Dan Lee
08-04-2009, 12:03 AM
BÍ NHIỆM
“Anh em thì được ơn hiểu biết các bí nhiệm về Nước Trời, còn họ thì không” (Mt 13,11).
“Họ thì không”. Họ ở đây chính là người Rôma và Hylạp, thời Chúa Giêsu.
“Bí nhiệm” được Chúa Giêsu sử dụng, phần nào giống quan niệm của người Rôma, Hylạp, hay gọi là dân ngoại.
Giải thích
Thời Chúa Giêsu, họ cho rằng một tôn giáo chân chính, có giá trị, thì phải có yếu tố huyền bí.
Có lẽ vì không hiểu biết nhiều, ít từ ngữ và hình ảnh về tôn giáo, nên họ đã dùng sân khấu để diễn tả. Sân khấu có ánh sáng, âm thanh, đạo diễn, hướng dẫn, vai diễn, dẫn chương trình… Trong vở kịch thường chia làm hai phe tà và chánh, thiện và ác. Phe tà lúc đầu thường tỏ ra mạnh mẽ, thắng thế, nhưng cuối phim kịch thì chánh lại thắng thế. Những người bị áp bức bất công cuối cùng được giải thoát, được minh, trả tự do và hưởng hạnh phúc. Những diễn viên phải tập luyện khó nhọc, kiêng kỵ đủ điều trong và trước khi trình diễn, để thật giống với vai đóng, với nhân vật như thần thánh chẳng hạn.
Isis , huyền thoại được nhắc đến nhiều. Kể rằng: Orisis, vị vua khôn ngoan, nhân từ, thương dân như con, nên được mọi người yêu quý, mến chuộng.
Seth, em trai vua, là người gian ác, ghen ghét, nên đã bày kế giết hại anh mình khi đi ăn tiệc. Vua được dẫn vào một cái hòm đóng rất khéo, khi vua bước vào thì ở ngoài đóng cửa lại. Họ quăng nhà vua xuống sông Nil.
Isis , vợ vua tốt lành đã tìm xác chồng về chôn chất cho phải tình, phải nghĩa, phải đạo.
Dù vua đã chết, nhưng không vì thế mà hình ảnh, tên tuổi bị lãng quên, trái lại còn được nhắc nhớ nhiều hơn.
Em vua chưa hết ghen tị, nên đã tìm cách đào mộ anh, đưa hài cốt rải khắp nước Aicập.
Vợ vua lại khó nhọc ngày đêm đi tìm chồng, và đưa hài cốt về rồi ghép lại. Lạ thay, khi ghép mảnh xương cuối cùng thì, một phép mầu xảy ra, nhà vua sống lại và không bao giờ chết nữa.
*Tham khảo: William Barclay, chú giải Tin Mừng theo thánh Matthêu, chương 13.
Liên hệ
Câu truyện gần gũi với người tín hữu khi nói về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài đã vượt qua đau khổ để đạt tới vinh quang, dù chết nhưng đã sống lại và không bao giờ phải chết nữa. Ngài là khuôn mẫu để con người bắt chước, noi theo. Ngài đã dùng sức mạnh tình yêu để chiến thắng sự dữ.
Vì thế, tất cả những ai muốn hạnh phúc, sống lâu, thì phải vượt qua cuộc sống gian khổ và thử thách này. Hơn các diễn viên sân khấu, mình phải vui lòng đón nhận và chấp nhận thương tích, thiệt thòi, sẵn sàng chết đi cho con người yếu đuối, tội lỗi, và phải trải qua cái chết đời này. Nghĩa là ta phải được sinh lại trong ân sủng Chúa thì mới có được phần thưởng to lớn dài lâu. Đàng sau thập giá là hình bóng của vinh quang.
Biết bao nhiêu thần thánh và người công chính, họ đều là những người đã trải qua đau khổ để làm chứng đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Vì vậy ta đừng đi tìm một Giêsu không thập giá.
Nếu ta đi tìm một Giêsu không thập giá, ta sẽ gặp toàn thập giá mà không thấy Giêsu.
So sánh
Các tông đồ đã được diễm phúc sống cùng với Chúa Giêsu, được đón nhận Tin Mừng sự sống, lương thực trường tồn, lãnh nhận mọi sự tốt lành của Chúa về mầu nhiệm nước trời, về Thiên Chúa toàn năng. “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe. Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy mà không được, nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe” (Mt 13, 16-17).
Còn họ, không hề được phúc như các tông đồ. Ngay những từ ngữ, ý nghĩa và hình ảnh để nói về tôn giáo cũng ít ỏi, không có, đến độ phải dùng đến sân khấu, phim kịch mà diễn tả. Họ không hề hiểu biết thế nào về nước trời, về mầu nhiệm Thiên Chúa, càng không nếm thử được cái ngọt thật của Thiên Chúa nơi Con Ngài là Chúa Giêsu.
Bí nhiệm
Bí nhiệm. Người Hylạp và Rôma xưa cho là bí nhiệm thì ngày nay, những người dân ngoại họ cũng vẫn cho đạo Chúa là điều khó hiểu, là dị đoan, bùa chú, mê tín, là bí nhiệm. Cứ nhìn vào các cử chỉ của từng nghi thức, thì sẽ rõ như làm dấu, ban phép lành, chắp tay, cúi bái thờ lạy.. Rồi đến từng đoàn người kéo nhau lên nhận tấm bánh bé tí xíu mà giá trị về vật chất, chất bổ dưỡng chẳng đáng là gì.
Nếu nhắc lại lời Chúa Giêsu xưa thì, ngày nay họ thật không có phúc chút nào. Vì họ là người nghe mà không hiểu, xem mà không thấy, thấy mà không hiểu biết gì. Họ chỉ là người khán giả đi nghe nhạc, xem kịch, mà chẳng rõ nội dung là gì. Còn chúng ta thì thật phúc biết bao, vì được nghe và hiểu Lời Chúa, được chia sẻ sự sống của Người, được ăn chính Thịt Máu Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu.
Chúng ta thật có phúc. Tạ ơn Chúa.
Thanh Thanh
“Anh em thì được ơn hiểu biết các bí nhiệm về Nước Trời, còn họ thì không” (Mt 13,11).
“Họ thì không”. Họ ở đây chính là người Rôma và Hylạp, thời Chúa Giêsu.
“Bí nhiệm” được Chúa Giêsu sử dụng, phần nào giống quan niệm của người Rôma, Hylạp, hay gọi là dân ngoại.
Giải thích
Thời Chúa Giêsu, họ cho rằng một tôn giáo chân chính, có giá trị, thì phải có yếu tố huyền bí.
Có lẽ vì không hiểu biết nhiều, ít từ ngữ và hình ảnh về tôn giáo, nên họ đã dùng sân khấu để diễn tả. Sân khấu có ánh sáng, âm thanh, đạo diễn, hướng dẫn, vai diễn, dẫn chương trình… Trong vở kịch thường chia làm hai phe tà và chánh, thiện và ác. Phe tà lúc đầu thường tỏ ra mạnh mẽ, thắng thế, nhưng cuối phim kịch thì chánh lại thắng thế. Những người bị áp bức bất công cuối cùng được giải thoát, được minh, trả tự do và hưởng hạnh phúc. Những diễn viên phải tập luyện khó nhọc, kiêng kỵ đủ điều trong và trước khi trình diễn, để thật giống với vai đóng, với nhân vật như thần thánh chẳng hạn.
Isis , huyền thoại được nhắc đến nhiều. Kể rằng: Orisis, vị vua khôn ngoan, nhân từ, thương dân như con, nên được mọi người yêu quý, mến chuộng.
Seth, em trai vua, là người gian ác, ghen ghét, nên đã bày kế giết hại anh mình khi đi ăn tiệc. Vua được dẫn vào một cái hòm đóng rất khéo, khi vua bước vào thì ở ngoài đóng cửa lại. Họ quăng nhà vua xuống sông Nil.
Isis , vợ vua tốt lành đã tìm xác chồng về chôn chất cho phải tình, phải nghĩa, phải đạo.
