Dan Lee
07-21-2009, 07:15 PM
NĂM LINH MỤC
ĐỌC LẠI BÀI GIẢNG TĨNH TÂM CHO CÁC LINH MỤC CỦA ĐỨC CHA BARTÔLÔMÊÔ NGUYỄN SƠN LÂM
Khi còn sinh thời, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã phục vụ giáo phận Đà lạt từ năm 1975 đến năm 1994, và từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2003 ngài coi sóc giáo phận Thanh hoá. Đây là thời gian đầy khó khăn về mọi mặt, nhưng Đức cha đã khôn ngoan hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa vượt qua những trở ngại đó, để làm cho Nước Chúa được hiển trị. Một trong những công việc thu hút nhiều tâm huyết của ngài là đào tạo các linh mục.
Nhân dịp NĂM LINH MỤC, xin được ghi lại các bài giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn giáo phận Đà lạt vào năm 1980, với chủ đề TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ. Xuyên qua 6 bài giảng với những điểm nhấn khác nhau, mỗi người sẽ kín múc được những lợi ích thiêng liêng cho chính mình, đặc biệt là các linh mục. Kính xin quý vị hãy dành thời giờ để suy gẫm và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục trong NĂM LINH MỤC này.
TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ
1. Thánh thể với Linh mục
2. Linh mục và Thánh lễ
3. Thánh lễ và Hội thánh
4. Hội thánh và xã hội
5. Xã hội và con người
6. Con người và linh mục
BÀI 1 : THÁNH THỂ VỚI LINH MỤC
Chắc chắn anh em đã đọc những lời các giám mục ngỏ với linh mục trong thư chung năm 1980. Rõ ràng Hội đồng Giám Mục tỏ lòng biết ơn cảm phục công lao phục vụ của anh em. Không ai không nhìn thấy các Giám mục đánh giá hàng linh mục của mình rất cao. Hôm nay tôi cũng xin nhắc lại những tâm tình ấy. Tôi cám ơn anh em đã tận tuỵ phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Có thể nói trong hầu hết mọi giáo xứ, giáo dân đang mộ mến và tin tưởng ở anh em. Có cán bộ nói : chưa bao giờ tôi thấy đội ngũ linh mục ở Lâm Đồng được uy tín như hiện nay, sánh cả với thời xưa. Chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về những lời tán tụng ấy. Bắt chước Thánh Phaolô, chúng ta không ngó lại đằng sau nữa, một cứ lao mình về phía trước, nhắm thẳng tới khuôn mẫu linh mục nơi Chúa Giêsu Kitô để trở nên hoàn toàn hơn. Bấy giờ chúng ta sẽ thấy lời nhắn nhủ của các Giám Mục thật là hữu lý. Sự thật các ngài chỉ nhặc lại lời Công đồng thôi :
“Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kẻ đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng”(Lm 15). Nhiều người nghĩ ngay rằng các Giám mục muốn các linh mục vâng lời mình. Nhưng có lẽ không phải. Đọc tiếp lời thư chung, người ta thấy không hoàn toàn như vậy. Các Giám Mục không dùng tiếng “vâng lời” mà chỉ bảo chúng ta hãy tìm ý Đấng đã sai mình. Và các Giám mục xin anh em áp dụng lời này thêm vào việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ. Như vậy Đấng đã sai anh em tiến vào không phải là Giám mục nhưng là chính Chúa Giêsu, Đấng muốn dùng thừa tác vụ linh mục của anh em trong việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ để xây dựng Nhiệm thể của Người một cách đặc biệt. Không hữu ý mà thực ra các Giám mục đã dùng lại quan điểm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, coi chức tư tế linh mục của anh em đã khai sinh từ mầu nhiệm Thánh thể. Anh em đã được sai đi từ đó và đã lãnh chức linh mục trong Thánh thể. Và Đấng sai anh em đi làm tông đồ chính là Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Thánh thể. Anh em muốn chu toàn sứ mạng linh mục như ý Đấng đã sai mình chứ không phải theo ý riêng, thì phải tìm hiểu ý của Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể. Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta nói về Thánh thể và linh mục.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến tương quan giữa Thánh thế và Linh mục ở số 2 trong bức thư của Người. Người nói Chúa Giêsu đã thiết lập chức tư tế linh mục khi ban Mình Máu Người cho chúng ta. Người liên kết câu truyền phép Mình Thánh với lời ban quyền tế lễ. Chính chúng ta cũng đã được lãnh nhận chức linh mục trong một Thánh lễ. Từ ngày hôm đó chúng ta vừa sống “nhờ” Thánh lễ và “cho” Thánh lễ, hiểu theo nghĩa thiêng liêng hơn là vật chất. Tức là chúng ta trở nên những con người cần để làm lễ. Và nếu chúng ta nhớ các bí tích khác đều quy về Thánh lễ vì mầu nhiệm Thánh thể là nguồn phát sinh mọi bí tích khác, thì chúng ta có thể nói được rằng chính lúc tế lễ, linh mục thể hiện chức năng của mình cao cả và phong phú hơn hết. Chỉ cần nghĩ như vậy để thấy rõ tương quan mật thiết giữa Linh mục và Thánh thể. Linh mục luôn phải nhìn vào Thánh thể để thấy lại lẽ sống của mình. Và do đó, gương mẫu tối cao của linh mục chính là Chúa Giêsu Thánh thể.
Và nói đến Chúa Giêsu Thánh thể, chúng ta không được làm như các em nghĩa binh, hình dung một hài nhi Giêsu trong một tấm bánh. Chúng ta phải theo lời Thánh Phaolô nghĩ đến đêm Đức Giêsu bị nộp, Người cầm lấy bánh đọc lời chúc tụng vv...Chúng ta nhìn vào Đức Giêsu đang lập phép Thánh thể và đang ban chức linh mục để chúng ta trở về nguồn đã khai sinh ra con người linh mục chúng ta. Chúng ta đi vào lòng Chúa Giêsu hôm tiệc ly, chúng ta tìm thấy ý Đấng đã sai ta.
Tất nhiên phải đọc lại các trang Tin Mừng viết về buổi chiều hôm ấy. Rồi thử viết lại những trang ấy. Trước hết chúng ta không thể không nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang dào dạt như những làn sóng vô tận muốn ùa vào thế gian. Chính lúc này thích hợp hơn hết để nhớ lại những câu kinh thánh như : “Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con một của Người cho chúng ta”. “Đang lúc chúng ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã ban con của Người làm giá cứu chuộc chúng ta”.....Phải, con người Đức Giêsu ở bàn tiệc ly thật là Đấng được sai đi. Người đến không phải để làm theo ý mình nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Và ý Đấng đã sai Người đến trong thế gian là để cho thế gian được sống và sống dồi dào. Và để tất cả những ai Chúa Cha đã giao cho Người thì Người không để hư mất. Chẳng ở đâu người ta thấy rõ ý của Chúa Cha hơn ở bàn tiệc ly. Ai nhìn thấy Chúa Con cũng thấy Chúa Cha. Chúa Con đang ở tư thế tận hiến thì hiển nhiên ý của Chúa Cha là yêu thương chúng ta. Có thể nói cả tình yêu bao la của Chúa Cha đang hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Bánh Rượu và lập ra chức tư tế linh mục.
Chúng ta diễn tả hết sao được sự tốt lành của thánh ý Thiên Chúa khi lập ra chức linh mục và khai sinh chúng ta trong chức tư tế. Ước gì những lúc cô đơn, khổ sở, chán nản, tưởng như đời linh mục là khổ và nghĩ rằng mình đã lầm, đã dại khi làm linh mục, chúng ta hãy nghĩ lại lúc Thiên Chúa khai sinh ra chức linh mục trong Hội Thánh ; chúng ta hãy nhìn vào tình yêu khôn tả của Thiên Chúa khi ban cho chúng ta được Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Mình Máu Người cho các môn đệ. Chắc chắn không những chúng ta sẽ thấy bớt khổ, mà còn biết đâu ơn Chúa không làm cho chúng ta lăn vào lòng Chúa mà sung sướng nói với Người rằng : Con đã phạm tới Trời và tới Cha. Con đã không biết tình yêu bao la của Cha. Con đã dại dột nghĩ rằng số phận của con hẩm hiu, đang khi chẳng ai được cưng như con vì con được làm linh mục khi Thiên Chúa đang dốc cả sự sống của Người cho nhân loại khi ban cho loài người được Người Con Một của Thiên Chúa đang xả thân vì loài người.
Do đó mọi lời nói có vẻ như sẽ dư thừa nếu chúng ta còn muốn nói thêm về tình yêu của Chúa Giêsu đối với linh mục, và về ý muốn tốt lành của Người khi sai chúng ta. Những lời nói trên đây về Thiên Chúa Cha đã quá đủ rồi. Tuy nhiên khi tuyên bố với các môn đệ rằng họ phải làm việc này, việc hiến tế này để nhờ đến Người, Đức Giêsu – có thể nói – như thêm một ý muốn đối với các thế hệ linh mục. Các linh mục không phải chỉ như toàn thể dân chúa được hưởng tình yêu thương lạ lùng của Thiên Chúa Cha nhờ ban Con Một Người chịu chết cho tất cả chúng ta được sống, các linh mục còn được Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn để dâng lễ tế của Người. Và đây thật là ân huệ lạ lùng.
Người trao thân mình cho môn đệ không phải chỉ để họ chịu lấy, Người trao cho họ quyền trên thân thể Người. Điều này cũng chưa đáng kể. Người cho họ được khả năng làm hành vi của giờ long trọng nhất trong cuộc đời của Người, là ban chính Người cho nhân loại được rỗi. Thật không thể tưởng tượng được ! Người ta thường nói ngay cả các thiên thân, các tổ phụ, các tiên tri, thậm chí đến cả Đức Mẹ cũng không được quyền làm ra Thánh Thể. Tôi không thích nói trống như vậy. Vẫn theo lời thánh Phaolô, nghĩ đến Thánh thể là phải nghĩ tới đêm hôm Chúa Giêsu chịu nộp, tức là không được quên ý nghĩa hi tế cứu thế khi nói đến Thánh thể. Và như vậy, linh mục là người được ban quyền hiện tại hoá và hiện diện hoá Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Cứu thế, đang khi có thể nói mọi người khác chỉ được tham dự vào hành vi cao cả này một cách khá xa. Và nói như thế cũng là muốn nhấn mạnh rằng ý của Đấng đã sai linh mục làm linh mục là muốn linh mục đóng vai chủ chốt trong mầu nhiệm cứu thế của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy dừng các suy tư lại đây để cảm tạ Thiên Chúa và cảm mến Chúa Giêsu đã ban chức tư tế linh mục cho chúng ta nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta cần thâm tín một lần thay vì tất cả lòng ưu ái chiếu cố của Thiên Chúa khi chọn chúng ta làm linh mục. Bàn tiệc Thánh thể là hình ảnh Nước Trời. Thế mà rõ ràng các linh mục chiếm chỗ nhất nơi bàn tiệc ấy trong con người các tông đồ ngồi hai bên tả hữu Chúa Giêsu. Không biết hai con bà Dêbêdê hôm ấy có hiểu rằng ước vọng của họ đã thành tựu rồi không ? Nếu chúng ta tin Lời Chúa, tin bàn tiệc Thánh thế là hình ảnh Nước Trời, tin Nước Trời là tổ chức cao cả và tốt đẹp hơn hết, thì chúng ta hãy tự hào, hãy hãnh diện, hãy lấy làm vinh dự được làm linh mục nơi bàn tiệc Thánh thể. Đừng đổi chỗ cao trọng ấy cho một vị trí nào khác cho dù là chính trị, xã hội hay tình yêu. Ở cương vị linh mục vẫn là nhất, cả trước mắt người đời chứ không riêng gì dưới ánh sáng đức tin. Do đó không thể hiểu được một đời linh mục buồn bã, nặng nề : có gì đáng thèm hơn chức linh mục ? phải tỏ ra như người buôn ngọc đã tìm ta được viên ngọc bảo quý nhất. Đừng đánh mất của quý như vậy kẻo sa ngã và sẽ thấy ê chề.
Chắc chắn có nhiều phương thế giúp chúng ta bảo toàn cương vị linh mục của mình trong vinh dự. Đức Thánh Cha viết trong số 3 rất nhiều điều lôi kéo chúng ta về với ý Đấng đã sai mình. Người khuyên chúng ta trở về với Thánh thể, có tinh thần thờ phượng của mầu nhiệm Thánh thể, phát triển các cách biểu lộ lòng tôn sùng Thánh thể trong đời sống riêng của mình. Chúng ta là những người làm ra Thánh thể, dĩ nhiên không phải chỉ để cho mình, nhưng cũng không phải chỉ để cho người khác, mà phải nói là cho Hội thánh và cho loài người, trong đó có chúng ta. Thế nên, thật là phi lý nếu chúng ta đòi hỏi thiêu nhi thánh thể và các bà mẹ chầu, viếng Thánh thể đang khi chúng ta không làm những công việc ấy. Lẽ ra với tư cách là đại diện Hội thánh tại địa phương, chúng ta phải yêu mến Thánh thể thay cho cả Hội Thánh ở đó. Biết bao nhiêu cha sở thánh thiện như cha xứ Ars đã sống cuộc đời đạo đức sốt sắng thay cho con chiên và đền bù các thiếu sót của con chiên.
Có lẽ chúng ta tưởng mình đã tế lễ là làm công việc cao trọng rồi thì được miễn làm những việc tuy không khác như chầu và viếng Thánh thể. Nhưng có thật chúng ta đã tế lễ xứng đáng không ? hay chúng ta còn phải dùng việc chầu và viếng Thánh thể để chuẩn bị và tạ ơn, kéo dài việc dâng lễ ? và chúng ta tin thật có Chúa hiện diện nơi Thánh thể, thì không hợp lý và hữu ích sao khi chúng ta viếng Thanh thể trong ngày và hợp với Chúa Giêsu Thánh thể để cầu nguyện, nhất là bằng kinh nhật tụng ? chúng ta hãy năng đến với Thánh thể để tìm đến nguồn mạch đã khai sinh ra chức linh mục tư tế của chúng ta, để chúng ta là dòng suối khỏi cắt đứt với nguồn mà trở nên khô cạn, để chúng ta là cành cây khỏi tách với thân cây mà trở nên khô héo.
Nhưng cũng còn một quan hệ nữa chúng ta phải duy trì và phát triển để cuộc đời linh mục của chúng ta được phong phú. Điều này hơi tế nhị, nhưng tôi không thể bỏ qua. Chỉ xin anh em khi nghe tôi nói đến Giám mục ở đây thì đừng nghĩ đến cá nhân của tôi mà chỉ nên hiểu về chức Giám mục gắn bó với chức linh mục nơi anh em. Thư chung các Giám Mục nói, xin các linh mục hiệp thông mật thiết với Giám mục. Thần học về chức linh mục nhấn mạnh đến tương quan mật thiết giữa Giám Mục và linh mục. Chúng ta biết, cử hành Thánh thể phải hiệp thông với Giám mục. Phụng vụ số 26 nói Thánh lễ Chúa nhật nên chú ý đến sự hiện của Giám mục. Thánh thể nhắc ta liên kết với Giám mục, thì cũng cần liên kết với Giám mục trong mục vụ nữa.
Quả vậy, muốn sống chức linh mục cách phong phú chúng ta hãy cố gắng có quan hệ tốt với Giám mục của anh em. Thần học về chức tư tế linh mục đã cho chúng ta hay giữa chức Giám mục và linh mục có rất nhiều tương quan cần thiết và phong phú. Linh mục là cộng sự viên, là bạn hữu, là anh em của Giám mục, nhưng Giám mục cũng là người cha của linh mục, và là người sai linh mục đi bằng lệnh truyền của chính Chúa Giêsu : Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Có những lúc chúng ta phải nói về tương quan huynh đệ, bạn hữu hoặc cộng sự viên. Nhưng hôm nay, suy nghĩ về chức linh mục đã khai sinh từ bàn tiệc Thánh thể, chúng ta nên suy nghĩ về tương quan mà ta tạm gọi là phụ tử giữa Giám mục và linh mục.
Và để nói lên tương quan ấy một cách dễ hiểu, chúng ta chỉ cần nhớ điều này là linh mục phải cử hành Thánh thể trong hiệp thông với Giám mục, nhất là ngày Chúa nhật, và linh mục phải nhận bài sai từ Giám mục. Thật sự các Giám mục vẫn để các linh mục được tự do. Riêng tôi chẳng muốn gì hơn được thấy trăm hoa đua nở ở địa phận nhà. Tôi chỉ xin anh em cố gắng hiểu cho rằng, nếu có lần nào tôi muốn nhắc nhở riêng anh em về một lối cư xử nào đó, thì chẳng qua muốn đề phòng cho chức linh mục của anh em khỏi bị thiệt hại mà thôi. Tôi chẳng có gì phải ghen với anh em đâu, ngược lại nếu được áp dụng châm ngôn, Gloria Dei Homo Vivens, tôi cũng xin công khai tuyên bố với anh em rằng thành công của anh em làm vinh dự cho cuộc đời Giám mục của tôi. Như thế tôi chẳng bao giờ có thể có ý nghĩ ghìm những khả năng tốt lành của anh em lại làm gì. Chẳng qua vì muốn cuộc đời linh mục của anh em không trở nên kém đi mà hoạ hoằn phải nhắc nhở anh em. Chẳng sướng gì đâu khi phải làm những công việc này, nhưng chỉ để muốn giúp đỡ anh em thôi, chỉ mong đời linh mục của anh emn mỗi ngày mỗi đẹp. Thế nên xin anh em cố gắng suy nghĩ về lời của Giám mục nói với anh em, cố gắng tìm hiểu ý tứ của những lời ấy và nhất là nhận ra đó là ý Đấng đã sai mình. Lời của anh em và dư luận của giáo dân cũng cần được lắng nghe. Chẳng ai “dẫn dắt” được mình đâu. Tất nhiên tôi phải phàn nàn vì những lần ăn nói không được êm ái với anh em và hôm nay tôi xin anh em tha lỗi cho tôi.
Nhưng những lần to tiếng như vậy tôi thấy vẫn không quan trọng. Quan trọng hơn nhiều là những lần-ít thôi, nhưng cũng đã có-tôi êm ái vào đề và rào trước đón sau để nhắc nhở anh em về một điểm nào trong đời tư hay trong sinh hoạt mục vụ mà theo lương tâm tôi thấy có thể có hại nhiều cho anh em, và tôi đã bàn thảo với một số anh em có trách nhiệm trong giáo phận trước khi nói với anh em. Thường ra tôi vẫn muốn dùng những dịp cấm phòng hay gặp gỡ chung để nói lên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống linh mục....nhưng cái khổ là anh em lại cứ tưởng tôi nói về người khác chứ không phải về mình. Quý hoá thay nếu trong những ngày này chúng ta đón nhận được một số lời nào trong Kinh Thánh, trong lời giảng của Giám mục, trong kinh nguyện với anh em, như ý Chúa gửi đến cho mình muốn mình nên thánh hơn. Chẳng hạn hôm nay ai có thể nghĩ mình không cần xét lại mình về các quan hệ đối với Chúa Giêsu Thánh thể, Đấng đã sai chúng ta làm linh mục ? kể cả tôi, muốn cho chức tư tế linh mục ở nơi mình được phong phú, chắc chắn còn phải hiểu ý Đấng đã sai mình hơn nữa. Người đã thương tôi vô vàn, đã chọn cho tôi chỗ nhất, nhưng hằng ngày tôi có thích đến với Người để thấy tình yêu dồi dào Người dành cho tôi, để thấy chức linh mục cao trọng biết bao, để gắn liền đời sống linh mục vào Thánh thể không ? Đức Thánh cha Gioan Phaolô II là Giám mục của các Giám mục và của anh em linh mục chúng ta hôm nay ngỏ ý với chúng ta như vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu ý của Người để nhận ra ý của Đấng đã sai chúng ta làm linh mục, để như thư chung các Giám mục viết : Chúng ta đừng theo ý riêng nhưng hãy tìm ý muốn của Đấng đã sai mình.
Trở về với Thánh thể là trở về với chức linh mục. Ở đó ta lại gặp và phải đổi mới tương quan với Giám mục, linh mục, giáo dân. Ta xây dựng giáo phận hằng ngày nhờ Thánh thể. Hơn nữa, ta hiện tại hoá hành vi cứu thế của Đức Giêsu Kitô.
Lm. Raphael Đỗ Minh Tuấn
ĐỌC LẠI BÀI GIẢNG TĨNH TÂM CHO CÁC LINH MỤC CỦA ĐỨC CHA BARTÔLÔMÊÔ NGUYỄN SƠN LÂM
Khi còn sinh thời, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã phục vụ giáo phận Đà lạt từ năm 1975 đến năm 1994, và từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2003 ngài coi sóc giáo phận Thanh hoá. Đây là thời gian đầy khó khăn về mọi mặt, nhưng Đức cha đã khôn ngoan hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa vượt qua những trở ngại đó, để làm cho Nước Chúa được hiển trị. Một trong những công việc thu hút nhiều tâm huyết của ngài là đào tạo các linh mục.
Nhân dịp NĂM LINH MỤC, xin được ghi lại các bài giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn giáo phận Đà lạt vào năm 1980, với chủ đề TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ. Xuyên qua 6 bài giảng với những điểm nhấn khác nhau, mỗi người sẽ kín múc được những lợi ích thiêng liêng cho chính mình, đặc biệt là các linh mục. Kính xin quý vị hãy dành thời giờ để suy gẫm và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục trong NĂM LINH MỤC này.
TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ
1. Thánh thể với Linh mục
2. Linh mục và Thánh lễ
3. Thánh lễ và Hội thánh
4. Hội thánh và xã hội
5. Xã hội và con người
6. Con người và linh mục
BÀI 1 : THÁNH THỂ VỚI LINH MỤC
Chắc chắn anh em đã đọc những lời các giám mục ngỏ với linh mục trong thư chung năm 1980. Rõ ràng Hội đồng Giám Mục tỏ lòng biết ơn cảm phục công lao phục vụ của anh em. Không ai không nhìn thấy các Giám mục đánh giá hàng linh mục của mình rất cao. Hôm nay tôi cũng xin nhắc lại những tâm tình ấy. Tôi cám ơn anh em đã tận tuỵ phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Có thể nói trong hầu hết mọi giáo xứ, giáo dân đang mộ mến và tin tưởng ở anh em. Có cán bộ nói : chưa bao giờ tôi thấy đội ngũ linh mục ở Lâm Đồng được uy tín như hiện nay, sánh cả với thời xưa. Chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về những lời tán tụng ấy. Bắt chước Thánh Phaolô, chúng ta không ngó lại đằng sau nữa, một cứ lao mình về phía trước, nhắm thẳng tới khuôn mẫu linh mục nơi Chúa Giêsu Kitô để trở nên hoàn toàn hơn. Bấy giờ chúng ta sẽ thấy lời nhắn nhủ của các Giám Mục thật là hữu lý. Sự thật các ngài chỉ nhặc lại lời Công đồng thôi :
“Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kẻ đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng”(Lm 15). Nhiều người nghĩ ngay rằng các Giám mục muốn các linh mục vâng lời mình. Nhưng có lẽ không phải. Đọc tiếp lời thư chung, người ta thấy không hoàn toàn như vậy. Các Giám Mục không dùng tiếng “vâng lời” mà chỉ bảo chúng ta hãy tìm ý Đấng đã sai mình. Và các Giám mục xin anh em áp dụng lời này thêm vào việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ. Như vậy Đấng đã sai anh em tiến vào không phải là Giám mục nhưng là chính Chúa Giêsu, Đấng muốn dùng thừa tác vụ linh mục của anh em trong việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ để xây dựng Nhiệm thể của Người một cách đặc biệt. Không hữu ý mà thực ra các Giám mục đã dùng lại quan điểm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, coi chức tư tế linh mục của anh em đã khai sinh từ mầu nhiệm Thánh thể. Anh em đã được sai đi từ đó và đã lãnh chức linh mục trong Thánh thể. Và Đấng sai anh em đi làm tông đồ chính là Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Thánh thể. Anh em muốn chu toàn sứ mạng linh mục như ý Đấng đã sai mình chứ không phải theo ý riêng, thì phải tìm hiểu ý của Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể. Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta nói về Thánh thể và linh mục.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến tương quan giữa Thánh thế và Linh mục ở số 2 trong bức thư của Người. Người nói Chúa Giêsu đã thiết lập chức tư tế linh mục khi ban Mình Máu Người cho chúng ta. Người liên kết câu truyền phép Mình Thánh với lời ban quyền tế lễ. Chính chúng ta cũng đã được lãnh nhận chức linh mục trong một Thánh lễ. Từ ngày hôm đó chúng ta vừa sống “nhờ” Thánh lễ và “cho” Thánh lễ, hiểu theo nghĩa thiêng liêng hơn là vật chất. Tức là chúng ta trở nên những con người cần để làm lễ. Và nếu chúng ta nhớ các bí tích khác đều quy về Thánh lễ vì mầu nhiệm Thánh thể là nguồn phát sinh mọi bí tích khác, thì chúng ta có thể nói được rằng chính lúc tế lễ, linh mục thể hiện chức năng của mình cao cả và phong phú hơn hết. Chỉ cần nghĩ như vậy để thấy rõ tương quan mật thiết giữa Linh mục và Thánh thể. Linh mục luôn phải nhìn vào Thánh thể để thấy lại lẽ sống của mình. Và do đó, gương mẫu tối cao của linh mục chính là Chúa Giêsu Thánh thể.
Và nói đến Chúa Giêsu Thánh thể, chúng ta không được làm như các em nghĩa binh, hình dung một hài nhi Giêsu trong một tấm bánh. Chúng ta phải theo lời Thánh Phaolô nghĩ đến đêm Đức Giêsu bị nộp, Người cầm lấy bánh đọc lời chúc tụng vv...Chúng ta nhìn vào Đức Giêsu đang lập phép Thánh thể và đang ban chức linh mục để chúng ta trở về nguồn đã khai sinh ra con người linh mục chúng ta. Chúng ta đi vào lòng Chúa Giêsu hôm tiệc ly, chúng ta tìm thấy ý Đấng đã sai ta.
Tất nhiên phải đọc lại các trang Tin Mừng viết về buổi chiều hôm ấy. Rồi thử viết lại những trang ấy. Trước hết chúng ta không thể không nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang dào dạt như những làn sóng vô tận muốn ùa vào thế gian. Chính lúc này thích hợp hơn hết để nhớ lại những câu kinh thánh như : “Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con một của Người cho chúng ta”. “Đang lúc chúng ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã ban con của Người làm giá cứu chuộc chúng ta”.....Phải, con người Đức Giêsu ở bàn tiệc ly thật là Đấng được sai đi. Người đến không phải để làm theo ý mình nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Và ý Đấng đã sai Người đến trong thế gian là để cho thế gian được sống và sống dồi dào. Và để tất cả những ai Chúa Cha đã giao cho Người thì Người không để hư mất. Chẳng ở đâu người ta thấy rõ ý của Chúa Cha hơn ở bàn tiệc ly. Ai nhìn thấy Chúa Con cũng thấy Chúa Cha. Chúa Con đang ở tư thế tận hiến thì hiển nhiên ý của Chúa Cha là yêu thương chúng ta. Có thể nói cả tình yêu bao la của Chúa Cha đang hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Bánh Rượu và lập ra chức tư tế linh mục.
Chúng ta diễn tả hết sao được sự tốt lành của thánh ý Thiên Chúa khi lập ra chức linh mục và khai sinh chúng ta trong chức tư tế. Ước gì những lúc cô đơn, khổ sở, chán nản, tưởng như đời linh mục là khổ và nghĩ rằng mình đã lầm, đã dại khi làm linh mục, chúng ta hãy nghĩ lại lúc Thiên Chúa khai sinh ra chức linh mục trong Hội Thánh ; chúng ta hãy nhìn vào tình yêu khôn tả của Thiên Chúa khi ban cho chúng ta được Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Mình Máu Người cho các môn đệ. Chắc chắn không những chúng ta sẽ thấy bớt khổ, mà còn biết đâu ơn Chúa không làm cho chúng ta lăn vào lòng Chúa mà sung sướng nói với Người rằng : Con đã phạm tới Trời và tới Cha. Con đã không biết tình yêu bao la của Cha. Con đã dại dột nghĩ rằng số phận của con hẩm hiu, đang khi chẳng ai được cưng như con vì con được làm linh mục khi Thiên Chúa đang dốc cả sự sống của Người cho nhân loại khi ban cho loài người được Người Con Một của Thiên Chúa đang xả thân vì loài người.
Do đó mọi lời nói có vẻ như sẽ dư thừa nếu chúng ta còn muốn nói thêm về tình yêu của Chúa Giêsu đối với linh mục, và về ý muốn tốt lành của Người khi sai chúng ta. Những lời nói trên đây về Thiên Chúa Cha đã quá đủ rồi. Tuy nhiên khi tuyên bố với các môn đệ rằng họ phải làm việc này, việc hiến tế này để nhờ đến Người, Đức Giêsu – có thể nói – như thêm một ý muốn đối với các thế hệ linh mục. Các linh mục không phải chỉ như toàn thể dân chúa được hưởng tình yêu thương lạ lùng của Thiên Chúa Cha nhờ ban Con Một Người chịu chết cho tất cả chúng ta được sống, các linh mục còn được Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn để dâng lễ tế của Người. Và đây thật là ân huệ lạ lùng.
Người trao thân mình cho môn đệ không phải chỉ để họ chịu lấy, Người trao cho họ quyền trên thân thể Người. Điều này cũng chưa đáng kể. Người cho họ được khả năng làm hành vi của giờ long trọng nhất trong cuộc đời của Người, là ban chính Người cho nhân loại được rỗi. Thật không thể tưởng tượng được ! Người ta thường nói ngay cả các thiên thân, các tổ phụ, các tiên tri, thậm chí đến cả Đức Mẹ cũng không được quyền làm ra Thánh Thể. Tôi không thích nói trống như vậy. Vẫn theo lời thánh Phaolô, nghĩ đến Thánh thể là phải nghĩ tới đêm hôm Chúa Giêsu chịu nộp, tức là không được quên ý nghĩa hi tế cứu thế khi nói đến Thánh thể. Và như vậy, linh mục là người được ban quyền hiện tại hoá và hiện diện hoá Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Cứu thế, đang khi có thể nói mọi người khác chỉ được tham dự vào hành vi cao cả này một cách khá xa. Và nói như thế cũng là muốn nhấn mạnh rằng ý của Đấng đã sai linh mục làm linh mục là muốn linh mục đóng vai chủ chốt trong mầu nhiệm cứu thế của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy dừng các suy tư lại đây để cảm tạ Thiên Chúa và cảm mến Chúa Giêsu đã ban chức tư tế linh mục cho chúng ta nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta cần thâm tín một lần thay vì tất cả lòng ưu ái chiếu cố của Thiên Chúa khi chọn chúng ta làm linh mục. Bàn tiệc Thánh thể là hình ảnh Nước Trời. Thế mà rõ ràng các linh mục chiếm chỗ nhất nơi bàn tiệc ấy trong con người các tông đồ ngồi hai bên tả hữu Chúa Giêsu. Không biết hai con bà Dêbêdê hôm ấy có hiểu rằng ước vọng của họ đã thành tựu rồi không ? Nếu chúng ta tin Lời Chúa, tin bàn tiệc Thánh thế là hình ảnh Nước Trời, tin Nước Trời là tổ chức cao cả và tốt đẹp hơn hết, thì chúng ta hãy tự hào, hãy hãnh diện, hãy lấy làm vinh dự được làm linh mục nơi bàn tiệc Thánh thể. Đừng đổi chỗ cao trọng ấy cho một vị trí nào khác cho dù là chính trị, xã hội hay tình yêu. Ở cương vị linh mục vẫn là nhất, cả trước mắt người đời chứ không riêng gì dưới ánh sáng đức tin. Do đó không thể hiểu được một đời linh mục buồn bã, nặng nề : có gì đáng thèm hơn chức linh mục ? phải tỏ ra như người buôn ngọc đã tìm ta được viên ngọc bảo quý nhất. Đừng đánh mất của quý như vậy kẻo sa ngã và sẽ thấy ê chề.
Chắc chắn có nhiều phương thế giúp chúng ta bảo toàn cương vị linh mục của mình trong vinh dự. Đức Thánh Cha viết trong số 3 rất nhiều điều lôi kéo chúng ta về với ý Đấng đã sai mình. Người khuyên chúng ta trở về với Thánh thể, có tinh thần thờ phượng của mầu nhiệm Thánh thể, phát triển các cách biểu lộ lòng tôn sùng Thánh thể trong đời sống riêng của mình. Chúng ta là những người làm ra Thánh thể, dĩ nhiên không phải chỉ để cho mình, nhưng cũng không phải chỉ để cho người khác, mà phải nói là cho Hội thánh và cho loài người, trong đó có chúng ta. Thế nên, thật là phi lý nếu chúng ta đòi hỏi thiêu nhi thánh thể và các bà mẹ chầu, viếng Thánh thể đang khi chúng ta không làm những công việc ấy. Lẽ ra với tư cách là đại diện Hội thánh tại địa phương, chúng ta phải yêu mến Thánh thể thay cho cả Hội Thánh ở đó. Biết bao nhiêu cha sở thánh thiện như cha xứ Ars đã sống cuộc đời đạo đức sốt sắng thay cho con chiên và đền bù các thiếu sót của con chiên.
Có lẽ chúng ta tưởng mình đã tế lễ là làm công việc cao trọng rồi thì được miễn làm những việc tuy không khác như chầu và viếng Thánh thể. Nhưng có thật chúng ta đã tế lễ xứng đáng không ? hay chúng ta còn phải dùng việc chầu và viếng Thánh thể để chuẩn bị và tạ ơn, kéo dài việc dâng lễ ? và chúng ta tin thật có Chúa hiện diện nơi Thánh thể, thì không hợp lý và hữu ích sao khi chúng ta viếng Thanh thể trong ngày và hợp với Chúa Giêsu Thánh thể để cầu nguyện, nhất là bằng kinh nhật tụng ? chúng ta hãy năng đến với Thánh thể để tìm đến nguồn mạch đã khai sinh ra chức linh mục tư tế của chúng ta, để chúng ta là dòng suối khỏi cắt đứt với nguồn mà trở nên khô cạn, để chúng ta là cành cây khỏi tách với thân cây mà trở nên khô héo.
Nhưng cũng còn một quan hệ nữa chúng ta phải duy trì và phát triển để cuộc đời linh mục của chúng ta được phong phú. Điều này hơi tế nhị, nhưng tôi không thể bỏ qua. Chỉ xin anh em khi nghe tôi nói đến Giám mục ở đây thì đừng nghĩ đến cá nhân của tôi mà chỉ nên hiểu về chức Giám mục gắn bó với chức linh mục nơi anh em. Thư chung các Giám Mục nói, xin các linh mục hiệp thông mật thiết với Giám mục. Thần học về chức linh mục nhấn mạnh đến tương quan mật thiết giữa Giám Mục và linh mục. Chúng ta biết, cử hành Thánh thể phải hiệp thông với Giám mục. Phụng vụ số 26 nói Thánh lễ Chúa nhật nên chú ý đến sự hiện của Giám mục. Thánh thể nhắc ta liên kết với Giám mục, thì cũng cần liên kết với Giám mục trong mục vụ nữa.
Quả vậy, muốn sống chức linh mục cách phong phú chúng ta hãy cố gắng có quan hệ tốt với Giám mục của anh em. Thần học về chức tư tế linh mục đã cho chúng ta hay giữa chức Giám mục và linh mục có rất nhiều tương quan cần thiết và phong phú. Linh mục là cộng sự viên, là bạn hữu, là anh em của Giám mục, nhưng Giám mục cũng là người cha của linh mục, và là người sai linh mục đi bằng lệnh truyền của chính Chúa Giêsu : Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Có những lúc chúng ta phải nói về tương quan huynh đệ, bạn hữu hoặc cộng sự viên. Nhưng hôm nay, suy nghĩ về chức linh mục đã khai sinh từ bàn tiệc Thánh thể, chúng ta nên suy nghĩ về tương quan mà ta tạm gọi là phụ tử giữa Giám mục và linh mục.
Và để nói lên tương quan ấy một cách dễ hiểu, chúng ta chỉ cần nhớ điều này là linh mục phải cử hành Thánh thể trong hiệp thông với Giám mục, nhất là ngày Chúa nhật, và linh mục phải nhận bài sai từ Giám mục. Thật sự các Giám mục vẫn để các linh mục được tự do. Riêng tôi chẳng muốn gì hơn được thấy trăm hoa đua nở ở địa phận nhà. Tôi chỉ xin anh em cố gắng hiểu cho rằng, nếu có lần nào tôi muốn nhắc nhở riêng anh em về một lối cư xử nào đó, thì chẳng qua muốn đề phòng cho chức linh mục của anh em khỏi bị thiệt hại mà thôi. Tôi chẳng có gì phải ghen với anh em đâu, ngược lại nếu được áp dụng châm ngôn, Gloria Dei Homo Vivens, tôi cũng xin công khai tuyên bố với anh em rằng thành công của anh em làm vinh dự cho cuộc đời Giám mục của tôi. Như thế tôi chẳng bao giờ có thể có ý nghĩ ghìm những khả năng tốt lành của anh em lại làm gì. Chẳng qua vì muốn cuộc đời linh mục của anh em không trở nên kém đi mà hoạ hoằn phải nhắc nhở anh em. Chẳng sướng gì đâu khi phải làm những công việc này, nhưng chỉ để muốn giúp đỡ anh em thôi, chỉ mong đời linh mục của anh emn mỗi ngày mỗi đẹp. Thế nên xin anh em cố gắng suy nghĩ về lời của Giám mục nói với anh em, cố gắng tìm hiểu ý tứ của những lời ấy và nhất là nhận ra đó là ý Đấng đã sai mình. Lời của anh em và dư luận của giáo dân cũng cần được lắng nghe. Chẳng ai “dẫn dắt” được mình đâu. Tất nhiên tôi phải phàn nàn vì những lần ăn nói không được êm ái với anh em và hôm nay tôi xin anh em tha lỗi cho tôi.
Nhưng những lần to tiếng như vậy tôi thấy vẫn không quan trọng. Quan trọng hơn nhiều là những lần-ít thôi, nhưng cũng đã có-tôi êm ái vào đề và rào trước đón sau để nhắc nhở anh em về một điểm nào trong đời tư hay trong sinh hoạt mục vụ mà theo lương tâm tôi thấy có thể có hại nhiều cho anh em, và tôi đã bàn thảo với một số anh em có trách nhiệm trong giáo phận trước khi nói với anh em. Thường ra tôi vẫn muốn dùng những dịp cấm phòng hay gặp gỡ chung để nói lên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống linh mục....nhưng cái khổ là anh em lại cứ tưởng tôi nói về người khác chứ không phải về mình. Quý hoá thay nếu trong những ngày này chúng ta đón nhận được một số lời nào trong Kinh Thánh, trong lời giảng của Giám mục, trong kinh nguyện với anh em, như ý Chúa gửi đến cho mình muốn mình nên thánh hơn. Chẳng hạn hôm nay ai có thể nghĩ mình không cần xét lại mình về các quan hệ đối với Chúa Giêsu Thánh thể, Đấng đã sai chúng ta làm linh mục ? kể cả tôi, muốn cho chức tư tế linh mục ở nơi mình được phong phú, chắc chắn còn phải hiểu ý Đấng đã sai mình hơn nữa. Người đã thương tôi vô vàn, đã chọn cho tôi chỗ nhất, nhưng hằng ngày tôi có thích đến với Người để thấy tình yêu dồi dào Người dành cho tôi, để thấy chức linh mục cao trọng biết bao, để gắn liền đời sống linh mục vào Thánh thể không ? Đức Thánh cha Gioan Phaolô II là Giám mục của các Giám mục và của anh em linh mục chúng ta hôm nay ngỏ ý với chúng ta như vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu ý của Người để nhận ra ý của Đấng đã sai chúng ta làm linh mục, để như thư chung các Giám mục viết : Chúng ta đừng theo ý riêng nhưng hãy tìm ý muốn của Đấng đã sai mình.
Trở về với Thánh thể là trở về với chức linh mục. Ở đó ta lại gặp và phải đổi mới tương quan với Giám mục, linh mục, giáo dân. Ta xây dựng giáo phận hằng ngày nhờ Thánh thể. Hơn nữa, ta hiện tại hoá hành vi cứu thế của Đức Giêsu Kitô.
Lm. Raphael Đỗ Minh Tuấn