Dan Lee
06-18-2009, 05:55 PM
Chúa nhật XII Thường niên B
CON CÓ KHÓC, MẸ MỚI CHO BÚ !
Những ngày tháng 5 năm nay, do sai lệch tin dự báo và bị lạc giữa cơn bão Chanchu kinh hoàng, cả hàng trăm ngư dân ba tỉnh miền Trung đã chết và mất tích. Những gì người sống sót kể lại, từ việc chống chọi với sức tàn phá ghê rợn của cơn bão, từ những quyết định sống còn do kinh nghiệm nghề đi biển cho đến những chi tiết như tất cả đều vừa làm hết sức mình, vừa khóc, bởi thấy những chiếc thuyền sao mà bé nhỏ đến thế giữa đại dương đang sục sôi, bởi nhìn phận con người sao èo uột vô nghĩa đến thế giữa sức mạnh thiên nhiên và cái chết gần như nắm chắc trong tay.
Ý thức số phận vô cùng mong manh của mình, nhưng vẫn không tuyệt vọng, vẫn mong được sống, được nhìn lại người thân: sự sống mới đẹp làm sao ! Những giọt nước mắt mới đẹp làm sao ! Những khi ấy, nhớ đến bài đọc hôm nay, mới thấy các môn đệ – và Ki-tô hữu chúng ta – đúng là miệng hùm gan sứa: Biển Hồ của vùng đất Palestine so với Biển Đông và Thái Bình Dương, thì chỉ như cái... hồ nước nhỏ và bão ở Biển Hồ cũng chỉ là những cơn gió mạnh, sánh thế nào được với những cơn cuồng phong như Kinda, Katrina, Chanchu, v.v... !
Khó khăn, mệt mỏi trong cuộc đời, sánh làm sao được với sợ hãi, cô đơn, lầm than nơi những anh em của chúng ta đang chịu đựng đủ mọi thử thách gian truân trong những tình thế ngặt nghèo bi quan nhất ! Nhưng có một điều giống nhau ở trong hoạn nạn: ấy là sự hoang mang lo lắng và sợ hãi của con người, của những người trong cuộc. Và người ta bám víu vào bất cứ ai, bất cứ gì mạnh mẽ, vững chắc hơn họ, hay ít ra họ cho là như thế ! Điều khác biệt, chính là cách nghĩ, cách làm: Có những người “biết” tuyệt vọng, sớm tuyệt vọng buông xuôi; có những người thì không ! Họ chỉ biết phải vươn lên, phải vượt qua, phải chiến thắng !
Những ngày qua, chưa phải vào mùa lũ lụt, mà báo chí đã đăng tải những vụ chết đuối thương tâm của nhiều học sinh nam nữ đủ lứa tuổi. Nhưng còn hơn thế nữa, ấy là những vụ “chết đuối” giữa cuộc đời – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – của năm cháu nữ sinh đã dùng khăn quàng đỏ buộc vào nhau mà trầm mình: các em thấy cuộc đời đầy phong ba thử thách, mà không tìm ra được một điểm tựa cho cuộc đời.
Những suy nghĩ ấy có thể đầy sai lạc, ích kỷ và ấu trĩ, song chắc chắn không thể là bột phát, mà phải đã âm ỉ bức xúc nhiều tháng ngày. Ngạc nhiên thay: không có đứa trẻ nào mất cha, mất mẹ trong cơn bão Chanchu hay bão Linda, mà cuộc đời và tương lai bỗng phút chốc hoá ra tối tăm, mịt mù, lại đi trầm mình tự vẫn hay tuyệt vọng buông trôi. Không có một đứa trẻ nào sinh ra tật nguyền, bị bệnh tật hoặc tai nạn sinh ra tàn phế, mà đi tìm cái chết để tự... giải thoát.
Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 16.6.2006 viết về một thanh niên tật nguyền – Nguyễn Công Hùng – đến mức chẳng còn tật nguyền hơn được, cả thân mình chỉ nặng 12 kí-lô, song suy nghĩ khiến người đọc giật mình: ”Em không có gì phải buồn vì mình sinh ra run rủi gặp cảnh tật nguyền, chứ có ai xui mình trở thành người dị dạng đâu. Con người chỉ khác nhau ở chỗ làmdược việc gì và giúp được gì cho mọi người. To khoẻ mà lêu lổng, nghiện hút thì có nghĩa gì. Vì thế em đã không hề nản chí !”
Thế mới hay: ở tuổi nào, ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào, con người cũng cảm thấy bất an và cần một điểm tựa cuộc đời, những thứ mà ngay cả các người thân nhất cũng không mang cho được, mà những tiện nghi vật chất cũng chẳng làm sao bù đắp cho. Trái lại, sự phong phú dư dật tiện nghi vật chất trong cuộc đời thường tỷ lệ nghịch với sự bình an chờ mong. Nước Nhật giàu có no đủ, nhưng thống kê năm 2005 có đến hơn 34.500 ca tự tử, chỉ đứng thứ ba sau Nga và Hungary. Nhưng đố ai tìm được một người ăn xin nghèo đói, rách rưới, dơ bẩn, vô gia cư, lại đi tìm cái chết vì những lý do vật chất vốn rất tối thiểu ấy mà họ vẫn chẳng có được.
Khi xem bộ phim Ý đoạt giải Oscar năm 2003: “Life is beautiful”, nhìn cảnh ông bố gốc Do Thái ngày ngày phịa ra hằng trăm câu chuyện, để nói dối với đứa con nhỏ, để che đi cảnh khốn cùng và chết chóc tuyệt vọng nơi trại tập trung Quốc Xã, mà sự sống sót ví ngang ảo tưởng, mà mạng người chỉ giữ được khi còn lợi ích cho công việc khổ sai, để che chở và gieo mầm hy vọng sự sống cho đứa con, người ta mới cảm nhận hết được nét kỳ diệu của Sự Sống và đó là ân sủng lớn lao Thiên Chúa ban cho.
Con có khóc, mẹ mới cho bú ! Người can đảm không phải là người không biết sợ, nhưng là người biết chế ngự và vượt qua nỗi sợ hãi trong... chính mình ! Cầu nguyện chính là tiếng kêu “đòi bú”, mà không ngồi đoán già đoán non là “Chúa hẳn phải thấy biết mọi sự”, để rồi bất bình, thất vọng. Tiếng khóc cũng như tiếng cười trong cầu nguyện, chính là lời cám ơn vì sự hiện hữu và hiện diện của chúng ta trước mắt Chúa, với tình cảm của những đứa con khi nào cũng thiếu thốn và khi nào cũng sẵn sàng... khóc xin bú ! Chúa chỉ chờ có vậy !
Lời cầu nguyện luôn phải là lời cầu cứu, vì không kêu cứu cũng đồng nghĩa với việc ta coi thường những cám dỗ, những thử thách linh hồn và cho rằng ta dư sức đương đầu. Một danh nhân đã nói: khi con người cảm thấy mình vững vàng nhất, chính là lúc sắp bị ngã đau; còn khi con người cảm thấy mình sắp té ngã, đó là lúc con người đang vững vàng nhất ! Cầu nguyện thật sự không bao giờ là nhu nhược ỷ lại.
Một hình ảnh rất đẹp trong thể thao và nhất là trong mùa World Cup này, đó là nhiều cầu thủ không quên làm dấu Thánh Giá khi ra sân, khi đưa được banh vào lưới đối phương, khi chấm dứt trận đấu thành công (hoặc thiếu may mắn ): chắc chắn không phải vì yếu đuối hoặc nhụt chí ! Họ hiểu rằng: thân thể này, tài trí này, may mắn này, niềm vui này họ có được, không bao giờ do bản thân hay cha mẹ ban cho, mà chính là món quà to lớn của Thượng Đế, không phải ai cũng được ban. Vì thế phải làm sao để xứng đáng ! Vì vậy phải quy mọi sự về Người, như lời cảm tạ tri ân !
“Im đi ! Câm đi !” Chúa Giê-su trấn áp và dẹp tan mọi nguy biến trước, rồi mới quay lại trách cứ môn đệ. Người không trách các ông vì đã đánh thức Người và cầu xin, mà chỉ trách họ vì đã hoảng hốt, không tin, cho rằng “sắp chết đến nơi rồi”. Cầu nguyện mà không tin, thì chẳng khác nào làm chuyện mê tín dị đoan hoặc báng bổ.
“Im đi ! Câm đi !”: cũng là tiếng chúng ta cần la lên, để trấn áp cám dỗ hồ nghi sự hiện diện quan phòng của Chúa. Ma quỷ chỉ cần có vậy: làm cho ta bất an trong tâm hồn và nghi ngờ bản thân, để nghĩ rằng mình tội lỗi bất xứng với ơn lành Chúa và chẳng đáng để được Chúa ban ơn, nghĩa là... thôi cầu nguyện ! Sự “chìm xuồng” bắt đầu từ đó ! Ý nghĩ không tin nơi mình, thực sự là không tin nơi Chúa !
Bài ca con dâng lên Ngài hôm nay, lạy Chúa, là những thao thức khôn nguôi, là những dằn vặt khổ đau trong cuộc đời, của con thì ít, của anh em và của tha nhân, nhất là của những con người tật nguyền thể xác và tâm hồn thì chất ngất đầy dẫy và nặng nề.
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Thầy thuốc, hãy chữa lấy mình !” Đó cũng là câu thách thức mà Chúa đã nghe khi hấp hối trên Núi Sọ: ”Nếu mi là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá để chúng ta tin”. Đâu cần Chúa xuống khỏi thập giá, để chúng con tin: trái lại, đau thương tan nát của Chúa, chính là vị thuốc cho mọi tật bệnh của chúng con !
Bài ca ấy, lạy Chúa, chính một người khôn ngoan đạo đức như Đức Hồng Y Roger Etchegaray vẫn chẳng làm sao hiểu được, khi ngài sang thăm nước Việt Nam và nhìn cuộc sống đạo của các tín hữu Công Giáo: “Họ vẫn tươi cười, vẫn hát, cả trong tiếng nấc !” Và suy nghĩ của ngài quay về hình ảnh mà ngài có xa xưa, trong các cuộc thám hiểm leo núi: HOA NỞ TRONG KẼ ĐÁ ! Lời cầu nguyện bền bỉ, cậy tin trong nhọc nhằn, thất vọng, khổ đau, mớI chính là những đóa hoa nở ra từ kẽ đá !
CVK NGUYỄN THẾ BÀI
CON CÓ KHÓC, MẸ MỚI CHO BÚ !
Những ngày tháng 5 năm nay, do sai lệch tin dự báo và bị lạc giữa cơn bão Chanchu kinh hoàng, cả hàng trăm ngư dân ba tỉnh miền Trung đã chết và mất tích. Những gì người sống sót kể lại, từ việc chống chọi với sức tàn phá ghê rợn của cơn bão, từ những quyết định sống còn do kinh nghiệm nghề đi biển cho đến những chi tiết như tất cả đều vừa làm hết sức mình, vừa khóc, bởi thấy những chiếc thuyền sao mà bé nhỏ đến thế giữa đại dương đang sục sôi, bởi nhìn phận con người sao èo uột vô nghĩa đến thế giữa sức mạnh thiên nhiên và cái chết gần như nắm chắc trong tay.
Ý thức số phận vô cùng mong manh của mình, nhưng vẫn không tuyệt vọng, vẫn mong được sống, được nhìn lại người thân: sự sống mới đẹp làm sao ! Những giọt nước mắt mới đẹp làm sao ! Những khi ấy, nhớ đến bài đọc hôm nay, mới thấy các môn đệ – và Ki-tô hữu chúng ta – đúng là miệng hùm gan sứa: Biển Hồ của vùng đất Palestine so với Biển Đông và Thái Bình Dương, thì chỉ như cái... hồ nước nhỏ và bão ở Biển Hồ cũng chỉ là những cơn gió mạnh, sánh thế nào được với những cơn cuồng phong như Kinda, Katrina, Chanchu, v.v... !
Khó khăn, mệt mỏi trong cuộc đời, sánh làm sao được với sợ hãi, cô đơn, lầm than nơi những anh em của chúng ta đang chịu đựng đủ mọi thử thách gian truân trong những tình thế ngặt nghèo bi quan nhất ! Nhưng có một điều giống nhau ở trong hoạn nạn: ấy là sự hoang mang lo lắng và sợ hãi của con người, của những người trong cuộc. Và người ta bám víu vào bất cứ ai, bất cứ gì mạnh mẽ, vững chắc hơn họ, hay ít ra họ cho là như thế ! Điều khác biệt, chính là cách nghĩ, cách làm: Có những người “biết” tuyệt vọng, sớm tuyệt vọng buông xuôi; có những người thì không ! Họ chỉ biết phải vươn lên, phải vượt qua, phải chiến thắng !
Những ngày qua, chưa phải vào mùa lũ lụt, mà báo chí đã đăng tải những vụ chết đuối thương tâm của nhiều học sinh nam nữ đủ lứa tuổi. Nhưng còn hơn thế nữa, ấy là những vụ “chết đuối” giữa cuộc đời – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – của năm cháu nữ sinh đã dùng khăn quàng đỏ buộc vào nhau mà trầm mình: các em thấy cuộc đời đầy phong ba thử thách, mà không tìm ra được một điểm tựa cho cuộc đời.
Những suy nghĩ ấy có thể đầy sai lạc, ích kỷ và ấu trĩ, song chắc chắn không thể là bột phát, mà phải đã âm ỉ bức xúc nhiều tháng ngày. Ngạc nhiên thay: không có đứa trẻ nào mất cha, mất mẹ trong cơn bão Chanchu hay bão Linda, mà cuộc đời và tương lai bỗng phút chốc hoá ra tối tăm, mịt mù, lại đi trầm mình tự vẫn hay tuyệt vọng buông trôi. Không có một đứa trẻ nào sinh ra tật nguyền, bị bệnh tật hoặc tai nạn sinh ra tàn phế, mà đi tìm cái chết để tự... giải thoát.
Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 16.6.2006 viết về một thanh niên tật nguyền – Nguyễn Công Hùng – đến mức chẳng còn tật nguyền hơn được, cả thân mình chỉ nặng 12 kí-lô, song suy nghĩ khiến người đọc giật mình: ”Em không có gì phải buồn vì mình sinh ra run rủi gặp cảnh tật nguyền, chứ có ai xui mình trở thành người dị dạng đâu. Con người chỉ khác nhau ở chỗ làmdược việc gì và giúp được gì cho mọi người. To khoẻ mà lêu lổng, nghiện hút thì có nghĩa gì. Vì thế em đã không hề nản chí !”
Thế mới hay: ở tuổi nào, ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào, con người cũng cảm thấy bất an và cần một điểm tựa cuộc đời, những thứ mà ngay cả các người thân nhất cũng không mang cho được, mà những tiện nghi vật chất cũng chẳng làm sao bù đắp cho. Trái lại, sự phong phú dư dật tiện nghi vật chất trong cuộc đời thường tỷ lệ nghịch với sự bình an chờ mong. Nước Nhật giàu có no đủ, nhưng thống kê năm 2005 có đến hơn 34.500 ca tự tử, chỉ đứng thứ ba sau Nga và Hungary. Nhưng đố ai tìm được một người ăn xin nghèo đói, rách rưới, dơ bẩn, vô gia cư, lại đi tìm cái chết vì những lý do vật chất vốn rất tối thiểu ấy mà họ vẫn chẳng có được.
Khi xem bộ phim Ý đoạt giải Oscar năm 2003: “Life is beautiful”, nhìn cảnh ông bố gốc Do Thái ngày ngày phịa ra hằng trăm câu chuyện, để nói dối với đứa con nhỏ, để che đi cảnh khốn cùng và chết chóc tuyệt vọng nơi trại tập trung Quốc Xã, mà sự sống sót ví ngang ảo tưởng, mà mạng người chỉ giữ được khi còn lợi ích cho công việc khổ sai, để che chở và gieo mầm hy vọng sự sống cho đứa con, người ta mới cảm nhận hết được nét kỳ diệu của Sự Sống và đó là ân sủng lớn lao Thiên Chúa ban cho.
Con có khóc, mẹ mới cho bú ! Người can đảm không phải là người không biết sợ, nhưng là người biết chế ngự và vượt qua nỗi sợ hãi trong... chính mình ! Cầu nguyện chính là tiếng kêu “đòi bú”, mà không ngồi đoán già đoán non là “Chúa hẳn phải thấy biết mọi sự”, để rồi bất bình, thất vọng. Tiếng khóc cũng như tiếng cười trong cầu nguyện, chính là lời cám ơn vì sự hiện hữu và hiện diện của chúng ta trước mắt Chúa, với tình cảm của những đứa con khi nào cũng thiếu thốn và khi nào cũng sẵn sàng... khóc xin bú ! Chúa chỉ chờ có vậy !
