Dan Lee
08-17-2009, 07:52 PM
Giáo xứ Tam Tòa, từ góc khuất của lịch sử tìm lại các di sản kế thừa
Nếu xét về phương diện vật thể thì giáo xứ Tam Tòa ngày nay không còn gì cả ngoài một ngôi thánh đường đổ nát chỉ còn trơ lại mặt tiền, một linh mục kiêm nhiệm mà nhà xứ ở cách đó 17 cây số, giáo dân là người đến từ khắp nơi độ vài trăm mới tụ về từ gần mười năm nay và thánh lễ chủ nhật cử hành khi thì ngoài trời dưới gốc cây ở một góc đường, khi thì trong nhà một giáo dân chật hẹp, tù túng. Tất cả những dữ kiện đó chỉ có thể đưa ra một viễn tượng bi quan hơn là lạc quan, tối tăm hơn là sáng sủa. Nhưng đằng sau những thiếu thốn đó là cả một quyết tâm của giáo dân Tam Tòa đang nỗ lực đứng lên xây dựng lại giáo xứ bởi vì di sản tinh thần của giáo xứ Tam Tòa tiếp nhận từ dòng máu tử đạo của tổ tiên và tấm gương hy sinh, thánh thiện sáng ngời của biết bao vị mục tử trong suốt hơn ba thế kỷ xây dựng Giáo Hội trên mảnh đất nghèo nàn này, bên bờ sông Nhật Lệ là những chất liệu hiếm quý khích lệ tinh thần người giáo dân Tam Tòa. Đặc biệt biến cố xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27 tháng 7 năm 2009 khi nhóm giáo dân bé nhỏ của Tam Tòa, đa số là người già, phụ nữ, trẻ con bị công an tỉnh Quảng Bình đội lốt du đảng tấn công bằng gậy gộc, đánh đập dã man trong lúc họ dựng tạm trên nền nhà thờ cũ một cái lán nhỏ làm nơi thờ phượng, và sau đó một tuần hai linh mục Nguyễn Đình Phú và Ngô Thế Bính bị công an Quảng Bình giả dạng côn đồ đánh trọng thương khi đến thăm giáo xứ Tam Tòa giữa cảnh tai ương hoạn nạn; các sự biến đó đã là tiếng chuông thức tỉnh toàn thế giới nhìn về Việt Nam trong công cuộc đấu tranh cho Sự thật và Công lý, cho quyền tự do tín ngưỡng và cũng là lời mời gọi khẩn thiết tìm lại các di sản thừa kế của giáo xứ Tam Tòa đằng sau góc khuất của lịch sử.
1.- Từ quan niệm về “chức tước trên trời” của cậu chủng sinh trẻ làng Trung Quán…
Nếu lịch sử giáo xứ Tam Tòa được hình thành từ những biến cố đẫm máu do phong trào Văn Thân gây ra cuối thế kỷ XIX, thì di sản thiêng liêng của dòng máu tử đạo Tam Tòa lại được kết tụ từ nhiều vị thánh tử đạo trên khắp tỉnh Quảng Bình ở bên này cũng như bên kia sông Gianh, bởi lẽ Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới là nơi có pháp trường để xử các vị thánh tử đạo mà tên tuổi còn để lại trong văn khố của Hội Thừa Sai Truyền Giáo ở Paris, các thư khố của Giáo phận Huế và Giáo phận Vinh. Tam Tòa trong lịch sử đã từng là đứa con yêu của Giáo phận Bắc Đàng Trong tức Giáo phận Huế và trong hiện tại lại là đứa con bé bỏng đáng thương của Giáo phận Nam Đàng Ngoài tức Giáo phận Vinh.
Trong số tám vị thánh tử đạo có cuộc sống là chứng nhân đức tin, hai vị là mục tử và tổ tiên giáo dân Tam Tòa, sáu vị khác là những người sinh quán Quảng Bình hoặc có nhiều hoạt động ở Quảng Bình nhất là đã đổ máu đào ra tại pháp trường Đồng Hới là phủ trị quan trọng trước đây của tỉnh Quảng Bình, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần đạo đức của người dân giáo xứ Tam Tòa. Cũng là một điều mầu nhiệm trong số tám vị thánh nhân tử đạo đó thì bốn vị thuộc Giáo phận Bắc Đàng Trong (tức Giáo phận Huế) và bốn vị thuộc Nam Đàng Ngoài (tức Giáo phận Vinh). Vị trí giáo xứ Tam Tòa (hay Sáo Bùn) ở trên ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên cũng được nhìn với cái nhìn đặc biệt và nói như sử gia Arnold J Toynbee của Anh cũng đúng: “Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” [1] Chính sách cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng là một trang sử hãi hùng đối với người Công Giáo qua những phương cách như sau: 1) Dựa trên kiến nghị của triều thần; 2) Ra những sắc dụ cấm đạo toàn quốc như sắc dụ ngày 06.01.1833 hoặc sắc dụ năm 1836. Trong sắc dụ ngày 06.01.1833 có viết: “Ta Minh Mạng, sau đây là lệnh của ta. Đã từ lâu nhiều người Âu châu đến giảng đạo Da-Tô, lừa đối dân đen, dạy chúng có một Thiên đàng Hỏa ngục, chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gai ra vào lẫn lộn, mục đích chúng là quyến rũ phụ nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm! Thật là một điều trái với luân thường đạo nghĩa… Vì vậy ta truyền cho tất cả những người đi đạo từ quan đến, nếu sợ oai quyền thì hãy thật lòng bỏ đạo. Các hàng quan lại phải xét xem các giáo dân hạt mình có vâng theo thượng lệnh không? Và họ phải đứng trước mặt mà dẫm chân lên Thập Giá. Còn các nhà thờ và các nhà ở của Giáo sĩ thì phải triệt để phá đi hết. Sau này còn có người phạm tội theo đạo ấy, thì trừng phạt rất nghiêm để triệt gốc tà đạo.” [2] Năm 1836, Minh Mạng ban hành một sắc dụ cấm đạo có những lời lẽ vu khống như: “Các Thừa sai đã dùng một thứ bánh để quyến rũ dân chúng và bắt họ phải giữ đạo tới cùng. Các người Công Giáo múc mắt những người gần chết rồi đem trộn với hương để làm thuốc… Trong lúc làm phép hôn phối thường có xãy ra những điều ám muội.” [3] Năm 1838, nhận thấy giáo dân dù chịu nhiều cực hình vẫn không chịu bỏ đạo nên Minh Mạng ban bố một sắc dụ mới tuyên truyền lấp liếm rằng “Sở dĩ các người công giáo tha thiết với đạo không chịu bỏ đạo, vì họ kém văn hóa và chưa biết cái tốt đẹp của các đạo khác.” Dịp này, Minh Mạng cho soạn một tài liệu gọi là Thập Điều, tương tợ Mười điều răn của người Công Giáo, cử các cụ già đứng ra giải thích Thập Điều cho dân chúng và bắt buộc dân Công Giáo bỏ tiền ra lập các chùa chiền trong nước.
Di sản tinh thần của các vị tiền nhân tử đạo tại Tam Tòa nói riêng và Quảng Bình nói chung rất phong phú nhưng ở đây chúng tôi xin đan cử cuộc sống của hai vị thánh, một trẻ và một già như là những nét điển hình nhìn được từ góc khuất của lịch sử.
Tháng 4 năm 1837, do sự ủy thác của Giám Mục Cuénot (tên Việt là Thể), linh mục Candalh (tức cố Kim) từ Bắc Bố Chánh (từ bắc sông Gianh – nguồn Son ra tới Đèo Ngang) vượt biển vào Cửa Tùng, phối hợp cùng linh mục Jaccard (tên VN là Phan) ở Cam Lộ và linh mục Gioakim Lê Văn Tư (người Cổ Thành, Quảng Trị) phó xứ họ An Ninh – Di Loan, khai giảng chủng viện An Ninh với 6 chủng sinh. Một người chủng sinh tên Tôma Trần Văn Thiện thuộc giáo xứ Trung Quán vốn là một họ đạo từng được gót chân của cha Đắc Lộ bước tới từ năm 1643 và còn ghi lại trong tờ trình của linh mục Lorensô Lâu gửi về Rôma năm 1692, đã hiến mạng sống vì chân lý Phúc Âm.
Sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Tôma Trần Văn Thiện là con cụ Hiêrônimô Miên và mẹ là bà Anna Kim là mẫu thanh niên thuộc gia đình khó nghèo nhưng đạo hạnh vững vàng và chơn chất. Cậu Thiện sống trong một bầu khí gia đình đạo đức, được một bà dì ruột tên Nghị là Bề trên Dòng Mến Thánh Giá ở Trung Quán hướng dẫn con đường tu đức và hai người chị ruột là cô Yến và cô Sào luôn luôn nâng đỡ trên con đường đạo hạnh. Thuở nhỏ cậu Thiện học chữ Nho với cha Thọ năm lên 8 tuổi, sau đó học La ngữ với cha Wial để chuẩn bị vào chủng viện An Ninh.
Ngày 6.6.1838, chủng viện bị tố giác nên quan huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị mở cuộc lùng ráp nhằm bắt linh mục Candalh nhưng ngài thoát được cùng với cha Lê Văn Tư và 6 chủng sinh chạy ra Quảng bình ẩn trốn tại trại Kim Sen sở hữu của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lập ra bề ngoài như là một trang trại nhưng bên trong là cơ sở che dấu các thừa sai trong thời kỳ bắt đạo. Tại Kim Sen, cha Candalh qua đời ngày 28.7.1838.
Lúc bấy giờ không có thông tin mau lẹ nên thừa sai Vialle (tức cố Vị) đang hoạt động bí mật ở Bố Chính, bắc Quảng Bình, vẫn còn nhờ ông Trùm Hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lo liệu để đưa người học trò của ngài là Tôma Trần Văn Thiện vào nhập học chủng viện An Ninh.
Khi cùng hai người chị là Yến và Sào tay xách mo cơm nắm muối mè trên đường đi vào chủng viện An Ninh mà không biết nơi này đang là mục tiêu theo dõi của triều đình, dọc đường gặp một nữ tu tên Yến cho biết tình hình nguy hiểm của chủng viện đang bị đóng cửa và cha Candalh đã bỏ trốn, cậu Trần Văn Thiện bình tĩnh nói “Cha đã gọi, ta cứ đến”. Cậu Tôma Thiện tới làng Di Loan vào đầu tháng 6 năm 1838 giữa lúc tình hình rất căng thẳng. Tìm cha sở không gặp, phân vân không biết xử trí ra sao, cậu Thiện bèn tìm đến xin ở lại trong nhà một giáo dân tên Huỳnh Văn Bảo để chờ xem tình thế. Hai ngày sau, quân lính kéo tới các làng Di Loan và An Ninh trong hai ngày 6 và 7 tháng 6 năm 1838 cốt ý tìm bắt cho được linh mục Candalh. Quan quân bắt được một số giáo dân trong đó có Tôma Thiện, cùng với 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh tên Cò.
Tại tỉnh đường Quảng Trị, khi thấy Tôma Thiện mặt mày sáng sủa thư sinh, quan bèn dụ dỗ khuyên cậu bỏ đạo thì sẽ được cử làm quan và gả con gái cho. Cậu Thiện trả lời: “Bẩm quan lớn, tôi ao ước chức tước trên trời, còn phẩm hàm đời này tôi không màng tới.” [4] Quan nổi giận sai đánh đòn cậu tới tấp cùng 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh Cò khiến những người này đều chịu xuất giáo, chỉ trừ Tôma Thiện. Khi thấy máu vung vãi trên nền gạch, chủng sinh Tôma Thiện vẫn bình tĩnh nói: “Ôi hạnh phúc thay, tôi được đổ máu ra vì Chúa.”
Ngày 18.7.1838, quân lính dẫn vào nhà giam một Tây dương đạo trưởng đó là Thừa sai Jaccard (tên Việt là Phan) được đưa từ ngục thất Lao Bảo (Quảng Trị) về nhốt chung với Tôma Thiện, nhờ dịp này hai tâm hồn đạo hạnh, một cha giáo và một chủng sinh có dịp an ủi, nâng đỡ tinh thần nhau dù trước kia chưa một lần hội ngộ ở chủng viện An Ninh.
Ngày 17.9.1838, vua Minh Mệnh phê chuẩn án tử hình và phát hoàn bản án cho tỉnh đường Quảng Trị để thi hành.
Sáng ngày 21.9.1838, chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện cùng linh mục Jaccard bị lính dẫn ra bãi cát Nhan Biều, bên bờ sông Thạch Hãn, chịu án “giảo” nghĩa là thắt cổ cho đến chết. Thi hài của hai vị được giáo dân chôn cất tại trên bãi cát Nhan Biều.
Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Tôma Trần Văn Thiện lên hàng Chân-Phúc.
Năm 1900, để kính nhớ cái chết bất khuất của Tôma Thiện, linh mục Guichard (tên Việt là Ngãi) đã xây lăng thánh Tôma Thiện tại Nhan Biều.
Năm 1938, linh mục Phaolô Trần Bá Uy là quản nhiệm giáo xứ Trung Quán đã xây một đài kỷ niệm thánh Tôma Trần Văn Thiện tại làng Trung Quán, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là sinh quán của ngài.
Để nhớ mãi thái độ “thung dung tựu nghĩa” qua cái chết rất thanh thoát nhẹ nhàng của Tôma Trần Văn Thiện, linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích (1891-1978), một bậc túc nho và nhà thơ có tiếng ở Huế đã soạn một bài hát “Kính Chơn phước Tôma Thiện tử đạo” được phổ biến sâu rộng trước đây tại các giáo xứ thuộc Giáo phận Huế, bài hát như sau:
Điệp khúc: Ngày vinh phước hôm nay,
Hát mầng Tô-ma Thiện
Một đóa hoa chủng viện,
Giọt máu nhỏ thơm đầy.
Tiểu khúc: Kìa đang tuổi xuân xanh,
Nghe tiếng gọi hy sanh,
Trong vườn thiêng Hội Thánh,
Một niềm phú dâng mình.
Song lòng Chúa chí nhân,
Yêu hoa nở ngày xuân,
Muốn giữ gìn hương sắc,
Vội cất khỏi phong trần.
Ôi ! Cái chết đẹp thay!
Trên cổ một vòng dây.
Cái vòng dây yêu mến,
Buộc lòng tớ theo Thầy.
Nay trên chốn trường sinh,
Xin đoái hộ An-Ninh
Dắc đoàn em yêu dấu
Nhẹ gót dõi gương lành. [5]
Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Chân Phước Tôma Trần Văn Thiện lên bậc Hiển Thánh.
Trong thực tế, Tôma Trần Văn Thiện chưa một ngày ở trong chủng viện, chưa là chủng sinh thực thụ nhưng tinh thần cương quyết muốn trở thành tông đồ phục vụ Giáo Hội trong một hoàn cảnh rất khó khăn, nghiệt ngã cho thấy bản lãnh hơn người của đứa con thân yêu làng Trung Quán. Sự lựa chọn bước vào cửa hẹp (la porte étroite) tức là chấp nhận con đường gian nan mà các thừa sai đang bước đi đã cho Tôma Trần Văn Thiện một thái độ hành xử rất thản nhiên trước trận đòn tóe máu ở tỉnh đường Quảng Trị. Lời Chúa trong Tân Ước “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” [6] đã trở thành phương thức hành động của Tôma Trần Văn Thiện vì vậy thái độ của Tôma Thiện hiên ngang hiến dâng mạng sống vì đức tin trước bạo lực, coi khinh bã danh lợi phù vinh do nhà cầm quyền đem ra để dụ dỗ, mua chuộc, thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho lớp người trẻ bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Người giáo dân ở Trung Quán, Đại Phong, Mỹ Hương, Sáo Bùn hay Tam Tòa đều thấm nhuần như nhau nguyên lý duy nhất “một Chúa, một Đức tin, một Phép rửa” nên di sản thiêng liêng của Thánh Tôma Trần Văn Thiện để lại cũng là báu vật kế thừa chung của mọi người con dân của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.
Qua biến cố tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27.7.2009, người giáo dân Tam Tòa và các vị mục tử đã bị chính quyền Quảng Bình đem nhục hình ra đối xử hung bạo với cảnh nhiều trẻ vị thành niên cũng như thanh niên bị đánh đập, bắt giữ, tài sản của giáo xứ bị tước đoạt, có chị phụ nữ bị lôi như một con chó đến tuột cả quần (làm nhục nhân phẩm con người đến như vậy!) giữa một đất nước bạo quyền thường rêu rao là “văn minh, lịch sự”, các linh mục bị đánh không nương tay giữa một xã hội luôn to mồm tuyên bố có “tự do tôn giáo” chắc chắn tấm gương can trường, bất khuất của Thánh Tôma Trần Văn Thiện trở thành một đích điểm của hàng trăm nghìn giáo dân giáo phận Vinh hôm nay nhắm tới.
2.- Đến thông điệp đức tin của vị trùm hạt xứ Mỹ Hương nơi pháp trường.
Nếu Tôma Trần Văn Thiện là tấm gương thứ nhất phản ảnh tinh thần sống chết vì đạo của người chủng sinh trẻ Quảng Bình thì An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh cũng có khi gọi là An-Tôn Quỳnh Năm lại chứng tỏ bản lãnh già dặn của một bậc thầy giảng khôn ngoan và đạo đức - hơn nữa là một trùm xứ kiêm trùm hạt - trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội.
Trên tấm bia mộ của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh do con cháu phụng lập hiện còn tại xứ Kim Sen, Quảng Bình có ghi hai câu rất phù hợp với tinh thần tử đạo và khí phách trung can của ông:
Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông.
Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768, cũng gọi là Quỳnh Năm hay Năm là con của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Hiệp và bà Mađalêna Lộc. Ông Nguyễn Hữu Hiệp là cháu của Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (hay Nguyễn Hữu Kính) vốn có công mở nước [7] nên hậu duệ là Hiệp được chức Đội trưởng, hưởng tự điền ở giáo xứ Mỹ Hương (làng Mỹ Trung), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Hữu Quỳnh là Tằng tổ thúc (Ông Cố Chú) của Phước-Môn Quận-Công Nguyễn Hữu Bài (1863-1935). Trong cuốn sách Thơ nôm Phước-Môn, tác giả Nguyễn Thúc cho biết: “Ông Nguyễn Hữu Hiệp sanh ra Nguyễn Hữu Hoãn, Nguyễn Hữu Ba, và Nguyễn Hữu Quỳnh.- Vào tháng ba năm 1800, Nguyễn Hữu Quỳnh được chúa Nguyễn Ánh sai về xứ Thuận Hóa chiêu tập chí-sĩ, nhóm các nghĩa-binh, chờ đợi cơ-hội thuận-tiện nổi binh đánh đuổi Tây-Sơn. Trong công việc này, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công, được thăng chức Vệ-úy. Nhưng vốn theo đạo Thiên-Chúa, dưới triều Minh-Mạng có lệnh cấm đạo, ông khẳng-khái không chịu bỏ đạo, liều chết vì đạo, sau được Giáo-hội phong Á-thánh.” [8] Thuở nhỏ Nguyễn Hữu Quỳnh là đệ tử của Giám Mục Jean Labartette (1774-1823), có đi tu tiểu chủng viện An-Ninh nhưng không có ơn gọi. Trong cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công “bắt được một tướng giặc” ở mặt trận Quảng Bình, nên được chúa Nguyễn Ánh ban chức Cai Đội.
Năm 1802, Đội Quỳnh xuất ngũ và học nghề thuốc. Ông Quỳnh có cái nhìn viễn kiến (vision) nên đã lập một trang trại ở vùng Kim Sen bề ngoài để canh tác đất đai nhưng bên trong dụng ý làm nơi che dấu các thừa sai trong những lúc tình hình khó khăn tôn giáo xảy đến. Theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2005) thì “Kim Sen là một dãy núi thuộc sơn hệ Đâu Mâu, nằm sát phía tây chân núi U Bò (ngoài) chạy dọc theo triền sông bờ trái sông Long Đại, cách Khe Lùi chừng 1 km, gần đối diện với xóm Ba Phường bên kia bờ phải. Từ bên ngoài nhìn vào, Kim Sen bị những dãy đồi trọc ven sông che khuất như mọi nơi khác trong khu vực này nhưng khi trèo qua đỉnh đồi án ngự Kim Sen thì đây là một thung lũng khá rộng, khá sâu, ruộng đất liền nhau sát các chân núi che khuất, làm cho địa hình trở nên kín đáo.
Ở phía nam thung lũng, ven theo dãy đồi bên trái, có một con suối nhỏ, mùa mưa, nước trong núi chảy ra sông; mùa khô, nước ngoài sông chảy ngược vào, giống như một cái mương thủy nông, vừa có tác dụng thoát úng, vừa có tác dụng tưới cho cánh đồng Kim Sen không bao giờ úng, hạn. Cánh đồng này tuy nhỏ bé, nhưng ngày xưa nó là một loại ruộng hai mùa vừa kín gió, vừa lợi thủy, cũng đủ góp phần quan trọng cho nghĩa quân Cần Vương do Đề Én, Đề Chít lãnh đạo, khỏi phải thiếu lương thực mỗi khi đường tiếp tế của nhân dân vào chiến khu bị địch cản trở.
Hai tiếng Kim Sen, theo các cụ đồ nho vùng Long Đại – Xuân Dục thì nên hiểu là Kim Sênh bị nói chệch dần sang, Kim Sênh có nghĩa cái sênh vàng.” [9]
Với quan điểm chiến lược đầy viễn kiến đó của Nguyễn Hữu Quỳnh, đất Kim Sen về sau lại được hai lãnh tụ khởi nghĩa ở Quảng Bình là Đề Én và Đề Chít sử dụng làm chiến khu hưởng ứng hịch Cần Vương càng chứng tỏ khả năng nhìn xa thấy rộng của Nguyễn Hữu Quỳnh.
Gia đình ông Quỳnh là một gia đình Công giáo đạo đức gương mẫu. Con gái lớn của ông làm Bề trên Dòng Mến Thánh Giá của Giáo phận. Ông làm Trùm họ Mỹ Hương, và phụ trách dạy giáo lý cho toàn giáo phận trong hạt Quảng Bình. Nhà ông là một địa điểm đón tiếp các thừa sai, nơi dạy giáo lý, và trụ sở hoạch định các phương án truyền giáo trong tỉnh hạt.
Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra lệnh càn quét người Công giáo trong ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, linh mục Candalh vừa từ Bố Chính vào Di Loan định mở chủng viện ở An Ninh, đã phải lên đường đào tẩu ra Quảng Bình, tìm gặp ông Nguyễn Hữu Quỳnh để được đưa lên trốn ở Kim Sen. Quân lính tới khám xét nhà ông Quỳnh ở Mỹ Hương, tra khảo quá gắt nên bọn tôi tớ khai ra chỗ ở của chủ. Trước khi rút lui, quan bắt bà Quỳnh và hai cô con gái, buộc họ xuất giáo nhưng quan thất bại. Xấu hổ và tức giận, quan cho lính xô đẩy hai chị em bước qua thập giá nhưng hai cô bé trì lại, kêu la dãy dụa, khiến quan buộc lòng phải tha ba mẹ con.
Quan quân tiến lên vây trại Kim Sen, bắt được ông Nguyễn Hữu Quỳnh và tịch thu một số sách đạo rồi cho giải về Đồng Hới. Tại nhà lao Đồng Hới, ông gặp được thừa sai Borie (tức cố Cao), cha già Nguyễn Thế Điểm, cha Vũ Đăng Khoa và thầy giảng Nguyễn Khắc Tự vốn là những vị tông đồ nhiệt thành của vùng Bắc sông Gianh thuộc đất Quảng Bình (giáo phận Nam Đàng Ngoài). Các vị có dịp khuyến khích, nâng đỡ tinh thần nhau trong thời gian chờ đợi bản án. Phải trải qua thời gian đợi chờ hai năm trong lao ngục, ông Nguyễn Hữu Quỳnh vẫn kiên cường trong đức tin mặc dù quan coi hình án đã nhiều phen dụ dỗ, khuyên lơn đến độ phải ngạc nhiên không hiểu được thái độ không lay chuyển của ông Quỳnh. Thừa sai Borie phải giải thích cho quan: “(…) Ông Năm đã am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ Đức Tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi gì đâu!”
Minh Mạng cho chỉ thị các quan phải kiên nhẫn trong việc thuyết phục ông Quỳnh vì ông co nhiều quen biết với các quan, chữa bệnh cho rất nhiều người nên tầm ảnh hưởng trong dân chúng không nhỏ, vì sự thuyết phục được ông sẽ có nhiều ý nghĩa lớn lao trong thắng lợi của triều đình. Nhưng cuối cùng quan án cũng đành thua trước tinh thần cương quyết không xuất giáo của ông Quỳnh, nên phải lập bản án đại ý:
“Chúng tôi (là Nguyễn Đăng Uẩn, làm Bố chánh và Phan Trữ làm Án sát) là kẻ (…)
Về phần Nguyễn Hữu Năm, đã oa trữ sách đạo, dù không phải là đạo trưởng mặc lòng, nhưng mà nó cũng ra tối tăm mê mẫn không chịu xuất giáo dị đoan ấy và hằng bất khẳng quá khóa thập tự. Nó cũng chấp nhất và chúng tôi nghĩ nó cũng trọng tội như Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm, mà ít nữa phải xử nó giảo giam hậu.” [10] Nhận được bản án quan tỉnh Quảng Bình gửi vào Huế, Minh Mạng phê rằng: “(…)
“Nguyễn Hữu Năm đã thu dấu sách đạo (…) và đã cả lòng tình nguyện làm tôi danh phạm ngoại quốc. Đã tận lực bắt nó khóa quá thập tự mà nó cứng cỏi bất khẳng, thật nó cương tình không chịu trở về sự sáng. Ấy vậy (…) tên ấy không phải là đạo trưởng mặc lòng, song le đã ra tối tăm cố chấp, thì cũng đáng ghét (…)
“Cho nên ra án cho hai danh phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc tự phải xử giảo giam hậu.” [11]
Trong lúc bị giam tại nhà ngục Đồng Hới, thừa sai Borie nhận được tin của linh mục tổng đại diện là cha Masson ở Xã Đoài nhắn vào cho biết Tòa Thánh đã cử cha Borie làm Giám mục Giáo phận Tây Đàng Trong, kế vị Đức Cha Havard (Dụ) vừa mới từ trần ngày 5.7.1838.
Sau đó, Giám mục Borie, linh mục Nguyễn Thế Điểm và linh mục Vũ Đăng Khoa bị tách riêng ra dẫn đi pháp trường. Trước khi giã biệt ra đi, Giám mục Borie đã khóc và trối trăng thầy Nguyễn Khắc Tự lại cho ông Nguyễn Hữu Quỳnh rằng:
“Cha có một người con rất yêu dấu, bấy lâu nay cha trông nó được chịu chết làm một cùng cha, mà bây giờ phải để nó lại cùng ông; xưa nay ông có lòng với cha thể nào, thì xin thương nó thể ấy. Ông có bằng lòng kè lấy như con mình, thay vì cha chăng?”
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh thưa rằng:
“Con bằng lòng, cha dạy con xin cưng.” [12]
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự bị giữ lại.
Ngày 5.6.1839, quan án Nguyễn Xuân Quang cho dẫn ông Quỳnh và thầy Tự lên công đường khuyên xuất giáo nhưng vô ích. Tháng 10 năm 1839, Tam Pháp Tòa tăng án hai vị từ “giảo giam hậu” lên “giảo quyết”.
Vua Minh Mạng đã châu phê bản án xử ông Quỳnh và thầy Tự, do Tam Pháp Tòa lập như sau:
“Minh Mạng nhị thập nhất niên, tháng 5, ngày 29.
“Ta, là Võ Xuân Cẩn, Bùi Ngọc Quị, Đinh Văn Huy, vâng lệnh vua phán truyền, theo tờ quan tỉnh đã sớ vào tâu ngài, ngày 21 tháng 5, mà truyền cùng định hẳn như sau này:
“Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự theo đạo dị đoan, tội nó đáng chết; song le Đức Hoàng Thượng xét nó là người thứ dân dốt nát mê muội, thì ngài thương mà chưa muốn trừng trị, mà truyền khiến cho quan tỉnh phải khuyên có tĩnh hồn lại cho được ăn mày ơn đại xá. Song le luống công mà lại hai tên phạm ấy chấp nhất bất khẳng khóa quá thập tự. Nên đã rõ chính mình nó xông vào hình phạt nó.
“Cho nên hai tên phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự phải án giảo lập quyết cho được răn các kẻ cố chấp không chịu xét việc mình lại. Phải vâng cứ y như thượng dụ này truyền.” [13]
Lời lẽ trong bản án xử ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự nhắc chúng ta nhớ lại lời Thánh Phaolô trong Thư Do Thái, XII, 1 “Ta hãy xông vào trận chiến đang chờ ta” (Curramus ad propositum nobis certamen). [14] Chết vì lý tưởng tôn giáo đối với người Công giáo là một đại hồng phúc, làm sao triều đình Minh Mạng ngày xưa và chế độ Cộng Sản vô thần ngày nay hiểu được ý nghĩa cao thâm đó?
Ngày 12 tháng 6 năm canh tí (10.7.1840) sắc chỉ của vua ra tới Đồng Hới. Thân nhân thông báo cho hai vị biết quyết định cuối cùng của nhà vua, dù một thoáng sắc mặt biến đổi nhưng sau đó ông Quỳnh và thầy Tự trở lại vui mầng cùng nói: “Mình mong mỗi ngày này đã lâu là dường nào! Bây giờ đã được vừa ý mình, không phải dùng của thế gian nữa.” Hai vị phân phát hết tiền bạc cho các tù nhân.
Trên thẻ án của ông Nguyễn Hữu Quỳnh, người ta đọc thấy câu: “Nguyễn Hữu Năm theo đạo dị đoan. Vua hằng dong thứ và nhiêu sinh cho đến rày, song nó không chịu cải tà qui chánh và khóa quá Thập Tự. Nên có lời vua truyền phải xử nó giảo quyết và liệu tức thì.”
Sáng ngày 10.7.1840, ông Quỳnh và thầy Tự phải mang gông, đi giữa hai hàng lính hộ tống có quan giám sát cỡi ngựa đi trước. Chừng 30 người gồm giáo dân Sáo Bùn, Sáo Cát và người bên lương đi theo. Dọc đường có cô Mỹ, con gái ông Quỳnh, thầy Tri là cháu con bác đi theo lạy tiễn ông Quỳnh. Tại chính địa điểm hai năm trước đây đã xử Giám mục Borie, cha Nguyễn Thế Điểm và cha Vũ Đăng Khoa, đoàn lính dẫn hai vị dừng lại, quan truyền cho tháo gông và trải chiếu cho hai vị ngồi nghỉ, và cho phép các than nhân vào chào từ giã hai vị. Cô Mỹ, thầy Tri, thầy Nguôn, thầy Hán và nhiều giáo dân vào lạy giã từ. Ông Quỳnh nói những lời trối trăn sau cùng: “Gởi lời về thăm chức việc Mỹ Hương, xin hãy hòa thuận cùng giữ đạo cho bền vững. Về phần các con, cũng phải yêu thương hòa thuận cùng nhau, hãy giữ đạo cho sốt sắng (…) Hãy giúp đỡ mẹ già và đừng làm gì phiền lòng người.”
Sau khi cầu nguyện, ông Quỳnh và thầy Tự nằm xuống ngữa mặt lên trời, hai chân trói vào một cọc, hai tay giang ra trói vào hai chiếc cọc khác xa nhau. Sau khi lính tròng dây vào cổ, lấy chiếu che phủ thân mình hai vị, và một hồi chiêng gióng lên, bốn tên lính cầm dây kéo mạnh, ông Quỳnh chết ngay. Cuộc xử giảo kết thúc vào lúc ba giờ chiều ngày thứ sáu 10.7.1840 (tức ngày 12 tháng sáu năm canh tí).
Thi hài ông Quỳnh và thầy Tự được thân nhân đưa về chôn cất ở Mỹ Hương. Gần tối xác hai vị được đưa xuống thuyền của một giáo dân Sáo Bùn đêm ấy đưa về Quán Trà. Đám tang ông Quỳnh được cử hành trọng thể ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch và chôn cất tại Kim Sen.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc Chân phúc ngày 27.5.1900.
Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn lên bậc Hiển thánh.
Qua biến cố tử đạo của ông trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh, sự hiện diện của những người giáo dân Sáo Bùn (tiền thân của Tam Tòa) tại pháp trường Đồng Hới cùng việc tham gia chôn cất vị thánh tử đạo giáo xứ Mỹ Hương nói lên mối liên đới mật thiết của những người anh em cùng tín ngưỡng, qua lời trối trăn của vị thánh trước khi giã từ trần thế. Ngày nay lời khuyên đó vẫn còn ý nghĩa thiết thân đối với người giáo dân Tam Tòa khi họ phải thường xuyên đối diện với các mưu ma chước quỷ của bọn công an đội lốt du đảng đang ngày đêm tìm mọi cách để quét cho sạch di tích Công giáo ra khỏi xứ đạo Tam Tòa, thành phố Đồng Hới. “Yêu thương, hòa thuận và giữ đạo cho sốt sắng” là thông điệp của đức tin người trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhắn gửi cho giáo đoàn Mỹ Hương và con cháu nhưng cũng là lời trối nhắn chung cho mọi người tín hữu Công Giáo. Khi đã giữ đạo sốt sắng thì không còn e sợ cường quyền bạo lực nhất là trong thời đại truyền thông khoa học này. Mọi xảo trá bịp bợm của bạo quyền chắc chắn sẽ bị phanh phui mau chóng
Trong bài trả lời phỏng vấn của đài BBC, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà Nội phát biểu về giáo xứ Tam Tòa rằng: “Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009)
Báo Nhân Dân cũng viết rằng: “tuyệt đại bộ phận giáo dân Tam Tòa đã bỏ quê hương vào Nam sinh sống.” và cho biết: “Theo thống kê toàn thành phố chỉ có 99 hộ giáo dân với 261 nhân khẩu. Riêng địa bàn phường Đồng Mỹ chỉ có vài hộ giáo dân, nhưng từ nơi khác chuyển đến sinh sống.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009).
Quả thật, ngày nay giáo xứ Tam Tòa thật là bé bỏng, con số giáo dân thật khiêm nhường nhưng tinh thần Tam Tòa vẫn luôn luôn bất khuất trước bạo quyền. Những phát biểu ở trên, dù là dựa trên con số thực tế, vẫn chứng tỏ rằng người Cộng sản hiểu rất kém về tôn giáo nhất là về Công giáo cả về phương diện tín lý, giáo lý cả về “nguyên tắc quản lý trong Giáo Hội” (Hoàng Cúc, Bé xé ra to, Vietcatholic.net ngày 30.7.2009). Giáo xứ Tam Tòa trước kia thuộc Giáo phận Huế nên mọi tài sản lúc đó là thuộc Giáo phận Huế. Nhưng ngày nay giáo xứ Tam Tòa thuộc về quyền lãnh đạo và quản lý của Giáo phận Vinh thì dĩ nhiên các tài sản liên hệ thuộc Giáo phận Vinh. Về phương diện tôn giáo, di sản tinh thần của các bậc tổ tiên tử đạo để lại cùng biết bao tấm gương hy sinh, thánh thiện, đạo đức của các vị thừa sai, linh mục bản xứ đã sống và phục vụ Tin Mừng ở giáo xứ Tam Tòa là di sản chung của mọi người Công Giáo bất luận ở đó hay ở đâu. Ngày nay con số giáo dân ở Tam Tòa tuy bé bỏng và sau biến cố ngày 20.7.2009 phải tiếp tục đối diện với biết bao thử thách, cấm đoán, đe dọa thường xuyên của lũ côn đồ công an đội lốt “quần chúng tự phát” nhưng tinh thần của người giáo dân ở đây vẫn luôn trung thành với Giáo Hội, cảm nghiệm tình hiệp thông rộng lớn với Giáo hội Mẹ Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ và vẫn luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai.
Chắc chắn qua trường hợp giáo xứ Tam Tòa, người ta sẽ thấy được sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, dùng một giáo xứ yếu đuối bé bỏng để đối đầu với sức mạnh của bạo quyền, trong công cuộc đấu tranh vì Công lý và Sự thật, qua lời Thánh Phaolô: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh.”(Infirma mundi elegit Deus ut confundat fortia). (Thư I Corintô, I: 27). [15]
New Jersey August 15, 2009
CHÚ THÍCH:
1.- Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc. xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17.
2.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Tập I, Cứu Thế Tùng Thư xuất bản, Sài Gòn, 1965, tr. 327.
3.-Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 336.
4.-Nguyễn Ngọc Lan, Tiểu sử 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Nguyệt San Đức Mẹ HCG xb., California, Tháng Ba năm 1990, Cứu Thế Tùng Thư tái bản lần I với sửa chữa và bổ túc, California Tháng Tư 1993, tr.76.
5.-Đoàn Khoách (biên tập – thực hiện), Sảng Đình Thi Tập của J.M.THÍCH, Thanh Tịnh xb. California, USA, 2001, tr. 111.
6.-Mát-thêu 10: 28, Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 92.
7.-Xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, Tập I, tr. 394.
8.-Nguyễn Thúc, Thơ nôm Phước-Môn, xuất bản lần thứ nhất, 1959, tr. 28.
9.-Nguyễn Tú, Những nét đẹp về Văn hóa cổ truyền ở Quảng Bình, Tập I, Nét đẹp về núi sông làng xóm, Bản dự thảo chưa in, tr. 147.
10.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Hồng Kông xb., dẫn lại theo một số tác giả trong nước, tr. 129-131. Tư liệu này do thầy giảng Nguyễn Khắc Tự viết trong tù, theo lệnh của thừa sai Masson (cố Nghiêm) ghi lại mọi sự tích về cuộc tử đạo của Giám mục Borie, linh mục Vũ Đăng Khoa, linh mục Nguyễn Thế Điểm, được dịch ra tiếng Pháp và tất cả sau đó gửi về Paris. Giám mục Belleville (cố Thọ) đã sử dụng tư liệu này để viết tác phẩm Truyện Sáu Ông Phúc Lộc là một tập hồ sơ rất chính xác, rõ ràng giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu sử học về sau.
11.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 131-132.
12.-Kè là nhận; con xin cưng nghĩa là con xin vâng.
13.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 205-206.
14.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Lịch sử tôn giáo chính trị Miền Nam đầu thế kỷ XVII, Tinh Việt văn đoàn, Sài Gòn, 1959, tr. 152.
15.- Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Sđd, tr. 665; Phạm Đình Khiêm, Sđd, tr. 134, ghi vắn tắt “Chúa chọn kẻ yếu để làm xấu hổ kẻ mạnh.”
Nguyễn Đức Cung
Nếu xét về phương diện vật thể thì giáo xứ Tam Tòa ngày nay không còn gì cả ngoài một ngôi thánh đường đổ nát chỉ còn trơ lại mặt tiền, một linh mục kiêm nhiệm mà nhà xứ ở cách đó 17 cây số, giáo dân là người đến từ khắp nơi độ vài trăm mới tụ về từ gần mười năm nay và thánh lễ chủ nhật cử hành khi thì ngoài trời dưới gốc cây ở một góc đường, khi thì trong nhà một giáo dân chật hẹp, tù túng. Tất cả những dữ kiện đó chỉ có thể đưa ra một viễn tượng bi quan hơn là lạc quan, tối tăm hơn là sáng sủa. Nhưng đằng sau những thiếu thốn đó là cả một quyết tâm của giáo dân Tam Tòa đang nỗ lực đứng lên xây dựng lại giáo xứ bởi vì di sản tinh thần của giáo xứ Tam Tòa tiếp nhận từ dòng máu tử đạo của tổ tiên và tấm gương hy sinh, thánh thiện sáng ngời của biết bao vị mục tử trong suốt hơn ba thế kỷ xây dựng Giáo Hội trên mảnh đất nghèo nàn này, bên bờ sông Nhật Lệ là những chất liệu hiếm quý khích lệ tinh thần người giáo dân Tam Tòa. Đặc biệt biến cố xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27 tháng 7 năm 2009 khi nhóm giáo dân bé nhỏ của Tam Tòa, đa số là người già, phụ nữ, trẻ con bị công an tỉnh Quảng Bình đội lốt du đảng tấn công bằng gậy gộc, đánh đập dã man trong lúc họ dựng tạm trên nền nhà thờ cũ một cái lán nhỏ làm nơi thờ phượng, và sau đó một tuần hai linh mục Nguyễn Đình Phú và Ngô Thế Bính bị công an Quảng Bình giả dạng côn đồ đánh trọng thương khi đến thăm giáo xứ Tam Tòa giữa cảnh tai ương hoạn nạn; các sự biến đó đã là tiếng chuông thức tỉnh toàn thế giới nhìn về Việt Nam trong công cuộc đấu tranh cho Sự thật và Công lý, cho quyền tự do tín ngưỡng và cũng là lời mời gọi khẩn thiết tìm lại các di sản thừa kế của giáo xứ Tam Tòa đằng sau góc khuất của lịch sử.
1.- Từ quan niệm về “chức tước trên trời” của cậu chủng sinh trẻ làng Trung Quán…
Nếu lịch sử giáo xứ Tam Tòa được hình thành từ những biến cố đẫm máu do phong trào Văn Thân gây ra cuối thế kỷ XIX, thì di sản thiêng liêng của dòng máu tử đạo Tam Tòa lại được kết tụ từ nhiều vị thánh tử đạo trên khắp tỉnh Quảng Bình ở bên này cũng như bên kia sông Gianh, bởi lẽ Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới là nơi có pháp trường để xử các vị thánh tử đạo mà tên tuổi còn để lại trong văn khố của Hội Thừa Sai Truyền Giáo ở Paris, các thư khố của Giáo phận Huế và Giáo phận Vinh. Tam Tòa trong lịch sử đã từng là đứa con yêu của Giáo phận Bắc Đàng Trong tức Giáo phận Huế và trong hiện tại lại là đứa con bé bỏng đáng thương của Giáo phận Nam Đàng Ngoài tức Giáo phận Vinh.
