Dan Lee
07-06-2009, 10:26 PM
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN
Sự cứng lòng tin
(Ed 2, 2-5; 2 Cr 12, 7-10; Mc 6, 1-6)
Nhìn lại lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn ở bên con người và Thiên Chúa dùng đủ mọi cách để tiếp cận với con người. Khi thì nói gián tiếp, khi thì nói trực tiếp, khi thì dùng người này, khi thì dùng người kia. Những người nói Lời Thiên Chúa cho dân là các ngôn sứ của Chúa. Các ngôn sứ chuyển tải thông điệp của Thiên Chúa cho dân.
Vì lẽ con người thường đi ngược với Thiên Chúa, con người không muốn sống trong vòng tay che chở của Thiên Chúa nên đã đi nghịch lại với thánh ý của Thiên Chúa và con đường mà Thiên Chúa vạch ra nên biết bao nhiêu lần tương quan giữa con người và Thiên Chúa đổ vỡ. Thiên Chúa là đấng chậm bất bình và giàu lòng thương xót đã không nỡ bỏ con người, Thiên Chúa dùng các ngôn sứ để tiếp tục răn đe có, an ủi có, khích lệ có. Đáng tiếc thay bản tính con người ngỗ nghịch nên những lời mà các ngôn sứ nói ra thì có người được đón nhận, có người bị khước từ và thậm chí có người còn bị giết.
Một trong những ngôn sứ thời Cựu Ước đã nói Lời Thiên Chúa đó là ngôn sứ Êdêkien, Êdêkien ý thức rõ rệt mình đã được sai đến trong một thời khủng hoảng: lúc mà Israel phải suy nghĩ lại về số mạng mình. Israel đang bị xâu xé phân chia theo nhiều hướng: hãnh diện trong hiện tại, tủi hổ nghĩ đến thời xưa, tin cậy, và ngã lòng hối hận; hèn nhát mà cũng gan dạ, Êdêkien cũng như các ngôn sứ trong thời lưu đày đã đặt nền móng cho một nền tảng mới đó là lòng tin vào Thiên Chúa.
Đoạn sách mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết sứ mạng mà Thiên Chúa gửi Ngài đến với dân: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại với Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này’. Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”. (Ed 2, 2-5). Rõ ràng chúng ta thấy sứ mạng của Êdêkien. Không chỉ mình Êdêkien nhưng nhiều và ngôn sứ cùng chung chịu số phận như Êdêkien.
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Máccô thuật lại không còn là xa lạ với chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta về hình ảnh Con Một Thiên Chúa. Các ngôn sứ nói, con người không chịu nghe, Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Ngài xuống để nói cho dân nhưng hình như dân cũng đâu có nghe. Hôm nay, Chúa Giêsu trở về quê hương, mang theo sứ điệp cứu độ nhưng đáng tiếc thay Ngài đã đụng đầu với sự cứng lòng tin của những người đồng hương quen thân.
Trình thuật này có thể qui chiếu tới bối cảnh nơi Mc 3, 20-35 ở đó Chúa Giêsu bị hiểu lầm và nghi ngờ, song cũng ở đó sứ điệp thần học về Đấng Thiên sai cứu độ được phác họa một cách hùng hồn. Cũng thế, thảm trạng cứng tin của dân làng Nadaret là một thứ mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin.
Để thấy rõ hơn ý nhắm thần học của Máccô, chúng ta thử lưu ý đến lược đồ câu chuyện của thánh ký:
+ Trước hết đó là thái độ kinh ngạc thán phục của những kẻ nghe lời giảng dạy và nghe biết các phép lạ (c. 2)
+ Vấn nạn về lý lịch của Chúa Giêsu (c. 3a)
+ Phản ứng cứng tin (c. 3b)
Đó là một thứ lược đồ về mầu nhiệm cứng tin, mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin (x. Lc 4,16-30; Ga 7,14-29). Nếu so sánh với bản văn Gioan chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa:
Mc 6,1-6a
Câu 2: Người lên tiếng giảng dạy trong Hội đường. Nhiều người ngạc nhiên mà rằng: BỞi đâu ông ấy được như thế ? Và là gì vậy sự khôn ngoan ban xuống cho ông ?
Câu 3a: Ông ấy không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giosê, Giuđa, Simon đó sao ? Các chị em của ông không ở giữa chúng ta sao ?
Câu 3b: Và họ vấp phạm vì Người
Gioan 7,14t
Câu 14: Chúa Giêsu lên đền thờ và giảng dạy. Người Do Thái bỡ ngỡ mà rằng: làm sao ông ấy đã chẳng theo học mà lại thông hay chữ nghĩa
Câu 27: Nhưng ông ấy, chúng ta đã biết tự đâu ra, còn Đức Kitô khi Người đến, thì nào ai biết được do lai của Người ?
Câu 28: Chúa Giêsu hô lên: phải các ngươi biết Ta và rõ Ta từ đâu ra. Thế mà nào có phải tự Ta, Ta đã đến đâu. Nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật, các ngươi lại không biết Ngài.
Như vậy, nghe lời giảng dạy, chứng kiến các phép lạ các kỳ công của Chúa Giêsu... điều đó chưa đủ. Người ta cần phải đạt đến một tầm mức cao hơn: tầm mức của đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Thiên sai cứu độ.
So sánh với bản văn Luca 4,16-21, cách miêu tả của Máccô rất ngắn gọn. Chủ ý của thánh ký chỉ nhằm nêu lên sự kiện cứng tin của người dân quê nhà. Họ ngạc nhiên về những lời giảng giải kinh thánh đầy sự khôn ngoan của Người; họ nhắc đến quyền năng làm các phép lạ của Người (c. 2). Song, họ không tin Người.
Ông ấy chẳng phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giôse, Giuđa, Simon đó ư ?Và các chị em của ông lại không ở giữa chúng ta đây sao ? Và họ vấp phạm vì Người (c. 3)
Người quê nhà của Chúa Giêsu quả thực biết rõ lý lịch của Người. Họ quen biết anh em và chị em của Người. Những chàng dân quê như Giacôbê, Giôsê, Giuđa hay Simon, đâu có xa lạ gì với họ. Như vậy, ông Giêsu này không thể là một nhân vật khác thường. Và cũng chính vì thế mà Người trở thành một thứ viên đá vấp phạm cho họ: họ đã vấp phạm vì Người.
Thành ngữ eskandalizonto en autô được Giáo hội sơ khai sử dụng như thứ ngữ vựng chuyên môn ám chỉ tới sự sa bẫy của đức tin (x. Mc 4,17). Sự kiện này trở nên một lời cảnh giác cho Cộng đoàn tin Chúa: những ai nghĩ rằng họ biết Chúa Giêsu, họ phải coi chừng và duyệt xét lại đức tin của họ: có nhiều trở ngại và nguy cơ trong lãnh vực đức tin.
Chúa Giêsu đã vay mượn một châm ngôn quen thuộc để đáp lời lại các người đồng hương cứng tin “Ngôn sứ mà bị khinh thì chỉ có nơi quê quán”.
Trước hết câu châm ngôn này có thể gợi nhắc đến một thứ tâm lý xã hội: không ai nói tiên tri được trong quê nhà mình cũng như không có lương y nào chữa trị được những kẻ quen biết mình. Lời châm ngôn nói lên một kinh nghiệm sống khá chua chát. Các ngôn sứ của Thiên Chúa đã từng gặp phải sự phản kháng bi đát nhất nơi quê hương họ: “Ấy anh em ngươi và gia đình cha ngươi, ngay chúng nó cũng đã phản ngươi. .. Đừng tin chúng khi chúng nói ngon ngọt với người. Phần tôi như con chiên dễ bảo ngưòi ta dẫn tới lò sát sinh, tôi vần không biết rằng chúng âm mưu hãm hại tôi”. (Gr 11,18t).
Chúa Giêsu, vị ngôn sứ sau cùng của Thiên Chúa cũng không thoát khỏi số phận đó. Và đây cũng là ý nhắm thần học của Máccô. Thái độ cứng tin của người dân làng Nadarét trở thành lời loan báo mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó sẽ là cớ vấp phạm cho những kẻ không tin song là dấu chỉ cứu độ cho kẻ tin theo.
Từ đó số phận ngôn sứ của Chúa Giêsu cũng vén mở cho chúng ta ơn gọi của người môn đệ Chúa. Chúa Giêsu đã thành lập một cộng đoàn mới, một gia đình mới (x. Mc 3,35) vượt lên trên tầm vóc “quê quán, bà con, gia đình” (c. 4b). Bởi vậy, kẻ tin theo Chúa sẽ không để cho những liên hệ hoặc những thảm trạng ở tầm vóc tự nhiên tạo nguy cơ cho đức tin của mình.
Do sự cứng tin, Chúa Giêsu không thể làm các phép lạ. .. Nhưng tại sao Người không thể tỏ bày quyền lực trước một thái độ cứng tin ? Thực ra sự không thể liên kết với sự kiện thiếu đức tin: Người ngạc nhiên thấy họ cứng tin (c. 6a). Vì chưng, thánh ký Máccô không hề muốn miêu tả một mối tương quan tâm lý, như thể sự tin tưởng của bệnh nhân là điều kiện của sự chữa trị thành công. Nhãn quan thần học của Máccô nhằm đến chủ đề đức tin.
Nếu thiếu vắng đức tin, một phép lạ của Đấng Thiên sai cứu độ sẽ mất hết ý nghĩa cứu độ. Nó có nguy cơ dẫn tới quan niệm lệch lạc về quyền lực của Chúa Giêsu.
Ngược lại, chỉ có đức tin mới mở mắt cho người ta nhìn thấy quyền năng cứu độ của Người ngang qua các lời nói hay việc làm của Người.
Nguyện xin Chúa Giêsu ban thêm lòng tin cho con người mỏng dòn yếu đuối của chúng ta để chúng ta nhận ra quyền năng, tình thương của Chúa ngày mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta. Và cũng xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta cao rao lòng tin, cao rao quyền năng Chúa cho mọi người mà chúng ta chung sống, chúng ta gặp gỡ.
Anmai, CSsR
Sự cứng lòng tin
(Ed 2, 2-5; 2 Cr 12, 7-10; Mc 6, 1-6)
Nhìn lại lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn ở bên con người và Thiên Chúa dùng đủ mọi cách để tiếp cận với con người. Khi thì nói gián tiếp, khi thì nói trực tiếp, khi thì dùng người này, khi thì dùng người kia. Những người nói Lời Thiên Chúa cho dân là các ngôn sứ của Chúa. Các ngôn sứ chuyển tải thông điệp của Thiên Chúa cho dân.
Vì lẽ con người thường đi ngược với Thiên Chúa, con người không muốn sống trong vòng tay che chở của Thiên Chúa nên đã đi nghịch lại với thánh ý của Thiên Chúa và con đường mà Thiên Chúa vạch ra nên biết bao nhiêu lần tương quan giữa con người và Thiên Chúa đổ vỡ. Thiên Chúa là đấng chậm bất bình và giàu lòng thương xót đã không nỡ bỏ con người, Thiên Chúa dùng các ngôn sứ để tiếp tục răn đe có, an ủi có, khích lệ có. Đáng tiếc thay bản tính con người ngỗ nghịch nên những lời mà các ngôn sứ nói ra thì có người được đón nhận, có người bị khước từ và thậm chí có người còn bị giết.
Một trong những ngôn sứ thời Cựu Ước đã nói Lời Thiên Chúa đó là ngôn sứ Êdêkien, Êdêkien ý thức rõ rệt mình đã được sai đến trong một thời khủng hoảng: lúc mà Israel phải suy nghĩ lại về số mạng mình. Israel đang bị xâu xé phân chia theo nhiều hướng: hãnh diện trong hiện tại, tủi hổ nghĩ đến thời xưa, tin cậy, và ngã lòng hối hận; hèn nhát mà cũng gan dạ, Êdêkien cũng như các ngôn sứ trong thời lưu đày đã đặt nền móng cho một nền tảng mới đó là lòng tin vào Thiên Chúa.
Đoạn sách mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết sứ mạng mà Thiên Chúa gửi Ngài đến với dân: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại với Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này’. Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”. (Ed 2, 2-5). Rõ ràng chúng ta thấy sứ mạng của Êdêkien. Không chỉ mình Êdêkien nhưng nhiều và ngôn sứ cùng chung chịu số phận như Êdêkien.
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Máccô thuật lại không còn là xa lạ với chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta về hình ảnh Con Một Thiên Chúa. Các ngôn sứ nói, con người không chịu nghe, Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Ngài xuống để nói cho dân nhưng hình như dân cũng đâu có nghe. Hôm nay, Chúa Giêsu trở về quê hương, mang theo sứ điệp cứu độ nhưng đáng tiếc thay Ngài đã đụng đầu với sự cứng lòng tin của những người đồng hương quen thân.
Trình thuật này có thể qui chiếu tới bối cảnh nơi Mc 3, 20-35 ở đó Chúa Giêsu bị hiểu lầm và nghi ngờ, song cũng ở đó sứ điệp thần học về Đấng Thiên sai cứu độ được phác họa một cách hùng hồn. Cũng thế, thảm trạng cứng tin của dân làng Nadaret là một thứ mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin.
Để thấy rõ hơn ý nhắm thần học của Máccô, chúng ta thử lưu ý đến lược đồ câu chuyện của thánh ký:
+ Trước hết đó là thái độ kinh ngạc thán phục của những kẻ nghe lời giảng dạy và nghe biết các phép lạ (c. 2)
+ Vấn nạn về lý lịch của Chúa Giêsu (c. 3a)
+ Phản ứng cứng tin (c. 3b)
Đó là một thứ lược đồ về mầu nhiệm cứng tin, mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin (x. Lc 4,16-30; Ga 7,14-29). Nếu so sánh với bản văn Gioan chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa:
Mc 6,1-6a
Câu 2: Người lên tiếng giảng dạy trong Hội đường. Nhiều người ngạc nhiên mà rằng: BỞi đâu ông ấy được như thế ? Và là gì vậy sự khôn ngoan ban xuống cho ông ?
Câu 3a: Ông ấy không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giosê, Giuđa, Simon đó sao ? Các chị em của ông không ở giữa chúng ta sao ?
Câu 3b: Và họ vấp phạm vì Người
Gioan 7,14t
Câu 14: Chúa Giêsu lên đền thờ và giảng dạy. Người Do Thái bỡ ngỡ mà rằng: làm sao ông ấy đã chẳng theo học mà lại thông hay chữ nghĩa
Câu 27: Nhưng ông ấy, chúng ta đã biết tự đâu ra, còn Đức Kitô khi Người đến, thì nào ai biết được do lai của Người ?
Câu 28: Chúa Giêsu hô lên: phải các ngươi biết Ta và rõ Ta từ đâu ra. Thế mà nào có phải tự Ta, Ta đã đến đâu. Nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật, các ngươi lại không biết Ngài.
Như vậy, nghe lời giảng dạy, chứng kiến các phép lạ các kỳ công của Chúa Giêsu... điều đó chưa đủ. Người ta cần phải đạt đến một tầm mức cao hơn: tầm mức của đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Thiên sai cứu độ.
So sánh với bản văn Luca 4,16-21, cách miêu tả của Máccô rất ngắn gọn. Chủ ý của thánh ký chỉ nhằm nêu lên sự kiện cứng tin của người dân quê nhà. Họ ngạc nhiên về những lời giảng giải kinh thánh đầy sự khôn ngoan của Người; họ nhắc đến quyền năng làm các phép lạ của Người (c. 2). Song, họ không tin Người.
Ông ấy chẳng phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giôse, Giuđa, Simon đó ư ?Và các chị em của ông lại không ở giữa chúng ta đây sao ? Và họ vấp phạm vì Người (c. 3)
Người quê nhà của Chúa Giêsu quả thực biết rõ lý lịch của Người. Họ quen biết anh em và chị em của Người. Những chàng dân quê như Giacôbê, Giôsê, Giuđa hay Simon, đâu có xa lạ gì với họ. Như vậy, ông Giêsu này không thể là một nhân vật khác thường. Và cũng chính vì thế mà Người trở thành một thứ viên đá vấp phạm cho họ: họ đã vấp phạm vì Người.
Thành ngữ eskandalizonto en autô được Giáo hội sơ khai sử dụng như thứ ngữ vựng chuyên môn ám chỉ tới sự sa bẫy của đức tin (x. Mc 4,17). Sự kiện này trở nên một lời cảnh giác cho Cộng đoàn tin Chúa: những ai nghĩ rằng họ biết Chúa Giêsu, họ phải coi chừng và duyệt xét lại đức tin của họ: có nhiều trở ngại và nguy cơ trong lãnh vực đức tin.
Chúa Giêsu đã vay mượn một châm ngôn quen thuộc để đáp lời lại các người đồng hương cứng tin “Ngôn sứ mà bị khinh thì chỉ có nơi quê quán”.
Trước hết câu châm ngôn này có thể gợi nhắc đến một thứ tâm lý xã hội: không ai nói tiên tri được trong quê nhà mình cũng như không có lương y nào chữa trị được những kẻ quen biết mình. Lời châm ngôn nói lên một kinh nghiệm sống khá chua chát. Các ngôn sứ của Thiên Chúa đã từng gặp phải sự phản kháng bi đát nhất nơi quê hương họ: “Ấy anh em ngươi và gia đình cha ngươi, ngay chúng nó cũng đã phản ngươi. .. Đừng tin chúng khi chúng nói ngon ngọt với người. Phần tôi như con chiên dễ bảo ngưòi ta dẫn tới lò sát sinh, tôi vần không biết rằng chúng âm mưu hãm hại tôi”. (Gr 11,18t).
Chúa Giêsu, vị ngôn sứ sau cùng của Thiên Chúa cũng không thoát khỏi số phận đó. Và đây cũng là ý nhắm thần học của Máccô. Thái độ cứng tin của người dân làng Nadarét trở thành lời loan báo mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó sẽ là cớ vấp phạm cho những kẻ không tin song là dấu chỉ cứu độ cho kẻ tin theo.
Từ đó số phận ngôn sứ của Chúa Giêsu cũng vén mở cho chúng ta ơn gọi của người môn đệ Chúa. Chúa Giêsu đã thành lập một cộng đoàn mới, một gia đình mới (x. Mc 3,35) vượt lên trên tầm vóc “quê quán, bà con, gia đình” (c. 4b). Bởi vậy, kẻ tin theo Chúa sẽ không để cho những liên hệ hoặc những thảm trạng ở tầm vóc tự nhiên tạo nguy cơ cho đức tin của mình.
Do sự cứng tin, Chúa Giêsu không thể làm các phép lạ. .. Nhưng tại sao Người không thể tỏ bày quyền lực trước một thái độ cứng tin ? Thực ra sự không thể liên kết với sự kiện thiếu đức tin: Người ngạc nhiên thấy họ cứng tin (c. 6a). Vì chưng, thánh ký Máccô không hề muốn miêu tả một mối tương quan tâm lý, như thể sự tin tưởng của bệnh nhân là điều kiện của sự chữa trị thành công. Nhãn quan thần học của Máccô nhằm đến chủ đề đức tin.
Nếu thiếu vắng đức tin, một phép lạ của Đấng Thiên sai cứu độ sẽ mất hết ý nghĩa cứu độ. Nó có nguy cơ dẫn tới quan niệm lệch lạc về quyền lực của Chúa Giêsu.
Ngược lại, chỉ có đức tin mới mở mắt cho người ta nhìn thấy quyền năng cứu độ của Người ngang qua các lời nói hay việc làm của Người.
Nguyện xin Chúa Giêsu ban thêm lòng tin cho con người mỏng dòn yếu đuối của chúng ta để chúng ta nhận ra quyền năng, tình thương của Chúa ngày mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta. Và cũng xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta cao rao lòng tin, cao rao quyền năng Chúa cho mọi người mà chúng ta chung sống, chúng ta gặp gỡ.
Anmai, CSsR