Lời cầu nguyện luôn phải là lời cầu cứu, vì không kêu cứu cũng đồng nghĩa với việc ta coi thường những cám dỗ, những thử thách linh hồn và cho rằng ta dư sức đương đầu. Một danh nhân đã nói: khi con người cảm thấy mình vững vàng nhất, chính là lúc sắp bị ngã đau; còn khi con người cảm thấy mình sắp té ngã, đó là lúc con người đang vững vàng nhất ! Cầu nguyện thật sự không bao giờ là nhu nhược ỷ lại.
Một hình ảnh rất đẹp trong thể thao và nhất là trong mùa World Cup này, đó là nhiều cầu thủ không quên làm dấu Thánh Giá khi ra sân, khi đưa được banh vào lưới đối phương, khi chấm dứt trận đấu thành công (hoặc thiếu may mắn ): chắc chắn không phải vì yếu đuối hoặc nhụt chí ! Họ hiểu rằng: thân thể này, tài trí này, may mắn này, niềm vui này họ có được, không bao giờ do bản thân hay cha mẹ ban cho, mà chính là món quà to lớn của Thượng Đế, không phải ai cũng được ban. Vì thế phải làm sao để xứng đáng ! Vì vậy phải quy mọi sự về Người, như lời cảm tạ tri ân !
“Im đi ! Câm đi !” Chúa Giê-su trấn áp và dẹp tan mọi nguy biến trước, rồi mới quay lại trách cứ môn đệ. Người không trách các ông vì đã đánh thức Người và cầu xin, mà chỉ trách họ vì đã hoảng hốt, không tin, cho rằng “sắp chết đến nơi rồi”. Cầu nguyện mà không tin, thì chẳng khác nào làm chuyện mê tín dị đoan hoặc báng bổ.
“Im đi ! Câm đi !”: cũng là tiếng chúng ta cần la lên, để trấn áp cám dỗ hồ nghi sự hiện diện quan phòng của Chúa. Ma quỷ chỉ cần có vậy: làm cho ta bất an trong tâm hồn và nghi ngờ bản thân, để nghĩ rằng mình tội lỗi bất xứng với ơn lành Chúa và chẳng đáng để được Chúa ban ơn, nghĩa là... thôi cầu nguyện ! Sự “chìm xuồng” bắt đầu từ đó ! Ý nghĩ không tin nơi mình, thực sự là không tin nơi Chúa !
Bài ca con dâng lên Ngài hôm nay, lạy Chúa, là những thao thức khôn nguôi, là những dằn vặt khổ đau trong cuộc đời, của con thì ít, của anh em và của tha nhân, nhất là của những con người tật nguyền thể xác và tâm hồn thì chất ngất đầy dẫy và nặng nề.
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Thầy thuốc, hãy chữa lấy mình !” Đó cũng là câu thách thức mà Chúa đã nghe khi hấp hối trên Núi Sọ: ”Nếu mi là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá để chúng ta tin”. Đâu cần Chúa xuống khỏi thập giá, để chúng con tin: trái lại, đau thương tan nát của Chúa, chính là vị thuốc cho mọi tật bệnh của chúng con !
Bài ca ấy, lạy Chúa, chính một người khôn ngoan đạo đức như Đức Hồng Y Roger Etchegaray vẫn chẳng làm sao hiểu được, khi ngài sang thăm nước Việt Nam và nhìn cuộc sống đạo của các tín hữu Công Giáo: “Họ vẫn tươi cười, vẫn hát, cả trong tiếng nấc !” Và suy nghĩ của ngài quay về hình ảnh mà ngài có xa xưa, trong các cuộc thám hiểm leo núi: HOA NỞ TRONG KẼ ĐÁ ! Lời cầu nguyện bền bỉ, cậy tin trong nhọc nhằn, thất vọng, khổ đau, mớI chính là những đóa hoa nở ra từ kẽ đá !
CVK NGUYỄN THẾ BÀI