữa Tiệc Thánh này? Đã bao nhiêu lần chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giêsu trong các thánh lễ? Chúa Giêsu tự hiến đời sống của Ngài cho chúng ta, còn chúng ta, thì đôi khi đã lẫn tránh trong những lúc phải hy sinh đời sống mình theo như các Tông Đồ của Ngài. Nhưng khi chúng ta đến bàn Tiệc để cùng ăn uống với Chúa Giêsu, chính Ngài sẽ cho chúng ta hiệp thông trong Mình và Máu thánh Ngài, nhờ đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác.
Lịch các ngày lễ công giáo 2009 có đề nghị hôm nay là ngày nên chúc lành cho những người giúp trao Mình Thánh Chúa. Và hôm nay cũng nên chúc phúc cho những người phát lương thực cho người nghèo, giúp người vô gia cư và thăm viếng người trong lao tù. Theo Cha Robert Waznak, trong bài giảng nói về "Mỗi người phải trở nên là kẻ giúp trao Mình Thánh Chúa", hãy biến đời sống Kitô hữu của chúng ta thành đời sống phục vụ, nhờ đó giúp Chúa Kitô luôn hiện diện trong thế giới này.
Trong lời kinh Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghe: Thiên Chúa tự hiến sự sống của Ngài cho chúng ta qua Con Ngài. Và để đáp lại, chúng ta tự hiến dâng sự sống của chúng ta cho Thiên Chúa. Của lễ chúng ta dâng sẽ được thánh hóa, không như của lễ bánh và rượu. Mà chúng ta sẽ được thánh hóa để hòa lẫn vào đời sống thiêng liêng của Chúa.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP
Trở nên cùng huyết thống với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể
Xh 24:3-8; 4 Tv 116; Dt 9: 11-15; Mc 14: 12-16, 22-26
Anh chị em thân mến,
Ngay khi còn trẻ trong độ tuổi 10 và 11, chúng ta đều hiểu ý nghĩa của máu. Trong gia đình chúng ta thường nói "giọt máu đào hơn ao nước lã" để nhắc các con cháu luôn liên kết trọn vẹn với gia đình. Tôi dần dần hiểu rõ thêm được ý nghĩa của câu nói ấy, dĩ nhiên là vẫn trong mạch hiểu của câu nói “giọt máu đào hơn ao nước lã”: Dòng huyết thống chảy trong huyết quản của chúng ta, làm cho chúng ta luôn quyến luyến và có trách nhiệm đối với những người cùng chung một giòng máu. Do bởi chúng ta là một gia đình thì cũng cùng chung một huyết thống.
Tuổi thơ của chúng ta cũng hay dùng ý nghĩa của máu, để khi cần lời thề hứa giữ mãi "tình bạn cho đến chết", nghĩa là đã lập một cam kết bằng máu. Và để cho có tính trang trọng hóa lời thề, chúng ta thường dùng dao rạch đầu ngón tay cho máu chảy và áp sát hai ngón đang chảy máu lại để máu mình cùng hòa với máu bạn, mang hình thái như anh em cùng chung huyết thống. Đến bây giờ, giòng máu ấy vẫn chảy trong huyết quản chúng ta, làm chúng ta là anh em mãi mãi. Thật ra, ngay cả tôi cũng không biết người bạn thề với tôi bằng máu bây giờ ở đâu nữa.
Qua bài đọc 1 hôm nay, tôi nhớ lại lúc còn nhỏ, chúng tôi đã thề ước với nhau qua máu như thế đó. Trong sách Xuất Hành, Mô-sê giao 10 Điều Răn cho dân Do Thái, và dân chúng đáp lại lời Giao Ước của Thiên Chúa đã đặt ra với họ. Các dân tộc thời xưa làm giao ước với nhau bằng cách dùng máu để làm chứng. Thiên Chúa đã khởi sự lời Giao Ước này, và dân Do Thái đáp lại trong mong ước của họ sẽ sống theo Giao Ước đó. Qua nghi lễ bằng máu, Thiên Chúa và dân Do Thái giao kết thành một đời sống hòa hợp với nhau. Máu được rảy trên bàn thờ để chứng tỏ sự hòa đồng giữa dân với Thiên Chúa và cộng đoàn dân Do Thái với nhau. Máu chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng ban ra Giao Ước và dân Do Thái là những người hưởng nhận Giao Ước ấy. Thú vật hiến tế là để dâng lên Thiên Chúa; và của lễ "hiến tế hòa giải" này được dân Do Thái chia sẻ với nhau.
Chúng ta có thể thấy sự liên quan mật thiết giữa Giao Ước xưa với Giao Ước trong Đức Kitô. Ngài tự hiến tế cho chúng ta hưởng dùng với nhau trong lễ "hiến tế hòa giải", làm cho chúng ta liên kết với nhau và với Thiên Chúa. Từ trước đến nay, Phụng Vụ Thánh Thể luôn được gọi là "tiệc", một bữa ăn mừng, cũng như người Do Thái dâng lễ hòa giải lên Chúa bằng của lễ sống mà Chúa đã ban cho họ.
Trong Phúc Âm hôm nay, khi Chúa Giêsu bẻ bánh cho các Môn Đệ, là Ngài đã chia cho các ông chính Mình Ngài: "Này là Mình Thầy", rồi Chúa Giêsu trao ly rượu cho các ông và nói: "Đây là Máu Thầy". Điều này nhắc lại lời Mô-sê đã nói với dân Do Thái: Thiên Chúa không hủy Giao Ước Ngài với dân Do Thái, và bây giờ, Chúa Giêsu hoàn tất Giao Ước đó qua sự hiến tế của Ngài làm của ăn cho chúng ta.
Tôi không có cách nào để giải thích và chứng minh sự hiện diện của Chúa Kitô trong bánh và rượu mà chúng ta dâng lên ngày hôm nay. Nhưng tôi hiểu rằng, Bữa Tiệc hôm nay là dấu chứng tình thương yêu vô hạn của Chúa Giêsu đối với tất cả chúng ta. Thử dùng một so sánh nhỏ sau: lúc còn bé, chúng tôi thường liên kết bạn bè bằng cách trích máu ăn thề. Đó là cách trở nên anh em ruột thịt mãi mãi với nhau trong lời cam kết nghiêm trang và chân thành, nhưng, theo thời gian, khi chúng tôi lớn lên, mỗi người một nẻo, thì những lời cam kết cũng tan biến đi. Trong Tiệc Thánh hôm nay, Thiên Chúa chia sẻ đời sống Chúa Kitô với chúng ta, trong sự hòa hợp với Máu Ngài, nhưng sẽ không hề tan biến đi. Chúa Kitô là anh em máu mủ với chúng ta. "Giọt máu đào hơn ao nước lã". Máu là sự sống, và sự sống của chúng ta đã hòa hợp với sự sống của Đức Kitô. Vì Chúa Giêsu luôn hiến thân Ngài, nhất là cho những kẻ thiếu thốn, người bị bỏ rơi, cả những chính trị gia liên kết với giới tôn giáo để giết Ngài. Sự hiến thân của Chúa Giêsu không chỉ trên Thánh Giá, nhưng trọn vẹn đời sống của Ngài là một của Lễ Hy Tế cho nhân loại. Chúa Giêsu ban sự sống Ngài cho chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ với những người khác. Hôm nay, chúng ta không những chỉ lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong hình bánh rượu, mà chúng ta còn chấp nhận sống theo lời dạy của Chúa Giêsu nữa.
Có ai trong chúng ta dám xưng là mình đã sống theo ý nghĩa của bữa Tiệc Thánh này? Đã bao nhiêu lần chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giêsu trong các thánh lễ? Chúa Giêsu tự hiến đời sống của Ngài cho chúng ta, còn chúng ta, thì đôi khi đã lẫn tránh trong những lúc phải hy sinh đời sống mình theo như các Tông Đồ của Ngài. Nhưng khi chúng ta đến bàn Tiệc để cùng ăn uống với Chúa Giêsu, chính Ngài sẽ cho chúng ta hiệp thông trong Mình và Máu thánh Ngài, nhờ đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác.
Lịch các ngày lễ công giáo 2009 có đề nghị hôm nay là ngày nên chúc lành cho những người giúp trao Mình Thánh Chúa. Và hôm nay cũng nên chúc phúc cho những người phát lương thực cho người nghèo, giúp người vô gia cư và thăm viếng người trong lao tù. Theo Cha Robert Waznak, trong bài giảng nói về "Mỗi người phải trở nên là kẻ giúp trao Mình Thánh Chúa", hãy biến đời sống Kitô hữu của chúng ta thành đời sống phục vụ, nhờ đó giúp Chúa Kitô luôn hiện diện trong thế giới này.
Trong lời kinh Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghe: Thiên Chúa tự hiến sự sống của Ngài cho chúng ta qua Con Ngài. Và để đáp lại, chúng ta tự hiến dâng sự sống của chúng ta cho Thiên Chúa. Của lễ chúng ta dâng sẽ được thánh hóa, không như của lễ bánh và rượu. Mà chúng ta sẽ được thánh hóa để hòa lẫn vào đời sống thiêng liêng của Chúa.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP