Dan Lee
06-16-2009, 08:08 PM
CHÚA GIÊSU: ĐẤNG CÓ QUYỀN TRÊN SÓNG GIÓ
Bạn có biết tại sao người ta thường hay nói đời là bể khổ không? Đơn giản lắm, là bởi vì khi vừa mới lọt lòng mẹ, vừa mới mở mắt chào đời thì tôi, bạn và tất cả mọi người không trừ một ai, đã … khổ rồi! Khổ cho nên ta mới khóc, ta mới phải kêu ré lên như vậy, chứ nếu vui thì làm sao ta lại phải khóc như vậy chứ? Chưa hết đâu! Sau khi ra khỏi nhà thương rồi, thì cuộc đời của chúng mình lại được tiếp nối bằng những điệp khúc … khổ ải dài vô hạn! Và vì thế đại dương nước mắt không bao giờ vơi cạn!
Đi học: Khổ khi học thi, khổ khi bị rớt, khổ khi bị thầy cô giáo phạt, khổ khi phải đội sổ, đứng hạng nhất tính từ … dưới lên! Ra trường rồi thì lại khổ vì không kiếm được việc làm …
Lập gia đình: Vợ khổ vì chồng nghiện rượu, nghiện hút thuốc, nghiện bài bạc, nghiện nuôi … mèo … chồng khổ vì vợ nói nhiều, chanh chua, đanh đá, khổ vì bị vợ cắm sừng, vì vợ mê shopping … cha mẹ khổ vì con cái bướng bỉnh, lười biếng, ham chơi, lêu lổng, nghiện ngập …
Đi tu: Bề trên khổ vì bề dưới ngang bướng, ương nghạnh, hay phá kỷ luật, không chịu vâng lời; bề dưới thì khổ vì bề trên độc đoán, độc quyền, không biết cảm thông và xa cách anh em; bề ngang thì khổ vì anh chị em của mình bê bối, thiếu đạo đức, thiếu tư cách, ngang tàng …
Ở độc thân: Khổ vì cái lạnh, vì cái cô đơn, vì sự hiu quạnh, trống vắng, vì khi đau yếu không có người chăm sóc, chẳng có ai vỗ về, hay an ủi … Và khi chết chẳng có ai … để tang!
Khi về già: Khổ vì bệnh tật, vì bị cao máu, cao mỡ, tiểu đường, ung thư, vì bệnh hay quên …
Tắt một lời, sanh ra trên đời này, dù là sang hay hèn, giàu hay nghèo, thông minh hay dốt nát, nô lệ hay chủ nhân, trắng hay đen, vàng hay đỏ, thứ dân hay vua chúa … ai ai cũng đều khổ sở như nhau (Kn 18:11).
Bạn thân mến, nếu cuộc đời này được coi như là một bể khổ, và nếu bạn đồng ý như vậy, thì xin bạn đừng hoảng sợ, đừng kinh ngạc, và cũng đừng chán nản hay tuyệt vọng khi gặp … đau khổ! Cũng đừng kinh ngạc khi thấy con thuyền của gia đình, của hội dòng, của giáo xứ và của Giáo Hội … bị chao đảo, bị lắc lư và nghiêng ngả bởi những phong ba bão táp và sóng gió của cuộc đời này gây ra. Bởi vì một khi thuyền đã lênh đênh trên mặt biển này rồi, thì nó sẽ không thể nào tránh được những chao đảo, bập bềnh và lắc lư do sóng gió, do bão táp và do cuồng phong của biển gây ra cả! Đó là chuyện bình thường, rất bình thường, ta phải chấp nhận thôi!
Điều quan trọng mà tôi và bạn cần phải suy nghĩ là chúng mình phải làm gì, cần phải có phương cách ứng xử nào để chống chọi lại với những sóng gió và bão táp đang đánh vào con thuyền của mình? Là một vị thuyền trưởng, tức là người gia trưởng trong gia đình, là bề trên của dòng tu, là cha sở của một giáo xứ, là một Giám Mục của một giáo phận … và là những thuỷ thủ ở trên thuyền (dù muốn dù không bạn cũng đã ở trên thuyền rồi!) tức là con cái, là giáo dân, là bề dưới … Bạn không thể buông tay lái, không thể ngồi yên mặc cho sóng gió và bão tố lộng hành như vậy được, tất cả mọi người trên thuyền, từ thuyền trưởng cho đến thuyền phó, cho đến thuỷ thủ… phải hợp lực, phải cùng nhau chống đỡ, phải lèo lái và phải vận dụng hết mọi khả năng và sức lực để giữ cho con thuyền khỏi bị lật nhào! Đúng không?
Ngoài những cố gắng của mọi người trên thuyền ra, tôi nghĩ vị thuyền trưởng, cần phải làm ngay một việc quan trọng này vừa khi thấy giông tố ập đến, đó là phải cậy nhờ vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh (Mc 4:41) thì con thuyền của mình mới được an toàn, mới không bị chìm! Thật vậy, trong những lúc chiếc thuyền của gia đình, của hội dòng, của giáo xứ và của Giáo Hội bị sóng gió xô đẩy tấn công … thì tôi và bạn cần phải làm ít là hai việc này:
Thứ nhất, là phải tin tưởng tuyệt đối vào sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng có quyền lực trên sóng gió mưa bão, Ngài đang hiện diện trên con thuyền của mình, đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà [giả vờ] ngủ đấy! Ngài không mê ngủ như mình tưởng đâu! (Mc 4:38a).
Thứ hai, là hãy mở miệng van xin Ngài ra tay cứu giúp, năn nỉ Ngài giống như các môn đệ ngày xưa đã từng năn nỉ: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4:38) thì lúc đó, tôi bảo đảm, Ngài sẽ ra tay cứu giúp, sẽ ra lệnh cho biển và gió và chúng sẽ ngừng, mây đen sẽ tan biến và con thuyền của gia đình, con thuyền của hội dòng và con thuyền của Giáo Hội sẽ kiên vững và sẽ cập bến bình an!
Bạn đừng bao giờ quên, Chúa Giêsu luôn luôn ở trên thuyền với chúng mình, trong mỗi gia đình, trong mỗi hội dòng, trong mỗi giáo xứ và trong Giáo Hội, Ngài không khi nào vắng mặt cả, bởi vì Ngài đã từng hứa: “Này đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế!”(Mt 28:20). Đừng ngại ngùng, cũng đừng sợ đánh thức Ngài dậy bởi vì chính Ngài đã nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28).
Hôm nay nhân ngày lễ Hiền Phụ, tôi cũng xin chúc tất cả các vị gia trưởng, là những người được giao phó cho trách nhiệm lèo lái con thuyền của gia đình, và con cũng xin kính chúc tất cả những vị gia trưởng trong đại gia đình Giáo Hội, đó là những linh mục, quý bề trên và các Đức Giám Mục, luôn kiên vững, khoẻ mạnh và bình tĩnh trước những cơn sóng gió và giông bão, và nhất là luôn luôn bám víu vào Chúa Giêsu Kitô, là vị hoa tiêu tài ba nhất và có quyền trên sóng gió và bão tố, để nhờ vậy, con thuyền mà Thiên Chúa giao phó cho quý vị lèo lái sẽ kiên vững trên biển cả trần gian này và cập bến Thiên Quốc bình an.
Xin quý vị thuyền trưởng và các thuỷ thủ trên thuyền đừng bao giờ quên lời của Chúa Giêsu Kitô:“Cứ yên tâm, có Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6:50). Có Chúa là có bình an và sóng gió bão táp của cuộc đời này không thể nào vùi giập con thuyền của gia đình, của giáo xứ, của dòng tu và của Giáo Hội được, bạn tin không? Tin thì chạy đến với Ngài ngay hôm nay đi! Đừng chần chờ nữa!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Bạn có biết tại sao người ta thường hay nói đời là bể khổ không? Đơn giản lắm, là bởi vì khi vừa mới lọt lòng mẹ, vừa mới mở mắt chào đời thì tôi, bạn và tất cả mọi người không trừ một ai, đã … khổ rồi! Khổ cho nên ta mới khóc, ta mới phải kêu ré lên như vậy, chứ nếu vui thì làm sao ta lại phải khóc như vậy chứ? Chưa hết đâu! Sau khi ra khỏi nhà thương rồi, thì cuộc đời của chúng mình lại được tiếp nối bằng những điệp khúc … khổ ải dài vô hạn! Và vì thế đại dương nước mắt không bao giờ vơi cạn!
Đi học: Khổ khi học thi, khổ khi bị rớt, khổ khi bị thầy cô giáo phạt, khổ khi phải đội sổ, đứng hạng nhất tính từ … dưới lên! Ra trường rồi thì lại khổ vì không kiếm được việc làm …
Lập gia đình: Vợ khổ vì chồng nghiện rượu, nghiện hút thuốc, nghiện bài bạc, nghiện nuôi … mèo … chồng khổ vì vợ nói nhiều, chanh chua, đanh đá, khổ vì bị vợ cắm sừng, vì vợ mê shopping … cha mẹ khổ vì con cái bướng bỉnh, lười biếng, ham chơi, lêu lổng, nghiện ngập …
Đi tu: Bề trên khổ vì bề dưới ngang bướng, ương nghạnh, hay phá kỷ luật, không chịu vâng lời; bề dưới thì khổ vì bề trên độc đoán, độc quyền, không biết cảm thông và xa cách anh em; bề ngang thì khổ vì anh chị em của mình bê bối, thiếu đạo đức, thiếu tư cách, ngang tàng …
Ở độc thân: Khổ vì cái lạnh, vì cái cô đơn, vì sự hiu quạnh, trống vắng, vì khi đau yếu không có người chăm sóc, chẳng có ai vỗ về, hay an ủi … Và khi chết chẳng có ai … để tang!
Khi về già: Khổ vì bệnh tật, vì bị cao máu, cao mỡ, tiểu đường, ung thư, vì bệnh hay quên …
Tắt một lời, sanh ra trên đời này, dù là sang hay hèn, giàu hay nghèo, thông minh hay dốt nát, nô lệ hay chủ nhân, trắng hay đen, vàng hay đỏ, thứ dân hay vua chúa … ai ai cũng đều khổ sở như nhau (Kn 18:11).
Bạn thân mến, nếu cuộc đời này được coi như là một bể khổ, và nếu bạn đồng ý như vậy, thì xin bạn đừng hoảng sợ, đừng kinh ngạc, và cũng đừng chán nản hay tuyệt vọng khi gặp … đau khổ! Cũng đừng kinh ngạc khi thấy con thuyền của gia đình, của hội dòng, của giáo xứ và của Giáo Hội … bị chao đảo, bị lắc lư và nghiêng ngả bởi những phong ba bão táp và sóng gió của cuộc đời này gây ra. Bởi vì một khi thuyền đã lênh đênh trên mặt biển này rồi, thì nó sẽ không thể nào tránh được những chao đảo, bập bềnh và lắc lư do sóng gió, do bão táp và do cuồng phong của biển gây ra cả! Đó là chuyện bình thường, rất bình thường, ta phải chấp nhận thôi!
Điều quan trọng mà tôi và bạn cần phải suy nghĩ là chúng mình phải làm gì, cần phải có phương cách ứng xử nào để chống chọi lại với những sóng gió và bão táp đang đánh vào con thuyền của mình? Là một vị thuyền trưởng, tức là người gia trưởng trong gia đình, là bề trên của dòng tu, là cha sở của một giáo xứ, là một Giám Mục của một giáo phận … và là những thuỷ thủ ở trên thuyền (dù muốn dù không bạn cũng đã ở trên thuyền rồi!) tức là con cái, là giáo dân, là bề dưới … Bạn không thể buông tay lái, không thể ngồi yên mặc cho sóng gió và bão tố lộng hành như vậy được, tất cả mọi người trên thuyền, từ thuyền trưởng cho đến thuyền phó, cho đến thuỷ thủ… phải hợp lực, phải cùng nhau chống đỡ, phải lèo lái và phải vận dụng hết mọi khả năng và sức lực để giữ cho con thuyền khỏi bị lật nhào! Đúng không?
Ngoài những cố gắng của mọi người trên thuyền ra, tôi nghĩ vị thuyền trưởng, cần phải làm ngay một việc quan trọng này vừa khi thấy giông tố ập đến, đó là phải cậy nhờ vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh (Mc 4:41) thì con thuyền của mình mới được an toàn, mới không bị chìm! Thật vậy, trong những lúc chiếc thuyền của gia đình, của hội dòng, của giáo xứ và của Giáo Hội bị sóng gió xô đẩy tấn công … thì tôi và bạn cần phải làm ít là hai việc này:
Thứ nhất, là phải tin tưởng tuyệt đối vào sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng có quyền lực trên sóng gió mưa bão, Ngài đang hiện diện trên con thuyền của mình, đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà [giả vờ] ngủ đấy! Ngài không mê ngủ như mình tưởng đâu! (Mc 4:38a).
Thứ hai, là hãy mở miệng van xin Ngài ra tay cứu giúp, năn nỉ Ngài giống như các môn đệ ngày xưa đã từng năn nỉ: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4:38) thì lúc đó, tôi bảo đảm, Ngài sẽ ra tay cứu giúp, sẽ ra lệnh cho biển và gió và chúng sẽ ngừng, mây đen sẽ tan biến và con thuyền của gia đình, con thuyền của hội dòng và con thuyền của Giáo Hội sẽ kiên vững và sẽ cập bến bình an!
Bạn đừng bao giờ quên, Chúa Giêsu luôn luôn ở trên thuyền với chúng mình, trong mỗi gia đình, trong mỗi hội dòng, trong mỗi giáo xứ và trong Giáo Hội, Ngài không khi nào vắng mặt cả, bởi vì Ngài đã từng hứa: “Này đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế!”(Mt 28:20). Đừng ngại ngùng, cũng đừng sợ đánh thức Ngài dậy bởi vì chính Ngài đã nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28).
Hôm nay nhân ngày lễ Hiền Phụ, tôi cũng xin chúc tất cả các vị gia trưởng, là những người được giao phó cho trách nhiệm lèo lái con thuyền của gia đình, và con cũng xin kính chúc tất cả những vị gia trưởng trong đại gia đình Giáo Hội, đó là những linh mục, quý bề trên và các Đức Giám Mục, luôn kiên vững, khoẻ mạnh và bình tĩnh trước những cơn sóng gió và giông bão, và nhất là luôn luôn bám víu vào Chúa Giêsu Kitô, là vị hoa tiêu tài ba nhất và có quyền trên sóng gió và bão tố, để nhờ vậy, con thuyền mà Thiên Chúa giao phó cho quý vị lèo lái sẽ kiên vững trên biển cả trần gian này và cập bến Thiên Quốc bình an.
Xin quý vị thuyền trưởng và các thuỷ thủ trên thuyền đừng bao giờ quên lời của Chúa Giêsu Kitô:“Cứ yên tâm, có Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6:50). Có Chúa là có bình an và sóng gió bão táp của cuộc đời này không thể nào vùi giập con thuyền của gia đình, của giáo xứ, của dòng tu và của Giáo Hội được, bạn tin không? Tin thì chạy đến với Ngài ngay hôm nay đi! Đừng chần chờ nữa!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD