Dan Lee
07-23-2009, 03:51 PM
Chúa nhật XVII Thường niên B
BÁNH VẬT CHẤT, BÁNH HĂNG SỐNG
Thưa quý vị.
Ba chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Marcô. Bắt đầu từ hôm nay cho đến chúa nhật 21, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Gioan, đoạn 6. Trong Phúc âm của mình, thánh Gioan chỉ thuật lại 7 phép lạ (trong số 35 phép lạ Phúc âm ghi lại). Nhưng thánh nhân không dùng từ phép lạ mà chỉ đơn giản “dấu chỉ” (signum). Gọi là “dấu chỉ”, thánh nhân có ý nói chúng có mục tiêu đặc biệt dẫn độc giả đến gần bên Chúa Giêsu, suy gẫm kỹ hơn về thân thế sự nghiệp của Ngài, nhận ra Ngài là đấng phục sinh, đầy quyền năng. Tức bẩy dấu chỉ đó là những mặc khải riêng lẻ giúp độc giả không những chứng kiến sự lạ bất thường mà còn được lôi kéo tin theo Chúa Giêsu. Qua những dấu chỉ, thánh Gioan giúp đỡ những người có lòng chân thành, tìm đến tin yêu Chúa Giêsu theo cách thức mà mỗi phép lạ mặc khải về Ngài.
Dấu chỉ hôm nay là Chúa nhân bánh lên nhiều, những tuần lễ tiếp theo là huấn từ về bánh hằng sống và sự khôn ngoan từ trời đến với nhân loại. Thánh Gioan không phải là cây viết tài tử. Ông suy tư rất nhiều trước khi đặt bút. Vì thế văn của ông cao siêu, thâm trầm, chứa đựng nhiều ẩn dụ. Mỗi ẩn dụ súc tích nhiều tầng lớp ý nghĩa: luân lý, đạo đức, thần học, phong tục, xã hội… chúng ta khó mà khám phá hết. Càng đọc chúng ta càng bị thu hút vào những ý nghĩa đó và gẫm ra được Đức Giêsu là ai? Xin nhớ về cuối Phúc âm, thánh Gioan nói rõ mục đích của cuốn sách: “Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (20,30-31). Riêng về dấu lạ nhân bánh lên nhiều, ba Phúc âm nhất lãm cũng có trình thuật. Thường thì thánh Gioan không nhắc lại những điều các tác giả Phúc âm khác đã viết. Nhưng ở đây thánh Gioan lấy lại, bởi ngài trông thấy ở nó một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho Phúc âm của ông. Chúng ta tập trung vào dấu lạ này để tìm ra những bí ẩn cho đời sống thiêng liêng của mình.
Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Đám đông dân chúng đi theo Ngài. Không giống như nhất lãm, Chúa Giêsu không tỏ lộ lòng thương cảm dân chúng đói khát hay xót thương đàn chiên bơ vơ không người chăn. Ngài hỏi luôn ông Philipphê: “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan tiếp ngay: “Người nói thế là để thử ông, chứ Người biết rõ mình sắp làm gì rồi”. Phản ứng của các môn đệ rất đời thường, sau khi đã lượng định số người ăn: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Nghĩa là số người đông lắm, hai trăm quan là một số tiền lớn, bởi lương thợ thời ấy là một đồng một ngày công lao động. Thánh Anrê thực tế hơn: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá.” Theo đánh giá của hai tông đồ: “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu.” Thánh Gioan, người có mặt, nhớ lại thì số người ăn là phỏng năm ngàn, một con số khủng khiếp, vượt ngoài khả năng lo liệu của các ông. Ngày nay chúng ta cũng thường bị Thiên Chúa thử thách bằng những câu truyện tương tự và phản ứng của chúng ta thế nào? Đơn sơ, chân chất như các tông đồ? Hay nhuốm đầy giọng điệu kiêu kỳ, tự phụ?
Thực ra cuộc đời người tín hữu gặp vô vàn khó khăn thường nhật. Những nhu cầu của gia đình, bạn bè, giáo hội, thế giới, luôn đè nặng trên vai họ, đôi khi đến ngộp thở, vô phương giải quyết. Làm thế nào nuôi sống ngần ấy người nghèo khổ, đói khát? Trong khi chính mình cũng không đủ bánh ăn? Hôm nay các môn đệ và Chúa Giêsu đều phải đối mặt với một nhu cầu: Bánh cho năm ngàn người ăn. Các môn đệ lượng định khả năng hạn hẹp của mình và nhận ra sự bất lực. Họ không hề khuếch đại tình thế: “làm thế nào nuôi sống ngần ấy người?” Họ thực sự muốn có bánh ăn cho đám đông, không tính bài tảng lờ hay giả điếc làm ngơ trước nhu cầu cấp thiết của người khác, nhưng chẳng biết xoay sở ra sao, đơn giản là vấn đề vượt quá khả năng: “Ở đây có em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?” Chúa Giêsu cũng nhìn thấy vấn đề và Ngài đã giơ vai gánh vác trách nhiệm.
Ngày nay cũng thế, nhiều khó khăn xem ra vượt quá sức lực chúng ta, nhưng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác. Dù chúng ta cũng như các tông đồ thời xưa, cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm không phải là chúng ta, là Giáo hội mà là Chúa Giêsu. Chúng ta có biết Ngài đang dự tính chi trong đầu óc, trong chương trình của mình? Điều Ngài muốn nơi chúng ta là nỗ lực và chân thành cộng tác. Còn khả năng giải quyết khó khăn là ở nơi Ngài quan phòng! Trước mắt, chúng ta thấy bao nhiêu công việc nhiêu khê: Chiến tranh, hoà bình, thanh niên thiếu nữ mất định hướng, trẻ bụi đời, HIV/AID, xì ke, đĩ điếm, đói khổ… toàn những câu truyện vượt khỏi tầm tay nhỏ bé của mình, của Giáo hội. Chúng ta chẳng biết giải quyết ra sao? Nhưng đã từng có những tấm lòng quảng đại, hy sinh thời giờ, tiền bạc, làm việc tông đồ, góp phần với Chúa Giêsu. Họ đã thu lượm được nhiều kết quả ngoạn mục, thay đổi lòng người, thay đổi nếp sống, như mẹ Têrêsa thành Calcutta, ông Fouleraux, các nhà truyền giáo. Chúng ta không thi hành sứ vụ một mình. Có Chúa Giêsu cùng hoạt động. Cùng với chúng ta Ngài nhìn thấy khó khăn và “biết mình sắp làm gì rồi”. Chính qua các Tông đồ mà Ngài nuôi sống đám đông! Qua các tín hữu mà Ngài cải tạo thế giới!
Ngay từ đầu bài Tin mừng, thánh Gioan đã liên kết phép lạ với Lễ vượt qua: “Lúc ấy, sắp đến lễ vượt qua, là đại lễ của người Do Thái.” Chi tiết này giúp hiểu sâu xa hơn về chủ ý của phép lạ. Người tín hữu khi nghe nhắc đến lễ vượt qua, là liên tưởng ngay đến bữa tiệc ly Chúa Giêsu ăn với các môn đệ, trước khi Ngài chịu chết. Trong bữa ăn này Chúa ban Mình máu Ngài làm của nuôi trường sinh cho nhân loại và lập giao ước mới với chúng ta trong Thịt và Máu Ngài. Các tác giả nhất lãm mô tả phép lạ hoá bánh ra nhiều bằng ngôn ngữ Thánh thể: “Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các môn đệ” (Lc 14,19). Thánh Gioan ngược lại, dùng sự kiện này để khai triển một bài giáo huấn dài về việc Chúa Giêsu ban Thịt và Máu Ngài để nuôi sống loài người muôn thuở. Chúa nhật tuần tới thánh nhân sẽ mời gọi đám đông nhìn qua bánh vật chất, nhận ra Bánh hằng sống. Đám dân chúng ao ước bánh làm đầy dạ dầy trống rỗng của mình, nhưng thánh Gioan đi xa hơn, Chúa Giêsu sẽ thoả mãn cơn đói khát sâu thẳm của lòng dạ con người, đó là ước vọng sống lâu dài mãi mãi. Trong sa mạc ông Môsê cung cấp manna cho dân Do Thái từng ngày, nhưng cũng chỉ làm dịu bớt cơn đói thời gian ngắn, sau đó lại đói. Thánh Gioan qua bài Phúc âm hôm nay và các tuần kế tiếp, cho biết Chúa Giêsu sẽ mở một kỷ nguyên mới, trong đó loài người sẽ hoàn toàn mãn nguyện với của ăn bởi trời và không còn khi nào phải lo đói khát nữa. Thánh sử đã mở cho nhân loại một cánh cửa để có thể nhận thấy ý nghĩa của dấu chỉ nhân bánh.
Trên bờ hồ Tibêria, dân chúng được ăn no nê, nhưng chẳng nắm được thực chất của biến cố. Họ chứng kiến công việc lạ lùng Chúa Giêsu làm, nhưng chẳng hiểu được ý nghĩa của nó. Họ no bụng, nhưng tinh thần vẫn còn đói. Họ chưa nhận ra rằng Chúa Giêsu chính là “bánh” mà họ cần tiếp rước hàng ngày để được sống muôn thuở, và không bao giờ còn phải “đói” nữa. Thời xưa là như thế. Chúng ta ngày nay thì sao? Bánh nào làm chúng ta no bụng, thoả lòng? Bánh nuôi dưỡng chúng ta qua biển khổ trần gian, hay bánh cạn dần theo năm tháng? Bánh vĩnh cửu làm chúng ta no thoả hay bánh nhất thời chẳng khác gì bánh vẽ? Dục vọng thưởng đẩy con người tìm kiếm những thứ bánh ngắn hạn như tiền tài, danh vọng, sắc dục, tham lam. Những thứ bánh đó chẳng bao giờ thoả mãn ước vọng vĩnh cửu. Ngược lại càng chạy theo chúng, càng cảm thấy đói khát. Hôm nay ước ao, ngày mai chán ngấy. Đó là lý do nhiều gia đình tan nát, bạn bè ly tán. Các nhà thông thái thường nói rằng chúng ta ăn uống cái chi, chúng ta sẽ là cái đó. Ăn uống những của cải tạm bợ, chúng ta sẽ là người nhất thời tạm bợ chẳng bao giờ cảm thấy bằng lòng với những điều mình chiếm hữu. Chỉ có bánh vĩnh cửu bởi trời mới làm cho linh hồn được an nghỉ.
Giả dụ, một đêm không ngủ, tâm trí chúng ta ở đâu? Những con ma nào xuất hiện mà ban ngày chúng ta tránh né? Những lãnh vực hoạt động nào làm chúng ta tiêu hao năng lượng vô ích? Những lắng lo nào cần bánh thật hướng dẫn? Đúng là chúng ta cần nhiều của ăn vật chất và tinh thần để có thể tiến bước đúng đường, đúng hướng. Vậy thì chỉ có Chúa Kitô, bánh hằng sống, mới thoả mãn nhu cầu đó của nhân loại. Hơn thế nữa, Ngài còn vượt quá lòng chúng ta mong ước. Thiên hạ gọi Ngài là vị tiên tri phải đến chỉnh đốn thế gian. Đúng thật Ngài là một vị tiên tri vĩ đại, cuộc đời của Ngài là mẫu mực hết mọi người phải noi theo, để có thể trở nên tốt lành thánh thiện.
Nhưng để có không gian cho Ngài, chúng ta phải bỏ trống cõi lòng mình, gạt đi tính kiêu ngạo, trì chiết và nuôi sống bằng lòng nhân ái. Gạt đi tính lãnh đạm và nuôi sống bằng lòng thương cảm, gạt đi ích kỷ cô đơn và nuôi sống bằng hợp đoàn và lòng rộng rãi. Cái tôi của chúng ta phải bị bỏ cho chết đói, thì tinh thần mới có thể mở rộng, bành chướng theo cuộc đời Chúa cứu thế. Hôm nay trước bàn thờ Thánh Thể, chúng ta là đám đông đói khát. Nhưng chúng ta đến đây không phải vì của ăn chóng qua, mà vì lương thực vĩnh hằng. Chúa Giêsu chính là lương thực đó. Để kết thúc bài suy niệm, tôi xin kể lại câu truyện nhỏ của cha John k. Bergland: Có một đạo sĩ nằm ngủ dưới bóng cây to ở ngoại ô thành phố. Một người đàn ông chạy vội đến đánh thức vị đạo sĩ: “Hòn đá, hòn đá, ngài làm ơn cho xin hòn đá”. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Hòn đá nào?” “Hòn đá mà thiên sứ hiện ra trong giấc mơ bảo tôi hãy tìm khách hành hương ngủ ngoài thành phố đang giữ trong túi, ông ta sẽ cho và tôi sẽ giầu có mãi mãi”. Vị đạo sĩ nhớ ra viên kim cương mà ông nhặt được trên đường đi, viên kim cương to bằng nắm tay, tuyệt đẹp. Ông móc túi lấy nó ra đưa cho người đàn ông. “Đây xin biếu, nếu ông muốn lấy”. Người đàn ông vồ lấy viên kim cương, biến mất. Đêm ấy hắn không thể chợp mắt. Chưa tảng sáng hắn đã chạy vội đến gọi đạo sĩ: “Kho tàng, kho tàng, xin ông cho tôi cái kho tàng mà vì nó ông không thèm viên ngọc quí này.” Vị đạo sĩ ngẩn người, lúc sau gẫm ra: “Đức Giêsu Kitô, ngoài ra ta chẳng còn kho tàng nào khác!” Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP.
BÁNH VẬT CHẤT, BÁNH HĂNG SỐNG
Thưa quý vị.
Ba chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Marcô. Bắt đầu từ hôm nay cho đến chúa nhật 21, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Gioan, đoạn 6. Trong Phúc âm của mình, thánh Gioan chỉ thuật lại 7 phép lạ (trong số 35 phép lạ Phúc âm ghi lại). Nhưng thánh nhân không dùng từ phép lạ mà chỉ đơn giản “dấu chỉ” (signum). Gọi là “dấu chỉ”, thánh nhân có ý nói chúng có mục tiêu đặc biệt dẫn độc giả đến gần bên Chúa Giêsu, suy gẫm kỹ hơn về thân thế sự nghiệp của Ngài, nhận ra Ngài là đấng phục sinh, đầy quyền năng. Tức bẩy dấu chỉ đó là những mặc khải riêng lẻ giúp độc giả không những chứng kiến sự lạ bất thường mà còn được lôi kéo tin theo Chúa Giêsu. Qua những dấu chỉ, thánh Gioan giúp đỡ những người có lòng chân thành, tìm đến tin yêu Chúa Giêsu theo cách thức mà mỗi phép lạ mặc khải về Ngài.
Dấu chỉ hôm nay là Chúa nhân bánh lên nhiều, những tuần lễ tiếp theo là huấn từ về bánh hằng sống và sự khôn ngoan từ trời đến với nhân loại. Thánh Gioan không phải là cây viết tài tử. Ông suy tư rất nhiều trước khi đặt bút. Vì thế văn của ông cao siêu, thâm trầm, chứa đựng nhiều ẩn dụ. Mỗi ẩn dụ súc tích nhiều tầng lớp ý nghĩa: luân lý, đạo đức, thần học, phong tục, xã hội… chúng ta khó mà khám phá hết. Càng đọc chúng ta càng bị thu hút vào những ý nghĩa đó và gẫm ra được Đức Giêsu là ai? Xin nhớ về cuối Phúc âm, thánh Gioan nói rõ mục đích của cuốn sách: “Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (20,30-31). Riêng về dấu lạ nhân bánh lên nhiều, ba Phúc âm nhất lãm cũng có trình thuật. Thường thì thánh Gioan không nhắc lại những điều các tác giả Phúc âm khác đã viết. Nhưng ở đây thánh Gioan lấy lại, bởi ngài trông thấy ở nó một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho Phúc âm của ông. Chúng ta tập trung vào dấu lạ này để tìm ra những bí ẩn cho đời sống thiêng liêng của mình.
Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Đám đông dân chúng đi theo Ngài. Không giống như nhất lãm, Chúa Giêsu không tỏ lộ lòng thương cảm dân chúng đói khát hay xót thương đàn chiên bơ vơ không người chăn. Ngài hỏi luôn ông Philipphê: “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan tiếp ngay: “Người nói thế là để thử ông, chứ Người biết rõ mình sắp làm gì rồi”. Phản ứng của các môn đệ rất đời thường, sau khi đã lượng định số người ăn: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Nghĩa là số người đông lắm, hai trăm quan là một số tiền lớn, bởi lương thợ thời ấy là một đồng một ngày công lao động. Thánh Anrê thực tế hơn: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá.” Theo đánh giá của hai tông đồ: “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu.” Thánh Gioan, người có mặt, nhớ lại thì số người ăn là phỏng năm ngàn, một con số khủng khiếp, vượt ngoài khả năng lo liệu của các ông. Ngày nay chúng ta cũng thường bị Thiên Chúa thử thách bằng những câu truyện tương tự và phản ứng của chúng ta thế nào? Đơn sơ, chân chất như các tông đồ? Hay nhuốm đầy giọng điệu kiêu kỳ, tự phụ?
Thực ra cuộc đời người tín hữu gặp vô vàn khó khăn thường nhật. Những nhu cầu của gia đình, bạn bè, giáo hội, thế giới, luôn đè nặng trên vai họ, đôi khi đến ngộp thở, vô phương giải quyết. Làm thế nào nuôi sống ngần ấy người nghèo khổ, đói khát? Trong khi chính mình cũng không đủ bánh ăn? Hôm nay các môn đệ và Chúa Giêsu đều phải đối mặt với một nhu cầu: Bánh cho năm ngàn người ăn. Các môn đệ lượng định khả năng hạn hẹp của mình và nhận ra sự bất lực. Họ không hề khuếch đại tình thế: “làm thế nào nuôi sống ngần ấy người?” Họ thực sự muốn có bánh ăn cho đám đông, không tính bài tảng lờ hay giả điếc làm ngơ trước nhu cầu cấp thiết của người khác, nhưng chẳng biết xoay sở ra sao, đơn giản là vấn đề vượt quá khả năng: “Ở đây có em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?” Chúa Giêsu cũng nhìn thấy vấn đề và Ngài đã giơ vai gánh vác trách nhiệm.
Ngày nay cũng thế, nhiều khó khăn xem ra vượt quá sức lực chúng ta, nhưng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác. Dù chúng ta cũng như các tông đồ thời xưa, cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm không phải là chúng ta, là Giáo hội mà là Chúa Giêsu. Chúng ta có biết Ngài đang dự tính chi trong đầu óc, trong chương trình của mình? Điều Ngài muốn nơi chúng ta là nỗ lực và chân thành cộng tác. Còn khả năng giải quyết khó khăn là ở nơi Ngài quan phòng! Trước mắt, chúng ta thấy bao nhiêu công việc nhiêu khê: Chiến tranh, hoà bình, thanh niên thiếu nữ mất định hướng, trẻ bụi đời, HIV/AID, xì ke, đĩ điếm, đói khổ… toàn những câu truyện vượt khỏi tầm tay nhỏ bé của mình, của Giáo hội. Chúng ta chẳng biết giải quyết ra sao? Nhưng đã từng có những tấm lòng quảng đại, hy sinh thời giờ, tiền bạc, làm việc tông đồ, góp phần với Chúa Giêsu. Họ đã thu lượm được nhiều kết quả ngoạn mục, thay đổi lòng người, thay đổi nếp sống, như mẹ Têrêsa thành Calcutta, ông Fouleraux, các nhà truyền giáo. Chúng ta không thi hành sứ vụ một mình. Có Chúa Giêsu cùng hoạt động. Cùng với chúng ta Ngài nhìn thấy khó khăn và “biết mình sắp làm gì rồi”. Chính qua các Tông đồ mà Ngài nuôi sống đám đông! Qua các tín hữu mà Ngài cải tạo thế giới!
Ngay từ đầu bài Tin mừng, thánh Gioan đã liên kết phép lạ với Lễ vượt qua: “Lúc ấy, sắp đến lễ vượt qua, là đại lễ của người Do Thái.” Chi tiết này giúp hiểu sâu xa hơn về chủ ý của phép lạ. Người tín hữu khi nghe nhắc đến lễ vượt qua, là liên tưởng ngay đến bữa tiệc ly Chúa Giêsu ăn với các môn đệ, trước khi Ngài chịu chết. Trong bữa ăn này Chúa ban Mình máu Ngài làm của nuôi trường sinh cho nhân loại và lập giao ước mới với chúng ta trong Thịt và Máu Ngài. Các tác giả nhất lãm mô tả phép lạ hoá bánh ra nhiều bằng ngôn ngữ Thánh thể: “Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các môn đệ” (Lc 14,19). Thánh Gioan ngược lại, dùng sự kiện này để khai triển một bài giáo huấn dài về việc Chúa Giêsu ban Thịt và Máu Ngài để nuôi sống loài người muôn thuở. Chúa nhật tuần tới thánh nhân sẽ mời gọi đám đông nhìn qua bánh vật chất, nhận ra Bánh hằng sống. Đám dân chúng ao ước bánh làm đầy dạ dầy trống rỗng của mình, nhưng thánh Gioan đi xa hơn, Chúa Giêsu sẽ thoả mãn cơn đói khát sâu thẳm của lòng dạ con người, đó là ước vọng sống lâu dài mãi mãi. Trong sa mạc ông Môsê cung cấp manna cho dân Do Thái từng ngày, nhưng cũng chỉ làm dịu bớt cơn đói thời gian ngắn, sau đó lại đói. Thánh Gioan qua bài Phúc âm hôm nay và các tuần kế tiếp, cho biết Chúa Giêsu sẽ mở một kỷ nguyên mới, trong đó loài người sẽ hoàn toàn mãn nguyện với của ăn bởi trời và không còn khi nào phải lo đói khát nữa. Thánh sử đã mở cho nhân loại một cánh cửa để có thể nhận thấy ý nghĩa của dấu chỉ nhân bánh.
Trên bờ hồ Tibêria, dân chúng được ăn no nê, nhưng chẳng nắm được thực chất của biến cố. Họ chứng kiến công việc lạ lùng Chúa Giêsu làm, nhưng chẳng hiểu được ý nghĩa của nó. Họ no bụng, nhưng tinh thần vẫn còn đói. Họ chưa nhận ra rằng Chúa Giêsu chính là “bánh” mà họ cần tiếp rước hàng ngày để được sống muôn thuở, và không bao giờ còn phải “đói” nữa. Thời xưa là như thế. Chúng ta ngày nay thì sao? Bánh nào làm chúng ta no bụng, thoả lòng? Bánh nuôi dưỡng chúng ta qua biển khổ trần gian, hay bánh cạn dần theo năm tháng? Bánh vĩnh cửu làm chúng ta no thoả hay bánh nhất thời chẳng khác gì bánh vẽ? Dục vọng thưởng đẩy con người tìm kiếm những thứ bánh ngắn hạn như tiền tài, danh vọng, sắc dục, tham lam. Những thứ bánh đó chẳng bao giờ thoả mãn ước vọng vĩnh cửu. Ngược lại càng chạy theo chúng, càng cảm thấy đói khát. Hôm nay ước ao, ngày mai chán ngấy. Đó là lý do nhiều gia đình tan nát, bạn bè ly tán. Các nhà thông thái thường nói rằng chúng ta ăn uống cái chi, chúng ta sẽ là cái đó. Ăn uống những của cải tạm bợ, chúng ta sẽ là người nhất thời tạm bợ chẳng bao giờ cảm thấy bằng lòng với những điều mình chiếm hữu. Chỉ có bánh vĩnh cửu bởi trời mới làm cho linh hồn được an nghỉ.
Giả dụ, một đêm không ngủ, tâm trí chúng ta ở đâu? Những con ma nào xuất hiện mà ban ngày chúng ta tránh né? Những lãnh vực hoạt động nào làm chúng ta tiêu hao năng lượng vô ích? Những lắng lo nào cần bánh thật hướng dẫn? Đúng là chúng ta cần nhiều của ăn vật chất và tinh thần để có thể tiến bước đúng đường, đúng hướng. Vậy thì chỉ có Chúa Kitô, bánh hằng sống, mới thoả mãn nhu cầu đó của nhân loại. Hơn thế nữa, Ngài còn vượt quá lòng chúng ta mong ước. Thiên hạ gọi Ngài là vị tiên tri phải đến chỉnh đốn thế gian. Đúng thật Ngài là một vị tiên tri vĩ đại, cuộc đời của Ngài là mẫu mực hết mọi người phải noi theo, để có thể trở nên tốt lành thánh thiện.
Nhưng để có không gian cho Ngài, chúng ta phải bỏ trống cõi lòng mình, gạt đi tính kiêu ngạo, trì chiết và nuôi sống bằng lòng nhân ái. Gạt đi tính lãnh đạm và nuôi sống bằng lòng thương cảm, gạt đi ích kỷ cô đơn và nuôi sống bằng hợp đoàn và lòng rộng rãi. Cái tôi của chúng ta phải bị bỏ cho chết đói, thì tinh thần mới có thể mở rộng, bành chướng theo cuộc đời Chúa cứu thế. Hôm nay trước bàn thờ Thánh Thể, chúng ta là đám đông đói khát. Nhưng chúng ta đến đây không phải vì của ăn chóng qua, mà vì lương thực vĩnh hằng. Chúa Giêsu chính là lương thực đó. Để kết thúc bài suy niệm, tôi xin kể lại câu truyện nhỏ của cha John k. Bergland: Có một đạo sĩ nằm ngủ dưới bóng cây to ở ngoại ô thành phố. Một người đàn ông chạy vội đến đánh thức vị đạo sĩ: “Hòn đá, hòn đá, ngài làm ơn cho xin hòn đá”. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Hòn đá nào?” “Hòn đá mà thiên sứ hiện ra trong giấc mơ bảo tôi hãy tìm khách hành hương ngủ ngoài thành phố đang giữ trong túi, ông ta sẽ cho và tôi sẽ giầu có mãi mãi”. Vị đạo sĩ nhớ ra viên kim cương mà ông nhặt được trên đường đi, viên kim cương to bằng nắm tay, tuyệt đẹp. Ông móc túi lấy nó ra đưa cho người đàn ông. “Đây xin biếu, nếu ông muốn lấy”. Người đàn ông vồ lấy viên kim cương, biến mất. Đêm ấy hắn không thể chợp mắt. Chưa tảng sáng hắn đã chạy vội đến gọi đạo sĩ: “Kho tàng, kho tàng, xin ông cho tôi cái kho tàng mà vì nó ông không thèm viên ngọc quí này.” Vị đạo sĩ ngẩn người, lúc sau gẫm ra: “Đức Giêsu Kitô, ngoài ra ta chẳng còn kho tàng nào khác!” Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP.