Dan Lee
06-29-2009, 10:40 PM
NA-LU-TINH CHO VAY
http://www.vietcatholic.net/pics/content_1922_thumb.gif
Bạn hữu vay nợ của Na-lu-tinh.
Na-lu-tinh trong lòng biết rằng có vay mà không có trả, nhưng không muốn làm phiền người khác, hơn nữa tiền cho vay cũng không nhiều, thế là vui vẻ cho bạn vay tiền. Nhưng không ngờ, một tuần sau thì người bạn đem đủ số tiền đến hoàn trả.
Khoảng một tháng sau, người bạn lại đến mượn một số tiền khá lớn. Na-lu-tinh từ chối, người bạn hỏi tại sao, ông ta trả lời:
- “Lần trước anh đến mượn tiền, tôi không có giao hẹn cho anh ngày hoàn trả nợ, vậy mà anh làm tôi thất vọng; lần này tôi hẹn ngày anh trả nợ, nhưng tôi không muốn anh lại làm tôi thất vọng.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Vay nợ là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì không ai muốn mình mắc nợ người khác, bởi vì mắc nợ cũng có nghĩa là mình đang “thua cơ” người khác.
Ở đời, con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: tôi nợ anh nông dân hạt lúa hạt gạo, anh nông dân nợ người thợ may áo quần mặc bừa vặn, anh thợ may nợ người thợ máy, thợ máy nợ thầy cô giáo tri thức chữ nghĩa, thầy cô giáo nợ người bán hàng ngoài chợ.v.v... loại nợ này không phải bất đắc dĩ nhưng là loại mắc nợ tự nhiên, loại nợ này không phải trả bằng tiền bạc vật chất nhưng là bằng sự kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
Có những chủ nợ thuê du đảng đi đòi nợ tiền mà như đi đòi nợ máu, có những con nợ quỵt tiền trốn biệt tăm, cả hai loại chủ nợ và con nợ trên đều không có lòng nhân, bởi vì cả hai đều không biết tôn trong nhau, và chỉ vì cá nhân ích kỷ mà thôi.
Thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng, trong mọi việc chúng ta đều phải có lòng bác ái yêu thương nhau...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/content_1922_thumb.gif
Bạn hữu vay nợ của Na-lu-tinh.
Na-lu-tinh trong lòng biết rằng có vay mà không có trả, nhưng không muốn làm phiền người khác, hơn nữa tiền cho vay cũng không nhiều, thế là vui vẻ cho bạn vay tiền. Nhưng không ngờ, một tuần sau thì người bạn đem đủ số tiền đến hoàn trả.
Khoảng một tháng sau, người bạn lại đến mượn một số tiền khá lớn. Na-lu-tinh từ chối, người bạn hỏi tại sao, ông ta trả lời:
- “Lần trước anh đến mượn tiền, tôi không có giao hẹn cho anh ngày hoàn trả nợ, vậy mà anh làm tôi thất vọng; lần này tôi hẹn ngày anh trả nợ, nhưng tôi không muốn anh lại làm tôi thất vọng.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Vay nợ là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì không ai muốn mình mắc nợ người khác, bởi vì mắc nợ cũng có nghĩa là mình đang “thua cơ” người khác.
Ở đời, con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: tôi nợ anh nông dân hạt lúa hạt gạo, anh nông dân nợ người thợ may áo quần mặc bừa vặn, anh thợ may nợ người thợ máy, thợ máy nợ thầy cô giáo tri thức chữ nghĩa, thầy cô giáo nợ người bán hàng ngoài chợ.v.v... loại nợ này không phải bất đắc dĩ nhưng là loại mắc nợ tự nhiên, loại nợ này không phải trả bằng tiền bạc vật chất nhưng là bằng sự kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
Có những chủ nợ thuê du đảng đi đòi nợ tiền mà như đi đòi nợ máu, có những con nợ quỵt tiền trốn biệt tăm, cả hai loại chủ nợ và con nợ trên đều không có lòng nhân, bởi vì cả hai đều không biết tôn trong nhau, và chỉ vì cá nhân ích kỷ mà thôi.
Thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng, trong mọi việc chúng ta đều phải có lòng bác ái yêu thương nhau...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.