Dan Lee
08-09-2009, 11:56 AM
Trinh Nữ Vương
Maria xứng muôn lời chúc tụng bởi Mẹ đã cưu mang Con Thiên Chúa làm người ở giữa nhân loại. Mẹ Trinh Vương bởi Mẹ tiếp nhận Đấng Vô Cùng Thánh Thiện cư ngụ trong lòng Mẹ. Bằng những dòng chia sẻ này con kính dâng lên Mẹ. Mẹ của nhân loại, Mẹ Hoà Bình.
Trạng thái trinh nguyên chỉ cái chưa hiển hiện, chưa phát lộ, đó là tình trạng nguyên thủy.
Ngày đầu Sáng thế, Thiên Chúa là Đấng Hằng có, tất cả đều còn chưa khai sinh. Cõi hỗn mang trong Kinh Thánh diễn tả là tình trạng nguyên thủy ấy. Đây là một trạng thái hỗn mang nguyên thủy, không phải là rối loạn, mà là sự chưa có hình thể. Những dạng nước trinh nguyên ấy sẽ trở thành phong nhiêu, tức là mang sự sống, nhờ (Thánh Thần) “Thần Khí Thiên Chúa bay là là trên mặt nước”, dường như phủ lên chúng, làm cho cõi không, bộc lộ, biểu hiện.
Một tấm lòng trinh trắng. Người ta cũng sẽ nói về linh hồn rằng nó còn trinh, khi nó còn trống không; nó mang hình hài thưở nguyên sơ, chưa nhuốm màu tội lỗi làm nhơ uế, sự trinh tiết, tinh khôi của ngày đầu sáng thế, sẵn sàng đón nhận hạt giống Lời của Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa là Lời sáng tạo Lời làm nên những cái mới. Giống như rượu thiêng rót vào chén rỗng làm đầy hương vị ấm áp, theo nghĩa Angélus Silesius viết trong (Pèlerin Chérubinique): “Linh hồn chưa biết gì, chưa ước muốn gì.. . từ nay trở thành người vợ của Phu Quân vĩnh hằng”. Theo Meister Eckhart thì tâm hồn trinh tiết là tâm hồn không hề mang những hình ảnh lạ lẫm, cũng trống không như khi nó chưa ra đời.
Trinh khiết, trong trắng không chỉ là hình ảnh của cõi không vô tận như Phật Giáo hướng về cõi vô. Trinh khiết, đơn sơ, trong trắng là một trạng thái sẵn sàng để Thiên Chúa đổ đầy. Thiên Chúa đổ đầy niềm vui của ngày sáng thế: Trời đất reo vui với nắng mai và ánh chiều hôm. Vạn vật tung tăng trên những thảo nguyên bát ngát và mênh mông thảo mộc. Con người trong ngày đầu tiên của sáng thế cũng là con người ngập đầy hạnh phúc. Sáng thế là một hành vi cứu độ của Thiên Chúa, đưa con người từ cõi không sang hiện hữu. Đó là đêm đầu tiên của trái đất hướng về bình minh.
Đón nhận để sinh hạ là một sự biến đổi làm nên sự khai sinh. Linh hồn trinh tiết trở thành người vợ khi tiếp nhận ánh sáng thiên khải của Phu Quân. Vì thế mà Meister Eckhart viết: “nếu con người mãi mãi còn trinh, thì nó sẽ không sản sinh ra được cái gì chỉ để có khả năng sinh sản, nó phải trở thành người đàn bà. Đàn bà mới là danh hiệu cao quý nhất mà ta có thể phong cho linh hồn, cao quý hơn danh hiệu trinh nữ. Hãy để cho con người tiếp nhận Chúa Trời vào trong mình; Chúa Trời ở trong nó là điều tốt; và trong cái khả năng tiếp thụ ấy, nó vẫn trinh nguyên. Chúa Trời biểu lộ khả năng sản sinh trong con nguời, điều ấy còn tốt hơn, bởi vì có được khả năng sinh sản do Chúa ban cho, tức là biết ơn về sự ban thưởng”.
Đức Maria trong lịch sử của con người là một hình ảnh tuyệt diệu về khuôn mẫu đón nhận và trạng thái trinh nguyên. Không tỳ tích, không vết nhơ, tâm hồn trong trắng vô ngần và sự trinh nguyên tuyệt hảo trở thành cung điện huy hòang của Thiên Chúa nơi trần thế. Được mời gọi đón nhận trở nên Mẹ Chúa Trời cũng cần sự đáp trả tự nguyện với hết tấm lòng để “Xin vâng”. So sánh với Eva cũ cũng đáp lại lời mời gọi đầy quyến rũ, để lao vào một quyến rũ bằng Thiên Chúa, Eva đã vấp ngã; sự đón nhận của Eva mới hòan tòan ngược lại với tâm hồn đơn sơ đón nhận: “Này tôi là nữ tỳ Chúa”, không phải đề ngang bằng Thiên Chúa mà để cho ý Người được thực hiện trên cuộc đời phận nhỏ. Thánh Trinh Nữ, Mẹ của Chúa Trời với tư cách Théotokos (I), chỉ linh hồn mà trong đó Chúa Trời tự tiếp nhận lấy mình, bằng cách tự sinh ra mình trong mình, bởi vì Chúa là duy nhất. Đức Mẹ Đồng Trinh đại diện cho linh hồn thống hợp hoàn hảo nhất, Chính Thánh Thần Đấng làm nên những cái mới, rợp bóng trên Mẹ. Đức Mẹ sẽ mãi mãi là trinh nữ, bởi vì bà sẽ mãi mãi là nguyên vẹn trong năng lực sinh hạ mới mẻ này. Một kỷ nguyên mới được khai sinh nhờ sự tiếp nhận này từ nơi Đức Maria, một kỷ nguyên sống sự sống mới, sự sống trong Đức Kitô mà mọi người Kitô hữu cần đón nhận Thiên Chúa để hạ sinh Đức Giêsu Kitô trong tâm hồn những người khác.
Người Mẹ đồng trinh của Con Thiên Chúa làm người, tượng trưng cho Đất hướng về Trời, thứ đất đã hóa hình, đất của ánh sáng, đất hướng về ngày mới. Từ đó mà có vai trò quan trọng của Đức Mẹ: Trong tư tưởng Ki tô giáo, như là một mẫu mực và một cầu nối giữa trần gian và thiên gian, hạ giới và thượng giới.
Đức Maria là nhịp cầu nối thiên quốc và trần thế, một con người trung gian cần thiết để nhân loại có được Đấng Cứu Thế. Vai trò trung gian của ngôi Đền Thờ, vừa là nơi hình thành bởi vật chất vừa là nơi linh thiêng để Thiên Chúa ngự đến, tâm hồn người tín hữu cũng cần được dọn thanh sạch để Thiên Chúa ngự đến. Trong lời kinh cầu Đức Mẹ, người tín hữu cũng ca ngợi: “Đức Mẹ là Đền vàng Thiên Chúa ngự”. Thiên Chúa cư ngụ nơi trần thế, nơi những tâm hồn trong sạch và từ đó Thiên Chúa thực thi ơn cứu độ nhờ sự đón nhận của những người công chính, tay sạch, lòng thanh.
Vai trò trinh nữ là một vai trò cần thiết và vai trò trinh tiết để hạ sinh cũng là vai trò cần thiết hơn, vì thế trong hôn nhân Kitô giáo cũng mời gọi sống thanh sạch để hạ sinh những người con thánh cho trần thế. Đức Maria đồng trinh khi sinh hạ nhờ “Xin Vâng” việc Thiên Chúa làm; những bà mẹ công giáo sinh hạ để lời hứa chúc phúc được thực hiện.
Hòa bình được xây dựng bằng những tâm hồn trong sạch, vương quốc bình an được xây dựng bằng những tấm lòng ngay.
Trong hạ sinh của Thiên Chúa, hài nhi Giêsu đã ra đời mà không có vai trò nào của người đàn ông. Đây là ước mơ cao nhất trong lịch sử của con người được diễn tả trong nhiều huyền thoại thời Cổ đại nói về sự sinh hạ kỳ diệu của các bán thần.
Trong các nền văn hóa: Các trinh nữ đen tượng trưng cho đất chưa khai thác, chưa được làm cho thụ thai, nêu bật yếu tố thụ động của trạng thái trinh nguyên. Vào cuối thời Trung đại, người ta chuộng tô đen, bắt chước màu sẫm của các bình phương Đông, biểu lộ của màu sẫm là màu của đất còn hoang sơ, chưa được gieo trồng và mọc lên các thứ cây, đất còn nguyên sơ.
Trong các thần thoại: Các vị bán thần được hạ sinh không nhờ đến người cha thường hay được nhắc đến bằng cách: Người mẹ dẫm lên dấu chân lạ, hoặc trong lúc tắm ở dưới sông, hoặc trong giấc mơ. Những giấc mơ thần thoại này muốn nói lên điều mong ước sâu xa của nhân loại: Ước mong trở về thiên đường đã đánh mất. Một thiên đường mà những người con của nhân loại đựơc sinh ra mà không nhuốm màu tội lỗi.
Vai trò của Đức Maria, thực hiện trong lịch sử nhân loại một thực tại hóa Lời của Thiên Chúa, không chỉ là giấc mơ trở về thiên đường mà là sanh hạ Đấng Cứu Thế. Không khép lại bằng con đường trở về như người ta vẫn thường quan niệm: Trở về là sự hòan nguyên, giống như bốn mùa thay đổi nối tiếp: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trở về với tình trạng nguyên thủy hẳn không phải là thiên đường bị đánh mất. Trở về, hòan nguyên, làm nên tâm thức nuối tiếc thiên đường bị đánh mất, không nói được vai trò quan trọng của Đức Maria. Việc Đức Maria trong sự trinh khiết hòan tòan là một thực tại, được Thiên Chúa tặng ban cho lịch sử của nhân loại, chuẩn bị cho trái đất có một người nữ hòan tòan để sẵn sàng đón nhận Đấng Cứu Thế. Việc cộng tác của con người trong việc hạ sinh này là: “Xin vâng” để Thiên Chúa thi hành ý định của Người. Vai trò sinh hạ của Đức Maria đưa nhân loại sang một lãnh vực khác vượt xa cõi thiên đường năm xưa đánh mất: Một nhân loại mới được sinh ra trong tư cách người con trong Người Con của Thiên Chúa. Đó là một mầu nhiệm biến đổi mà thánh Irênê đã viết: “Con Thiên Chúa làm người để con người trở thành con Thiên Chúa”. Nhân loại mới nay trở thành “con trong Người Con”. Đây là một cuộc bứt phá vượt xa công trình sáng tạo tự ban đầu.
Không chỉ thể hiện ước mong của các nền văn hóa mà còn là một thực hiện quá ước mong, vượt xa mọi khả năng có thể tưởng tượng. Thấy được điều này, mới thấy vai trò quan trong của Đức Maria được Thiên Chúa chuẩn bị và tặng ban cho lịch sử của nhân loại. Đức Maria là hoa trái tuyệt diệu nhất trong nhân loại, xứng đáng danh hiệu Mẹ của nhân loại, Mẹ của muôn loài thọ sinh, để nhờ Mẹ mà một nhân loại mới được hạ sinh.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
Maria xứng muôn lời chúc tụng bởi Mẹ đã cưu mang Con Thiên Chúa làm người ở giữa nhân loại. Mẹ Trinh Vương bởi Mẹ tiếp nhận Đấng Vô Cùng Thánh Thiện cư ngụ trong lòng Mẹ. Bằng những dòng chia sẻ này con kính dâng lên Mẹ. Mẹ của nhân loại, Mẹ Hoà Bình.
Trạng thái trinh nguyên chỉ cái chưa hiển hiện, chưa phát lộ, đó là tình trạng nguyên thủy.
Ngày đầu Sáng thế, Thiên Chúa là Đấng Hằng có, tất cả đều còn chưa khai sinh. Cõi hỗn mang trong Kinh Thánh diễn tả là tình trạng nguyên thủy ấy. Đây là một trạng thái hỗn mang nguyên thủy, không phải là rối loạn, mà là sự chưa có hình thể. Những dạng nước trinh nguyên ấy sẽ trở thành phong nhiêu, tức là mang sự sống, nhờ (Thánh Thần) “Thần Khí Thiên Chúa bay là là trên mặt nước”, dường như phủ lên chúng, làm cho cõi không, bộc lộ, biểu hiện.
Một tấm lòng trinh trắng. Người ta cũng sẽ nói về linh hồn rằng nó còn trinh, khi nó còn trống không; nó mang hình hài thưở nguyên sơ, chưa nhuốm màu tội lỗi làm nhơ uế, sự trinh tiết, tinh khôi của ngày đầu sáng thế, sẵn sàng đón nhận hạt giống Lời của Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa là Lời sáng tạo Lời làm nên những cái mới. Giống như rượu thiêng rót vào chén rỗng làm đầy hương vị ấm áp, theo nghĩa Angélus Silesius viết trong (Pèlerin Chérubinique): “Linh hồn chưa biết gì, chưa ước muốn gì.. . từ nay trở thành người vợ của Phu Quân vĩnh hằng”. Theo Meister Eckhart thì tâm hồn trinh tiết là tâm hồn không hề mang những hình ảnh lạ lẫm, cũng trống không như khi nó chưa ra đời.
Trinh khiết, trong trắng không chỉ là hình ảnh của cõi không vô tận như Phật Giáo hướng về cõi vô. Trinh khiết, đơn sơ, trong trắng là một trạng thái sẵn sàng để Thiên Chúa đổ đầy. Thiên Chúa đổ đầy niềm vui của ngày sáng thế: Trời đất reo vui với nắng mai và ánh chiều hôm. Vạn vật tung tăng trên những thảo nguyên bát ngát và mênh mông thảo mộc. Con người trong ngày đầu tiên của sáng thế cũng là con người ngập đầy hạnh phúc. Sáng thế là một hành vi cứu độ của Thiên Chúa, đưa con người từ cõi không sang hiện hữu. Đó là đêm đầu tiên của trái đất hướng về bình minh.
Đón nhận để sinh hạ là một sự biến đổi làm nên sự khai sinh. Linh hồn trinh tiết trở thành người vợ khi tiếp nhận ánh sáng thiên khải của Phu Quân. Vì thế mà Meister Eckhart viết: “nếu con người mãi mãi còn trinh, thì nó sẽ không sản sinh ra được cái gì chỉ để có khả năng sinh sản, nó phải trở thành người đàn bà. Đàn bà mới là danh hiệu cao quý nhất mà ta có thể phong cho linh hồn, cao quý hơn danh hiệu trinh nữ. Hãy để cho con người tiếp nhận Chúa Trời vào trong mình; Chúa Trời ở trong nó là điều tốt; và trong cái khả năng tiếp thụ ấy, nó vẫn trinh nguyên. Chúa Trời biểu lộ khả năng sản sinh trong con nguời, điều ấy còn tốt hơn, bởi vì có được khả năng sinh sản do Chúa ban cho, tức là biết ơn về sự ban thưởng”.
Đức Maria trong lịch sử của con người là một hình ảnh tuyệt diệu về khuôn mẫu đón nhận và trạng thái trinh nguyên. Không tỳ tích, không vết nhơ, tâm hồn trong trắng vô ngần và sự trinh nguyên tuyệt hảo trở thành cung điện huy hòang của Thiên Chúa nơi trần thế. Được mời gọi đón nhận trở nên Mẹ Chúa Trời cũng cần sự đáp trả tự nguyện với hết tấm lòng để “Xin vâng”. So sánh với Eva cũ cũng đáp lại lời mời gọi đầy quyến rũ, để lao vào một quyến rũ bằng Thiên Chúa, Eva đã vấp ngã; sự đón nhận của Eva mới hòan tòan ngược lại với tâm hồn đơn sơ đón nhận: “Này tôi là nữ tỳ Chúa”, không phải đề ngang bằng Thiên Chúa mà để cho ý Người được thực hiện trên cuộc đời phận nhỏ. Thánh Trinh Nữ, Mẹ của Chúa Trời với tư cách Théotokos (I), chỉ linh hồn mà trong đó Chúa Trời tự tiếp nhận lấy mình, bằng cách tự sinh ra mình trong mình, bởi vì Chúa là duy nhất. Đức Mẹ Đồng Trinh đại diện cho linh hồn thống hợp hoàn hảo nhất, Chính Thánh Thần Đấng làm nên những cái mới, rợp bóng trên Mẹ. Đức Mẹ sẽ mãi mãi là trinh nữ, bởi vì bà sẽ mãi mãi là nguyên vẹn trong năng lực sinh hạ mới mẻ này. Một kỷ nguyên mới được khai sinh nhờ sự tiếp nhận này từ nơi Đức Maria, một kỷ nguyên sống sự sống mới, sự sống trong Đức Kitô mà mọi người Kitô hữu cần đón nhận Thiên Chúa để hạ sinh Đức Giêsu Kitô trong tâm hồn những người khác.
Người Mẹ đồng trinh của Con Thiên Chúa làm người, tượng trưng cho Đất hướng về Trời, thứ đất đã hóa hình, đất của ánh sáng, đất hướng về ngày mới. Từ đó mà có vai trò quan trọng của Đức Mẹ: Trong tư tưởng Ki tô giáo, như là một mẫu mực và một cầu nối giữa trần gian và thiên gian, hạ giới và thượng giới.
Đức Maria là nhịp cầu nối thiên quốc và trần thế, một con người trung gian cần thiết để nhân loại có được Đấng Cứu Thế. Vai trò trung gian của ngôi Đền Thờ, vừa là nơi hình thành bởi vật chất vừa là nơi linh thiêng để Thiên Chúa ngự đến, tâm hồn người tín hữu cũng cần được dọn thanh sạch để Thiên Chúa ngự đến. Trong lời kinh cầu Đức Mẹ, người tín hữu cũng ca ngợi: “Đức Mẹ là Đền vàng Thiên Chúa ngự”. Thiên Chúa cư ngụ nơi trần thế, nơi những tâm hồn trong sạch và từ đó Thiên Chúa thực thi ơn cứu độ nhờ sự đón nhận của những người công chính, tay sạch, lòng thanh.
