Dan Lee
06-29-2009, 10:49 PM
“NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH” THỜI HIỆN ĐẠI
Buổi chiều mưa rả rích cộng với cái gió biển se lạnh ở cái giáo điểm nghèo này làm lòng người chạnh lòng đi một chút. Lòng bỗng chạnh hơn khi đọc thấy được những dòng chữ lên án khá mạnh tay với một cha xứ nọ. Chuyện lên án mạnh mẽ này không phải mới giờ này mới bộc phát nhưng nó đã âm ĩ khá lâu. Nay, có thể nói là lâu ngày, cái ngọn lửa ấy thêm sôi sục bởi những tấm lòng đang còn sục sôi.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? Buồn nên mở nhạc để có thể qua dòng nhạc mình khuây khoả một chút chăng ? Máy vừa khởi động xong thì giọng ca truyền cảm của ca sĩ Thế Sơn ngân lên :
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu.
Đoàn người cổ thành vây chặt khu phố
Thế giới hiền lương ánh mắt cuồng căm.
Nhìn người đàn bà đang chịu tội chết
Đống đá ngổn ngang.
Chờ ai?
Chờ tay người ném chết một người không hận thù.
Người ơi vì đâu đọa đầy nhau.
Ai người vô tội
Ai người không tội
Hãy mạnh tay ném đá ném đá ném trước đi
Còn, còn đợi gì?
Ai, người vẹn toàn,
Ai người trong sạch
Còn chờ chi?
Ném chết ném chết
Ném chết tội đồ nhân gian
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Sách cổ đã nghi, đống đá còn nguyên
Vì người vô tội hay đời giả dối,
Thế giới giả nhân, chào thua
Người ơi, tình ơi
Ai tội đồ, ai tỉnh ngộ
Người ơi, đời ơi, cũng vậy thôi
Nghe qua bản nhạc này hình như Song Ngọc muốn diễn của Tin mừng theo Thánh Gioan chương 8 từ câu 1 đến câu 10 thì phải. Qua dòng nhạc này, Song Ngọc đã giúp mọi người nhìn vào cái phận người mỏng dòn yếu đuối. Được biết là bài hát “Người đàn bà 2000 năm” đã được dàn dựng thành hoạt cảnh đi sâu vào lòng người. Hoạt cảnh đã diễn lại hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Cảnh ngộ hôm nay rất lộn xộn vì người ta muốn giết cho bằng được người phụ nữ này. Chẳng hiểu sao dòng nhạc này nó lại trùng hợp với dòng suy tư của mình về Chủ chăn cũng như con chiên ở cái giáo xứ mà người ta đang gắn cho một cái tên khá đau đớn “giáo xứ lộn xộn” ấy.
Không phải bênh đỡ hay bao che Cha xứ, cũng chẳng phải nịnh Ngài. Nhưng, thử nghĩ xem, là phận của một con người, Cha xứ ấy làm sao cư xử hài lòng con chiên được ? Chúa ban cho mỗi người một tính thì sao đây ? Người thì nóng, người thì lạnh, người thì cứng ngắt, người thì mềm dẻo. Đâu phải ai cũng như ai.
Chuyện xảy ra ban đầu có lẽ Cha xứ đã hành xử theo tính cách của Ngài và điều đáng tiếc là cách hành xử ấy đã đụng chạm đến con chiên.
Theo như những gì mà con chiên đã viết về Cha xứ của mình thì ta tạm gọi là Cha xứ ấy là người xấu đi. Và nếu cảm thấy không hài lòng, con chiên cứ họp nhau cả xứ vây đến phòng của Ngài và mời Ngài đi xứ khác ở. Hoặc là cả xứ kéo đến Toà Giám Mục để trình bày cho đấng bản quyền. Đàng này con chiên viết đủ kiểu đủ cách về Ngài.
Thật ra, tôi không ở trong hoàn cảnh của Cha xứ cũng chẳng ở trong hoàn cảnh của con chiên. Điều tôi đang trầm tư và suy nghĩ đó là : Cứ cho là Cha xứ ấy phạm cái tội tày đình như người phụ nữ ngoại tình bị bắt gặp quả tang như bài hát “người đàn bà 2000 năm trước” và đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan chương 8 đi. Tôi còn nhớ rất rõ rằng người đàn bà ấy bị bắt quả tang đàng hoàn chứ không phải là không quả ang. Thế nhưng, cách hành xử của Chúa Giêsu khi người ta đưa người đàn bà ấy đến với Chúa Giêsu chắc những ai là kitô hữu đều nhớ và nhớ rất rõ : "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." (Ga 8, 7b)
Cha xứ của cái xứ lộn xộn ấy coi như là bị bắt vì “phạm tội” đi. Coi như Cha xứ ấy là “người phụ nữ phạm tội ngoại tình thời hiện đại đi. Và như vậy, những ai cảm thấy mình sạch tội thì hãy ném và ném thật mạnh và ném những hòn đá thật to vào Cha xứ ấy đi !
Nếu như Chúa Giêsu đang có mặt ở đây với ta ngay trong giờ phút này thì Ngài cũng sẽ hỏi mỗi người chúng ta như Chúa hỏi các kinh sư và Pharisêu. Nghĩ đến đây, tôi lại nghĩ đến cái câu chuyện “rác và xà”. Thường, trong cuộc sống, ta có tâm trạng là nhìn thấy cái rác trong mắt người khác còn cái xà to “chần dần” trong mắt ta ta lại không thấy.
Hơn nữa, cách sống thực, cái lối hành xử mang tính bác ái kitô giáo thì sẽ không hành xử như giáo xứ nọ.
Đáng tiếc thay là con người vẫn hành xử theo cảm tính, theo sở thích của mình chứ không theo cách của Chúa Giêsu, theo cách của Tin mừng.
Năm nay năm linh mục, cần và cần lắm lời cầu nguyện để linh mục sống thánh thiện như lòng Chúa mong muốn nhưng rồi cũng nên chăng cũng cầu nguyện nhiều cho những con chiên mà ngày đêm trong lòng cứ sục sôi chiên cha xứ. Đâu phải cứ ai không làm theo ý mình là mình lại toa rập nhau loại trừ. Bản án Giêsu Nadaret ngày xưa trên đồi Can-vê không phải là bài học cho con người đó sao ? Vì sao Giêsu chết ? Vì lẽ người ta muốn và bắt Giêsu làm theo ý của họ, còn không thì xử Giêsu và họ xử thật.
Thử hỏi có vị linh mục nào sống vừa lòng hết giáo dân không ? Và cũng thử hỏi có vị linh mục nào “vừa mắt” với anh em trong cộng đoàn tu của mình không ?
Nhớ đến cha xứ kia, nhìn lại phận mình nó cũng có điều gì đó để suy tư chứ ! Tạ ơn Chúa, mình ở xứ nhưng may qúa ! Giáo dân chưa “xử” mình theo kiểu “giáo xứ lộn xộn” kia. Giả như mình mà được gửi về “giáo xứ lộn xộn” nào đó thì thà rằng mình xin đi lo cho bệnh nhân aids, phong … chứ ở kiểu này cũng mệt.
Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” rất phản cảm. Ngày nay, với phương tiện truyền thông như thế này mà mang cái chuyện “giáo xứ lộn xộn” đem ra bàn tán, săm soi thì thấy chẳng ra làm sao cả. Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” chưa đến hồi kết, chưa biết ai thắng ai thua đây nhưng làm gì thì làm, nó đã vẽ lên chân dung của Chúa Giêsu một nét vẽ chẳng mấy gì là đẹp. Người xưa bôi nhọ Chúa Giêsu chưa đủ sao mà ngày nay còn bôi nữa.
Đơn giản nhất là những người ngoài Công Giáo mà biết được những chuyện này thì họ sẽ cười vào mũi người Công Giáo và họ sẽ tự hỏi : “Cách hành xử của bổn đạo với Cha xứ là vậy sao ?”, “Sao người ta bảo sống bác ái yêu thương mà người ta hành xử như vậy sao ?”. Nhiều và nhiều câu hỏi nữa nơi những người không Công giáo và ngay cả người Công Giáo nữa.
Chuyện Cha xứ có làm gì đi chăng nữa thì ta còn tin có Chúa, Chúa có cách của Chúa chứ còn nếu ta làm như vậy chẳng khác nào ta đẩy Chúa ra khỏi đời ta và ta đã làm hoen ố hình ảnh của Chúa. Và chuyện quan trọng là ta phải nhìn xem chính bản thân ta, ta có phải là người hoàn hảo hay không ? Hay là trong tâm ta mang đầy những sự gian ác, ghen tuông, loại trừ.
Ngày còn bé, mẹ tôi dạy rằng : “Con đừng bao giờ ngậm máu phun người, vì chưa chắc con phun trúng người ta nhưng miệng con bẩn rồi đó !”. Lời của bà hay lắm chứ ! Đừng bao giờ đi hại ai, đừng bao giờ nguyền rủa ai, đừng bao giờ nói xấu ai cả. Mình hại, mình nguyền rủa, mình nói xấu chưa chắc trúng họ nhưng chắc chắn một điều là miệng mình đã bẩn. Thử hỏi khi người khác đau khổ vì mình thì mình có vui, có bình an được hay chăng ?
Hình ảnh cha con ở “giáo xứ lộn xộn” sao mà buồn quá !
Lại thêm một lời cầu nguyện cho cha con ở giáo xứ ấy.
Lại thêm một lời cầu nguyện cho bản thân của mình.
Mình cầu xin sao cho giáo xứ của mình có những con chiên ngoan thật chứ không phải ngoan giả. Những con chiên ngoan giả thì bề ngoài có vẻ rất đạo đức, rất sốt sắng, rất am hiểu Thánh Kinh nhưng bên trong là cả một tấm lòng gian ác, cả một tấm lòng loại trừ người khác.
Cuộc đời thật mong manh, mau qua chóng tàn. Michael Jackson đột ngột qua đời ở cái tuổi 50. Tất cả những tài năng, tất cả những vinh quang của anh giờ đây chìm sâu dưới mộ phần. Có chăng là để lại trong lòng người một tình cảm, một sự tiếc nuối thật.
Một ngày nào đó Cha xứ kia và những người giáo dân nọ và mình cũng sẽ nằm xuống. Có mang theo được cái gì đi xuống mộ phần đâu. Có chăng là để tấm lòng để lại cho cuộc đời.
Mà thật ! Con người khác con vật ở cái chỗ có cái lòng với nhau. Là người, sống không có cái lòng, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện kết án, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện loại trừ nhau thì chán lắm !
Xin cho mỗi khi ta hành xử với người khác thì ta nhớ hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình năm xưa và nhớ nhất là lời của Chúa Giêsu.
Xin cho ta đừng bao giờ lên án, đừng bao giờ kết án, đừng bao giờ loại trừ anh chị em đồng loại ra khỏi cuộc đời ta như ngày xưa kinh sư và Pharisêu từng làm.
Xin cho ta trở thành một kitô hữu đích thực chứ đừng trở thành những Pharisêu thời hiện đại.
Anmai, CSsR
Buổi chiều mưa rả rích cộng với cái gió biển se lạnh ở cái giáo điểm nghèo này làm lòng người chạnh lòng đi một chút. Lòng bỗng chạnh hơn khi đọc thấy được những dòng chữ lên án khá mạnh tay với một cha xứ nọ. Chuyện lên án mạnh mẽ này không phải mới giờ này mới bộc phát nhưng nó đã âm ĩ khá lâu. Nay, có thể nói là lâu ngày, cái ngọn lửa ấy thêm sôi sục bởi những tấm lòng đang còn sục sôi.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? Buồn nên mở nhạc để có thể qua dòng nhạc mình khuây khoả một chút chăng ? Máy vừa khởi động xong thì giọng ca truyền cảm của ca sĩ Thế Sơn ngân lên :
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu.
Đoàn người cổ thành vây chặt khu phố
Thế giới hiền lương ánh mắt cuồng căm.
Nhìn người đàn bà đang chịu tội chết
Đống đá ngổn ngang.
Chờ ai?
Chờ tay người ném chết một người không hận thù.
Người ơi vì đâu đọa đầy nhau.
Ai người vô tội
Ai người không tội
Hãy mạnh tay ném đá ném đá ném trước đi
Còn, còn đợi gì?
Ai, người vẹn toàn,
Ai người trong sạch
Còn chờ chi?
Ném chết ném chết
Ném chết tội đồ nhân gian
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Sách cổ đã nghi, đống đá còn nguyên
Vì người vô tội hay đời giả dối,
Thế giới giả nhân, chào thua
Người ơi, tình ơi
Ai tội đồ, ai tỉnh ngộ
Người ơi, đời ơi, cũng vậy thôi
Nghe qua bản nhạc này hình như Song Ngọc muốn diễn của Tin mừng theo Thánh Gioan chương 8 từ câu 1 đến câu 10 thì phải. Qua dòng nhạc này, Song Ngọc đã giúp mọi người nhìn vào cái phận người mỏng dòn yếu đuối. Được biết là bài hát “Người đàn bà 2000 năm” đã được dàn dựng thành hoạt cảnh đi sâu vào lòng người. Hoạt cảnh đã diễn lại hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Cảnh ngộ hôm nay rất lộn xộn vì người ta muốn giết cho bằng được người phụ nữ này. Chẳng hiểu sao dòng nhạc này nó lại trùng hợp với dòng suy tư của mình về Chủ chăn cũng như con chiên ở cái giáo xứ mà người ta đang gắn cho một cái tên khá đau đớn “giáo xứ lộn xộn” ấy.
Không phải bênh đỡ hay bao che Cha xứ, cũng chẳng phải nịnh Ngài. Nhưng, thử nghĩ xem, là phận của một con người, Cha xứ ấy làm sao cư xử hài lòng con chiên được ? Chúa ban cho mỗi người một tính thì sao đây ? Người thì nóng, người thì lạnh, người thì cứng ngắt, người thì mềm dẻo. Đâu phải ai cũng như ai.
Chuyện xảy ra ban đầu có lẽ Cha xứ đã hành xử theo tính cách của Ngài và điều đáng tiếc là cách hành xử ấy đã đụng chạm đến con chiên.
Theo như những gì mà con chiên đã viết về Cha xứ của mình thì ta tạm gọi là Cha xứ ấy là người xấu đi. Và nếu cảm thấy không hài lòng, con chiên cứ họp nhau cả xứ vây đến phòng của Ngài và mời Ngài đi xứ khác ở. Hoặc là cả xứ kéo đến Toà Giám Mục để trình bày cho đấng bản quyền. Đàng này con chiên viết đủ kiểu đủ cách về Ngài.
Thật ra, tôi không ở trong hoàn cảnh của Cha xứ cũng chẳng ở trong hoàn cảnh của con chiên. Điều tôi đang trầm tư và suy nghĩ đó là : Cứ cho là Cha xứ ấy phạm cái tội tày đình như người phụ nữ ngoại tình bị bắt gặp quả tang như bài hát “người đàn bà 2000 năm trước” và đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan chương 8 đi. Tôi còn nhớ rất rõ rằng người đàn bà ấy bị bắt quả tang đàng hoàn chứ không phải là không quả ang. Thế nhưng, cách hành xử của Chúa Giêsu khi người ta đưa người đàn bà ấy đến với Chúa Giêsu chắc những ai là kitô hữu đều nhớ và nhớ rất rõ : "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." (Ga 8, 7b)
Cha xứ của cái xứ lộn xộn ấy coi như là bị bắt vì “phạm tội” đi. Coi như Cha xứ ấy là “người phụ nữ phạm tội ngoại tình thời hiện đại đi. Và như vậy, những ai cảm thấy mình sạch tội thì hãy ném và ném thật mạnh và ném những hòn đá thật to vào Cha xứ ấy đi !
Nếu như Chúa Giêsu đang có mặt ở đây với ta ngay trong giờ phút này thì Ngài cũng sẽ hỏi mỗi người chúng ta như Chúa hỏi các kinh sư và Pharisêu. Nghĩ đến đây, tôi lại nghĩ đến cái câu chuyện “rác và xà”. Thường, trong cuộc sống, ta có tâm trạng là nhìn thấy cái rác trong mắt người khác còn cái xà to “chần dần” trong mắt ta ta lại không thấy.
Hơn nữa, cách sống thực, cái lối hành xử mang tính bác ái kitô giáo thì sẽ không hành xử như giáo xứ nọ.
Đáng tiếc thay là con người vẫn hành xử theo cảm tính, theo sở thích của mình chứ không theo cách của Chúa Giêsu, theo cách của Tin mừng.
Năm nay năm linh mục, cần và cần lắm lời cầu nguyện để linh mục sống thánh thiện như lòng Chúa mong muốn nhưng rồi cũng nên chăng cũng cầu nguyện nhiều cho những con chiên mà ngày đêm trong lòng cứ sục sôi chiên cha xứ. Đâu phải cứ ai không làm theo ý mình là mình lại toa rập nhau loại trừ. Bản án Giêsu Nadaret ngày xưa trên đồi Can-vê không phải là bài học cho con người đó sao ? Vì sao Giêsu chết ? Vì lẽ người ta muốn và bắt Giêsu làm theo ý của họ, còn không thì xử Giêsu và họ xử thật.
Thử hỏi có vị linh mục nào sống vừa lòng hết giáo dân không ? Và cũng thử hỏi có vị linh mục nào “vừa mắt” với anh em trong cộng đoàn tu của mình không ?
Nhớ đến cha xứ kia, nhìn lại phận mình nó cũng có điều gì đó để suy tư chứ ! Tạ ơn Chúa, mình ở xứ nhưng may qúa ! Giáo dân chưa “xử” mình theo kiểu “giáo xứ lộn xộn” kia. Giả như mình mà được gửi về “giáo xứ lộn xộn” nào đó thì thà rằng mình xin đi lo cho bệnh nhân aids, phong … chứ ở kiểu này cũng mệt.
Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” rất phản cảm. Ngày nay, với phương tiện truyền thông như thế này mà mang cái chuyện “giáo xứ lộn xộn” đem ra bàn tán, săm soi thì thấy chẳng ra làm sao cả. Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” chưa đến hồi kết, chưa biết ai thắng ai thua đây nhưng làm gì thì làm, nó đã vẽ lên chân dung của Chúa Giêsu một nét vẽ chẳng mấy gì là đẹp. Người xưa bôi nhọ Chúa Giêsu chưa đủ sao mà ngày nay còn bôi nữa.
Đơn giản nhất là những người ngoài Công Giáo mà biết được những chuyện này thì họ sẽ cười vào mũi người Công Giáo và họ sẽ tự hỏi : “Cách hành xử của bổn đạo với Cha xứ là vậy sao ?”, “Sao người ta bảo sống bác ái yêu thương mà người ta hành xử như vậy sao ?”. Nhiều và nhiều câu hỏi nữa nơi những người không Công giáo và ngay cả người Công Giáo nữa.
Chuyện Cha xứ có làm gì đi chăng nữa thì ta còn tin có Chúa, Chúa có cách của Chúa chứ còn nếu ta làm như vậy chẳng khác nào ta đẩy Chúa ra khỏi đời ta và ta đã làm hoen ố hình ảnh của Chúa. Và chuyện quan trọng là ta phải nhìn xem chính bản thân ta, ta có phải là người hoàn hảo hay không ? Hay là trong tâm ta mang đầy những sự gian ác, ghen tuông, loại trừ.
Ngày còn bé, mẹ tôi dạy rằng : “Con đừng bao giờ ngậm máu phun người, vì chưa chắc con phun trúng người ta nhưng miệng con bẩn rồi đó !”. Lời của bà hay lắm chứ ! Đừng bao giờ đi hại ai, đừng bao giờ nguyền rủa ai, đừng bao giờ nói xấu ai cả. Mình hại, mình nguyền rủa, mình nói xấu chưa chắc trúng họ nhưng chắc chắn một điều là miệng mình đã bẩn. Thử hỏi khi người khác đau khổ vì mình thì mình có vui, có bình an được hay chăng ?
Hình ảnh cha con ở “giáo xứ lộn xộn” sao mà buồn quá !
Lại thêm một lời cầu nguyện cho cha con ở giáo xứ ấy.
Lại thêm một lời cầu nguyện cho bản thân của mình.
Mình cầu xin sao cho giáo xứ của mình có những con chiên ngoan thật chứ không phải ngoan giả. Những con chiên ngoan giả thì bề ngoài có vẻ rất đạo đức, rất sốt sắng, rất am hiểu Thánh Kinh nhưng bên trong là cả một tấm lòng gian ác, cả một tấm lòng loại trừ người khác.
Cuộc đời thật mong manh, mau qua chóng tàn. Michael Jackson đột ngột qua đời ở cái tuổi 50. Tất cả những tài năng, tất cả những vinh quang của anh giờ đây chìm sâu dưới mộ phần. Có chăng là để lại trong lòng người một tình cảm, một sự tiếc nuối thật.
Một ngày nào đó Cha xứ kia và những người giáo dân nọ và mình cũng sẽ nằm xuống. Có mang theo được cái gì đi xuống mộ phần đâu. Có chăng là để tấm lòng để lại cho cuộc đời.
Mà thật ! Con người khác con vật ở cái chỗ có cái lòng với nhau. Là người, sống không có cái lòng, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện kết án, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện loại trừ nhau thì chán lắm !
Xin cho mỗi khi ta hành xử với người khác thì ta nhớ hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình năm xưa và nhớ nhất là lời của Chúa Giêsu.
Xin cho ta đừng bao giờ lên án, đừng bao giờ kết án, đừng bao giờ loại trừ anh chị em đồng loại ra khỏi cuộc đời ta như ngày xưa kinh sư và Pharisêu từng làm.
Xin cho ta trở thành một kitô hữu đích thực chứ đừng trở thành những Pharisêu thời hiện đại.
Anmai, CSsR