Dan Lee
07-14-2009, 11:50 PM
Đức Chúa ở cùng
“Đức Chúa ở cùng” tuy xuất hiện nhiều lần trong thánh kinh, nhưng thường vào những dịp đặc biệt, quan trọng và vượt quá sức con người. Đương sự khó có thể hoặc không thể hoàn thành tốt sứ vụ được trao. Nên cần phải có Thiên Chúa ra tay trợ giúp mới “đi đến nơi, về đến chốn”. Vì thế, câu trên đã trở thành công thức cho ai đó, mỗi khi sắp nhận nhiệm vụ lớn lao. Ta có thể tìm thấy qua những minh hoạ sau:
Đức Chúa ở cùng
Maisen. Đức Chúa nói với Maisen: Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Aicập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Aicập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Canaan, Khết, Amôri, Pơrítdi, Khivi và Giơvút. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ítraen đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Aicập. Vậy ngươi hãy đến với Pharaô để đưa dân Ta là con cái Ítraen ra khỏi Aicập. Ông Maisen thưa với Thiên Chúa: Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Ítraen ra khỏi Aicập?
Người phán: “Ta sẽ ở cùng ngươi”. Ngươi hãy nói cho dân biết Ta là Đấng Hiện Hữu,… là Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em (Xh 3,7-15).
Đức Chúa ở cùng
Giosuê. Sau khi Maisen chết, Đức Chúa kêu Giosuê tiếp tục trỗi dậy, và cùng với dân vượt qua sông Giođan mà vào đất Ta ban cho chúng, phía mặt trời mọc, tức là con cái Itraen. Hãy mạnh bạo lên, can đảm lên! Chính ngươi sẽ cho dân này chiếm đất ấy làm gia nghiệp, đất mà Ta đã thề với cha ông chúng là Ta sẽ ban cho chúng. Ngươi phải mạnh bạo và rất can đảm, để lo thi hành tất cả Lề Luật mà Môsê tôi trung của Ta đã truyền dạy ngươi. Đừng đi trệch bên phải bên trái hay ngoài Lề Luật, để được thành công ở bất cứ nơi nào ngươi đi tới. Đừng để sách Luật này rời khỏi miệng ngươi; ngươi hãy suy gẫm sách Luật đó ngày đêm, để lo thi hành tất cả những gì viết trong đó; có như thế ngươi mới được thịnh đạt, được thành công trên đường đời. (x. Gs 1,1-8)
Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới" (Gs 1,9)
Đức Chúa ở cùng
Ghít-ôn. Khi dân Itraen làm điều dữ, Đức Chúa đã trao họ vào tay người Mađian trong bảy năm. Dân Itraen đã phải sống trong cảnh mất tự do. Cư trú trong các vùng núi và hang động. Dân Phương Đông, Mađian, Amalếch cũng chống đối họ. Chúng đóng trại bên cạnh và tàn phá hoa màu, đất đai cho đến sát Gada, không để sót lại vật gì trong Ítraen, dù là gia súc hay bò lừa cũng vậy. Vì chúng lên cùng với đàn vật và lều trại của chúng, tiến vào nhiều vô kể như châu chấu; chúng và lạc đà của chúng đông không đếm nổi. Chúng tràn vào tàn phá xứ sở. Người Ítraen hoàn toàn kiệt quệ vì người Mađian.
Tiếng kêu của con cái đã vang lên tới ta Đức Chúa. Và Đức Chúa đã sai một tiên tri, con ông Giôát đến với con cái Ítraen. Sứ thần ngồi dưới cây tùng ở Ópra, lúc này con của Giôát là Ghít-ôn đang đập lúa trong bồn đạp nho vì tránh mặt nguời Mađian.
Sứ thần nói: “Chào chiến sĩ can trường! Đức Chúa ở với ông". Hãy mạnh bạo lên đường cứu Ítraen khỏi tay quân Mađian. Ông đáp: Con là người nhỏ nhất trong nhà, dòng họ cũng thuộc loại thấp kém nhất trong chi tộc Mơnase, con biết làm sao đây. Đức Chúa phán: "Ta sẽ ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh quân Mađian như đánh có một người. (Tl 6,1-18).
Đức Chúa ở cùng
Maria. Một ngày kia, sứ thần Gáprien đến thành Nagiarét, miền Galilê, gặp trinh nữ Maria và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà".
Maria bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần nói: Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Maria thưa: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc 1,26-35).
Đức Chúa ở cùng
Như Maisen, Ghít-ôn, Giôsuê, các tiên tri, Đức Maria, Giuse, các tông đồ, những người công chính và trung tín đều đã hoàn thành sứ vụ cách tốt đẹp, nhờ có “Đức Chúa ở cùng”. Ngài ở cùng và hoạt động thật rõ nét qua đời sống ơn gọi.
Khi đi vào đời sống hôn nhân gia đình. Dù có tìm hiểu nhau, trau dồi giáo lý, học hỏi luật đời, nghiên cứu luật đạo, thì cũng chẳng có gì chắc chắn con người sẽ chung thuỷ trong đời sống vợ chồng và trung thành chu toàn trách nhiệm với gia đình. Vì một mặt bản thân phải chiến đấu để hoàn thiện chính mình. Bởi “tinh thần thì nhẹ nhàng mà thân xác lại yếu đuối nặng nề”. Mặt khác, phải lo phát triển gia đình toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí thức, tình yêu. Luôn phải lo cho cả nhà được no cơm, ấm áo, để mọi người luôn được an bình, an tâm, an vui và an toàn. Gánh nặng thêm nặng trĩu trên vai cha mẹ và tỉ lệ nghịch với thời gian. Con cái càng lớn thì lo lắng càng nhiều, mà sức khoẻ cha mẹ lại càng giảm. Gánh nặng chồng chất khiến ta khó có thể đi hết đoạn đường ơn gọi của mình.
Vì vậy, điều không thể thiếu giúp gia đình tồn tại, phát triển và thăng tiến là phải có “Đức Chúa ở cùng”.
Khi chọn đời sống dâng hiến cũng vậy. Dâng hiến cuộc đời cho Chúa, Giáo hội và các linh hồn thì còn gì phúc bằng, đúng thật “tu là cõi phúc” mà. Đời sống này thật cao thượng, hy sinh, quảng đại và thánh thiện, nhưng cũng không ít chuân chuyên, éo le, rắc rối và đau khổ.
Đi tu tuy không phải sinh con bằng xác thịt, nhưng luôn phải sinh con bằng ân sủng qua các bí tích. Như lời Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô là phải “sinh lại bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5).
Đi tu tuy không phải tất bật lo cơm áo gạo tiền, nhưng luôn phải “làm cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Đi tu tuy không phải lo cho gia đình riêng, nhưng phải lo cho mọi gia đình. Mọi gia đình nhưng lại riêng biệt từng người, để “ta biết chiên ta và chiên ta biết ta” (Ga 10,14).
Đi tu không giống như người giữ vườn, canh cổng, nhưng phải giống như người mục tử nhân lành, sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên bất cứ lúc nào và “bằng bất cứ giá nào” (x.Ga 10,15).
Đi tu, người của mọi người nhưng lại không thuộc về riêng ai.
Đi tu, người phải “sống trong thế gian, sống cùng và sống giữa thế gian, nhưng lại không thuộc về thế gian” (x.Ga 17,14-16).
Đi tu, chẳng phải để một mình nên thánh, mà còn phải giúp con cái Chúa nên thánh. Để họ luôn được sống an bình giữa thế gian, luôn tin tưởng vào Đấng quan phòng, luôn được tái sinh bằng phép rửa Thánh Thần, được hoà giải bằng bí tích tình yêu, được nâng đỡ khi yếu đau, được đón nhận lời Hằng Sống và nuôi dưỡng bằng lương thực trường tồn là Thịt Máu Chúa Kitô.
Quả thật, đoàn chiên của Chúa trao phó cho để chăm sóc, trông nom cẩn thận luôn vượt quá sức con người, chẳng ai có thể chu toàn tốt được nếu không nhờ ơn Chúa giúp.
Chẳng ai dám hiến trọn thân xác, tình yêu và đời mình cho đoàn chiên của Chúa, nếu không có “Đức Chúa ở cùng”.
Đức Chúa ở cùng
Qua những mùa phụng vụ, Giáo hội chiêm ngắm và sống các mầu nhiệm Thiên Chúa.
Mùa vọng và giáng sinh, Giáo hội sống tinh thần đơn sơ, phó thác, ngoan hiền, hiếu thảo của Chúa Giêsu.
Mùa thường niên, Giáo hội sống tinh thần hiện diện, gắn bó và đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình rao giảng Tin Mừng cùng ban muôn phúc lành.
Mùa chay và phục sinh, Giáo hội sống tinh thần đồng cảm, thương xót, chia sẻ và vượt qua đau khổ cùng Chúa Giêsu.
Mùa phụng vụ gắn liền với các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu thế nào thì cũng gắn chặt với đời ta như vậy.
Thánh Thần hoạt động cùng Chúa Giêsu ra sao, thì Ngài cũng hoạt động nơi ta như vậy.
Chúa Giêsu từ trời xuống rồi trở về trời. Con người được Chúa sinh ra rồi cũng sẽ trở về với Ngài.
Có về được hay không tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người có dám cho Đức Chúa hoạt động và ở cùng ta hay không?
Suốt đời ta, hãy nhớ là “Đức Chúa luôn ở cùng”.
Thanh Thanh
“Đức Chúa ở cùng” tuy xuất hiện nhiều lần trong thánh kinh, nhưng thường vào những dịp đặc biệt, quan trọng và vượt quá sức con người. Đương sự khó có thể hoặc không thể hoàn thành tốt sứ vụ được trao. Nên cần phải có Thiên Chúa ra tay trợ giúp mới “đi đến nơi, về đến chốn”. Vì thế, câu trên đã trở thành công thức cho ai đó, mỗi khi sắp nhận nhiệm vụ lớn lao. Ta có thể tìm thấy qua những minh hoạ sau:
Đức Chúa ở cùng
Maisen. Đức Chúa nói với Maisen: Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Aicập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Aicập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Canaan, Khết, Amôri, Pơrítdi, Khivi và Giơvút. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ítraen đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Aicập. Vậy ngươi hãy đến với Pharaô để đưa dân Ta là con cái Ítraen ra khỏi Aicập. Ông Maisen thưa với Thiên Chúa: Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Ítraen ra khỏi Aicập?
Người phán: “Ta sẽ ở cùng ngươi”. Ngươi hãy nói cho dân biết Ta là Đấng Hiện Hữu,… là Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em (Xh 3,7-15).
Đức Chúa ở cùng
Giosuê. Sau khi Maisen chết, Đức Chúa kêu Giosuê tiếp tục trỗi dậy, và cùng với dân vượt qua sông Giođan mà vào đất Ta ban cho chúng, phía mặt trời mọc, tức là con cái Itraen. Hãy mạnh bạo lên, can đảm lên! Chính ngươi sẽ cho dân này chiếm đất ấy làm gia nghiệp, đất mà Ta đã thề với cha ông chúng là Ta sẽ ban cho chúng. Ngươi phải mạnh bạo và rất can đảm, để lo thi hành tất cả Lề Luật mà Môsê tôi trung của Ta đã truyền dạy ngươi. Đừng đi trệch bên phải bên trái hay ngoài Lề Luật, để được thành công ở bất cứ nơi nào ngươi đi tới. Đừng để sách Luật này rời khỏi miệng ngươi; ngươi hãy suy gẫm sách Luật đó ngày đêm, để lo thi hành tất cả những gì viết trong đó; có như thế ngươi mới được thịnh đạt, được thành công trên đường đời. (x. Gs 1,1-8)
Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới" (Gs 1,9)
Đức Chúa ở cùng
Ghít-ôn. Khi dân Itraen làm điều dữ, Đức Chúa đã trao họ vào tay người Mađian trong bảy năm. Dân Itraen đã phải sống trong cảnh mất tự do. Cư trú trong các vùng núi và hang động. Dân Phương Đông, Mađian, Amalếch cũng chống đối họ. Chúng đóng trại bên cạnh và tàn phá hoa màu, đất đai cho đến sát Gada, không để sót lại vật gì trong Ítraen, dù là gia súc hay bò lừa cũng vậy. Vì chúng lên cùng với đàn vật và lều trại của chúng, tiến vào nhiều vô kể như châu chấu; chúng và lạc đà của chúng đông không đếm nổi. Chúng tràn vào tàn phá xứ sở. Người Ítraen hoàn toàn kiệt quệ vì người Mađian.
Tiếng kêu của con cái đã vang lên tới ta Đức Chúa. Và Đức Chúa đã sai một tiên tri, con ông Giôát đến với con cái Ítraen. Sứ thần ngồi dưới cây tùng ở Ópra, lúc này con của Giôát là Ghít-ôn đang đập lúa trong bồn đạp nho vì tránh mặt nguời Mađian.
Sứ thần nói: “Chào chiến sĩ can trường! Đức Chúa ở với ông". Hãy mạnh bạo lên đường cứu Ítraen khỏi tay quân Mađian. Ông đáp: Con là người nhỏ nhất trong nhà, dòng họ cũng thuộc loại thấp kém nhất trong chi tộc Mơnase, con biết làm sao đây. Đức Chúa phán: "Ta sẽ ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh quân Mađian như đánh có một người. (Tl 6,1-18).
Đức Chúa ở cùng
Maria. Một ngày kia, sứ thần Gáprien đến thành Nagiarét, miền Galilê, gặp trinh nữ Maria và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà".
Maria bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần nói: Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Maria thưa: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc 1,26-35).
Đức Chúa ở cùng
Như Maisen, Ghít-ôn, Giôsuê, các tiên tri, Đức Maria, Giuse, các tông đồ, những người công chính và trung tín đều đã hoàn thành sứ vụ cách tốt đẹp, nhờ có “Đức Chúa ở cùng”. Ngài ở cùng và hoạt động thật rõ nét qua đời sống ơn gọi.
Khi đi vào đời sống hôn nhân gia đình. Dù có tìm hiểu nhau, trau dồi giáo lý, học hỏi luật đời, nghiên cứu luật đạo, thì cũng chẳng có gì chắc chắn con người sẽ chung thuỷ trong đời sống vợ chồng và trung thành chu toàn trách nhiệm với gia đình. Vì một mặt bản thân phải chiến đấu để hoàn thiện chính mình. Bởi “tinh thần thì nhẹ nhàng mà thân xác lại yếu đuối nặng nề”. Mặt khác, phải lo phát triển gia đình toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí thức, tình yêu. Luôn phải lo cho cả nhà được no cơm, ấm áo, để mọi người luôn được an bình, an tâm, an vui và an toàn. Gánh nặng thêm nặng trĩu trên vai cha mẹ và tỉ lệ nghịch với thời gian. Con cái càng lớn thì lo lắng càng nhiều, mà sức khoẻ cha mẹ lại càng giảm. Gánh nặng chồng chất khiến ta khó có thể đi hết đoạn đường ơn gọi của mình.
Vì vậy, điều không thể thiếu giúp gia đình tồn tại, phát triển và thăng tiến là phải có “Đức Chúa ở cùng”.
Khi chọn đời sống dâng hiến cũng vậy. Dâng hiến cuộc đời cho Chúa, Giáo hội và các linh hồn thì còn gì phúc bằng, đúng thật “tu là cõi phúc” mà. Đời sống này thật cao thượng, hy sinh, quảng đại và thánh thiện, nhưng cũng không ít chuân chuyên, éo le, rắc rối và đau khổ.
Đi tu tuy không phải sinh con bằng xác thịt, nhưng luôn phải sinh con bằng ân sủng qua các bí tích. Như lời Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô là phải “sinh lại bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5).
Đi tu tuy không phải tất bật lo cơm áo gạo tiền, nhưng luôn phải “làm cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Đi tu tuy không phải lo cho gia đình riêng, nhưng phải lo cho mọi gia đình. Mọi gia đình nhưng lại riêng biệt từng người, để “ta biết chiên ta và chiên ta biết ta” (Ga 10,14).
Đi tu không giống như người giữ vườn, canh cổng, nhưng phải giống như người mục tử nhân lành, sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên bất cứ lúc nào và “bằng bất cứ giá nào” (x.Ga 10,15).
Đi tu, người của mọi người nhưng lại không thuộc về riêng ai.
Đi tu, người phải “sống trong thế gian, sống cùng và sống giữa thế gian, nhưng lại không thuộc về thế gian” (x.Ga 17,14-16).
Đi tu, chẳng phải để một mình nên thánh, mà còn phải giúp con cái Chúa nên thánh. Để họ luôn được sống an bình giữa thế gian, luôn tin tưởng vào Đấng quan phòng, luôn được tái sinh bằng phép rửa Thánh Thần, được hoà giải bằng bí tích tình yêu, được nâng đỡ khi yếu đau, được đón nhận lời Hằng Sống và nuôi dưỡng bằng lương thực trường tồn là Thịt Máu Chúa Kitô.
Quả thật, đoàn chiên của Chúa trao phó cho để chăm sóc, trông nom cẩn thận luôn vượt quá sức con người, chẳng ai có thể chu toàn tốt được nếu không nhờ ơn Chúa giúp.
Chẳng ai dám hiến trọn thân xác, tình yêu và đời mình cho đoàn chiên của Chúa, nếu không có “Đức Chúa ở cùng”.
Đức Chúa ở cùng
Qua những mùa phụng vụ, Giáo hội chiêm ngắm và sống các mầu nhiệm Thiên Chúa.
Mùa vọng và giáng sinh, Giáo hội sống tinh thần đơn sơ, phó thác, ngoan hiền, hiếu thảo của Chúa Giêsu.
Mùa thường niên, Giáo hội sống tinh thần hiện diện, gắn bó và đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình rao giảng Tin Mừng cùng ban muôn phúc lành.
Mùa chay và phục sinh, Giáo hội sống tinh thần đồng cảm, thương xót, chia sẻ và vượt qua đau khổ cùng Chúa Giêsu.
Mùa phụng vụ gắn liền với các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu thế nào thì cũng gắn chặt với đời ta như vậy.
Thánh Thần hoạt động cùng Chúa Giêsu ra sao, thì Ngài cũng hoạt động nơi ta như vậy.
Chúa Giêsu từ trời xuống rồi trở về trời. Con người được Chúa sinh ra rồi cũng sẽ trở về với Ngài.
Có về được hay không tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người có dám cho Đức Chúa hoạt động và ở cùng ta hay không?
Suốt đời ta, hãy nhớ là “Đức Chúa luôn ở cùng”.
Thanh Thanh