Dan Lee
08-07-2009, 08:50 PM
CANH TÂN
Tháng 8/2009, ban Huấn đức HĐGP Saigon học tập, chia sẻ đề tài “Thầy đã cắt cử anh em để anh em ra đi, thu được kết quả” (Tông huấn KITÔ HỮU GIÁO DÂN, Ch. III). Đến phần thảo luận, có một ý kiến khá khúc mắc : “Bài thuyết trình hôm nay có trích dẫn câu ‘Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc loan báo Tin Mừng mới’ (TH/KTHGD III, 34). Xin được hỏi ‘Tin Mừng mới’ ở đây có phải là Tin Mừng mà chúng ta vẫn được học hỏi hay hoặc giả còn có một ‘Tin Mừng Mới’ khác nữa ?”. Như vậy là đã có ý kiến hiểu chưa đúng về cụm từ “một cuộc loan báo Tin Mừng mới”. Cụm từ này cũng giống như cụm từ “Tân Phúc Âm hoá”, vì từ “mới” đi liền với từ “Tin Mừng”, từ “tân” đi liền với từ “Phúc Âm”, nên có sự ngộ nhận. Tôi cũng được đọc ở nhiều văn bản, để tránh sự hiểu lầm thì viết “Phúc-Âm-hoá” thành một từ ghép (có dấu nối), vd : “Giáo Hội vừa nhận lãnh vừa loan truyền Phúc âm trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần; như thế Giáo Hội trở nên một cộng đồng được Phúc-âm-hóa, đồng thời Phúc-âm-hóa kẻ khác, và trở nên đầy tớ của mọi người” (TH/KTHGD III, 36). Và như vậy “tân Phúc-Âm-hoá” có nghĩa là đổi mới (canh tân) việc chuyển hoá cuộc đời theo Phúc Âm (biến đổi cuộc đời thành cuộc sống Phúc Âm), tương tự như “đô-thị-hoá nông thôn” là chuyển hoá nông thôn thành (giống như) đô thị. Còn câu “Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc loan báo Tin Mừng mới” trong ấn bản TH/KTHGD mà chúng tôi đang dùng để học tập, chia sẻ, thì có thể viết “Đã đến giờ phải đổi mới việc rao giảng Phúc Âm” (TH/KTHGD III, 34) như bản dịch của Gs. Nguyễn Đăng Trúc (Kho tài liệu – <Thanhlinh.net>).
Như vậy là đã rõ, “một cuộc loan báo Tin Mừng mới” hay “Tân Phúc-Âm-hoá” không phải là “loan báo một Tin Mừng (Phúc Âm) Mới” (khác với “Cũ”), lại càng không phải là “canh tân Phúc Âm” (“đổi mới Tin Mừng”), mà phải hiểu là “đổi mới việc loan báo Tin Mừng”, “canh tân việc rao giảng Phúc Âm” (“Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật” – TH/KTHGD III, 34 ; “Trong khi nhận xét và kinh nghiệm tình trạng khẩn cấp thúc đẩy phải rao giảng Phúc âm theo một đường lối mới, Giáo Hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là đem Phúc âm đến cho từng triệu triệu ngườí cả nam lẫn nữ chưa nhận biết Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi con người. Đó là công việc đặc biệt truyền giáo mà Đức Kitô đã trao phó và còn trao phó mỗi ngày cho Giáo Hội” – TH/KTHGD III, 35). Cả một triều đại Giáo Hoàng tại vị, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II luôn nhắc nhở mọi Kitô hữu “canh tân và sám hối”. Cổ nhân cũng dạy con người ta cần phải đổi mới mỗi ngày [“nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” : ngày (một) mới, ngày ngày (càng) mới, lại ngày (càng thêm) mới]. Nói về đổi mới hẳn không sợ bị cũ, nên xin được tiếp tục những suy nghĩ về “canh tân”.
Nói đến canh tân, tôi lại nghĩ về những cú đổi mới ngoài xã hội : đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cải cách, cải tiến … ì xèo. Có những cú đổi mới đi từ cái bất cập này sang cái bất cập khác, hoặc từ cực đoan nọ nhảy sang cực đoan kia. Còn có những cú cải cách đến lần thứ… mấy mươi rồi, bỗng lại đổi mới giống y chang cách làm, cách nghĩ (tư duy) cách đây cả hàng thế kỷ (tỉ như cuộc đổi mới chữ viết trong cải cách giáo dục thời gian vừa qua). Đổi mới ? Khó thật đấy, khi người ta vẫn để con người cũ bắt vít vào “cái ghế thói quen” tồn tại từ muôn ngàn đời, không dám mạnh dạn thẳng tay thay thế từ cái “khung” (ghế) bảo thủ đến bộ “chân” (ghế) ì ạch lỗi thời. Chính vì thế, nên trong Giáo Hội cũng rất cần phải canh tân. Và canh tân đi liền với sám hối. Nói cách khác, ngoài những canh tân đời sống Giáo Hội, cũng rất cần canh tân ngay cả việc sám hối nữa. Có vẻ màu mè khó hiểu thật đấy, nhưng thử nghĩ kỹ mà xem, nếu không đổi mới cách sám hối thì liệu ĐGH Gioan Phaolô II có can đảm “xin lỗi” về những sai lầm của Giáo Hội cách nay đã quá xa (thời gian được tính bằng thế kỷ) ? Xin lỗi về những việc mình làm, mình gây ra, đã thấy khó khăn, quá khó khăn; huống hồ lại xin lỗi về những việc mình không làm và chuyện cũng đã lùi sâu vào ký vãng. Nếu không có tinh thần đổi mới đi đôi với việc làm, thì liệu ĐGH có “đi vào đời” một cách rất “mới” như vậy không ?
Chính vì thế, nên đến cả việc rao giảng Tin Mừng, là những công việc đã được Đức Kitô sai đi từ 2.000 năm trước, mà ĐTC vẫn liên tục kêu gọi đổi mới “Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật” (TH/KTHGD III, 34) ; “Giáo Hội hôm nay phải tiến tới trong việc rao truyền Phúc âm, phải bước vào một giai đoạn lịch sử mới của tiềm thức truyền giáo. Trong một thế giới không còn khoảng cách và ngày càng trở nên nhỏ bé, các cộng đồng Giáo Hội càng phải hơp nhất với nhau và cùng nhau dấn thân trong cùng một sứ mệnh độc nhất là rao truyền và sống Phúc âm" (TH/KTHGD III, 35). Sau này, trong Thông điệp về Đại kết, ĐTC Gioan Phaolô II còn nhắc lại vấn đề đổi mới trong mối liên hệ hữu cơ với sự hoán cải, cải cách : “Theo giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II, rõ ràng là có một mối liên hệ giữa đổi mới, hoán cải và cải cách. Công Đồng khẳng định : “Trên đường lữ thứ của mình, Giáo Hội được Đức Kitô mời gọi phải thường xuyên cải cách như Giáo Hội liên tục cần làm, với tư cách là một tổ chức nhân loại và trần thế ; vì vậy, nếu xảy ra là có một số sự việc không được tuân giữ cẩn thận đủ, thì vào thời gian thuận tiện, phải tiến hành việc sửa đổi cần thiết”. Không một cộng đoàn Kitô nào được khước từ đáp lại lời mời gọi này. Công Đồng kêu gọi hoán cải cá nhân cũng như hoán cải cộng đoàn. Khát vọng của bất cứ cộng đoàn Kitô hữu nào muốn hợp nhất phải đi kèm theo sự trung thành với Tin Mừng. Khi nói đến những người sống ơn gọi Kitô hữu, CĐ đề cập tới việc hoán cải nội tâm, canh tân tinh thần” (Tđ về Đại kết, số 15).
Cho đến triều đại Giáo Hoàng đương nhiệm vẫn tiếp nối cuộc canh tân vĩ đại của CĐ Vaticanô II, bởi "Tin Mừng của Chúa Kitô không ngừng đổi mới đời sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống lại và loại bỏ những sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn luôn đe dọa. Phúc âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời đại và mọi dân tộc được Phúc âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi Trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vụ Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm" (CĐ Vat. II – Hc “Vui Mừng và Hy Vọng”, số 58). Ngay trong Thông điệp “Caritas in Veritate” (Bác ái trong Sự thật) công bố ngày 7/7/2009, khi nhắc đến vấn đề “Phát triển con người ngày nay”, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cũng tiếp tục kêu gọi thực hiện ”một tổng hợp mới về nhân bản” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, số 21). ĐTC còn tái khẳng định rằng ”sự phát triển phải bao gồm cả sự tăng trưởng tinh thần hơn là vật chất”. Sau cùng, ngài kêu gọi mọi người “hãy có một con tim mới để vượt thắng quan niệm duy vật về những biến cố của con người” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, 76-77). Đến phần Kết luận, ĐGH nhấn mạnh rằng việc phát triển đang cần đến những tín hữu Kitô biết “giơ cao đôi tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện, yêu thương, tha thứ, từ bỏ bản thân, đón tiếp tha nhân, công lý và hòa bình” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, 78-79).
Có lẽ vì canh tân gay go như vậy, nên mới sản sinh ra những thứ đổi mới nửa vời, đổi mới trên miệng, trên giấy tờ hay trên biểu ngữ, thậm chí hô hào canh tân bằng cách hùng hổ đòi “lấy cọng rác ra khỏi mắt anh em” mà quên béng việc “lấy cái xà ra khỏi mắt mình”. Vâng, thật khó để có được một sự “canh tân” nơi những tâm hồn “bảo thủ”. Lúc nào cũng trương ra cái bảng hiệu “Kim bất việt cổ” (ngày nay không thể vượt hơn ngày xưa) để khư khư ôm lấy cái cũ, cái thói quen, tập quán đã lỗi thời, thậm chí còn cản trở bước tiến hoá của con người nữa. Không phải là vô tình khi Đức Giêsu Kitô dạy phải thay luôn cả bình khi đã có rượu mới. Bình mới, rượu mới, chớ đừng vá miếng vải mới lên tấm áo đã quá cũ và sờn rách (“Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt : rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai" – Mt 9, 16-17). Tôi còn nhớ cách đây 5 năm, tôi đã viết trên tập san Chia Sẻ Tin Mừng (Huynh đoàn Đa Minh VN), đồng thời cũng chia sẻ trực tiếp với nhiều anh chị em : Xin đừng đi “xem lễ với cỗ tràng hạt trên tay”, mà hãy hiệp thông với cộng đoàn cùng “dâng lễ”. Hồi đó, có nhiều anh chị em gặp tôi, đã chẹp miệng : “Chuyện nhỏ mà, đừng lo”. Nhưng cho đến hôm nay, tôi vẫn thấy còn cảnh lần chuỗi trong Thánh lễ, và vẫn còn những cộng đoàn đọc điều răn thứ nhất trong “Sáu điều răn của Hội Thánh” là : “Thứ nhất : xem lễ ngày Chúa nhật”.
Vâng, có thể là chuyện nhỏ, nhưng nếu không kiên trì và quyết tâm thì cũng khó lòng – nếu không muốn nói là không thể – vượt qua được những thói quen đã bám rễ vào con người. Xin cứ bắt đầu bằng những chuyện nhỏ-thật-nhỏ, nhiên hậu khi gặp chuyện lớn mới có thể tươi cười mà nói với nhau : “Chuyện nhỏ mà, đừng lo”. Lời khuyên của Lưu Bị (người cha anh hùng) đối với Lưu Thiện (đứa con kém cỏi) thời Tam Quốc (Trung Quốc) có lẽ cũng đáng để chúng ta suy gẫm : “Đừng thấy điều thiện nhỏ mà không làm, cũng đừng thấy việc ác nhỏ mà không tránh”. Biết rõ con mình đến như “việc ác nhỏ” cũng chưa chắc đã làm được, chớ đừng nói là có thể làm được “điều thiện lớn” (nói khác hơn là Lưu Bị biết rõ con mình không thể làm được những việc lớn), nên sau khi di chiếu truyền ngôi cho con, Lưu Bị mới khuyên dạy thế. Đúng là “hiểu rõ con không ai bằng cha”, và Lưu Bị quả thật rất xứng đáng là một ông vua “biết nhìn người, biết dùng người” vậy.
“Chuyện nhỏ mà, đừng lo !”. Thật thế, dám mạnh dạn cất cái “óc thủ cựu, óc bảo thủ” vào bảo tàng viện, chắc chắn chúng ta sẽ đổi mới được con người chúng ta (từ cách nghĩ, cách làm đến cách sống…). Phần Nhập đề trong Tông huấn KTHGD, khi đề cập đến vai trò “không thể thay thế” của người giáo dân, ĐTC Gioan Phaolô II nói : “Suốt thời gian nghìên cứu, Thượng Hội Đồng luôn luôn đề cập đến Công Đồng Vaticanô II, vì các giáo huấn của Công Đồng về vai trò giáo dân, mặc dù đã sau hai chục năm vẫn luôn hơp thời một cách lạ lùng, mang dấu chỉ của lời tiên tri : Một giáo huấn như thế có thể soi sáng và hướng dẫn để giải đáp vấn đề mới của thời đại hôm nay. Thật vậy, các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã vạch rõ được những con đường chắc chắn để "lý thuyết" phong phú về vai trò giáo dân, từng được Công Đồng trình bày, được "áp dụng" trong Giáo Hội” (TH/KTHGD – Nđ – số 2). Ý thức rõ vai trò của mình là “các cành nho của một thân cây nho duy nhất là Đức Giêsu Kitô” – một vai trò “không thể thay thế” – người giáo dân có bổn phận và trách nhiệm phải “trổ sinh hoa trái”, tức là "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Và để làm được cái “Chuyện nhỏ mà, đừng lo !” ấy, thì tiên vàn cần phải nhìn rõ được “cái xà trong mắt mình”, mà mạnh dạn lấy nó ra, nhiên hậu mới có thể hy vọng đổi mới được bản thân. Nói cách khác, muốn canh tân thì cần phải biết sám hối, có thành tâm sám hối thì mới canh tân được. Vâng, xin hãy chung nhịp tim và xắn tay áo lên để nhập cuộc “Hãy canh tân thế giới, và đổi mới lòng người. Hãy biến đổi thế giới thành thiên đường bạn nhé ! Biết yêu thương tha thứ, quên đi bao hận thù. Biến chiến tranh gian ác thành công lý hoà bình” (Bài ca sinh hoạt “Hãy canh tân”).
JM. Lam Thy ĐVD, OP.
Tháng 8/2009, ban Huấn đức HĐGP Saigon học tập, chia sẻ đề tài “Thầy đã cắt cử anh em để anh em ra đi, thu được kết quả” (Tông huấn KITÔ HỮU GIÁO DÂN, Ch. III). Đến phần thảo luận, có một ý kiến khá khúc mắc : “Bài thuyết trình hôm nay có trích dẫn câu ‘Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc loan báo Tin Mừng mới’ (TH/KTHGD III, 34). Xin được hỏi ‘Tin Mừng mới’ ở đây có phải là Tin Mừng mà chúng ta vẫn được học hỏi hay hoặc giả còn có một ‘Tin Mừng Mới’ khác nữa ?”. Như vậy là đã có ý kiến hiểu chưa đúng về cụm từ “một cuộc loan báo Tin Mừng mới”. Cụm từ này cũng giống như cụm từ “Tân Phúc Âm hoá”, vì từ “mới” đi liền với từ “Tin Mừng”, từ “tân” đi liền với từ “Phúc Âm”, nên có sự ngộ nhận. Tôi cũng được đọc ở nhiều văn bản, để tránh sự hiểu lầm thì viết “Phúc-Âm-hoá” thành một từ ghép (có dấu nối), vd : “Giáo Hội vừa nhận lãnh vừa loan truyền Phúc âm trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần; như thế Giáo Hội trở nên một cộng đồng được Phúc-âm-hóa, đồng thời Phúc-âm-hóa kẻ khác, và trở nên đầy tớ của mọi người” (TH/KTHGD III, 36). Và như vậy “tân Phúc-Âm-hoá” có nghĩa là đổi mới (canh tân) việc chuyển hoá cuộc đời theo Phúc Âm (biến đổi cuộc đời thành cuộc sống Phúc Âm), tương tự như “đô-thị-hoá nông thôn” là chuyển hoá nông thôn thành (giống như) đô thị. Còn câu “Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc loan báo Tin Mừng mới” trong ấn bản TH/KTHGD mà chúng tôi đang dùng để học tập, chia sẻ, thì có thể viết “Đã đến giờ phải đổi mới việc rao giảng Phúc Âm” (TH/KTHGD III, 34) như bản dịch của Gs. Nguyễn Đăng Trúc (Kho tài liệu – <Thanhlinh.net>).
Như vậy là đã rõ, “một cuộc loan báo Tin Mừng mới” hay “Tân Phúc-Âm-hoá” không phải là “loan báo một Tin Mừng (Phúc Âm) Mới” (khác với “Cũ”), lại càng không phải là “canh tân Phúc Âm” (“đổi mới Tin Mừng”), mà phải hiểu là “đổi mới việc loan báo Tin Mừng”, “canh tân việc rao giảng Phúc Âm” (“Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật” – TH/KTHGD III, 34 ; “Trong khi nhận xét và kinh nghiệm tình trạng khẩn cấp thúc đẩy phải rao giảng Phúc âm theo một đường lối mới, Giáo Hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là đem Phúc âm đến cho từng triệu triệu ngườí cả nam lẫn nữ chưa nhận biết Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi con người. Đó là công việc đặc biệt truyền giáo mà Đức Kitô đã trao phó và còn trao phó mỗi ngày cho Giáo Hội” – TH/KTHGD III, 35). Cả một triều đại Giáo Hoàng tại vị, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II luôn nhắc nhở mọi Kitô hữu “canh tân và sám hối”. Cổ nhân cũng dạy con người ta cần phải đổi mới mỗi ngày [“nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” : ngày (một) mới, ngày ngày (càng) mới, lại ngày (càng thêm) mới]. Nói về đổi mới hẳn không sợ bị cũ, nên xin được tiếp tục những suy nghĩ về “canh tân”.
Nói đến canh tân, tôi lại nghĩ về những cú đổi mới ngoài xã hội : đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cải cách, cải tiến … ì xèo. Có những cú đổi mới đi từ cái bất cập này sang cái bất cập khác, hoặc từ cực đoan nọ nhảy sang cực đoan kia. Còn có những cú cải cách đến lần thứ… mấy mươi rồi, bỗng lại đổi mới giống y chang cách làm, cách nghĩ (tư duy) cách đây cả hàng thế kỷ (tỉ như cuộc đổi mới chữ viết trong cải cách giáo dục thời gian vừa qua). Đổi mới ? Khó thật đấy, khi người ta vẫn để con người cũ bắt vít vào “cái ghế thói quen” tồn tại từ muôn ngàn đời, không dám mạnh dạn thẳng tay thay thế từ cái “khung” (ghế) bảo thủ đến bộ “chân” (ghế) ì ạch lỗi thời. Chính vì thế, nên trong Giáo Hội cũng rất cần phải canh tân. Và canh tân đi liền với sám hối. Nói cách khác, ngoài những canh tân đời sống Giáo Hội, cũng rất cần canh tân ngay cả việc sám hối nữa. Có vẻ màu mè khó hiểu thật đấy, nhưng thử nghĩ kỹ mà xem, nếu không đổi mới cách sám hối thì liệu ĐGH Gioan Phaolô II có can đảm “xin lỗi” về những sai lầm của Giáo Hội cách nay đã quá xa (thời gian được tính bằng thế kỷ) ? Xin lỗi về những việc mình làm, mình gây ra, đã thấy khó khăn, quá khó khăn; huống hồ lại xin lỗi về những việc mình không làm và chuyện cũng đã lùi sâu vào ký vãng. Nếu không có tinh thần đổi mới đi đôi với việc làm, thì liệu ĐGH có “đi vào đời” một cách rất “mới” như vậy không ?
Chính vì thế, nên đến cả việc rao giảng Tin Mừng, là những công việc đã được Đức Kitô sai đi từ 2.000 năm trước, mà ĐTC vẫn liên tục kêu gọi đổi mới “Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật” (TH/KTHGD III, 34) ; “Giáo Hội hôm nay phải tiến tới trong việc rao truyền Phúc âm, phải bước vào một giai đoạn lịch sử mới của tiềm thức truyền giáo. Trong một thế giới không còn khoảng cách và ngày càng trở nên nhỏ bé, các cộng đồng Giáo Hội càng phải hơp nhất với nhau và cùng nhau dấn thân trong cùng một sứ mệnh độc nhất là rao truyền và sống Phúc âm" (TH/KTHGD III, 35). Sau này, trong Thông điệp về Đại kết, ĐTC Gioan Phaolô II còn nhắc lại vấn đề đổi mới trong mối liên hệ hữu cơ với sự hoán cải, cải cách : “Theo giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II, rõ ràng là có một mối liên hệ giữa đổi mới, hoán cải và cải cách. Công Đồng khẳng định : “Trên đường lữ thứ của mình, Giáo Hội được Đức Kitô mời gọi phải thường xuyên cải cách như Giáo Hội liên tục cần làm, với tư cách là một tổ chức nhân loại và trần thế ; vì vậy, nếu xảy ra là có một số sự việc không được tuân giữ cẩn thận đủ, thì vào thời gian thuận tiện, phải tiến hành việc sửa đổi cần thiết”. Không một cộng đoàn Kitô nào được khước từ đáp lại lời mời gọi này. Công Đồng kêu gọi hoán cải cá nhân cũng như hoán cải cộng đoàn. Khát vọng của bất cứ cộng đoàn Kitô hữu nào muốn hợp nhất phải đi kèm theo sự trung thành với Tin Mừng. Khi nói đến những người sống ơn gọi Kitô hữu, CĐ đề cập tới việc hoán cải nội tâm, canh tân tinh thần” (Tđ về Đại kết, số 15).
Cho đến triều đại Giáo Hoàng đương nhiệm vẫn tiếp nối cuộc canh tân vĩ đại của CĐ Vaticanô II, bởi "Tin Mừng của Chúa Kitô không ngừng đổi mới đời sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống lại và loại bỏ những sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn luôn đe dọa. Phúc âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời đại và mọi dân tộc được Phúc âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi Trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vụ Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm" (CĐ Vat. II – Hc “Vui Mừng và Hy Vọng”, số 58). Ngay trong Thông điệp “Caritas in Veritate” (Bác ái trong Sự thật) công bố ngày 7/7/2009, khi nhắc đến vấn đề “Phát triển con người ngày nay”, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cũng tiếp tục kêu gọi thực hiện ”một tổng hợp mới về nhân bản” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, số 21). ĐTC còn tái khẳng định rằng ”sự phát triển phải bao gồm cả sự tăng trưởng tinh thần hơn là vật chất”. Sau cùng, ngài kêu gọi mọi người “hãy có một con tim mới để vượt thắng quan niệm duy vật về những biến cố của con người” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, 76-77). Đến phần Kết luận, ĐGH nhấn mạnh rằng việc phát triển đang cần đến những tín hữu Kitô biết “giơ cao đôi tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện, yêu thương, tha thứ, từ bỏ bản thân, đón tiếp tha nhân, công lý và hòa bình” (Tđ “Bác ái trong Sự thật”, 78-79).
Có lẽ vì canh tân gay go như vậy, nên mới sản sinh ra những thứ đổi mới nửa vời, đổi mới trên miệng, trên giấy tờ hay trên biểu ngữ, thậm chí hô hào canh tân bằng cách hùng hổ đòi “lấy cọng rác ra khỏi mắt anh em” mà quên béng việc “lấy cái xà ra khỏi mắt mình”. Vâng, thật khó để có được một sự “canh tân” nơi những tâm hồn “bảo thủ”. Lúc nào cũng trương ra cái bảng hiệu “Kim bất việt cổ” (ngày nay không thể vượt hơn ngày xưa) để khư khư ôm lấy cái cũ, cái thói quen, tập quán đã lỗi thời, thậm chí còn cản trở bước tiến hoá của con người nữa. Không phải là vô tình khi Đức Giêsu Kitô dạy phải thay luôn cả bình khi đã có rượu mới. Bình mới, rượu mới, chớ đừng vá miếng vải mới lên tấm áo đã quá cũ và sờn rách (“Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt : rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai" – Mt 9, 16-17). Tôi còn nhớ cách đây 5 năm, tôi đã viết trên tập san Chia Sẻ Tin Mừng (Huynh đoàn Đa Minh VN), đồng thời cũng chia sẻ trực tiếp với nhiều anh chị em : Xin đừng đi “xem lễ với cỗ tràng hạt trên tay”, mà hãy hiệp thông với cộng đoàn cùng “dâng lễ”. Hồi đó, có nhiều anh chị em gặp tôi, đã chẹp miệng : “Chuyện nhỏ mà, đừng lo”. Nhưng cho đến hôm nay, tôi vẫn thấy còn cảnh lần chuỗi trong Thánh lễ, và vẫn còn những cộng đoàn đọc điều răn thứ nhất trong “Sáu điều răn của Hội Thánh” là : “Thứ nhất : xem lễ ngày Chúa nhật”.
Vâng, có thể là chuyện nhỏ, nhưng nếu không kiên trì và quyết tâm thì cũng khó lòng – nếu không muốn nói là không thể – vượt qua được những thói quen đã bám rễ vào con người. Xin cứ bắt đầu bằng những chuyện nhỏ-thật-nhỏ, nhiên hậu khi gặp chuyện lớn mới có thể tươi cười mà nói với nhau : “Chuyện nhỏ mà, đừng lo”. Lời khuyên của Lưu Bị (người cha anh hùng) đối với Lưu Thiện (đứa con kém cỏi) thời Tam Quốc (Trung Quốc) có lẽ cũng đáng để chúng ta suy gẫm : “Đừng thấy điều thiện nhỏ mà không làm, cũng đừng thấy việc ác nhỏ mà không tránh”. Biết rõ con mình đến như “việc ác nhỏ” cũng chưa chắc đã làm được, chớ đừng nói là có thể làm được “điều thiện lớn” (nói khác hơn là Lưu Bị biết rõ con mình không thể làm được những việc lớn), nên sau khi di chiếu truyền ngôi cho con, Lưu Bị mới khuyên dạy thế. Đúng là “hiểu rõ con không ai bằng cha”, và Lưu Bị quả thật rất xứng đáng là một ông vua “biết nhìn người, biết dùng người” vậy.
“Chuyện nhỏ mà, đừng lo !”. Thật thế, dám mạnh dạn cất cái “óc thủ cựu, óc bảo thủ” vào bảo tàng viện, chắc chắn chúng ta sẽ đổi mới được con người chúng ta (từ cách nghĩ, cách làm đến cách sống…). Phần Nhập đề trong Tông huấn KTHGD, khi đề cập đến vai trò “không thể thay thế” của người giáo dân, ĐTC Gioan Phaolô II nói : “Suốt thời gian nghìên cứu, Thượng Hội Đồng luôn luôn đề cập đến Công Đồng Vaticanô II, vì các giáo huấn của Công Đồng về vai trò giáo dân, mặc dù đã sau hai chục năm vẫn luôn hơp thời một cách lạ lùng, mang dấu chỉ của lời tiên tri : Một giáo huấn như thế có thể soi sáng và hướng dẫn để giải đáp vấn đề mới của thời đại hôm nay. Thật vậy, các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã vạch rõ được những con đường chắc chắn để "lý thuyết" phong phú về vai trò giáo dân, từng được Công Đồng trình bày, được "áp dụng" trong Giáo Hội” (TH/KTHGD – Nđ – số 2). Ý thức rõ vai trò của mình là “các cành nho của một thân cây nho duy nhất là Đức Giêsu Kitô” – một vai trò “không thể thay thế” – người giáo dân có bổn phận và trách nhiệm phải “trổ sinh hoa trái”, tức là "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Và để làm được cái “Chuyện nhỏ mà, đừng lo !” ấy, thì tiên vàn cần phải nhìn rõ được “cái xà trong mắt mình”, mà mạnh dạn lấy nó ra, nhiên hậu mới có thể hy vọng đổi mới được bản thân. Nói cách khác, muốn canh tân thì cần phải biết sám hối, có thành tâm sám hối thì mới canh tân được. Vâng, xin hãy chung nhịp tim và xắn tay áo lên để nhập cuộc “Hãy canh tân thế giới, và đổi mới lòng người. Hãy biến đổi thế giới thành thiên đường bạn nhé ! Biết yêu thương tha thứ, quên đi bao hận thù. Biến chiến tranh gian ác thành công lý hoà bình” (Bài ca sinh hoạt “Hãy canh tân”).
JM. Lam Thy ĐVD, OP.