PDA

View Full Version : C - Chúa nhật XVII Thường niên B ( Đến với Ngườ )



Dan Lee
07-22-2009, 11:59 PM
Chúa nhật XVII Thường niên B

ĐÊN VỚI NGƯỜI

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Hai trăm đồng quan bánh cũng không đủ”: Số tiền quả là lớn vì một quan là tiền công của một ngày làm việc (Mt 20,2; Lc 10,35).

"Nơi ấy có nhiều cỏ": Điều này xác nhận chi tiết nói rằng sắp đến lễ Vượt qua, vì lễ Vượt qua là thời kỳ duy nhất mà, sau những trận mưa mùa đông và trước cái nắng gay gắt của mùa hạ (bắt đầu từ tháng 5), người ta mới tìm thấy một ít cỏ ở Palestin.

"Bấy giờ Người trốn đi": Như sẽ nói trong phiên tòa Rôma rằng vương quốc Người không thuộc về thế gian (18,36), Chúa Giêsu lúc này từ chối đảm nhận một vương quyền theo như quần chúng quan niệm. Đó đã là một sự đoạn tuyệt với những quan niệm cách chung và thiên sai phàm trần

KẾT LUẬN

Đám dân đông đảo đến cùng Chúa Giêsu để có của ăn, tượng trưng cho hết những kẻ đói khát về phần thiêng liêng đang "đến với Người" qua đức tin để xin người thoa dịu cơn đói của họ. Ngoài Người ra, không ai có thể cung cấp cho đám đông ấy thứ bánh mà họ đang trông chờ.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG.

1. Trong đoạn hôm nay, ta khám phá ra một sự ám chỉ thường xuyên đến cuộc Xuất hành: việc vượt qua biển Galilê (hồ Tibêria) nhắc đến lần vượt qua Biển đỏ; bánh hóa nhiều gợi nhớ manna; những tiếng kêu ca của người Do thái (cc.41-43.52.60-61.66) nối tiếp những cuộc nổi loạn của người Hy bá chống lại Môisen trong hoang địa. Về phần ngọn núi, nó là phóng bản của núi Sinai. Sự nhấn mạnh rằng lễ vượt qua gần tới (c 4) đánh dấu vị trí của biến cố này đối với quá khứ (Lễ Vượt qua kỷ niệm Xuất hành), đối với hiện tại (lễ Vượt qua này là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Chúa Kitô, và đối với tương lai (trong dịp lễ Vượt qua Do thái này, Chúa Giêsu sửa soạn cho một lễ Vượt qua mới, cho việc thiết lập Thánh Thể tại nhà Tiệc ly và cho việc cử hành nó cách mới mẻ trong Giáo Hội bằng Thánh lễ.

2. Từ một hoàn cảnh cụ thể, Chúa Giêsu đòi hỏi các sứ đồ một sự vâng phục của đức tin. Lương tri tự nhiên khiến Người hỏi Philipphê: Ta mua được đâu bánh cho họ ăn? Rồi Người trả lời: Hãy cho họ ngồi xuống. Các sứ đồ thi hành lệnh của Thầy, và chắc hẳn họ cũng tự hỏi cái gì sắp xảy đến. Có lẽ họ nghĩ rằng: với Thầy họ thì không nên tìm hiểu. Gioan viết: "Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn và phân phát cho những người dùng bữa". Nhưng chắc chắn Người đã nhờ các sứ đồ làm công việc phân phát ấy. Thánh Mátcô thì bảo: "Người ban tiếp cho các môn đồ để họ thết đãi người ta" (6,41). Điều gì sẽ xảy ra nếu các môn đồ, trước sự bất khả, đã chống lại ý Chúa Giêsu? Có thể họ đã không phải là những cộng tác viên với công việc thần linh của Người. Thành thử ta thấy sự vâng phục của đức tin dẫn tại đâu. Nó làm cho kẻ tin trở nên cộng tác viên của Thiên Chúa trong những công việc vô cùng vượt quá phương tiện loài người. Chúng ta có biết tuân hành những bổn phận mà Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta, nhất là khi những công việc ấy vượt quá khả năng chúng ta?

3. Dù không bàn đến tính cách kỳ diệu của việc hóa bánh, người ta tuy vậy cũng phải lưu ý rằng phép lạ đã chẳng xảy ra từ số không. Chúa Giêsu đã cần đến năm chiếc bánh và hai con cá do một em bé nhường lại như là chất liệu đầu tiên xét một cách nào đó. Ngày nay cũng vậy, tất cả mọi của cải dư dật, để có thể thấu đến nhiều người, thì trước tiên đòi buộc một sự để chung các tài nguyên đôi khi lúc đầu rất ít ỏi. Cái làm no nê thỏa mãn mỗi một người trong chúng ta, không phải là số lượng sản vật tích lũy mà mỗi người chiếm hữu cho mình, nhưng là ban phát và chia sẻ các sản vật đó cho tha nhân và chính việc ban phát chia sẻ này làm tăng giá trị và hương vị cho của cải, làm lộ ra cứu cánh đích thật của chúng: nuôi dưỡng sự thông hiệp của chúng ta với tất cả mọi người. Chúng ta kinh nghiệm điều này trong nhiệm tích Thánh Thể. Sẽ không có việc hóa bánh ra nhiều về phương diện phẩm cũng như không có bữa ăn thỏa mãn còn đói của chúng ta nếu chính chúng ta không mang tới bánh riêng của mình và chia sẻ nó một cách huynh đệ. Nhưng chỉ Lời Chúa trong Kinh Thánh mới có thể biểu dương và tạo ra những chiều kích vô biên của tình huynh đệ ấy.

4. Vẫn biết Chúa Giêsu là vua, và Người sẽ khẳng định điều có trước Philatô (18,37), nhưng vương quyền của Người không thuộc về thế gian này (18,36) và Người không chịu để mình bị bắt lấy, bị tôn phong và thống trị như một quân vương trần thế. Người đến trong thế gian để chỉ làm chứng cho sự thật và thông ban sự thật cho chúng ta, không phải để thỏa mãn lòng khát vọng của cải và quyền lực của chúng ta. Người biết rằng Người sẽ lừa gạt chúng ta khi không cho chúng ta một thức ăn hư nát (x.6,26); người thấy phải giác ngộ chúng ta khỏi ý niệm sai lạc của chúng ta về đấu chỉ mà Người vừa thực hiện. Trong lúc này, Người chỉ có thể làm được việc đó bằng cách trốn đi; là Đấng đã hóa bánh ra nhiều, Người vẫn bất lực đối với những con tim khờ khạo và những dạ dày quá nô nê. Nếu chúng ta không nghe tiếng Người, thì người không muốn và không thể ngự trị trên chúng ta. Vương quyền của Người hệ tại chỗ giải phóng chúng ta nhờ sự thật (Ga 8,31-36). Nhưng, ngay cả khi tung hô Người như là vua chúng ta, thì chúng ta vẫn thường quá ao ước làm nô lệ của ăn trần thế và bắt Người phục vụ cơn đói của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta sẽ mất công năn nỉ Người, vì hãy biết rằng chúng ta sẽ không thể bắt Người làm vua chúng ta ta trái với ý Người được; Người sẽ chạy trốn chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ bắt Người lài được nữa, trừ phi chúng ta thực sự lắng nghe Người với tất cả tâm hồn chúng ta (6,63). Và bấy giờ Người sẽ tự biến thành Bánh bổ dưỡng nuôi chúng ta vượt qua đời này, sẽ thành Nước hằng sống, ánh sáng và Sự sống của ta.

5. Chúng ta đang sống trong một thời đại kỹ thuật mà xét trong toàn bộ chứ không xét trong chi tiết, là một thời đại do ý Thiên Chúa muốn. Vậy nếu chúng ta con thời đại chúng ta như một việc hóa bánh ra nhiều, thì chúng ta phải bảo rằng Tin Mừng hôm nay còn có nhiều điều muốn dạy chúng ta về thời đại kỹ thuật của chúng ta và về cuộc sống hoàn toàn cá nhân của chúng ta. Nếu không chúng ta cũng có thể thuộc vào số những kẻ đã góp phần một cách rất mầu nhiệm vào tội lỗi của thời đại này, cho dầu tội đó không có tên gọi trong các công thức xét mình của sách lễ chúng ta. Mỗi người đều góp phần tạo nên tinh thần của thế kỷ mình đang sống Và mỗi người đều có bổn phận sống trong thời này làm sao cho nó thành một thế kỷ mà trong đó Thiên Chúa có thể tin tưởng vào vẻ trong sáng của tâm trí chúng ta cũng như vào tình yêu của tâm hồn chúng ta đối với Ngài, và có thể ban cho chúng ta chính bánh của đời sống trần gian, ngõ hầu trong hoang địa của đời sống này, chúng ta nhận lãnh được bánh của sự sống vĩnh cửu đến thiên thu.

Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt