Dan Lee
07-03-2009, 11:41 PM
BÁC ÁI
Buổi học chiều Chúa nhật 28/6/2009 (14g00-16g00), tôi phụ trách đề tài “Thánh Tổ phụ Đa Minh” và “Thánh nữ Catarina Siêna” tại khoá huấn luyện Tiến cấp của Liên huynh Thánh Hiển (thuộc HĐGP Saigon). Trong giờ thảo luận, tôi được nghe một ý kiến khá thú vị của một học viên :
– Học về thánh Đa Minh, tôi rất tâm đắc với câu nói của ngài : “Tôi không thể học trên những tấm da chết đang khi chung quanh tôi có biết bao nhiêu người đang chết đói”. Ngài nói câu này khi quyết định đem bán tập sách “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” + tập “Thư của thánh Phaolô”, kể cả một cuốn chú giải Kinh Thánh của ngài nữa, để có một số tiền giúp đỡ kẻ nghèo khó. Với cha thánh, bộ sách nêu trên là cả một gia tài quý báu, vậy mà ngài đã sẵn sàng bán đi để làm việc khác có ích lợi thiết thực hơn. Tháng 7 là tháng bác ái của Dòng Đa Minh, tôi đề nghị lớp học chúng ta noi gương thánh Tổ phụ, phát động phong trào bác ái trong các huynh đoàn …”.
Ý kiến của anh bạn quả thật làm tôi rất xúc động. Thực ra thì hàng năm cứ tới tháng 7, chúng ta đều có những hoạt động, những công việc mang tính bác ái. Mà cũng chẳng cứ như vậy, ở các tháng khác hoặc vào những dịp khác trong năm, anh chị em chúng ta vẫn làm bác ái đó chứ. Đó là chưa kể ngoài danh nghĩa là một Giáo dân Đa Minh, chúng ta còn là một Kitô hữu, với tinh thần bác ái Kitô Giáo, chúng ta vẫn thường xuyên hưởng ứng, tham gia vào công tác bác ái của Giáo xứ, Giáo phận, Giáo Hội. Hàng năm, đặc biệt là vào Mùa Chay, chúng ta vẫn thường được Hội Đồng GMVN (thông qua Thư Chung, Thư Mục Vụ), hoặc Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TGP Saigon (thông qua Thư Mục Tử) mời gọi đóng góp lòng hảo tâm vào những công việc từ thiện bác ái.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chúng ta làm công việc này vì thói quen, vì điều luật trong Quy chế Huynh đoàn yêu cầu, hay vì một thúc đẩy nội tâm ? Đặt ra câu hỏi này, tôi chợt giật mình, vì chính bản thân tôi nhiều khi trước tháng 7 thì tâm tâm niệm niệm rằng tháng 7 mình phải làm một việc bác ái nào đó “cho ra trò” (!!!), nhưng đến khi nhìn lên lịch thấy tháng 7 đã qua đi rồi, mới vỗ tay lên trán thật mạnh và thốt thành tiếng : “Chết chưa ! Lại quên nữa rồi. Thôi, để sang năm vậy !”. Cứ thế, ngày lại ngày dần qua, và hình như sang năm cũng lại điệp khúc ấy được lặp lại ! Thế đấy ! Mới chỉ “lên kế hoạch” thôi đã đe hàng tổng (“chưa lên nghè đã đe hàng tổng”) làm “cho ra trò”, rồi năm lần bảy lượt lặp đi lặp lại mà cái “cho ra trò” ấy vẫn chỉ là … ý định ! Ấy là chưa kể nhiều khi đến những điểm để thực hiện công việc bác ái, chưa thấy phục vụ được gì đã đòi hỏi những nơi ấy phải phục vụ mình trước (“đón tiếp đàng hoàng, cơm bưng nước rót”, chẳng hạn). Như vậy thì chẳng hiểu những điểm “nhận” hay những người “cho” mới chính là chủ thể thi hành công tác bác ái ?
Nói rằng tôi đã quên hoặc chưa được nghe “Dụ ngôn người Samari tốt lành” (Lc 10, 29-37) hoặc lời dậy của Đức Kitô “Bố thí cách kín đáo” (Mt 6, 1-4), hẳn nhiên là nói dối, vì tôi đã được nghe và đọc quá nhiều lần. Tôi lại là người có bộ nhớ còn khá tốt. Mà lạ thật đấy, riêng cái chuyện làm “cho ra trò” này chẳng hiểu sao trước giờ “G” thì lòng dặn lòng ghê gớm lắm, đến giờ “G” thì quên béng ngay một cách ngon lành, vừa mới qua giờ “G” lại nhớ ra ngay là mình đã “quên”.
Trường hợp quên độc đáo này, các cụ ta vẫn nói là “quên lấy được”. Chí lý ! Và nhìn lại mình, bỗng thấy tự thẹn. Thẹn quá, “ngộ” ra một điều mình hay quên : Ấy là cái bệnh thích “nổ”, thích khoe khoang (“chưa lên nghè đã đe hàng tổng”), trong khi vẫn luôn miệng nói với anh em “tay trái làm việc thiện thì đừng cho tay phải biết” như lời dậy của Đức Giêsu. Hình như căn bệnh này ngoài xã hội người ta gọi là bệnh phô trương thành tích thì phải. Có lẽ phải gọi là bệnh chạy theo thành tích (hoặc sỗ sàng nhưng chính xác hơn : bệnh “ hám thành tích”, bệnh “háo danh”) mới đúng, vì đã có thành tích đâu mà phô trương ! Chưa hết đâu, cũng nhờ “thẹn” quá, ngồi nhìn vách (diện bích), tôi còn tìm ra được nhiều điều khá lý thú về mình : Trước đây, mình giữ rất đúng Giáo luật “Dâng lễ ngày Chúa nhật, xưng tội trong một năm ít là một lần”. Từ ngày gia nhập gia đình Đa Minh, tuy rằng có năng đi lễ và rước lễ hơn, nhưng hình như mình hành động như vậy chỉ vì sĩ diện (thấy anh em siêng năng quá, mà mình lươi huyền thì thật là kỳ cục !).
Bác ái ư ? Ai chẳng biết bác ái là lòng yêu thương rộng rãi (nói cho văn vẻ là “Tình Yêu bao la”). Nói đến “Ái”, tôi lại liên tưởng đến cách viết Hán Việt : Chữ “Ái” có chữ Tâm ở chính giữa, nếu lấy riêng chữ Tâm ra rồi viết chữ Như lên trên thì là chữ “Thứ” (lòng khoan dung, độ lượng), nhưng nếu để chữ Đao lên trên chữ Tâm thì lại là chữ “Nhẫn” (bền bỉ chịu đựng). Rõ ràng tình yêu, sự tha thứ đều xuất phát từ trái tim. Phải có một động lực mãnh liệt thúc đẩy từ trái tim nhân hậu mới có tình yêu, mới có sự khoan dung tha thứ cho nhau. Mà làm những công tác do động lực này thúc đẩy, thường hay gặp những phản động lực (ngoại tại, nội tại) ngăn cản. Vượt qua được, chắc chắn phải biết Nhẫn nại, bền bỉ chịu đựng (xc “Nhẫn” cùng tác giả - Trang “Các Tác giả” <Thanhlinh.net>) . Vậy, đâu là “10 điều răn của Chúa” ? Đâu là “6 điều răn của Hội Thánh” ? Rồi còn “Thương người có 14 mối” nữa chứ ! Khi thì “vụ thành tích”, lúc thì “vì Giáo luật”, nay lại “bởi sĩ diện” ; thế thì khi nào tôi mới thực sự chủ động, thực sự hành động bởi động lực nội tâm, bởi chính cái nỗi khao khát giúp đỡ người nghèo khó, già yếu, bệnh tật, như thánh Tổ phụ?
Sống bác ái vị tha chính là tiêu chí bao trùm mọi hoạt động của Kitô giáo, bởi chính Kitô giáo đã từng được công nhận là ĐẠO BÁC ÁI, ĐẠO YÊU THƯƠNG trên dải đất hình cong chữ S, bởi chính cộng đồng dân tộc Việt Nam – một cộng đồng sống chan hòa yêu thương trong tình hiệp thông huynh đệ (“tứ hải giai huynh đệ”), không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo. Rõ ràng làm công tác bác ái cũng chính là làm công tác tông đồ. “Công cuộc bác ái dấu hiệu của việc tông đồ. Mọi hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ đức ái. Nhưng một vài công việc tự bản chất của chúng có thể biểu lộ tình yêu cách sống động. Chúa Kitô đã muốn những việc đó là dấu chỉ của sứ mệnh cứu độ (Mt 11,4-5)” (SL. TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN, số 8)
Công tác Tông đồ Bác ái là một trong bốn trụ cột của Tinh thần Dòng Đa Minh (Cầu nguyện – Hiệp thông huynh đệ – Học hỏi – Tông đồ bác ái). Vì thế, nhân cơ hội có một học viên đưa ra ý kiến trong giờ thảo luận (như nêu trên), tôi liền gửi tới anh em một bài viết về công tác Tông đồ bác ái (trong tập TLHT Tiến cấp của tôi). Nay tiện thể, xin đính kèm bài viết này :
TÔNG ĐỒ :
Tông đồ là những môn đệ chính thống, những học trò chính cống (Tông : Dòng dõi – “Chim có tổ, người có tông” , “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” ; Đồ : Học trò, môn đệ). Ở đây hiểu là môn đệ chính tông của Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ Tông đồ là cùng với Dòng kiện toàn nhiệm vụ nền tảng của bản thân cũng như của anh em khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy (Ngôn sứ, Tư tế, Vương giả), góp phần vào sứ vụ chung của Giáo Hội : Loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân và lo cứu rỗi các linh hồn. Nói khác hơn, người Giáo dân Đa Minh được mời gọi góp phần vào sứ vụ chung của Giáo Hội là “Loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân” (“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" – Mt 28, 19).
Sách “Giải thích Luật Riêng”, điều 29, viết : “Chúng ta không phải chỉ là một đoàn thể đạo đức, đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ mà thôi, nhưng còn là một cộng đoàn tham gia vào việc hoạt động truyền giáo của Hội Thánh theo tinh thần Dòng Đa Minh”. Vì thế, là phần tử trong Gia đình Đa Minh, mỗi đoàn viên phải hoàn thành nhiệm vụ người được sai đi rao giảng Lời Chúa (Ngôn sứ), sẵn sàng hiến trọn cuộc đời của mình làm của lễ dâng (Tư tế), và thi hành sứ vụ trong tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ trần thế, sống Lời Chúa và phục vụ tha nhân trong tình bác ái, yêu thương (Vương giả).
Như vậy, sứ vụ của Giáo Hội cũng là sứ vụ của mỗi Dòng tu, mỗi đoàn thể, của từng cá nhân Kitô hữu, cách riêng sứ vụ của Dòng cũng là sứ vụ của mỗi đoàn viên Đa Minh. Để thi hành sứ vụ tông đồ, cần phải thực hiện công tác tông đồ bác ái ngay từ gia đình.
I.- TẠI GIA ĐÌNH :
Gia đình là xã hội thu nhỏ, là Giáo Hội tại gia, là môi trường giúp người Kitô hữu nên thánh. Gia đình chính là nơi đầu tiên chúng ta làm việc tông đồ. Bậc làm cha mẹ là làm gương sáng cho con cái và giáo dục chúng có một đời sống đức tin vững vàng và một đức ái cao cả. Muốn được vậy, cha mẹ phải tự huấn luyện mình bằng cách trau giồi kiến thức về nhân bản, về đức ái Kitô giáo, đồng thời trau giồi kiến thức về tâm sinh lý, về xã hội, về môi trường sống và hoạt động của con cái.
Chính cuộc sống hằng ngày trong gia đình làm nên kinh nghiệm đầu tiên về Giáo Hội nhờ những tương giao tốt đẹp của các thành viên. Một gia đình đạo đức, sống chung thuỷ, hạnh phúc, mọi thành viên hoà thuận, yêu thương nhau là mảnh đất tốt để gieo mầm và nuôi dưỡng đức tin. Tóm lại, để thực thi được sứ vụ tông đồ nơi gia đình, chúng ta phải chú tâm vun trồng đời sống thánh thiện trong gia đình theo gương Thánh Gia thất, để nêu cao chứng tá Tin Mừng trong chính gia đình của mình. Đồng thời với việc xác định được gia đình là Giáo Hội thu nhỏ, Giáo Hội tại gia, chúng ta còn phải có bổn phận đặt gia đình vào môi trường xã hội, gắn kết chặt chẽ mối tương quan tôn giáo + xã hội.
II.- TẠI HUYNH ĐOÀN :
Huynh đoàn là một cộng đoàn bác ái, nơi đó mỗi thành viên thể hiện tinh thần hiệp thông huynh đệ bằng cách sống chan hoà yêu thương với nhau, tích cực xây dựng tình đoàn kết, đặc biệt quan tâm đến anh chị em gặp hoàn cảnh khó khăn, sẻ chia và giúp đỡ nhau về cả vật chất lẫn tinh thần. Ngay từ môi trường Huynh đoàn, phải làm sao để mọi người thấy được chúng ta là những môn đệ chính tông của Đức Giêsu Kitô (“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau" – Ga 13, 34-3).
Sống trong cộng đoàn yêu thương như vậy, cũng tức là phải thể hiện được tinh thần “cùng sống, cùng thảo luận, bàn bạc trong tinh thần đồng trách nhiệm, để cùng nhau thi hành sứ vụ tông đồ cách hiệu quả”.
III.- TẠI GIÁO XỨ :
Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận là nơi người Kitô hữu – cách riêng, người giáo dân Đa Minh – nhận ra sự hiện diện của Giáo Hội trong nhiệm thể Đức Kitô. Đó cũng chính là môi trường thuận lợi để thi hành sứ vụ tông đồ một cách cụ thể và hữu hiệu. Giáo Luật số 209 ấn định : “Mọi tín hữu buộc phải luôn duy trì sự hiệp thông với Hội Thánh, kể cả trong đường lối hành động. Họ phải chuyên cần chu toàn mọi trách nhiệm đối với Hội Thánh toàn cầu cũng như đối với Hội Thánh địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo luật.”
Vì Giáo xứ chính là Giáo hội địa phương, nên giáo xứ nào cũng có rất nhiều công tác tông đồ bác ái cần sự đóng góp tích cực của người giáo dân. Nói cách khác, tất cả mọi hoạt động, sinh hoạt của giáo xứ đều nằm trong sứ vụ chung của Giáo Hội : Truyền Giáo. Như vậy, là một thành phần trong cộng đoàn giáo xứ, Huynh đoàn cần phải cộng tác mật thiết với các vị chủ chăn, các linh mục, tu sĩ, với Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và mọi thành phần dân Chúa, để cùng nhau xây dựng và phát triển giáo xứ về mọi mặt. Nhằm góp phần vào sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội toàn cầu, người giáo dân Đa Minh cần thể hiện đúng tinh thần Dòng bằng cách tích cực, hăng say tham gia vào những nghi thức phụng vụ, huấn giáo, tông đồ, xã hội, hôn nhân, gia đình … , đặc biệt là những hoạt động thể hiện tình bác ái Kitô giáo trong lãnh vực xã hội như : giúp đỡ người nghèo khó, tàn tật, đau yếu, cô nhi quả phụ, những trẻ em khuyết tật, thất học … ; nhất là quan tâm giúp đỡ những người đang vướng vào những tệ nạn xã hội.
III.- TRONG XÃ HỘI :
Trong Sắc lệnh Giáo Dục Kitô Giáo, ĐTC Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh “Giáo Hội là xã hội trần gian” (SL/GDKTG, 3). Điều đó chứng tỏ rằng Giáo Hội và xã hội có một mối tương quan mật thiết, không thể có một Giáo Hội tách rời khỏi môi trường xã hội, cũng như không thể có một xã hội loại trừ ảnh hưởng tôn giáo. Vì thế, người Kitô hữu sống trong lòng Giáo Hội và giữa môi trường xã hội, cùng lúc có 2 trách vụ : một mặt phải chu toàn bổn phận công dân Nước Trời, và mặt khác, làm tròn bổn phận công dân nước trần thế.
Xã hội tính là một đặc trưng tiêu biểu của con người. Con người sống trong xã hội phải được cổ võ, vun bồi tình liên đới, làm cho con người sống với nhau có trách nhiệm và cộng đồng trách nhiệm – từng cá nhân có trách nhiệm với xã hội và ngược lại – để xây dựng một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn trong một xã hội lành mạnh, văn minh và hoà bình. Quy chế HĐGDĐM/VN (số 33.2) ấn định : “Anh chị em hãy mạnh dạn bênh vực phẩm giá con người, chống lại những tiêu cực và quan tâm đến những vấn đề xã hội …”. Chính vì thế, ngay trong môi trường xã hội, người giáo dân chu toàn sứ mệnh này của Hội Thánh nơi trần thế bằng đời sống hoà hợp đức tin, bằng đời sống lương thiện trong công việc, bằng tinh thần bác ái huynh đệ và bằng việc sống ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong xã hội để làm chứng tá Tin Mừng cho mọi người, ở mọi nơi, trong mọi lúc.
KẾT LUẬN :
Tóm lại, “Giáo dân thực sự thi hành việc tông đồ bằng công việc của mình để rao giảng Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn hảo hóa những việc thuộc phạm vi trần thế, sao cho công việc của họ thuộc lãnh vực này làm chứng tỏ tường về Chúa Kitô và góp phần vào việc cứu độ nhân loại. Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (SL. TĐGD, số 2)
Trong “Thông điệp về Đại Kết” (Ut Unum Sint), ĐTC Gioan Phaolô II viết : “Hôm trước ngày hiến tế trên thánh giá, Đức Giêsu đã cầu xin cùng Chúa Cha cho các môn đệ, và cho hết thảy những ai tin vào Người, được nên một, một sự hiệp thông sống động. Từ đó, không chỉ nảy sinh bổn phận, mà còn là trách nhiệm nữa, trước Thiên Chúa và theo kế hoạch của Thiên Chúa, đối với những ai nhờ bí tích Thánh Tẩy trở nên thân thể Đức Kitô, thân thể trong đó sự hoà giải và hiệp thông phải được thực hiện trọn vẹn” (“Thông điệp về Đại Kết”, 6). Bổn phận và trách nhiệm đó phải chăng chính là sứ vụ tông đồ (Giảng thuyết Lời Chúa và cứu rỗi các linh hồn)mà Giáo Hội và Dòng đã trao phó cho chúng ta – những người Giáo dân Đa Minh ? Như vậy, “Là phần tử của Dòng, mỗi người chúng ta cũng phải trở nên một Đa Minh, một con người được Chúa chuẩn bị, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người, để trở nên một tông đồ của Chúa. Sứ vụ của Thánh Đa Minh cũng là sứ vụ của mọi người Đa Minh, sứ vụ làm nên ý nghĩa của cả cuộc đời chúng ta, Mỗi người bất kể trình độ, hoàn cảnh, tuổi tác... đều có thể làm tông đồ một cách tích cực”(“Giải thích Luật Riêng”, điều 35).
JM. Lam Thy ĐVD, OP.
Buổi học chiều Chúa nhật 28/6/2009 (14g00-16g00), tôi phụ trách đề tài “Thánh Tổ phụ Đa Minh” và “Thánh nữ Catarina Siêna” tại khoá huấn luyện Tiến cấp của Liên huynh Thánh Hiển (thuộc HĐGP Saigon). Trong giờ thảo luận, tôi được nghe một ý kiến khá thú vị của một học viên :
– Học về thánh Đa Minh, tôi rất tâm đắc với câu nói của ngài : “Tôi không thể học trên những tấm da chết đang khi chung quanh tôi có biết bao nhiêu người đang chết đói”. Ngài nói câu này khi quyết định đem bán tập sách “Tin Mừng theo thánh Mátthêu” + tập “Thư của thánh Phaolô”, kể cả một cuốn chú giải Kinh Thánh của ngài nữa, để có một số tiền giúp đỡ kẻ nghèo khó. Với cha thánh, bộ sách nêu trên là cả một gia tài quý báu, vậy mà ngài đã sẵn sàng bán đi để làm việc khác có ích lợi thiết thực hơn. Tháng 7 là tháng bác ái của Dòng Đa Minh, tôi đề nghị lớp học chúng ta noi gương thánh Tổ phụ, phát động phong trào bác ái trong các huynh đoàn …”.
Ý kiến của anh bạn quả thật làm tôi rất xúc động. Thực ra thì hàng năm cứ tới tháng 7, chúng ta đều có những hoạt động, những công việc mang tính bác ái. Mà cũng chẳng cứ như vậy, ở các tháng khác hoặc vào những dịp khác trong năm, anh chị em chúng ta vẫn làm bác ái đó chứ. Đó là chưa kể ngoài danh nghĩa là một Giáo dân Đa Minh, chúng ta còn là một Kitô hữu, với tinh thần bác ái Kitô Giáo, chúng ta vẫn thường xuyên hưởng ứng, tham gia vào công tác bác ái của Giáo xứ, Giáo phận, Giáo Hội. Hàng năm, đặc biệt là vào Mùa Chay, chúng ta vẫn thường được Hội Đồng GMVN (thông qua Thư Chung, Thư Mục Vụ), hoặc Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TGP Saigon (thông qua Thư Mục Tử) mời gọi đóng góp lòng hảo tâm vào những công việc từ thiện bác ái.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chúng ta làm công việc này vì thói quen, vì điều luật trong Quy chế Huynh đoàn yêu cầu, hay vì một thúc đẩy nội tâm ? Đặt ra câu hỏi này, tôi chợt giật mình, vì chính bản thân tôi nhiều khi trước tháng 7 thì tâm tâm niệm niệm rằng tháng 7 mình phải làm một việc bác ái nào đó “cho ra trò” (!!!), nhưng đến khi nhìn lên lịch thấy tháng 7 đã qua đi rồi, mới vỗ tay lên trán thật mạnh và thốt thành tiếng : “Chết chưa ! Lại quên nữa rồi. Thôi, để sang năm vậy !”. Cứ thế, ngày lại ngày dần qua, và hình như sang năm cũng lại điệp khúc ấy được lặp lại ! Thế đấy ! Mới chỉ “lên kế hoạch” thôi đã đe hàng tổng (“chưa lên nghè đã đe hàng tổng”) làm “cho ra trò”, rồi năm lần bảy lượt lặp đi lặp lại mà cái “cho ra trò” ấy vẫn chỉ là … ý định ! Ấy là chưa kể nhiều khi đến những điểm để thực hiện công việc bác ái, chưa thấy phục vụ được gì đã đòi hỏi những nơi ấy phải phục vụ mình trước (“đón tiếp đàng hoàng, cơm bưng nước rót”, chẳng hạn). Như vậy thì chẳng hiểu những điểm “nhận” hay những người “cho” mới chính là chủ thể thi hành công tác bác ái ?
Nói rằng tôi đã quên hoặc chưa được nghe “Dụ ngôn người Samari tốt lành” (Lc 10, 29-37) hoặc lời dậy của Đức Kitô “Bố thí cách kín đáo” (Mt 6, 1-4), hẳn nhiên là nói dối, vì tôi đã được nghe và đọc quá nhiều lần. Tôi lại là người có bộ nhớ còn khá tốt. Mà lạ thật đấy, riêng cái chuyện làm “cho ra trò” này chẳng hiểu sao trước giờ “G” thì lòng dặn lòng ghê gớm lắm, đến giờ “G” thì quên béng ngay một cách ngon lành, vừa mới qua giờ “G” lại nhớ ra ngay là mình đã “quên”.
Trường hợp quên độc đáo này, các cụ ta vẫn nói là “quên lấy được”. Chí lý ! Và nhìn lại mình, bỗng thấy tự thẹn. Thẹn quá, “ngộ” ra một điều mình hay quên : Ấy là cái bệnh thích “nổ”, thích khoe khoang (“chưa lên nghè đã đe hàng tổng”), trong khi vẫn luôn miệng nói với anh em “tay trái làm việc thiện thì đừng cho tay phải biết” như lời dậy của Đức Giêsu. Hình như căn bệnh này ngoài xã hội người ta gọi là bệnh phô trương thành tích thì phải. Có lẽ phải gọi là bệnh chạy theo thành tích (hoặc sỗ sàng nhưng chính xác hơn : bệnh “ hám thành tích”, bệnh “háo danh”) mới đúng, vì đã có thành tích đâu mà phô trương ! Chưa hết đâu, cũng nhờ “thẹn” quá, ngồi nhìn vách (diện bích), tôi còn tìm ra được nhiều điều khá lý thú về mình : Trước đây, mình giữ rất đúng Giáo luật “Dâng lễ ngày Chúa nhật, xưng tội trong một năm ít là một lần”. Từ ngày gia nhập gia đình Đa Minh, tuy rằng có năng đi lễ và rước lễ hơn, nhưng hình như mình hành động như vậy chỉ vì sĩ diện (thấy anh em siêng năng quá, mà mình lươi huyền thì thật là kỳ cục !).
Bác ái ư ? Ai chẳng biết bác ái là lòng yêu thương rộng rãi (nói cho văn vẻ là “Tình Yêu bao la”). Nói đến “Ái”, tôi lại liên tưởng đến cách viết Hán Việt : Chữ “Ái” có chữ Tâm ở chính giữa, nếu lấy riêng chữ Tâm ra rồi viết chữ Như lên trên thì là chữ “Thứ” (lòng khoan dung, độ lượng), nhưng nếu để chữ Đao lên trên chữ Tâm thì lại là chữ “Nhẫn” (bền bỉ chịu đựng). Rõ ràng tình yêu, sự tha thứ đều xuất phát từ trái tim. Phải có một động lực mãnh liệt thúc đẩy từ trái tim nhân hậu mới có tình yêu, mới có sự khoan dung tha thứ cho nhau. Mà làm những công tác do động lực này thúc đẩy, thường hay gặp những phản động lực (ngoại tại, nội tại) ngăn cản. Vượt qua được, chắc chắn phải biết Nhẫn nại, bền bỉ chịu đựng (xc “Nhẫn” cùng tác giả - Trang “Các Tác giả” <Thanhlinh.net>) . Vậy, đâu là “10 điều răn của Chúa” ? Đâu là “6 điều răn của Hội Thánh” ? Rồi còn “Thương người có 14 mối” nữa chứ ! Khi thì “vụ thành tích”, lúc thì “vì Giáo luật”, nay lại “bởi sĩ diện” ; thế thì khi nào tôi mới thực sự chủ động, thực sự hành động bởi động lực nội tâm, bởi chính cái nỗi khao khát giúp đỡ người nghèo khó, già yếu, bệnh tật, như thánh Tổ phụ?
Sống bác ái vị tha chính là tiêu chí bao trùm mọi hoạt động của Kitô giáo, bởi chính Kitô giáo đã từng được công nhận là ĐẠO BÁC ÁI, ĐẠO YÊU THƯƠNG trên dải đất hình cong chữ S, bởi chính cộng đồng dân tộc Việt Nam – một cộng đồng sống chan hòa yêu thương trong tình hiệp thông huynh đệ (“tứ hải giai huynh đệ”), không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo. Rõ ràng làm công tác bác ái cũng chính là làm công tác tông đồ. “Công cuộc bác ái dấu hiệu của việc tông đồ. Mọi hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ đức ái. Nhưng một vài công việc tự bản chất của chúng có thể biểu lộ tình yêu cách sống động. Chúa Kitô đã muốn những việc đó là dấu chỉ của sứ mệnh cứu độ (Mt 11,4-5)” (SL. TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN, số 8)
Công tác Tông đồ Bác ái là một trong bốn trụ cột của Tinh thần Dòng Đa Minh (Cầu nguyện – Hiệp thông huynh đệ – Học hỏi – Tông đồ bác ái). Vì thế, nhân cơ hội có một học viên đưa ra ý kiến trong giờ thảo luận (như nêu trên), tôi liền gửi tới anh em một bài viết về công tác Tông đồ bác ái (trong tập TLHT Tiến cấp của tôi). Nay tiện thể, xin đính kèm bài viết này :
TÔNG ĐỒ :
Tông đồ là những môn đệ chính thống, những học trò chính cống (Tông : Dòng dõi – “Chim có tổ, người có tông” , “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” ; Đồ : Học trò, môn đệ). Ở đây hiểu là môn đệ chính tông của Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ Tông đồ là cùng với Dòng kiện toàn nhiệm vụ nền tảng của bản thân cũng như của anh em khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy (Ngôn sứ, Tư tế, Vương giả), góp phần vào sứ vụ chung của Giáo Hội : Loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân và lo cứu rỗi các linh hồn. Nói khác hơn, người Giáo dân Đa Minh được mời gọi góp phần vào sứ vụ chung của Giáo Hội là “Loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân” (“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" – Mt 28, 19).
Sách “Giải thích Luật Riêng”, điều 29, viết : “Chúng ta không phải chỉ là một đoàn thể đạo đức, đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ mà thôi, nhưng còn là một cộng đoàn tham gia vào việc hoạt động truyền giáo của Hội Thánh theo tinh thần Dòng Đa Minh”. Vì thế, là phần tử trong Gia đình Đa Minh, mỗi đoàn viên phải hoàn thành nhiệm vụ người được sai đi rao giảng Lời Chúa (Ngôn sứ), sẵn sàng hiến trọn cuộc đời của mình làm của lễ dâng (Tư tế), và thi hành sứ vụ trong tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ trần thế, sống Lời Chúa và phục vụ tha nhân trong tình bác ái, yêu thương (Vương giả).
Như vậy, sứ vụ của Giáo Hội cũng là sứ vụ của mỗi Dòng tu, mỗi đoàn thể, của từng cá nhân Kitô hữu, cách riêng sứ vụ của Dòng cũng là sứ vụ của mỗi đoàn viên Đa Minh. Để thi hành sứ vụ tông đồ, cần phải thực hiện công tác tông đồ bác ái ngay từ gia đình.
I.- TẠI GIA ĐÌNH :
Gia đình là xã hội thu nhỏ, là Giáo Hội tại gia, là môi trường giúp người Kitô hữu nên thánh. Gia đình chính là nơi đầu tiên chúng ta làm việc tông đồ. Bậc làm cha mẹ là làm gương sáng cho con cái và giáo dục chúng có một đời sống đức tin vững vàng và một đức ái cao cả. Muốn được vậy, cha mẹ phải tự huấn luyện mình bằng cách trau giồi kiến thức về nhân bản, về đức ái Kitô giáo, đồng thời trau giồi kiến thức về tâm sinh lý, về xã hội, về môi trường sống và hoạt động của con cái.
Chính cuộc sống hằng ngày trong gia đình làm nên kinh nghiệm đầu tiên về Giáo Hội nhờ những tương giao tốt đẹp của các thành viên. Một gia đình đạo đức, sống chung thuỷ, hạnh phúc, mọi thành viên hoà thuận, yêu thương nhau là mảnh đất tốt để gieo mầm và nuôi dưỡng đức tin. Tóm lại, để thực thi được sứ vụ tông đồ nơi gia đình, chúng ta phải chú tâm vun trồng đời sống thánh thiện trong gia đình theo gương Thánh Gia thất, để nêu cao chứng tá Tin Mừng trong chính gia đình của mình. Đồng thời với việc xác định được gia đình là Giáo Hội thu nhỏ, Giáo Hội tại gia, chúng ta còn phải có bổn phận đặt gia đình vào môi trường xã hội, gắn kết chặt chẽ mối tương quan tôn giáo + xã hội.
II.- TẠI HUYNH ĐOÀN :
Huynh đoàn là một cộng đoàn bác ái, nơi đó mỗi thành viên thể hiện tinh thần hiệp thông huynh đệ bằng cách sống chan hoà yêu thương với nhau, tích cực xây dựng tình đoàn kết, đặc biệt quan tâm đến anh chị em gặp hoàn cảnh khó khăn, sẻ chia và giúp đỡ nhau về cả vật chất lẫn tinh thần. Ngay từ môi trường Huynh đoàn, phải làm sao để mọi người thấy được chúng ta là những môn đệ chính tông của Đức Giêsu Kitô (“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau" – Ga 13, 34-3).
Sống trong cộng đoàn yêu thương như vậy, cũng tức là phải thể hiện được tinh thần “cùng sống, cùng thảo luận, bàn bạc trong tinh thần đồng trách nhiệm, để cùng nhau thi hành sứ vụ tông đồ cách hiệu quả”.
III.- TẠI GIÁO XỨ :
Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận là nơi người Kitô hữu – cách riêng, người giáo dân Đa Minh – nhận ra sự hiện diện của Giáo Hội trong nhiệm thể Đức Kitô. Đó cũng chính là môi trường thuận lợi để thi hành sứ vụ tông đồ một cách cụ thể và hữu hiệu. Giáo Luật số 209 ấn định : “Mọi tín hữu buộc phải luôn duy trì sự hiệp thông với Hội Thánh, kể cả trong đường lối hành động. Họ phải chuyên cần chu toàn mọi trách nhiệm đối với Hội Thánh toàn cầu cũng như đối với Hội Thánh địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo luật.”
Vì Giáo xứ chính là Giáo hội địa phương, nên giáo xứ nào cũng có rất nhiều công tác tông đồ bác ái cần sự đóng góp tích cực của người giáo dân. Nói cách khác, tất cả mọi hoạt động, sinh hoạt của giáo xứ đều nằm trong sứ vụ chung của Giáo Hội : Truyền Giáo. Như vậy, là một thành phần trong cộng đoàn giáo xứ, Huynh đoàn cần phải cộng tác mật thiết với các vị chủ chăn, các linh mục, tu sĩ, với Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và mọi thành phần dân Chúa, để cùng nhau xây dựng và phát triển giáo xứ về mọi mặt. Nhằm góp phần vào sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội toàn cầu, người giáo dân Đa Minh cần thể hiện đúng tinh thần Dòng bằng cách tích cực, hăng say tham gia vào những nghi thức phụng vụ, huấn giáo, tông đồ, xã hội, hôn nhân, gia đình … , đặc biệt là những hoạt động thể hiện tình bác ái Kitô giáo trong lãnh vực xã hội như : giúp đỡ người nghèo khó, tàn tật, đau yếu, cô nhi quả phụ, những trẻ em khuyết tật, thất học … ; nhất là quan tâm giúp đỡ những người đang vướng vào những tệ nạn xã hội.
III.- TRONG XÃ HỘI :
Trong Sắc lệnh Giáo Dục Kitô Giáo, ĐTC Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh “Giáo Hội là xã hội trần gian” (SL/GDKTG, 3). Điều đó chứng tỏ rằng Giáo Hội và xã hội có một mối tương quan mật thiết, không thể có một Giáo Hội tách rời khỏi môi trường xã hội, cũng như không thể có một xã hội loại trừ ảnh hưởng tôn giáo. Vì thế, người Kitô hữu sống trong lòng Giáo Hội và giữa môi trường xã hội, cùng lúc có 2 trách vụ : một mặt phải chu toàn bổn phận công dân Nước Trời, và mặt khác, làm tròn bổn phận công dân nước trần thế.
Xã hội tính là một đặc trưng tiêu biểu của con người. Con người sống trong xã hội phải được cổ võ, vun bồi tình liên đới, làm cho con người sống với nhau có trách nhiệm và cộng đồng trách nhiệm – từng cá nhân có trách nhiệm với xã hội và ngược lại – để xây dựng một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn trong một xã hội lành mạnh, văn minh và hoà bình. Quy chế HĐGDĐM/VN (số 33.2) ấn định : “Anh chị em hãy mạnh dạn bênh vực phẩm giá con người, chống lại những tiêu cực và quan tâm đến những vấn đề xã hội …”. Chính vì thế, ngay trong môi trường xã hội, người giáo dân chu toàn sứ mệnh này của Hội Thánh nơi trần thế bằng đời sống hoà hợp đức tin, bằng đời sống lương thiện trong công việc, bằng tinh thần bác ái huynh đệ và bằng việc sống ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong xã hội để làm chứng tá Tin Mừng cho mọi người, ở mọi nơi, trong mọi lúc.
KẾT LUẬN :
Tóm lại, “Giáo dân thực sự thi hành việc tông đồ bằng công việc của mình để rao giảng Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn hảo hóa những việc thuộc phạm vi trần thế, sao cho công việc của họ thuộc lãnh vực này làm chứng tỏ tường về Chúa Kitô và góp phần vào việc cứu độ nhân loại. Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (SL. TĐGD, số 2)
Trong “Thông điệp về Đại Kết” (Ut Unum Sint), ĐTC Gioan Phaolô II viết : “Hôm trước ngày hiến tế trên thánh giá, Đức Giêsu đã cầu xin cùng Chúa Cha cho các môn đệ, và cho hết thảy những ai tin vào Người, được nên một, một sự hiệp thông sống động. Từ đó, không chỉ nảy sinh bổn phận, mà còn là trách nhiệm nữa, trước Thiên Chúa và theo kế hoạch của Thiên Chúa, đối với những ai nhờ bí tích Thánh Tẩy trở nên thân thể Đức Kitô, thân thể trong đó sự hoà giải và hiệp thông phải được thực hiện trọn vẹn” (“Thông điệp về Đại Kết”, 6). Bổn phận và trách nhiệm đó phải chăng chính là sứ vụ tông đồ (Giảng thuyết Lời Chúa và cứu rỗi các linh hồn)mà Giáo Hội và Dòng đã trao phó cho chúng ta – những người Giáo dân Đa Minh ? Như vậy, “Là phần tử của Dòng, mỗi người chúng ta cũng phải trở nên một Đa Minh, một con người được Chúa chuẩn bị, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người, để trở nên một tông đồ của Chúa. Sứ vụ của Thánh Đa Minh cũng là sứ vụ của mọi người Đa Minh, sứ vụ làm nên ý nghĩa của cả cuộc đời chúng ta, Mỗi người bất kể trình độ, hoàn cảnh, tuổi tác... đều có thể làm tông đồ một cách tích cực”(“Giải thích Luật Riêng”, điều 35).
JM. Lam Thy ĐVD, OP.