Dan Lee
07-02-2009, 10:22 PM
Chúa nhật XIV Thường niên B
“ Bụt nhà không thiêng”
1. Dân làng Nagiarét ngạc nhiên mà không tin
Trong thời gian rao giảng Tin Mừng ở Galilê, Đức Giêsu hẳn đã có nhiều dịp trở về Nagiarét. Thế nhưng Tin Mừng nhất lãm (Mt 13,54-58; Lc 4,16tt; Mc 6,1-6) đã chỉ ghi lại có một lần viếng thăm này mà thôi, bởi lẽ đối với các ngài, thái độ rẻ rúng của dân làng Nagiarét đối với Đức Giêsu trong lần viếng thăm ấy, đã mang ý nghĩa tiêu biểu cho thái độ chối từ của dân Do Thái mà Người đã phải hứng chịu.
Phần đầu của buổi viếng thăm này rất giống với những gì Maccô kể ra ở 1,21: thiên hạ đều sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Giêsu. Nhưng phần kết thúc của hai bài tường thuật lại khác nhau hoàn toàn. Ở đây, nơi quê quán của Người, những người nghe cảm phục, rồi lại mau chóng thay lòng đổi dạ, không tin Chúa, tiên vàn họ đều là những người cùng làng xóm với Người. M.E. Boismard tự hỏi: Làm sao giải thích sự thay đổi tình hình như vậy? Ông gợi ý: "Có thể là vì thời Đức Giêsu, người Do Thái vốn có một niềm tin khá phổ biến như sau: Đấng Kitô phải có một nguồn gốc siêu phàm huyền nhiệm. Sau này trong buổi đối thoại với một người Do Thái là Tryphon, thánh Giúttinô (khoảng năm 150) sẽ làm vang vọng lại nếm tin này khi kể lại ý kiện sau đây của những học giả Do Thái: "Nếu có người nói rằng Đấng Mêsia đã đến rồi, người ta đâu biết ai. Chỉ khi Ngài tỏ mình ra trong vinh quang, là người ta sẽ nhận ra ngay ngài là Đấng Mêsia" (Dial. 110,1).
Đó đúng là luận điệu của những người làng Nagiarét; mà cũng là luận điệu của cư dân Giêrusalem được Tin Mừng Gioan tường thuật: "Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi, còn Đấng Kitô khi Người đến, thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả", nghĩa là không ai biết rõ nguồn gốc của Người (Ga 7,27). Đối với những dân làng Nagiarét cũng vậy, Đức Giêsu không thể là Đấng Mêsia được, vì người ta biết rõ Người, biết cả tông chi họ hàng của Người nữa" (Jésus, un homme de Nagiareth, Cerf, 1996, trang 84).
- Cụ thể là họ biết rõ nghề nghiệp của Người: "Ông ta không phải là bác thợ mộc sao?" (thời ấy nghề thợ mộc không chỉ chuyên lo về mộc, mà cũng còn lo cả việc xây cất nhà cửa nữa).
- Họ biết rõ bà thân mẫu của Người: "Ông ta không phải là con bà Maria sao?”
- Họ biết bà con họ hàng của Người: "Ông ta không phải là anh em của các ông Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con cùng xóm với chúng ta sao?”.
Thế nên, làm sao mà họ nhận biết được Người là vị ngôn sứ, Đấng được Thiên Chúa sai đến để nói nhân danh Chúa? Họ ‘hoàn toàn vấp ngã’ (sát nghĩa là bị xì-căng-đan) vì Người”. Đức Giêsu người đồng hương của họ, mà trước đây họ lấy làm vui sướng đón tiếp, thì giờ đây lại trở nên một chướng ngại vật khiến họ vấp ngã.
2. Đức Giêsu “ngạc nhiên" vì họ cứng lòng tin và đành bó tay.
- Con người mà, các môn đệ đã từng thấy truyền lệnh cho sóng yên bể lặng (Tin Mừng Chúa Nhật 12), xua đuổi quỷ dữ (phép lạ chữa người bị quỷ ám ở Ghêrasa 5,1-20), cho người đàn bà mang bệnh bất trị được khỏi và đem cô gái con ông Giairô ra khỏi giấc ngủ ngàn thu, thì nay bỗng trở thành kẻ bất lực, vô phương, ‘ngạc nhiên’ vì những người đồng hương của mình cứng lòng tin. Maccô chẳng e ngại khi phải viết lời này: "Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó? Không phải là vấn đề thiếu yếu tố tâm lý cần thiết cho sự lành bệnh, mà chính là tại thiếu lòng tin, vì có tin thì "phép lạ" mới có được ý nghĩa đích thực. Nên Đức Giêsu đành phải mượn ý câu ngạn ngữ "Bụt nhà không thiêng" mà kết luận rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”.
- Nhưng không gì có thể ngăn chặn được tính năng động của Lời. Thái độ chối từ của người làng Nagiarét, cũng như sự ngạc nhiên thúc thủ của Đức Giêsu, đều đã loan báo tấn bi kịch về cuộc khổ nạn và sự thất bại tỏ tường của Thập giá; mà còn mở ra việc Đức Giêsu khai trương đi rao giảng cho ‘các làng chung quanh’ loan báo trước chiến thắng phục sinh và công việc truyền giáo cho các dân ngoại.
- Đây là đoạn bản lề phân chia Tin Mừng Maccô thành hai phần rõ rệt.
+ Một giai đoạn đang hoàn thành. Trong suốt giai đoạn này vấn đề nhân tính của Đức Giêsu không ngừng được vang lên như một điệp khúc: "Vậy người này là ai?”.
- Về phía các môn đệ, vấn đề luôn mở ra: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? Các môn đệ đã khởi sự đi vào gia đình đích thực của Đức Giêsu, gia đình của những người thực hành ý muốn của Thiên Chúa (3,31 - 35). Rồi đây sau cơn hốt hoảng của Ngày Thứ Sáu Thánh, các ông sẽ có thể tuyên xưng Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, chết, sống lại là "Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng Rôma nơi Maccô 1 5,39).
Về phía dân làng Nagiarét, vấn đề được khép lại: "ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria sao? Câu hỏi đó đã là điềm báo trước con đường bi thảm của hiện tượng này: thái độ chối từ Chúa.
+ Một giai đoạn mới đang mở ra. Giai đoạn đó sẽ đưa ta đi từ việc tham gia công việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai (Tin Mừng Chúa nhật tới) để rồi cùng tuyên xưng lòng tin với Phêrô (8,26).
BÀI ĐỌC THÊM.
1) “Đức Giêsu đối mặt với thái độ không tin”
(Cahiers-Evangile, số 1/2 trang 53).
Câu chuyện Đức Giêsu đến Nagiarét (6,1-6) xoay quanh vấn đề không tin và tạo nên bức tranh tương phản với chuyện xảy ra trước đây.
“Đức Giêsu lấy làm lạ vì họ không tin" (6,6). Một sự kiện thật là tương phản với loạt phép lạ xảy ra trước đây, và chứng tỏ rằng để nhận ra được Đức Giêsu có quyền làm cho kẻ chết sống lại, người ta phải có một lòng tin đến thế nào.
Tới Nagiarét, nơi quê quán của Người lúc này Đức Giêsu phải đối mặt với thái độ không tin của con người. "Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó, ngoại trừ đặt tay trên vài bệnh nhân và chữa lành họ”. Việc Người không thể làm được phép lạ ở đây có liên quan tới thái độ không tin của những người trong cuộc chứ không phải do yếu tố tâm lý nơi người bệnh vốn cũng là điều kiện cho người ấy được khỏi. Không có bối cảnh của lòng tin, phép lạ chẳng còn ý nghĩa gì, và sẽ không thể nói đến phép lạ.
Đức Giêsu đã phải sửng sốt vì thái độ không tin này. Ta hãy xem Người đã tỏ thái độ thế nào với các môn đệ khi gặp bão táp: "Sao nhát thế”. Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" (4,40). Người ta không có lòng tin là điều Chúa không hiểu nổi, thì ngược lại, khi thấy một lòng tin mạnh như thế, ngoài Israel, Người tỏ ra rất ngạc nhiên như Matthêu và Luca ghi nhận (Mt 8,10, Lc 7,9) Còn trong trường hợp này, Đức Giêsu đang ở quê nhà, giữa đám bà con họ hàng. Người đã nói với họ rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia đình mình mà thôi" (6,4). Chỉ có mình Máccô, nhấn mạnh và xác định rõ là "giữa đám bà con thân thuộc". Tại Nagiarét, người ta lại thấy có sự phân biệt trong liên hệ "ai là mẹ tôi" đã diễn tả trước đây (3,20-35). Ở đây sự thu hẹp (về liên hệ) còn rõ nét hơn. Bởi lẽ có lần Chúa đã xác định gia đình mới của Người là những ai nghe Lời Chúa, những kẻ mà trong một buổi gặp gỡ trước đây được mô tả là ngồi chung quanh Chúa. Lúc này Đức Giêsu và các môn đệ Người lại giữ khoảng cách với những người đứng ở ngoài, những người không thuận với Người.
Trước đây có lời chép rằng: “Ai nghe Lời Chúa, người ấy là bà con thân thuộc với Tôi" (3,35). Còn ở đây, Người muốn tỏ cho thấy rằng ai tin, người ấy là bà con thân thuộc của Người. Nghe lời Chúa và tin vào Người là hai mặt luôn kết hợp hài hòa và bổ túc lẫn nhau.
2) “Ta biết người ấy quá mà"
(Đức Cha L.Daloz trong "Qui don est-it?", Desclée de Brouwer, trang 37-38).
"Nếu lòng tin tạo khả năng đón nhận ơn cứu độ Chúa mang đến, thì sự thiếu lòng tin dựng lên hàng rào ngăn cản. Ở Nagiarét, Đức Giêsu không thể làm được một phép lạ nào, dù là đang ở tại quê nhà, giữa đám bà con thân thuộc của mình. Ở giữa đám bà con, mà Người phải "lấy làm lạ vì họ không tin”. Đức Giêsu lấy làm lạ. Còn họ khi được nghe lời Người giảng dạy ở hội đường thì "rất đỗi ngạc nhiên”. Đôi bên ngạc nhiên nhau, một thứ không hiểu nhau. Ở đây sự gần gũi với Đức Giêsu lại nên như bức màn che giấu mầu nhiệm về bản thân Người. Người đang có mặt ở đây, rõ ràng là người đồng hương của ta. Người ta biết Người rành rọt: biết nghề nghiệp của Người, biết bà mẹ và các anh chị em của Người. Họ biết tất cả, mà cái cốt yếu thì lại không biết. Bác thợ mộc Giêsu, người Nagiarét đã phải kín đáo lắm, bình dị lắm, phải y hệt như mọi người, "chẳng có dấu hiệu gì đặc biệt. Bởi đâu ông ta được như thế”. Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?". Như vậy, Đức Giêsu đã tỏ ra hoàn toàn là người, hoàn toàn là một người Nagiarét, nên ở quê hương mình, người ta không thể công nhận được rằng ngoài những điều mà tới nay ai nấy vốn đã có thể biết, Người còn có gì hơn nữa. Từ bé đến nay, việc ta quen lui tới với Chúa, với nhiều cách thế để được nghe nói về Người phải chăng đôi khi cũng là bức màn che giấu đi cái cốt yếu? Người môn đệ đích thực của Chúa lúc nào cũng phải mới để có khả năng đón nhận. Người ấy biết rằng Đức Giêsu không chỉ như mình hiểu biết. Người ta không thể đóng khung hạn định được Người. Người luôn vượt khỏi tầm tay của ta và vượt xa điều ta hiểu biết về Người. Ta có hiểu biết Người ở đời này, thì cũng như biết qua tấm gương mù mờ thôi. Khi nói về Đức Giêsu, phải chăng ta hay đưa ra những thông tin về Người, những thông tin có thể tạo ảo tưởng là ta biết đủ rồi mà không mời gọi ta tiến thêm lên, hay là ta cố gắng đi sâu vào sự gặp gỡ với chính bản thân và huyền nhiệm của Người?"
3) "Chỉ có tin với tin"
(G.Bessière, trong "Dieu si proche. Năm B", DDB, trang 120-121).
Thật cũng lạ: Đức Giêsu lấy làm lạ vì những đồng hương của Người lại thiếu lòng tin. Vậy mà những người đồng hương của Người thảy đều là kẻ tin Thiên Chúa, một Thiên Chúa cứng rắn, thảy đều đã từng hội họp với nhau ở hội đường. Họ đều là những kẻ có lòng tin từ đầu đến chân, như tục ngữ nói. Lòng trí họ không một dấu vết do dự hay ngờ vực nào. Họ tôn thờ Chúa là Đấng tạo dựng vạn vật và điều khiển dòng lịch sử. Thời đó, đâu đã có những người vô thần hay những kẻ không tin như ngày nay!.
Họ có lòng tin không? Tất nhiên có. Nhưng lòng tin Đức Giêsu đòi hỏi người ta ở đây, không phải chỉ là lòng tin vào Thiên Chúa, theo kiểu cha truyền con nối, mà chính là tin vào Người bác thợ mộc của làng. Liệu một bác thợ mộc mà người ta biết rõ cha mẹ và tất cả bà con của ông, lại có thể đòi hỏi người ta phải tin vào mình như tin vào Thiên Chúa chăng? Nè, còn hơn thế nữa kìa, lòng tin mà con người ấy muốn, không phải là một mớ những điều phải tin, nhưng là sự đảo lộn cuộc sống: "Ai liều mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Người còn nói: phải đi theo Người, phải cho đi và hiến thân, phải yêu mến cả kẻ thù, phải vác thập giá mình... Nào, chúng ta hãy lật ngửa các con bài (quyết định). Chúng ta đây là những kẻ tin; chúng ta đây "có" (than ôi!) lòng tin, mà có thật là ta đang vạch đường đời ta đi trong niềm tin như Đức Giêsu đã đề ra không? Xin đừng trả lời quá gấp".
Chú giải của Fiches Dominicales
“ Bụt nhà không thiêng”
1. Dân làng Nagiarét ngạc nhiên mà không tin
Trong thời gian rao giảng Tin Mừng ở Galilê, Đức Giêsu hẳn đã có nhiều dịp trở về Nagiarét. Thế nhưng Tin Mừng nhất lãm (Mt 13,54-58; Lc 4,16tt; Mc 6,1-6) đã chỉ ghi lại có một lần viếng thăm này mà thôi, bởi lẽ đối với các ngài, thái độ rẻ rúng của dân làng Nagiarét đối với Đức Giêsu trong lần viếng thăm ấy, đã mang ý nghĩa tiêu biểu cho thái độ chối từ của dân Do Thái mà Người đã phải hứng chịu.
Phần đầu của buổi viếng thăm này rất giống với những gì Maccô kể ra ở 1,21: thiên hạ đều sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Giêsu. Nhưng phần kết thúc của hai bài tường thuật lại khác nhau hoàn toàn. Ở đây, nơi quê quán của Người, những người nghe cảm phục, rồi lại mau chóng thay lòng đổi dạ, không tin Chúa, tiên vàn họ đều là những người cùng làng xóm với Người. M.E. Boismard tự hỏi: Làm sao giải thích sự thay đổi tình hình như vậy? Ông gợi ý: "Có thể là vì thời Đức Giêsu, người Do Thái vốn có một niềm tin khá phổ biến như sau: Đấng Kitô phải có một nguồn gốc siêu phàm huyền nhiệm. Sau này trong buổi đối thoại với một người Do Thái là Tryphon, thánh Giúttinô (khoảng năm 150) sẽ làm vang vọng lại nếm tin này khi kể lại ý kiện sau đây của những học giả Do Thái: "Nếu có người nói rằng Đấng Mêsia đã đến rồi, người ta đâu biết ai. Chỉ khi Ngài tỏ mình ra trong vinh quang, là người ta sẽ nhận ra ngay ngài là Đấng Mêsia" (Dial. 110,1).
Đó đúng là luận điệu của những người làng Nagiarét; mà cũng là luận điệu của cư dân Giêrusalem được Tin Mừng Gioan tường thuật: "Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi, còn Đấng Kitô khi Người đến, thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả", nghĩa là không ai biết rõ nguồn gốc của Người (Ga 7,27). Đối với những dân làng Nagiarét cũng vậy, Đức Giêsu không thể là Đấng Mêsia được, vì người ta biết rõ Người, biết cả tông chi họ hàng của Người nữa" (Jésus, un homme de Nagiareth, Cerf, 1996, trang 84).
- Cụ thể là họ biết rõ nghề nghiệp của Người: "Ông ta không phải là bác thợ mộc sao?" (thời ấy nghề thợ mộc không chỉ chuyên lo về mộc, mà cũng còn lo cả việc xây cất nhà cửa nữa).
- Họ biết rõ bà thân mẫu của Người: "Ông ta không phải là con bà Maria sao?”
- Họ biết bà con họ hàng của Người: "Ông ta không phải là anh em của các ông Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con cùng xóm với chúng ta sao?”.
Thế nên, làm sao mà họ nhận biết được Người là vị ngôn sứ, Đấng được Thiên Chúa sai đến để nói nhân danh Chúa? Họ ‘hoàn toàn vấp ngã’ (sát nghĩa là bị xì-căng-đan) vì Người”. Đức Giêsu người đồng hương của họ, mà trước đây họ lấy làm vui sướng đón tiếp, thì giờ đây lại trở nên một chướng ngại vật khiến họ vấp ngã.
2. Đức Giêsu “ngạc nhiên" vì họ cứng lòng tin và đành bó tay.
- Con người mà, các môn đệ đã từng thấy truyền lệnh cho sóng yên bể lặng (Tin Mừng Chúa Nhật 12), xua đuổi quỷ dữ (phép lạ chữa người bị quỷ ám ở Ghêrasa 5,1-20), cho người đàn bà mang bệnh bất trị được khỏi và đem cô gái con ông Giairô ra khỏi giấc ngủ ngàn thu, thì nay bỗng trở thành kẻ bất lực, vô phương, ‘ngạc nhiên’ vì những người đồng hương của mình cứng lòng tin. Maccô chẳng e ngại khi phải viết lời này: "Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó? Không phải là vấn đề thiếu yếu tố tâm lý cần thiết cho sự lành bệnh, mà chính là tại thiếu lòng tin, vì có tin thì "phép lạ" mới có được ý nghĩa đích thực. Nên Đức Giêsu đành phải mượn ý câu ngạn ngữ "Bụt nhà không thiêng" mà kết luận rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”.
- Nhưng không gì có thể ngăn chặn được tính năng động của Lời. Thái độ chối từ của người làng Nagiarét, cũng như sự ngạc nhiên thúc thủ của Đức Giêsu, đều đã loan báo tấn bi kịch về cuộc khổ nạn và sự thất bại tỏ tường của Thập giá; mà còn mở ra việc Đức Giêsu khai trương đi rao giảng cho ‘các làng chung quanh’ loan báo trước chiến thắng phục sinh và công việc truyền giáo cho các dân ngoại.
- Đây là đoạn bản lề phân chia Tin Mừng Maccô thành hai phần rõ rệt.
+ Một giai đoạn đang hoàn thành. Trong suốt giai đoạn này vấn đề nhân tính của Đức Giêsu không ngừng được vang lên như một điệp khúc: "Vậy người này là ai?”.
- Về phía các môn đệ, vấn đề luôn mở ra: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? Các môn đệ đã khởi sự đi vào gia đình đích thực của Đức Giêsu, gia đình của những người thực hành ý muốn của Thiên Chúa (3,31 - 35). Rồi đây sau cơn hốt hoảng của Ngày Thứ Sáu Thánh, các ông sẽ có thể tuyên xưng Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, chết, sống lại là "Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng Rôma nơi Maccô 1 5,39).
Về phía dân làng Nagiarét, vấn đề được khép lại: "ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria sao? Câu hỏi đó đã là điềm báo trước con đường bi thảm của hiện tượng này: thái độ chối từ Chúa.
+ Một giai đoạn mới đang mở ra. Giai đoạn đó sẽ đưa ta đi từ việc tham gia công việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai (Tin Mừng Chúa nhật tới) để rồi cùng tuyên xưng lòng tin với Phêrô (8,26).
BÀI ĐỌC THÊM.
1) “Đức Giêsu đối mặt với thái độ không tin”
(Cahiers-Evangile, số 1/2 trang 53).
Câu chuyện Đức Giêsu đến Nagiarét (6,1-6) xoay quanh vấn đề không tin và tạo nên bức tranh tương phản với chuyện xảy ra trước đây.
“Đức Giêsu lấy làm lạ vì họ không tin" (6,6). Một sự kiện thật là tương phản với loạt phép lạ xảy ra trước đây, và chứng tỏ rằng để nhận ra được Đức Giêsu có quyền làm cho kẻ chết sống lại, người ta phải có một lòng tin đến thế nào.
Tới Nagiarét, nơi quê quán của Người lúc này Đức Giêsu phải đối mặt với thái độ không tin của con người. "Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó, ngoại trừ đặt tay trên vài bệnh nhân và chữa lành họ”. Việc Người không thể làm được phép lạ ở đây có liên quan tới thái độ không tin của những người trong cuộc chứ không phải do yếu tố tâm lý nơi người bệnh vốn cũng là điều kiện cho người ấy được khỏi. Không có bối cảnh của lòng tin, phép lạ chẳng còn ý nghĩa gì, và sẽ không thể nói đến phép lạ.
Đức Giêsu đã phải sửng sốt vì thái độ không tin này. Ta hãy xem Người đã tỏ thái độ thế nào với các môn đệ khi gặp bão táp: "Sao nhát thế”. Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" (4,40). Người ta không có lòng tin là điều Chúa không hiểu nổi, thì ngược lại, khi thấy một lòng tin mạnh như thế, ngoài Israel, Người tỏ ra rất ngạc nhiên như Matthêu và Luca ghi nhận (Mt 8,10, Lc 7,9) Còn trong trường hợp này, Đức Giêsu đang ở quê nhà, giữa đám bà con họ hàng. Người đã nói với họ rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia đình mình mà thôi" (6,4). Chỉ có mình Máccô, nhấn mạnh và xác định rõ là "giữa đám bà con thân thuộc". Tại Nagiarét, người ta lại thấy có sự phân biệt trong liên hệ "ai là mẹ tôi" đã diễn tả trước đây (3,20-35). Ở đây sự thu hẹp (về liên hệ) còn rõ nét hơn. Bởi lẽ có lần Chúa đã xác định gia đình mới của Người là những ai nghe Lời Chúa, những kẻ mà trong một buổi gặp gỡ trước đây được mô tả là ngồi chung quanh Chúa. Lúc này Đức Giêsu và các môn đệ Người lại giữ khoảng cách với những người đứng ở ngoài, những người không thuận với Người.
Trước đây có lời chép rằng: “Ai nghe Lời Chúa, người ấy là bà con thân thuộc với Tôi" (3,35). Còn ở đây, Người muốn tỏ cho thấy rằng ai tin, người ấy là bà con thân thuộc của Người. Nghe lời Chúa và tin vào Người là hai mặt luôn kết hợp hài hòa và bổ túc lẫn nhau.
2) “Ta biết người ấy quá mà"
(Đức Cha L.Daloz trong "Qui don est-it?", Desclée de Brouwer, trang 37-38).
"Nếu lòng tin tạo khả năng đón nhận ơn cứu độ Chúa mang đến, thì sự thiếu lòng tin dựng lên hàng rào ngăn cản. Ở Nagiarét, Đức Giêsu không thể làm được một phép lạ nào, dù là đang ở tại quê nhà, giữa đám bà con thân thuộc của mình. Ở giữa đám bà con, mà Người phải "lấy làm lạ vì họ không tin”. Đức Giêsu lấy làm lạ. Còn họ khi được nghe lời Người giảng dạy ở hội đường thì "rất đỗi ngạc nhiên”. Đôi bên ngạc nhiên nhau, một thứ không hiểu nhau. Ở đây sự gần gũi với Đức Giêsu lại nên như bức màn che giấu mầu nhiệm về bản thân Người. Người đang có mặt ở đây, rõ ràng là người đồng hương của ta. Người ta biết Người rành rọt: biết nghề nghiệp của Người, biết bà mẹ và các anh chị em của Người. Họ biết tất cả, mà cái cốt yếu thì lại không biết. Bác thợ mộc Giêsu, người Nagiarét đã phải kín đáo lắm, bình dị lắm, phải y hệt như mọi người, "chẳng có dấu hiệu gì đặc biệt. Bởi đâu ông ta được như thế”. Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?". Như vậy, Đức Giêsu đã tỏ ra hoàn toàn là người, hoàn toàn là một người Nagiarét, nên ở quê hương mình, người ta không thể công nhận được rằng ngoài những điều mà tới nay ai nấy vốn đã có thể biết, Người còn có gì hơn nữa. Từ bé đến nay, việc ta quen lui tới với Chúa, với nhiều cách thế để được nghe nói về Người phải chăng đôi khi cũng là bức màn che giấu đi cái cốt yếu? Người môn đệ đích thực của Chúa lúc nào cũng phải mới để có khả năng đón nhận. Người ấy biết rằng Đức Giêsu không chỉ như mình hiểu biết. Người ta không thể đóng khung hạn định được Người. Người luôn vượt khỏi tầm tay của ta và vượt xa điều ta hiểu biết về Người. Ta có hiểu biết Người ở đời này, thì cũng như biết qua tấm gương mù mờ thôi. Khi nói về Đức Giêsu, phải chăng ta hay đưa ra những thông tin về Người, những thông tin có thể tạo ảo tưởng là ta biết đủ rồi mà không mời gọi ta tiến thêm lên, hay là ta cố gắng đi sâu vào sự gặp gỡ với chính bản thân và huyền nhiệm của Người?"
3) "Chỉ có tin với tin"
(G.Bessière, trong "Dieu si proche. Năm B", DDB, trang 120-121).
Thật cũng lạ: Đức Giêsu lấy làm lạ vì những đồng hương của Người lại thiếu lòng tin. Vậy mà những người đồng hương của Người thảy đều là kẻ tin Thiên Chúa, một Thiên Chúa cứng rắn, thảy đều đã từng hội họp với nhau ở hội đường. Họ đều là những kẻ có lòng tin từ đầu đến chân, như tục ngữ nói. Lòng trí họ không một dấu vết do dự hay ngờ vực nào. Họ tôn thờ Chúa là Đấng tạo dựng vạn vật và điều khiển dòng lịch sử. Thời đó, đâu đã có những người vô thần hay những kẻ không tin như ngày nay!.
Họ có lòng tin không? Tất nhiên có. Nhưng lòng tin Đức Giêsu đòi hỏi người ta ở đây, không phải chỉ là lòng tin vào Thiên Chúa, theo kiểu cha truyền con nối, mà chính là tin vào Người bác thợ mộc của làng. Liệu một bác thợ mộc mà người ta biết rõ cha mẹ và tất cả bà con của ông, lại có thể đòi hỏi người ta phải tin vào mình như tin vào Thiên Chúa chăng? Nè, còn hơn thế nữa kìa, lòng tin mà con người ấy muốn, không phải là một mớ những điều phải tin, nhưng là sự đảo lộn cuộc sống: "Ai liều mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Người còn nói: phải đi theo Người, phải cho đi và hiến thân, phải yêu mến cả kẻ thù, phải vác thập giá mình... Nào, chúng ta hãy lật ngửa các con bài (quyết định). Chúng ta đây là những kẻ tin; chúng ta đây "có" (than ôi!) lòng tin, mà có thật là ta đang vạch đường đời ta đi trong niềm tin như Đức Giêsu đã đề ra không? Xin đừng trả lời quá gấp".
Chú giải của Fiches Dominicales