Dan Lee
06-29-2009, 10:27 PM
Mọi người hãy sám hối!
Sám hối là việc thực hành mà mọi người thuộc mọi tôn giáo vẫn hay làm như một lời mời gọi. Người Công Giáo thường thực hiện nghi thức sám hối trước khi bước vào những buổi phụng vụ quan trọng. Theo đó, người Công giáo được mời gọi nhìn lại chính mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Người Công Giáo đặt mình trước Chúa, cầu xin Chúa thanh tẩy, để được xứng đáng đến với Chúa (trích từ Radio Vatican). Lời mời gọi ấy đã trở nên rõ ràng và khẩn thiết không riêng gì đối với người Công Giáo mà còn đối với tất cả chúng ta trong lúc này. Một trong những thiếu sót lớn là từ bao năm nay đa số chúng ta đã bàng quan, thờ ơ với bất công và nỗi đau của dân tộc. Hoặc có quan tâm thì cũng dừng lại ở mức độ tìm hiểu.
Hằng năm chúng ta hay chứng kiến sự bất thường của dòng chảy sông Mê Kông. Đến hẹn lại lên, lũ tràn về Miền Tây. Lũ cướp đi sinh mạng của hàng chục người, thậm chí hàng trăm người. Lũ rút, bỏ lại nhiều mảnh đời bơ vơ không nơi nương tựa. Trẻ em bỏ học, càng lúc càng nhiều, trẻ em bán vé số càng lúc càng gia tăng. Phụ nữ bán mình nơi đất khách để tìm kế sinh nhai. Người ta bảo: đó là do thiên tai và hậu quả của nó để lại.
Hằng năm, sau đợt khô hạn, bão tố lại kéo về cày nát Miền Trung. Bão tàn phá nhiều làng mạc, rồi lại cướp đi nhiều sinh linh. Có khi thật oái ăm vì người ta dự báo bão về phía Bắc, ngư dân lánh bão vào phía Nam và tất cả làm mồi cho cá. Người ta bảo do dự báo thời tiết không được chính xác.
Tôi thì không nghĩ vậy! Tôi thì nghĩ người ta vô trách nhiệm !
Hằng ngày hằng giờ, người ta vẫn thường lạnh lùng thông báo trên phương tiện truyền thông: “tháng này có khoảng hơn 4000 người chết vì tai nạn giao thông”.
Sinh mạng con người Việt Nam rẻ rúng quá phải không. Tại sao đều là con cái của Chúa mà sinh mạng con người Việt Nam lại bị xem như rác rưởi vậy?
Không những bàng quan với sinh mạng của người Việt mà chúng ta còn bàng quan với nỗi nhục của dân tộc.
Chúng ta từng tự hào có lịch sử 1000 năm chống giặc phương Bắc. Nhiều binh hùng tướng mạnh của Trung Quốc đã phải bỏ mạng tại đất nước này, nhưng giờ đây họ lại ngang nhiên xem mảnh đất này như quê cha đất tổ của họ. Họ cho xây dựng thành phố trên đảo của chúng ta, đưa dân của họ đến sinh sống. Họ cấm người dân Việt Nam không được đánh bắt cá ở vùng biển của người Việt. Trên Tây Nguyên, họ vô tư đưa công nhân Trung Quốc sang làm việc. Cao hứng, họ còn đánh những người dân của Việt Nam mà bây giờ chúng ta mới dám mở miệng. Họ mạnh dạn tuyên bố việc bổ nhiệm huyện trưởng huyện đảo của Việt Nam là phạm pháp. Nhục ơi là nhục! Thế mà trong nước, những người lên tiếng để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa thì bị cầm tù. Những người yêu cầu bãi bỏ dự án Bauxite được xem là chống đối lại chủ trương lớn của Đảng.
Không những bàng quan với sinh mạng người Việt, nỗi nhục của dân tộc mà chúng ta cũng bàng quan với nhiều nỗi thống khổ của người Việt Nam.
Đi tới đâu trên đất nước này cũng tìm thấy người dân khiếu nại, khiếu kiện vì mất đất. Nhiều người cả đời chỉ làm mỗi một việc là đòi lại đất. Họ khiếu kiện, chán chê mê mãi ở địa phương không ai giải quyết, họ bồng bế, dắt dìu nhau đến những thành phố lớn để hy vọng tìm thấy ánh sáng, công lý từ Trung Ương. Lúc đầu thì họ là những người xa lạ. Lâu dần, để chống lại sự sợ hãi, họ tập trung thành “bầy đàn”. Họ ngủ lang thang trên các đường phố, đêm đêm họ chấp tay lạy tám phương bốn hướng với chút hy vọng tìm lại sự thật. Mà nào có được yên thân, họ luôn luôn trong trạng thái thấp thỏm, đề phòng chiến dịch truy quét, vì “người ta” không thích tập trung đông người. Đói rách, họ tìm đến các Nhà Thờ, Nhà Chùa đề xin nương tựa rồi lại tiếp tục tìm công lý... trong vô vọng.
Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ... im lặng.
Một xã hội im lặng đến khó hiểu, ngột ngạt khó thở, chúng ta như người bị bóp mồm bóp miệng không nói được!
Với toàn bộ ý nghĩa, sám hối là hành động trong sáng và cao cả. Chúng ta sám hối để có dịp tự nhận thấy những thiếu sót của mình. Chúng ta dũng cảm nhận thấy mình đã bàng quan với bất công và nỗi đau của dân tộc. Trong sám hối, tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy hướng đi đồng hành cùng với khát khao của dân tộc...
Sài Gòn, ngày 28-06-2009
Ls Lê Trần Luật
Sám hối là việc thực hành mà mọi người thuộc mọi tôn giáo vẫn hay làm như một lời mời gọi. Người Công Giáo thường thực hiện nghi thức sám hối trước khi bước vào những buổi phụng vụ quan trọng. Theo đó, người Công giáo được mời gọi nhìn lại chính mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Người Công Giáo đặt mình trước Chúa, cầu xin Chúa thanh tẩy, để được xứng đáng đến với Chúa (trích từ Radio Vatican). Lời mời gọi ấy đã trở nên rõ ràng và khẩn thiết không riêng gì đối với người Công Giáo mà còn đối với tất cả chúng ta trong lúc này. Một trong những thiếu sót lớn là từ bao năm nay đa số chúng ta đã bàng quan, thờ ơ với bất công và nỗi đau của dân tộc. Hoặc có quan tâm thì cũng dừng lại ở mức độ tìm hiểu.
Hằng năm chúng ta hay chứng kiến sự bất thường của dòng chảy sông Mê Kông. Đến hẹn lại lên, lũ tràn về Miền Tây. Lũ cướp đi sinh mạng của hàng chục người, thậm chí hàng trăm người. Lũ rút, bỏ lại nhiều mảnh đời bơ vơ không nơi nương tựa. Trẻ em bỏ học, càng lúc càng nhiều, trẻ em bán vé số càng lúc càng gia tăng. Phụ nữ bán mình nơi đất khách để tìm kế sinh nhai. Người ta bảo: đó là do thiên tai và hậu quả của nó để lại.
Hằng năm, sau đợt khô hạn, bão tố lại kéo về cày nát Miền Trung. Bão tàn phá nhiều làng mạc, rồi lại cướp đi nhiều sinh linh. Có khi thật oái ăm vì người ta dự báo bão về phía Bắc, ngư dân lánh bão vào phía Nam và tất cả làm mồi cho cá. Người ta bảo do dự báo thời tiết không được chính xác.
Tôi thì không nghĩ vậy! Tôi thì nghĩ người ta vô trách nhiệm !
Hằng ngày hằng giờ, người ta vẫn thường lạnh lùng thông báo trên phương tiện truyền thông: “tháng này có khoảng hơn 4000 người chết vì tai nạn giao thông”.
Sinh mạng con người Việt Nam rẻ rúng quá phải không. Tại sao đều là con cái của Chúa mà sinh mạng con người Việt Nam lại bị xem như rác rưởi vậy?
Không những bàng quan với sinh mạng của người Việt mà chúng ta còn bàng quan với nỗi nhục của dân tộc.
Chúng ta từng tự hào có lịch sử 1000 năm chống giặc phương Bắc. Nhiều binh hùng tướng mạnh của Trung Quốc đã phải bỏ mạng tại đất nước này, nhưng giờ đây họ lại ngang nhiên xem mảnh đất này như quê cha đất tổ của họ. Họ cho xây dựng thành phố trên đảo của chúng ta, đưa dân của họ đến sinh sống. Họ cấm người dân Việt Nam không được đánh bắt cá ở vùng biển của người Việt. Trên Tây Nguyên, họ vô tư đưa công nhân Trung Quốc sang làm việc. Cao hứng, họ còn đánh những người dân của Việt Nam mà bây giờ chúng ta mới dám mở miệng. Họ mạnh dạn tuyên bố việc bổ nhiệm huyện trưởng huyện đảo của Việt Nam là phạm pháp. Nhục ơi là nhục! Thế mà trong nước, những người lên tiếng để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa thì bị cầm tù. Những người yêu cầu bãi bỏ dự án Bauxite được xem là chống đối lại chủ trương lớn của Đảng.
Không những bàng quan với sinh mạng người Việt, nỗi nhục của dân tộc mà chúng ta cũng bàng quan với nhiều nỗi thống khổ của người Việt Nam.
Đi tới đâu trên đất nước này cũng tìm thấy người dân khiếu nại, khiếu kiện vì mất đất. Nhiều người cả đời chỉ làm mỗi một việc là đòi lại đất. Họ khiếu kiện, chán chê mê mãi ở địa phương không ai giải quyết, họ bồng bế, dắt dìu nhau đến những thành phố lớn để hy vọng tìm thấy ánh sáng, công lý từ Trung Ương. Lúc đầu thì họ là những người xa lạ. Lâu dần, để chống lại sự sợ hãi, họ tập trung thành “bầy đàn”. Họ ngủ lang thang trên các đường phố, đêm đêm họ chấp tay lạy tám phương bốn hướng với chút hy vọng tìm lại sự thật. Mà nào có được yên thân, họ luôn luôn trong trạng thái thấp thỏm, đề phòng chiến dịch truy quét, vì “người ta” không thích tập trung đông người. Đói rách, họ tìm đến các Nhà Thờ, Nhà Chùa đề xin nương tựa rồi lại tiếp tục tìm công lý... trong vô vọng.
Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ... im lặng.
Một xã hội im lặng đến khó hiểu, ngột ngạt khó thở, chúng ta như người bị bóp mồm bóp miệng không nói được!
Với toàn bộ ý nghĩa, sám hối là hành động trong sáng và cao cả. Chúng ta sám hối để có dịp tự nhận thấy những thiếu sót của mình. Chúng ta dũng cảm nhận thấy mình đã bàng quan với bất công và nỗi đau của dân tộc. Trong sám hối, tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy hướng đi đồng hành cùng với khát khao của dân tộc...
Sài Gòn, ngày 28-06-2009
Ls Lê Trần Luật