Dù vua đã chết, nhưng không vì thế mà hình ảnh, tên tuổi bị lãng quên, trái lại còn được nhắc nhớ nhiều hơn.
Em vua chưa hết ghen tị, nên đã tìm cách đào mộ anh, đưa hài cốt rải khắp nước Aicập.
Vợ vua lại khó nhọc ngày đêm đi tìm chồng, và đưa hài cốt về rồi ghép lại. Lạ thay, khi ghép mảnh xương cuối cùng thì, một phép mầu xảy ra, nhà vua sống lại và không bao giờ chết nữa.
*Tham khảo: William Barclay, chú giải Tin Mừng theo thánh Matthêu, chương 13.
Liên hệ
Câu truyện gần gũi với người tín hữu khi nói về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài đã vượt qua đau khổ để đạt tới vinh quang, dù chết nhưng đã sống lại và không bao giờ phải chết nữa. Ngài là khuôn mẫu để con người bắt chước, noi theo. Ngài đã dùng sức mạnh tình yêu để chiến thắng sự dữ.
Vì thế, tất cả những ai muốn hạnh phúc, sống lâu, thì phải vượt qua cuộc sống gian khổ và thử thách này. Hơn các diễn viên sân khấu, mình phải vui lòng đón nhận và chấp nhận thương tích, thiệt thòi, sẵn sàng chết đi cho con người yếu đuối, tội lỗi, và phải trải qua cái chết đời này. Nghĩa là ta phải được sinh lại trong ân sủng Chúa thì mới có được phần thưởng to lớn dài lâu. Đàng sau thập giá là hình bóng của vinh quang.
Biết bao nhiêu thần thánh và người công chính, họ đều là những người đã trải qua đau khổ để làm chứng đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Vì vậy ta đừng đi tìm một Giêsu không thập giá.
Nếu ta đi tìm một Giêsu không thập giá, ta sẽ gặp toàn thập giá mà không thấy Giêsu.
So sánh
Các tông đồ đã được diễm phúc sống cùng với Chúa Giêsu, được đón nhận Tin Mừng sự sống, lương thực trường tồn, lãnh nhận mọi sự tốt lành của Chúa về mầu nhiệm nước trời, về Thiên Chúa toàn năng. “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe. Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy mà không được, nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe” (Mt 13, 16-17).
Còn họ, không hề được phúc như các tông đồ. Ngay những từ ngữ, ý nghĩa và hình ảnh để nói về tôn giáo cũng ít ỏi, không có, đến độ phải dùng đến sân khấu, phim kịch mà diễn tả. Họ không hề hiểu biết thế nào về nước trời, về mầu nhiệm Thiên Chúa, càng không nếm thử được cái ngọt thật của Thiên Chúa nơi Con Ngài là Chúa Giêsu.
Bí nhiệm
Bí nhiệm. Người Hylạp và Rôma xưa cho là bí nhiệm thì ngày nay, những người dân ngoại họ cũng vẫn cho đạo Chúa là điều khó hiểu, là dị đoan, bùa chú, mê tín, là bí nhiệm. Cứ nhìn vào các cử chỉ của từng nghi thức, thì sẽ rõ như làm dấu, ban phép lành, chắp tay, cúi bái thờ lạy.. Rồi đến từng đoàn người kéo nhau lên nhận tấm bánh bé tí xíu mà giá trị về vật chất, chất bổ dưỡng chẳng đáng là gì.
Nếu nhắc lại lời Chúa Giêsu xưa thì, ngày nay họ thật không có phúc chút nào. Vì họ là người nghe mà không hiểu, xem mà không thấy, thấy mà không hiểu biết gì. Họ chỉ là người khán giả đi nghe nhạc, xem kịch, mà chẳng rõ nội dung là gì. Còn chúng ta thì thật phúc biết bao, vì được nghe và hiểu Lời Chúa, được chia sẻ sự sống của Người, được ăn chính Thịt Máu Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu.
Chúng ta thật có phúc. Tạ ơn Chúa.
Thanh Thanh