Dan Lee
06-20-2009, 04:50 PM
Chúa nhật XII Thường Niên
Hành Trình Vượt Biển Đời
Hình ảnh các môn đệ vượt biển hồ nói lên hành trình vượt biển thế gian. Theo các Giáo phụ, con thuyền ở đây là Giáo hội và cũng là cuộc đời của mỗi người Kitô hữu; biển tượng trưng cho thế gian. Thế gian chưa phải là bến đổ mà chỉ là đại dương cần phải vượt qua mỗi ngày. Bến đổ là sự sống vĩnh cửu mai sau, là quê hương thiên đường vĩnh phúc.
Biển cả không phải lúc nào cũng êm đềm phẳng lặng, trái lại nhiều lúc đầy phong ba bão tố và hiểm nguy (cuồng phong, mưa bão, sóng dữ…). Biển đời cũng vậy. Chẳng phải khi nào cũng bình yên vô sự. Đau khổ, thử thách và gian truân dường như là bạn đường của con người. Thế mới hay “đời là bể khổ”. Thử thách gian truân do nhiều thế lực sự dữ : thế gian, ma quỷ, tai ương… Tuy nhiên cần xác tín một điều là trên hành trình đó, chúng ta không cô đơn vì có Chúa cùng đi, vì có Chúa là “Hoa Tiêu” dẫn đường. Dẫu rằng “Hoa Tiêu” ấy có thể đang “tựa đầu vào chiếc gối mà ngủ”, như câu chuyện trong Tin mừng hôm nay.
Có người bảo rằng Chúa Giêsu thuộc hạng mê ăn mê ngủ, nên dù thuyền có bị sóng đánh tả tơi và các môn đệ của ngài đang đối mặt với nguy cơ làm mồi cho thuỷ quái, ngài vẫn cứ vô tư “kéo gỗ”. Có người lại bảo hôm đó Chúa Giêsu bị say sóng nên nằm li bì như vậy không chừng. Người khác nữa lại cho rằng Chúa giả bộ để thử lòng các môn đệ và để cho các ông một phen “ú tim” chơi. Đó là những suy diễn nghe cho vui vậy thôi.
Thực ra hình ảnh “Chúa Giêsu tựa đầu trên gối mà ngủ” ám chỉ một sự hiện diện vô hình. Và đây là chi tiết quan trọng của trình thuật Tin Mừng thánh Marcô. Các môn đệ đã thiếu tin tưởng vào sự hiện diện vô hình nhưng đầy quyền năng của Chúa Giêsu. Sợ chỉ là tâm lí thường tình của con người khi đối diện với nguy hiểm, nhưng vì thiếu niềm tin nên các ông đã hoảng hốt. Chúa Giêsu đã trách cứ các môn đệ. Không phải trách vì các ông sợ, mà là trách vì các ông không có niềm tin. Sự thiếu niềm tin thể hiện qua câu nói : “Chúng ta cầm chắc cái chết rồi…”, chứ không phải là một lời van xin với lòng tin tưởng.
Cũng dễ hiểu thôi, vì không lẽ những dân chài thứ thiệt như các ông lại phải cậy đến sự trợ giúp của một bác thợ mộc lúc gặp bão tố cuồng phong trên biển cả ư! Kinh nghiệm thợ mộc giúp được ích gì cho các ông lúc này, nếu không muốn nói là vô dụng. Các ông cần sự trợ giúp thần linh, đúng hơn là một phép lạ. Và Chúa Giêsu đã đáp ứng ước nguyện thầm kín trong lòng các ông. Không phải bằng một kỷ năng hàng hải mà bằng uy quyền của trời cao. Niềm tin của các ông đã được củng cố qua dấu chỉ năng quyền : sóng yên biển lặng tức thì.
Trong thế giới hôm nay, người ta thường thiếu niềm tin nơi Thiên Chúa, vì thế dễ lo lắng, sợ hãi trước những biến động xảy ra trong cuộc sống. Thậm chí có thể trở nên khủng hoảng tinh thần, bất mãn với cuộc đời, và có những trường hợp đưa đến loạn trí, hành động điên rồ : như tự hủy chính mình, có khi giết hại mạng sống cả gia đình, có khi giết hại những người vô tội, như những cuộc bắn giết trong thời gian qua tại các trường học, tiệm ăn, công sở và các trung tâm thương mại, v.v… (x. 5 phút cho Lời Chúa mỗi ngày, Chúa nhật 12 TN B).
Phần chúng ta thì sao, chúng ta có tin tưởng vào sự hiện diện và đồng hành của Chúa Giêsu trên thuyền đời của mình hay không? Bao nhiêu lần chúng ta đã hoảng hốt, bao nhiêu lần chúng ta kêu trách Chúa khi gặp đau khổ, thử thách… ?
Xin Chúa dẹp tan những sóng gió trong cõi lòng mình để chúng ta luôn biết vững tin vào quyền năng và tình thương chở che của Ngài trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Hành Trình Vượt Biển Đời
Hình ảnh các môn đệ vượt biển hồ nói lên hành trình vượt biển thế gian. Theo các Giáo phụ, con thuyền ở đây là Giáo hội và cũng là cuộc đời của mỗi người Kitô hữu; biển tượng trưng cho thế gian. Thế gian chưa phải là bến đổ mà chỉ là đại dương cần phải vượt qua mỗi ngày. Bến đổ là sự sống vĩnh cửu mai sau, là quê hương thiên đường vĩnh phúc.
Biển cả không phải lúc nào cũng êm đềm phẳng lặng, trái lại nhiều lúc đầy phong ba bão tố và hiểm nguy (cuồng phong, mưa bão, sóng dữ…). Biển đời cũng vậy. Chẳng phải khi nào cũng bình yên vô sự. Đau khổ, thử thách và gian truân dường như là bạn đường của con người. Thế mới hay “đời là bể khổ”. Thử thách gian truân do nhiều thế lực sự dữ : thế gian, ma quỷ, tai ương… Tuy nhiên cần xác tín một điều là trên hành trình đó, chúng ta không cô đơn vì có Chúa cùng đi, vì có Chúa là “Hoa Tiêu” dẫn đường. Dẫu rằng “Hoa Tiêu” ấy có thể đang “tựa đầu vào chiếc gối mà ngủ”, như câu chuyện trong Tin mừng hôm nay.
Có người bảo rằng Chúa Giêsu thuộc hạng mê ăn mê ngủ, nên dù thuyền có bị sóng đánh tả tơi và các môn đệ của ngài đang đối mặt với nguy cơ làm mồi cho thuỷ quái, ngài vẫn cứ vô tư “kéo gỗ”. Có người lại bảo hôm đó Chúa Giêsu bị say sóng nên nằm li bì như vậy không chừng. Người khác nữa lại cho rằng Chúa giả bộ để thử lòng các môn đệ và để cho các ông một phen “ú tim” chơi. Đó là những suy diễn nghe cho vui vậy thôi.
Thực ra hình ảnh “Chúa Giêsu tựa đầu trên gối mà ngủ” ám chỉ một sự hiện diện vô hình. Và đây là chi tiết quan trọng của trình thuật Tin Mừng thánh Marcô. Các môn đệ đã thiếu tin tưởng vào sự hiện diện vô hình nhưng đầy quyền năng của Chúa Giêsu. Sợ chỉ là tâm lí thường tình của con người khi đối diện với nguy hiểm, nhưng vì thiếu niềm tin nên các ông đã hoảng hốt. Chúa Giêsu đã trách cứ các môn đệ. Không phải trách vì các ông sợ, mà là trách vì các ông không có niềm tin. Sự thiếu niềm tin thể hiện qua câu nói : “Chúng ta cầm chắc cái chết rồi…”, chứ không phải là một lời van xin với lòng tin tưởng.
Cũng dễ hiểu thôi, vì không lẽ những dân chài thứ thiệt như các ông lại phải cậy đến sự trợ giúp của một bác thợ mộc lúc gặp bão tố cuồng phong trên biển cả ư! Kinh nghiệm thợ mộc giúp được ích gì cho các ông lúc này, nếu không muốn nói là vô dụng. Các ông cần sự trợ giúp thần linh, đúng hơn là một phép lạ. Và Chúa Giêsu đã đáp ứng ước nguyện thầm kín trong lòng các ông. Không phải bằng một kỷ năng hàng hải mà bằng uy quyền của trời cao. Niềm tin của các ông đã được củng cố qua dấu chỉ năng quyền : sóng yên biển lặng tức thì.
Trong thế giới hôm nay, người ta thường thiếu niềm tin nơi Thiên Chúa, vì thế dễ lo lắng, sợ hãi trước những biến động xảy ra trong cuộc sống. Thậm chí có thể trở nên khủng hoảng tinh thần, bất mãn với cuộc đời, và có những trường hợp đưa đến loạn trí, hành động điên rồ : như tự hủy chính mình, có khi giết hại mạng sống cả gia đình, có khi giết hại những người vô tội, như những cuộc bắn giết trong thời gian qua tại các trường học, tiệm ăn, công sở và các trung tâm thương mại, v.v… (x. 5 phút cho Lời Chúa mỗi ngày, Chúa nhật 12 TN B).
Phần chúng ta thì sao, chúng ta có tin tưởng vào sự hiện diện và đồng hành của Chúa Giêsu trên thuyền đời của mình hay không? Bao nhiêu lần chúng ta đã hoảng hốt, bao nhiêu lần chúng ta kêu trách Chúa khi gặp đau khổ, thử thách… ?
Xin Chúa dẹp tan những sóng gió trong cõi lòng mình để chúng ta luôn biết vững tin vào quyền năng và tình thương chở che của Ngài trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long