Vai trò trinh nữ là một vai trò cần thiết và vai trò trinh tiết để hạ sinh cũng là vai trò cần thiết hơn, vì thế trong hôn nhân Kitô giáo cũng mời gọi sống thanh sạch để hạ sinh những người con thánh cho trần thế. Đức Maria đồng trinh khi sinh hạ nhờ “Xin Vâng” việc Thiên Chúa làm; những bà mẹ công giáo sinh hạ để lời hứa chúc phúc được thực hiện.
Hòa bình được xây dựng bằng những tâm hồn trong sạch, vương quốc bình an được xây dựng bằng những tấm lòng ngay.
Trong hạ sinh của Thiên Chúa, hài nhi Giêsu đã ra đời mà không có vai trò nào của người đàn ông. Đây là ước mơ cao nhất trong lịch sử của con người được diễn tả trong nhiều huyền thoại thời Cổ đại nói về sự sinh hạ kỳ diệu của các bán thần.
Trong các nền văn hóa: Các trinh nữ đen tượng trưng cho đất chưa khai thác, chưa được làm cho thụ thai, nêu bật yếu tố thụ động của trạng thái trinh nguyên. Vào cuối thời Trung đại, người ta chuộng tô đen, bắt chước màu sẫm của các bình phương Đông, biểu lộ của màu sẫm là màu của đất còn hoang sơ, chưa được gieo trồng và mọc lên các thứ cây, đất còn nguyên sơ.
Trong các thần thoại: Các vị bán thần được hạ sinh không nhờ đến người cha thường hay được nhắc đến bằng cách: Người mẹ dẫm lên dấu chân lạ, hoặc trong lúc tắm ở dưới sông, hoặc trong giấc mơ. Những giấc mơ thần thoại này muốn nói lên điều mong ước sâu xa của nhân loại: Ước mong trở về thiên đường đã đánh mất. Một thiên đường mà những người con của nhân loại đựơc sinh ra mà không nhuốm màu tội lỗi.
Vai trò của Đức Maria, thực hiện trong lịch sử nhân loại một thực tại hóa Lời của Thiên Chúa, không chỉ là giấc mơ trở về thiên đường mà là sanh hạ Đấng Cứu Thế. Không khép lại bằng con đường trở về như người ta vẫn thường quan niệm: Trở về là sự hòan nguyên, giống như bốn mùa thay đổi nối tiếp: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trở về với tình trạng nguyên thủy hẳn không phải là thiên đường bị đánh mất. Trở về, hòan nguyên, làm nên tâm thức nuối tiếc thiên đường bị đánh mất, không nói được vai trò quan trọng của Đức Maria. Việc Đức Maria trong sự trinh khiết hòan tòan là một thực tại, được Thiên Chúa tặng ban cho lịch sử của nhân loại, chuẩn bị cho trái đất có một người nữ hòan tòan để sẵn sàng đón nhận Đấng Cứu Thế. Việc cộng tác của con người trong việc hạ sinh này là: “Xin vâng” để Thiên Chúa thi hành ý định của Người. Vai trò sinh hạ của Đức Maria đưa nhân loại sang một lãnh vực khác vượt xa cõi thiên đường năm xưa đánh mất: Một nhân loại mới được sinh ra trong tư cách người con trong Người Con của Thiên Chúa. Đó là một mầu nhiệm biến đổi mà thánh Irênê đã viết: “Con Thiên Chúa làm người để con người trở thành con Thiên Chúa”. Nhân loại mới nay trở thành “con trong Người Con”. Đây là một cuộc bứt phá vượt xa công trình sáng tạo tự ban đầu.
Không chỉ thể hiện ước mong của các nền văn hóa mà còn là một thực hiện quá ước mong, vượt xa mọi khả năng có thể tưởng tượng. Thấy được điều này, mới thấy vai trò quan trong của Đức Maria được Thiên Chúa chuẩn bị và tặng ban cho lịch sử của nhân loại. Đức Maria là hoa trái tuyệt diệu nhất trong nhân loại, xứng đáng danh hiệu Mẹ của nhân loại, Mẹ của muôn loài thọ sinh, để nhờ Mẹ mà một nhân loại mới được hạ sinh.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan