Dan Lee
06-11-2009, 06:26 PM
KHI NGƯỜI NGHÈO BỊ BỆNH
Nghèo đâu phải là cái tội !
Chỉ những ai ở trong phận nghèo mới hiểu cái phận ấy ra sao. Chẳng ai muốn mình rơi vào cảnh nghèo cả bởi vì đi đâu cũng bị người khác miệt thị, cười chê. Người nghèo sống cũng khổ mà chết cũng khổ vì lẽ ngày nay chết cũng phải mất một mớ tiền. Cuộc sống lam lũ kiếm được bữa cơm bữa cháo là hạnh phúc của người nghèo. Và hạnh phúc hơn nếu người nghèo không rơi vào tình cảnh bệnh tật. Vì nghèo mà vào các cơ sở y tế, các bệnh viện quả là điều đau đớn, bất hạnh của người nghèo. Dẫu biết như vậy nhưng làm sao thoát khỏi cái bệnh tật.
Vài chuyện đau đớn của người nghèo khi đau bệnh :
Chiều :
Chiều nay chạy về Nhà Dòng có chút việc, đang đứng trước cổng Nhà Dòng thì gặp ngay một bệnh nhân vừa khám bệnh ở Trung Tâm Y Khoa nọ về tạ ơn Mẹ. Lâu ngày không gặp nên hôm nay mừng lắm. Tưởng là sẽ kể cho Cha nghe những chuyện vui, ai dè đó là chuyện buồn. Cô ấy kể lai câu chuyện với cách kể rất bức xúc : Chuyện là khi thấy cơ thể có vấn đề, bà cụ nọ đã lặn lội từ Vũng Tàu về Sài Gòn để khám chữa bệnh. Chờ từ sáng đến tối mới được toa thuốc từ tay bác sĩ. Mừng rỡ với toa thuốc ấy, bà cụ qua quầy thuốc của Trung tâm Y Khoa. Chờ một lát đến phần thuốc của bà, cô bán thuốc bảo :
- 1.720.000 đồng (Một triệu bảy trăm hai chục ngàn).
Lần mò trong túi mãi, chỉ còn 1.500.000 đ, bà cụ nói :
- Cô ơi ! Tôi còn có một triệu rưỡi thôi ạ !
- Tôi đã in hoá đơn rồi, không sửa được, bà kiếm đủ tiền đi !
Cụ bà xin cô bán thuốc :
- Thôi thì cô bán cho tôi nửa toa cũng được !
- Tôi nói với bà rồi, tôi đã in toa rồi, không trả lại được ! Sao bà kỳ qúa ! Toa in rồi không được trả lại.
Cô bán thuốc đã đẩy bà cụ vào thế kẹt, làm sao bây giờ. Đang giằng co hai bên thì có một cô trong nhóm Bảo vệ sự sống của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế cũng đang xếp hàng mua thuốc. Cô đứng sau bà cụ, thấy tình hình như vậy, cô bèn biếu bà cụ thêm cho đủ số tiền của toa thuốc. Thấy bà cụ đã lục lọi hết mà không còn đồng nào, cô trong nhóm BVSS ấy đã không quên gửi thêm cho cụ chút tiền xe về Vũng Tàu …
Tối :
Trước khi đi ngủ, một linh mục bạn ở vùng truyền giáo nghèo gọi điện tâm sự. Chuyện là chiều nay, có giáo dân của Cha bị bệnh ung thư. Nhớ lại mình có quen vị phụ trách cộng đoàn có các nữ tu làm việc ở bệnh viện và vị phụ trách ấy có hứa là khi nào có bệnh nhân nghèo Cha cứ gửi đến. Vì thương người nghèo, Cha gọi điện nhờ vị phụ trách cộng đoàn thương giúp. Vị phụ trách bảo bệnh nhân phải có mặt lúc 6 g ở cộng đoàn dể có một nữ tu đưa đi khám bệnh.
Làm sao có mặt ở Sài Gòn lúc 6 giờ như vị phụ trách đề nghị được. Thế là Cha ấy lại gọi điện xin tá túc nơi một cộng đoàn khác cho bệnh nhân để sáng mai kịp đến bệnh viện. Vị phụ trách cộng đoàn có chỗ cho người nghèo tá túc vui vẻ nhận lời và nhận lời một cách sốt sắng.
Tối đến, linh mục yên tâm và cảm thấy vui khi đã gửi gấm để lo cho giáo dân nghèo của mình. Tưởng chừng mọi chuyện tốt đẹp, nào ngờ trước khi đặt lưng, linh mục ấy lại nhận được tin nhắn từ một nữ tu trong cộng đoàn ấy : “Này cha, cha đừng chơi theo kiểu luật rừng với tui như thế nghe : cha cho rằng ông cha tui muốn gì được nấy ! Cha nghĩ rằng cha chỉ cần phone của bề trên tui một tiếng là bề trên phán xuống tui răm rắp nghe theo …”
Đọc xong tin nhắn, cha bạn buồn quá, gọi điện tâm sự để vơi đi nỗi buồn. Cha bạn không hề biết vị phụ trách trong cộng đoàn ấy nhờ ai ? Chỉ biết là vị phụ trách sốt sắng chia sẻ với người nghèo thế là tìm đến các nữ tu quen biết. Cha bạn cũng cân nhắc lắm mới dám nhờ các sơ lo cho người nghèo để họ khám chữa bệnh chứ đâu phải là không cân nhắc. Cả đời họ có lên Sài Gòn đâu để họ biết để mà đi khám chữa bệnh. Đường đi họ cũng chưa rành chứ huống hồ gì đến các phòng ban trong bệnh viện. Cũng vì thương bệnh nhận nghèo mà cha bạn mới nhờ các sơ thô. Vậy mà sau khi nhờ, bị nữ tu làm ở bệnh viện nhắn cho những dòng tin nghe nó làm sao ấy ! Nào ngờ !
Giúp cho người nghèo đường đi nước bước để khám bệnh cũng là một cách chia sẻ tấm lòng với người nghèo, vậy mà …
Tạm kết :
- Toa thuốc bệnh viện ! Phải hỏi bệnh nhân có đủ tiền mua không mới nhận tiền, in toa và phát thuốc. Đàng này không hỏi tiền của bệnh nhân, đi in toa rồi hoạch hoẹ bệnh nhân ! Nực cười ở chỗ bà xin mua nửa toa nhưng cũng không được.
- Chuyện nhờ nữ tu giúp trong bệnh viện ! Tôn chỉ của nhà dòng của các nữ tu ấy là lo cho người nghèo, thân chủ của họ là người nghèo, ấy vậy mà …
Nghe hai mẫu chuyện ấy sao mà lòng cảm thấy đau quá ! Chẳng ai muốn nghèo và cũng chẳng ai muốn bệnh cả. Mình may mắn được làm ở các trung tâm y tế, ở các bệnh viện thì mình phải có chút chữ tâm với người nghèo, với người bệnh chứ !
Nhân viên bán thuốc và nữ tu nọ chắc gia đình khá giả và chẳng bao giờ đau ốm bệnh tật gì để rồi không có chút cảm thức gì với người nghèo. Đó là quan niệm và lối hành xử của họ. Ước gì đây chỉ là vài trường hợp giàu có, khoẻ mạnh nên có thái độ gắt gỏng và khinh miệt người nghèo.
Xin Chúa cho những người nghèo bớt nghèo hơn, xin Chúa cho người nghèo bớt bệnh hơn để họ khỏi phải vất vả lui bước đến các bệnh viện.
Cũng xin ai đó làm trong các ban ngành y tế có một chút tấm lòng hơn với bệnh nhân và cách riêng là những bệnh nhân nghèo.
Anmai, CSsR
Nghèo đâu phải là cái tội !
Chỉ những ai ở trong phận nghèo mới hiểu cái phận ấy ra sao. Chẳng ai muốn mình rơi vào cảnh nghèo cả bởi vì đi đâu cũng bị người khác miệt thị, cười chê. Người nghèo sống cũng khổ mà chết cũng khổ vì lẽ ngày nay chết cũng phải mất một mớ tiền. Cuộc sống lam lũ kiếm được bữa cơm bữa cháo là hạnh phúc của người nghèo. Và hạnh phúc hơn nếu người nghèo không rơi vào tình cảnh bệnh tật. Vì nghèo mà vào các cơ sở y tế, các bệnh viện quả là điều đau đớn, bất hạnh của người nghèo. Dẫu biết như vậy nhưng làm sao thoát khỏi cái bệnh tật.
Vài chuyện đau đớn của người nghèo khi đau bệnh :
Chiều :
Chiều nay chạy về Nhà Dòng có chút việc, đang đứng trước cổng Nhà Dòng thì gặp ngay một bệnh nhân vừa khám bệnh ở Trung Tâm Y Khoa nọ về tạ ơn Mẹ. Lâu ngày không gặp nên hôm nay mừng lắm. Tưởng là sẽ kể cho Cha nghe những chuyện vui, ai dè đó là chuyện buồn. Cô ấy kể lai câu chuyện với cách kể rất bức xúc : Chuyện là khi thấy cơ thể có vấn đề, bà cụ nọ đã lặn lội từ Vũng Tàu về Sài Gòn để khám chữa bệnh. Chờ từ sáng đến tối mới được toa thuốc từ tay bác sĩ. Mừng rỡ với toa thuốc ấy, bà cụ qua quầy thuốc của Trung tâm Y Khoa. Chờ một lát đến phần thuốc của bà, cô bán thuốc bảo :
- 1.720.000 đồng (Một triệu bảy trăm hai chục ngàn).
Lần mò trong túi mãi, chỉ còn 1.500.000 đ, bà cụ nói :
- Cô ơi ! Tôi còn có một triệu rưỡi thôi ạ !
- Tôi đã in hoá đơn rồi, không sửa được, bà kiếm đủ tiền đi !
Cụ bà xin cô bán thuốc :
- Thôi thì cô bán cho tôi nửa toa cũng được !
- Tôi nói với bà rồi, tôi đã in toa rồi, không trả lại được ! Sao bà kỳ qúa ! Toa in rồi không được trả lại.
Cô bán thuốc đã đẩy bà cụ vào thế kẹt, làm sao bây giờ. Đang giằng co hai bên thì có một cô trong nhóm Bảo vệ sự sống của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế cũng đang xếp hàng mua thuốc. Cô đứng sau bà cụ, thấy tình hình như vậy, cô bèn biếu bà cụ thêm cho đủ số tiền của toa thuốc. Thấy bà cụ đã lục lọi hết mà không còn đồng nào, cô trong nhóm BVSS ấy đã không quên gửi thêm cho cụ chút tiền xe về Vũng Tàu …
Tối :
Trước khi đi ngủ, một linh mục bạn ở vùng truyền giáo nghèo gọi điện tâm sự. Chuyện là chiều nay, có giáo dân của Cha bị bệnh ung thư. Nhớ lại mình có quen vị phụ trách cộng đoàn có các nữ tu làm việc ở bệnh viện và vị phụ trách ấy có hứa là khi nào có bệnh nhân nghèo Cha cứ gửi đến. Vì thương người nghèo, Cha gọi điện nhờ vị phụ trách cộng đoàn thương giúp. Vị phụ trách bảo bệnh nhân phải có mặt lúc 6 g ở cộng đoàn dể có một nữ tu đưa đi khám bệnh.
Làm sao có mặt ở Sài Gòn lúc 6 giờ như vị phụ trách đề nghị được. Thế là Cha ấy lại gọi điện xin tá túc nơi một cộng đoàn khác cho bệnh nhân để sáng mai kịp đến bệnh viện. Vị phụ trách cộng đoàn có chỗ cho người nghèo tá túc vui vẻ nhận lời và nhận lời một cách sốt sắng.
Tối đến, linh mục yên tâm và cảm thấy vui khi đã gửi gấm để lo cho giáo dân nghèo của mình. Tưởng chừng mọi chuyện tốt đẹp, nào ngờ trước khi đặt lưng, linh mục ấy lại nhận được tin nhắn từ một nữ tu trong cộng đoàn ấy : “Này cha, cha đừng chơi theo kiểu luật rừng với tui như thế nghe : cha cho rằng ông cha tui muốn gì được nấy ! Cha nghĩ rằng cha chỉ cần phone của bề trên tui một tiếng là bề trên phán xuống tui răm rắp nghe theo …”
Đọc xong tin nhắn, cha bạn buồn quá, gọi điện tâm sự để vơi đi nỗi buồn. Cha bạn không hề biết vị phụ trách trong cộng đoàn ấy nhờ ai ? Chỉ biết là vị phụ trách sốt sắng chia sẻ với người nghèo thế là tìm đến các nữ tu quen biết. Cha bạn cũng cân nhắc lắm mới dám nhờ các sơ lo cho người nghèo để họ khám chữa bệnh chứ đâu phải là không cân nhắc. Cả đời họ có lên Sài Gòn đâu để họ biết để mà đi khám chữa bệnh. Đường đi họ cũng chưa rành chứ huống hồ gì đến các phòng ban trong bệnh viện. Cũng vì thương bệnh nhận nghèo mà cha bạn mới nhờ các sơ thô. Vậy mà sau khi nhờ, bị nữ tu làm ở bệnh viện nhắn cho những dòng tin nghe nó làm sao ấy ! Nào ngờ !
Giúp cho người nghèo đường đi nước bước để khám bệnh cũng là một cách chia sẻ tấm lòng với người nghèo, vậy mà …
Tạm kết :
- Toa thuốc bệnh viện ! Phải hỏi bệnh nhân có đủ tiền mua không mới nhận tiền, in toa và phát thuốc. Đàng này không hỏi tiền của bệnh nhân, đi in toa rồi hoạch hoẹ bệnh nhân ! Nực cười ở chỗ bà xin mua nửa toa nhưng cũng không được.
- Chuyện nhờ nữ tu giúp trong bệnh viện ! Tôn chỉ của nhà dòng của các nữ tu ấy là lo cho người nghèo, thân chủ của họ là người nghèo, ấy vậy mà …
Nghe hai mẫu chuyện ấy sao mà lòng cảm thấy đau quá ! Chẳng ai muốn nghèo và cũng chẳng ai muốn bệnh cả. Mình may mắn được làm ở các trung tâm y tế, ở các bệnh viện thì mình phải có chút chữ tâm với người nghèo, với người bệnh chứ !
Nhân viên bán thuốc và nữ tu nọ chắc gia đình khá giả và chẳng bao giờ đau ốm bệnh tật gì để rồi không có chút cảm thức gì với người nghèo. Đó là quan niệm và lối hành xử của họ. Ước gì đây chỉ là vài trường hợp giàu có, khoẻ mạnh nên có thái độ gắt gỏng và khinh miệt người nghèo.
Xin Chúa cho những người nghèo bớt nghèo hơn, xin Chúa cho người nghèo bớt bệnh hơn để họ khỏi phải vất vả lui bước đến các bệnh viện.
Cũng xin ai đó làm trong các ban ngành y tế có một chút tấm lòng hơn với bệnh nhân và cách riêng là những bệnh nhân nghèo.
Anmai, CSsR