Dan Lee
06-16-2009, 09:09 PM
Chúa nhật XII Thường niên B
ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH
John Newton là con trai một đại uý hải quân người Anh. Khi John lên 10 tuổi, mẹ cậu qua đời. Từ đó cậu bé thường theo bố đi biển. Nhờ vậy mà cậu rành rẽ đường lối ngoài biển khơi. Tuy nhiên vào năm cậu 17 tuổi, cậu bé bất mãn với bố. Cậu bỏ thuyền ra đi lao vào cuộc đời gió bụi. Cuối cùng cậu nhận được việc làm trên chiếc tàu hàng buôn nô lệ từ Phi Châu đến Mỹ Châu. Cậu thăng quan tiến chức rất lẹ và chẳng bao lâu đã trở nên thuyền trưởng. Chẳng bao giờ Newton bận tâm suy nghĩ đến việc buôn nô lệ là đúng hay sai. Cậu chỉ làm công việc của mình nhằm mục đích kiếm tiền mà thôi. Thế nhưng một biến cố quan trọng đã xẩy đến thay đổi tất cả cuộc đời cậu.
Một đêm nọ một cơn bão dữ dội xuất hiện trên mặt biển. Sóng dâng cao như thác núi xô đẩy và quay vòng chiếc thuyền của Newton như món đồ chơi trẻ con. Mọi người trên thuyền vô cùng kinh khiếp. Lúc bấy giờ bỗng dưng Newton buột lời cầu nguyện. Đây là điều cậu không hề làm kể từ khi rời khỏi thuyền của bố cậu, cậu kêu to: “Lạy Chúa, nếu Ngài thương, xin cứu vớt chúng con, con nguyện sẽ mãi mãi làm nô lệ cho Ngài”.
Chúa nhậm lời cầu xin của cậu và cứu vớt con thuyền. Thế rồi sau khi vào được bờ, Newton đã giữ lời hứa và bỏ nghề buôn nô lệ. Sau đó cậu đi tu, và một thời gian sau trở thành mục sư coi sóc một nhà thờ nhỏ ở Olney, nước Anh. Ở đây vị mục sư trở nên một nhà giảng thuyết kiêm nhà soạn thánh ca lừng danh. Một trong những bản thánh ca cảm động nhất mà Newton đã sáng tác là bản nhạc ca ngợi Chúa về cuộc trở lại của cậu.
Giống như Newton, các Tông đồ cũng gặp phải bão biển dữ dội. Giống như Newton, các ông đã kêu to lên cùng Chúa: “Xin hãy cứu chúng con”. Giống như Newton, các ông cũng đã được biến đổi hoàn toàn sau khi Chúa nhậm lời cầu xin. Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Ông này là ai, mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?”.
“Ông này là ai?”. Đây chắc chắn là một câu hỏi căn bản. Dĩ nhiên câu trả lời đã có sắn trong bài đọc 1 và trong Thánh Vịnh đáp ca hôm nay. Bài đọc 1 mô tả Chúa là Đấng Tạo Hoá, chính Ngài đã tạo dựng biển cả, đã đặt ranh giới cho chúng và truyền lệnh cho chúng tuân theo ý muốn của Ngài. (x.G 38,1.8-11). Thánh Vịnh đáp ca là lời kêu cầu Chúa của những thuỷ thủ gặp bão biển. Và Chúa đã ra tay cứu họ. Họ vui sướng, vì trời yên biển lặng. Và Chúa dẫn đưa về bờ bến mong chờ. Họ tạ ơn Chúa, vì Chúa từ nhân (x. Tv 107).
Trong cả hai bài đọc Cựu Ước này, chúng ta thấy Chúa đang thi hành chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài truyền lệnh cho chúng và chúng tuân phục Ngài. Đây cũng là điều chúng ta thấy Chúa Giêsu đang thực hiện trong Tin Mừng hôm nay.ngài đang biểu lộ chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài truyền lệnh và chúng tuân phục ngay. Như thế các bài đọc hôm nay cho thấy Thiên Chúa trong Cựu Ước và Đức Giêsu của Tân Ước là một. Ngài đang thực thi quyền năng của một Thiên Chúa. Thánh Marcô không chỉ muốn nói lên quyền năng của Chúa mà còn muốn khẳng định Ngài chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, và mời gọi chúng ta hãy hoàn toàn tin vào Ngài.
Các môn đệ ở chung một thuyền với Chúa, các ông đã biết Chúa quyền năng, có thể làm nhiều phép lạ, nhưng khi sóng gió nổi lên, các ông vẫn hoảng hốt. Các ông quên rằng dù thức hay ngủ, Chúa vẫn là Chúa. Các ông chưa hoàn toàn tin vào Chúa. Chúng ta thường nghĩ mình có đức tin, nhưng trong thử thách, khi cần biểu lộ lòng tin thì nhiều khi ta lại hoảng sợ.
Đời tự nó đã là khó. Đi trong cuộc đời với niềm tin theo cách Chúa dạy lại càng khó hơn. Chúng ta đã vâng lệnh Chúa mà nhổ neo ra khơi, đã tin tưởng vì có Chúa ở đàng lái, ở vị trí hoa tiêu, nhưng có thể đã có lần chúng ta đau đớn vì Chúa lại ngủ giữa phong ba. Điều đó có thật, là kinh nghiệm muôn đời của những ai tin Chúa. Niềm tin không phải là giải đáp dễ dãi, không miễn trừ những khó khăn. Cần phải dày công học tập mới chấp nhận được thực tế đó. Người có niềm tin trưởng thành là người “giữa phong ba khốn cùng ngàn nỗi vẫn luôn thành tín ngợi khen Chúa là thuẫn đỡ, là khiên che, là đồn luỹ”. Phải dám ra đi dù trời đã về chiều, dù có thể gặp phong ba. Nếu không thì chẳng bao giờ sang được “bờ bên kia” của cuộc sống. Chúa có thể ngủ, nhưng Chúa luôn thức vào lúc quyết định để trợ giúp những ai bằng lòng để cho “Chúa ở đằng lái”.
Bão lớn, nước sắp đầy thuyền thì ai mà không sợ? Vậy mà Chúa còn trách: “Sao các con sợ thế, các con không có đức tin ư?”. Các môn đệ lâm nguy thật sự. Trong hoàn cảnh đó, chẳng những nên kêu cứu Chúa, mà đúng là phải kêu cứu Chúa. Nhưng đừng kêu cứu với tâm trạng sợ hãi đến tuyệt vọng như vậy. Phải kêu cứu nhưng hãy kêu cứu trong niềm cậy trông tín thác tuyệt đối. Lời trách cứ của Chúa Giêsu khai mở cho chúng ta một kinh nghiệm đức tin quý báu: niềm tin vững vàng làm chúng ta thêm can đảm lắm mới có thể tin. Vì tin Chúa, thực tế chính là “ trao thân gởi phận” cho Chúa. Người tin Chúa thực sự thì không sợ, còn người sợ thực sự thì không tin. Trong rất nhiều trường hợp, “yếu tin” đồng nghĩa với “hèn tin”!
Câu hỏi của các môn đệ sau khi được Chúa cứu nguy: “Ngài là ai mà cả gió lẫn biểu cũng đều vâng lệnh?” phải là câu hỏi căn bản cho những ai muốn tin và muốn đạt tới niềm tin trưởng thành vào Chúa Giêsu. Phải trả lời cho thật, cho đúng, cho sâu và sát với hoàn cảnh đời mình. Tin không phải chỉ là xác tín về một chân lý lý thuyết cho thoả trí óc, nhưng là “trao thân gởi phận” cho Chúa, nên phải biết rõ Chúa là ai, đáng tin đến mức nào. Thánh Phaolô là chứng nhân đức tin kiệt xuất, đã trải qua bao gian nan mà vẫn tín trung với Chúa, vì thánh nhân “biết mình đã tin vào ai” (2Tm 1,13). Nếu thực sự muốn tin, chúng ta cũng phải biết: Chúa Giêsu Kitô là ai? Tin Mừng cho chúng ta biết: Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa. Chân lý ấy quá đơn sơ, chúng ta đều đã biết. Nhưng có thể chúng ta mới biết bằng “cái đầu”, bằng trí óc, chứ chưa biết bằng “con tim”, bằng lòng yêu mến. Tin cuối cùng là yêu, là trung thành gắn bó với Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Vậy lòng ta cần phải biết Ngài là Chúa, nghĩa là không chỉ biết rằng Ngài quyền trên cuộc đời mình, Ngài là Chúa của mình. Khi lòng ta chưa biết điều đó, thì dù không nói hay không dám nói ra, tự thâm tâm ta vẫn nghĩ: Lời Chúa chói tai qúa! Lệnh Chúa truyền khó khăn qúa! Và sẽ bỏ đi như người Do Thái, vì thầy tin Chúa là phải là phiêu lưu và quá khó khăn! Người có đức tin trưởng thành là người “biết điều”: họ nhận ra Đấng mời gọi là Đấng có quyền, nên họ dấn thân theo lời mời gọi của Ngài vì đó là đòi hỏi của tình yêu.
Hãy vận dụng đức tin để dấn thân vào đời, lấy sức chèo chống, ngăn chận sự ác đang hoành hành. Hãy chạy đến Chúa và phó thác cho Ngài mọi lo lắng của cuộc đời, kiên trì tin tưởng Chúa sẽ cứu thoát chúng ta.
Góp nhặt
ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH
John Newton là con trai một đại uý hải quân người Anh. Khi John lên 10 tuổi, mẹ cậu qua đời. Từ đó cậu bé thường theo bố đi biển. Nhờ vậy mà cậu rành rẽ đường lối ngoài biển khơi. Tuy nhiên vào năm cậu 17 tuổi, cậu bé bất mãn với bố. Cậu bỏ thuyền ra đi lao vào cuộc đời gió bụi. Cuối cùng cậu nhận được việc làm trên chiếc tàu hàng buôn nô lệ từ Phi Châu đến Mỹ Châu. Cậu thăng quan tiến chức rất lẹ và chẳng bao lâu đã trở nên thuyền trưởng. Chẳng bao giờ Newton bận tâm suy nghĩ đến việc buôn nô lệ là đúng hay sai. Cậu chỉ làm công việc của mình nhằm mục đích kiếm tiền mà thôi. Thế nhưng một biến cố quan trọng đã xẩy đến thay đổi tất cả cuộc đời cậu.
Một đêm nọ một cơn bão dữ dội xuất hiện trên mặt biển. Sóng dâng cao như thác núi xô đẩy và quay vòng chiếc thuyền của Newton như món đồ chơi trẻ con. Mọi người trên thuyền vô cùng kinh khiếp. Lúc bấy giờ bỗng dưng Newton buột lời cầu nguyện. Đây là điều cậu không hề làm kể từ khi rời khỏi thuyền của bố cậu, cậu kêu to: “Lạy Chúa, nếu Ngài thương, xin cứu vớt chúng con, con nguyện sẽ mãi mãi làm nô lệ cho Ngài”.
Chúa nhậm lời cầu xin của cậu và cứu vớt con thuyền. Thế rồi sau khi vào được bờ, Newton đã giữ lời hứa và bỏ nghề buôn nô lệ. Sau đó cậu đi tu, và một thời gian sau trở thành mục sư coi sóc một nhà thờ nhỏ ở Olney, nước Anh. Ở đây vị mục sư trở nên một nhà giảng thuyết kiêm nhà soạn thánh ca lừng danh. Một trong những bản thánh ca cảm động nhất mà Newton đã sáng tác là bản nhạc ca ngợi Chúa về cuộc trở lại của cậu.
Giống như Newton, các Tông đồ cũng gặp phải bão biển dữ dội. Giống như Newton, các ông đã kêu to lên cùng Chúa: “Xin hãy cứu chúng con”. Giống như Newton, các ông cũng đã được biến đổi hoàn toàn sau khi Chúa nhậm lời cầu xin. Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Ông này là ai, mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?”.
“Ông này là ai?”. Đây chắc chắn là một câu hỏi căn bản. Dĩ nhiên câu trả lời đã có sắn trong bài đọc 1 và trong Thánh Vịnh đáp ca hôm nay. Bài đọc 1 mô tả Chúa là Đấng Tạo Hoá, chính Ngài đã tạo dựng biển cả, đã đặt ranh giới cho chúng và truyền lệnh cho chúng tuân theo ý muốn của Ngài. (x.G 38,1.8-11). Thánh Vịnh đáp ca là lời kêu cầu Chúa của những thuỷ thủ gặp bão biển. Và Chúa đã ra tay cứu họ. Họ vui sướng, vì trời yên biển lặng. Và Chúa dẫn đưa về bờ bến mong chờ. Họ tạ ơn Chúa, vì Chúa từ nhân (x. Tv 107).
Trong cả hai bài đọc Cựu Ước này, chúng ta thấy Chúa đang thi hành chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài truyền lệnh cho chúng và chúng tuân phục Ngài. Đây cũng là điều chúng ta thấy Chúa Giêsu đang thực hiện trong Tin Mừng hôm nay.ngài đang biểu lộ chủ quyền của Ngài trên sóng gió. Ngài truyền lệnh và chúng tuân phục ngay. Như thế các bài đọc hôm nay cho thấy Thiên Chúa trong Cựu Ước và Đức Giêsu của Tân Ước là một. Ngài đang thực thi quyền năng của một Thiên Chúa. Thánh Marcô không chỉ muốn nói lên quyền năng của Chúa mà còn muốn khẳng định Ngài chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, và mời gọi chúng ta hãy hoàn toàn tin vào Ngài.
Các môn đệ ở chung một thuyền với Chúa, các ông đã biết Chúa quyền năng, có thể làm nhiều phép lạ, nhưng khi sóng gió nổi lên, các ông vẫn hoảng hốt. Các ông quên rằng dù thức hay ngủ, Chúa vẫn là Chúa. Các ông chưa hoàn toàn tin vào Chúa. Chúng ta thường nghĩ mình có đức tin, nhưng trong thử thách, khi cần biểu lộ lòng tin thì nhiều khi ta lại hoảng sợ.
Đời tự nó đã là khó. Đi trong cuộc đời với niềm tin theo cách Chúa dạy lại càng khó hơn. Chúng ta đã vâng lệnh Chúa mà nhổ neo ra khơi, đã tin tưởng vì có Chúa ở đàng lái, ở vị trí hoa tiêu, nhưng có thể đã có lần chúng ta đau đớn vì Chúa lại ngủ giữa phong ba. Điều đó có thật, là kinh nghiệm muôn đời của những ai tin Chúa. Niềm tin không phải là giải đáp dễ dãi, không miễn trừ những khó khăn. Cần phải dày công học tập mới chấp nhận được thực tế đó. Người có niềm tin trưởng thành là người “giữa phong ba khốn cùng ngàn nỗi vẫn luôn thành tín ngợi khen Chúa là thuẫn đỡ, là khiên che, là đồn luỹ”. Phải dám ra đi dù trời đã về chiều, dù có thể gặp phong ba. Nếu không thì chẳng bao giờ sang được “bờ bên kia” của cuộc sống. Chúa có thể ngủ, nhưng Chúa luôn thức vào lúc quyết định để trợ giúp những ai bằng lòng để cho “Chúa ở đằng lái”.
Bão lớn, nước sắp đầy thuyền thì ai mà không sợ? Vậy mà Chúa còn trách: “Sao các con sợ thế, các con không có đức tin ư?”. Các môn đệ lâm nguy thật sự. Trong hoàn cảnh đó, chẳng những nên kêu cứu Chúa, mà đúng là phải kêu cứu Chúa. Nhưng đừng kêu cứu với tâm trạng sợ hãi đến tuyệt vọng như vậy. Phải kêu cứu nhưng hãy kêu cứu trong niềm cậy trông tín thác tuyệt đối. Lời trách cứ của Chúa Giêsu khai mở cho chúng ta một kinh nghiệm đức tin quý báu: niềm tin vững vàng làm chúng ta thêm can đảm lắm mới có thể tin. Vì tin Chúa, thực tế chính là “ trao thân gởi phận” cho Chúa. Người tin Chúa thực sự thì không sợ, còn người sợ thực sự thì không tin. Trong rất nhiều trường hợp, “yếu tin” đồng nghĩa với “hèn tin”!
Câu hỏi của các môn đệ sau khi được Chúa cứu nguy: “Ngài là ai mà cả gió lẫn biểu cũng đều vâng lệnh?” phải là câu hỏi căn bản cho những ai muốn tin và muốn đạt tới niềm tin trưởng thành vào Chúa Giêsu. Phải trả lời cho thật, cho đúng, cho sâu và sát với hoàn cảnh đời mình. Tin không phải chỉ là xác tín về một chân lý lý thuyết cho thoả trí óc, nhưng là “trao thân gởi phận” cho Chúa, nên phải biết rõ Chúa là ai, đáng tin đến mức nào. Thánh Phaolô là chứng nhân đức tin kiệt xuất, đã trải qua bao gian nan mà vẫn tín trung với Chúa, vì thánh nhân “biết mình đã tin vào ai” (2Tm 1,13). Nếu thực sự muốn tin, chúng ta cũng phải biết: Chúa Giêsu Kitô là ai? Tin Mừng cho chúng ta biết: Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa. Chân lý ấy quá đơn sơ, chúng ta đều đã biết. Nhưng có thể chúng ta mới biết bằng “cái đầu”, bằng trí óc, chứ chưa biết bằng “con tim”, bằng lòng yêu mến. Tin cuối cùng là yêu, là trung thành gắn bó với Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Vậy lòng ta cần phải biết Ngài là Chúa, nghĩa là không chỉ biết rằng Ngài quyền trên cuộc đời mình, Ngài là Chúa của mình. Khi lòng ta chưa biết điều đó, thì dù không nói hay không dám nói ra, tự thâm tâm ta vẫn nghĩ: Lời Chúa chói tai qúa! Lệnh Chúa truyền khó khăn qúa! Và sẽ bỏ đi như người Do Thái, vì thầy tin Chúa là phải là phiêu lưu và quá khó khăn! Người có đức tin trưởng thành là người “biết điều”: họ nhận ra Đấng mời gọi là Đấng có quyền, nên họ dấn thân theo lời mời gọi của Ngài vì đó là đòi hỏi của tình yêu.
Hãy vận dụng đức tin để dấn thân vào đời, lấy sức chèo chống, ngăn chận sự ác đang hoành hành. Hãy chạy đến Chúa và phó thác cho Ngài mọi lo lắng của cuộc đời, kiên trì tin tưởng Chúa sẽ cứu thoát chúng ta.
Góp nhặt