Trong số tám vị thánh tử đạo có cuộc sống là chứng nhân đức tin, hai vị là mục tử và tổ tiên giáo dân Tam Tòa, sáu vị khác là những người sinh quán Quảng Bình hoặc có nhiều hoạt động ở Quảng Bình nhất là đã đổ máu đào ra tại pháp trường Đồng Hới là phủ trị quan trọng trước đây của tỉnh Quảng Bình, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần đạo đức của người dân giáo xứ Tam Tòa. Cũng là một điều mầu nhiệm trong số tám vị thánh nhân tử đạo đó thì bốn vị thuộc Giáo phận Bắc Đàng Trong (tức Giáo phận Huế) và bốn vị thuộc Nam Đàng Ngoài (tức Giáo phận Vinh). Vị trí giáo xứ Tam Tòa (hay Sáo Bùn) ở trên ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên cũng được nhìn với cái nhìn đặc biệt và nói như sử gia Arnold J Toynbee của Anh cũng đúng: “Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” [1] Chính sách cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng là một trang sử hãi hùng đối với người Công Giáo qua những phương cách như sau: 1) Dựa trên kiến nghị của triều thần; 2) Ra những sắc dụ cấm đạo toàn quốc như sắc dụ ngày 06.01.1833 hoặc sắc dụ năm 1836. Trong sắc dụ ngày 06.01.1833 có viết: “Ta Minh Mạng, sau đây là lệnh của ta. Đã từ lâu nhiều người Âu châu đến giảng đạo Da-Tô, lừa đối dân đen, dạy chúng có một Thiên đàng Hỏa ngục, chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gai ra vào lẫn lộn, mục đích chúng là quyến rũ phụ nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm! Thật là một điều trái với luân thường đạo nghĩa… Vì vậy ta truyền cho tất cả những người đi đạo từ quan đến, nếu sợ oai quyền thì hãy thật lòng bỏ đạo. Các hàng quan lại phải xét xem các giáo dân hạt mình có vâng theo thượng lệnh không? Và họ phải đứng trước mặt mà dẫm chân lên Thập Giá. Còn các nhà thờ và các nhà ở của Giáo sĩ thì phải triệt để phá đi hết. Sau này còn có người phạm tội theo đạo ấy, thì trừng phạt rất nghiêm để triệt gốc tà đạo.” [2] Năm 1836, Minh Mạng ban hành một sắc dụ cấm đạo có những lời lẽ vu khống như: “Các Thừa sai đã dùng một thứ bánh để quyến rũ dân chúng và bắt họ phải giữ đạo tới cùng. Các người Công Giáo múc mắt những người gần chết rồi đem trộn với hương để làm thuốc… Trong lúc làm phép hôn phối thường có xãy ra những điều ám muội.” [3] Năm 1838, nhận thấy giáo dân dù chịu nhiều cực hình vẫn không chịu bỏ đạo nên Minh Mạng ban bố một sắc dụ mới tuyên truyền lấp liếm rằng “Sở dĩ các người công giáo tha thiết với đạo không chịu bỏ đạo, vì họ kém văn hóa và chưa biết cái tốt đẹp của các đạo khác.” Dịp này, Minh Mạng cho soạn một tài liệu gọi là Thập Điều, tương tợ Mười điều răn của người Công Giáo, cử các cụ già đứng ra giải thích Thập Điều cho dân chúng và bắt buộc dân Công Giáo bỏ tiền ra lập các chùa chiền trong nước.
Di sản tinh thần của các vị tiền nhân tử đạo tại Tam Tòa nói riêng và Quảng Bình nói chung rất phong phú nhưng ở đây chúng tôi xin đan cử cuộc sống của hai vị thánh, một trẻ và một già như là những nét điển hình nhìn được từ góc khuất của lịch sử.
Tháng 4 năm 1837, do sự ủy thác của Giám Mục Cuénot (tên Việt là Thể), linh mục Candalh (tức cố Kim) từ Bắc Bố Chánh (từ bắc sông Gianh – nguồn Son ra tới Đèo Ngang) vượt biển vào Cửa Tùng, phối hợp cùng linh mục Jaccard (tên VN là Phan) ở Cam Lộ và linh mục Gioakim Lê Văn Tư (người Cổ Thành, Quảng Trị) phó xứ họ An Ninh – Di Loan, khai giảng chủng viện An Ninh với 6 chủng sinh. Một người chủng sinh tên Tôma Trần Văn Thiện thuộc giáo xứ Trung Quán vốn là một họ đạo từng được gót chân của cha Đắc Lộ bước tới từ năm 1643 và còn ghi lại trong tờ trình của linh mục Lorensô Lâu gửi về Rôma năm 1692, đã hiến mạng sống vì chân lý Phúc Âm.
Sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Tôma Trần Văn Thiện là con cụ Hiêrônimô Miên và mẹ là bà Anna Kim là mẫu thanh niên thuộc gia đình khó nghèo nhưng đạo hạnh vững vàng và chơn chất. Cậu Thiện sống trong một bầu khí gia đình đạo đức, được một bà dì ruột tên Nghị là Bề trên Dòng Mến Thánh Giá ở Trung Quán hướng dẫn con đường tu đức và hai người chị ruột là cô Yến và cô Sào luôn luôn nâng đỡ trên con đường đạo hạnh. Thuở nhỏ cậu Thiện học chữ Nho với cha Thọ năm lên 8 tuổi, sau đó học La ngữ với cha Wial để chuẩn bị vào chủng viện An Ninh.
Ngày 6.6.1838, chủng viện bị tố giác nên quan huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị mở cuộc lùng ráp nhằm bắt linh mục Candalh nhưng ngài thoát được cùng với cha Lê Văn Tư và 6 chủng sinh chạy ra Quảng bình ẩn trốn tại trại Kim Sen sở hữu của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lập ra bề ngoài như là một trang trại nhưng bên trong là cơ sở che dấu các thừa sai trong thời kỳ bắt đạo. Tại Kim Sen, cha Candalh qua đời ngày 28.7.1838.
Lúc bấy giờ không có thông tin mau lẹ nên thừa sai Vialle (tức cố Vị) đang hoạt động bí mật ở Bố Chính, bắc Quảng Bình, vẫn còn nhờ ông Trùm Hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lo liệu để đưa người học trò của ngài là Tôma Trần Văn Thiện vào nhập học chủng viện An Ninh.
Khi cùng hai người chị là Yến và Sào tay xách mo cơm nắm muối mè trên đường đi vào chủng viện An Ninh mà không biết nơi này đang là mục tiêu theo dõi của triều đình, dọc đường gặp một nữ tu tên Yến cho biết tình hình nguy hiểm của chủng viện đang bị đóng cửa và cha Candalh đã bỏ trốn, cậu Trần Văn Thiện bình tĩnh nói “Cha đã gọi, ta cứ đến”. Cậu Tôma Thiện tới làng Di Loan vào đầu tháng 6 năm 1838 giữa lúc tình hình rất căng thẳng. Tìm cha sở không gặp, phân vân không biết xử trí ra sao, cậu Thiện bèn tìm đến xin ở lại trong nhà một giáo dân tên Huỳnh Văn Bảo để chờ xem tình thế. Hai ngày sau, quân lính kéo tới các làng Di Loan và An Ninh trong hai ngày 6 và 7 tháng 6 năm 1838 cốt ý tìm bắt cho được linh mục Candalh. Quan quân bắt được một số giáo dân trong đó có Tôma Thiện, cùng với 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh tên Cò.
Tại tỉnh đường Quảng Trị, khi thấy Tôma Thiện mặt mày sáng sủa thư sinh, quan bèn dụ dỗ khuyên cậu bỏ đạo thì sẽ được cử làm quan và gả con gái cho. Cậu Thiện trả lời: “Bẩm quan lớn, tôi ao ước chức tước trên trời, còn phẩm hàm đời này tôi không màng tới.” [4] Quan nổi giận sai đánh đòn cậu tới tấp cùng 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh Cò khiến những người này đều chịu xuất giáo, chỉ trừ Tôma Thiện. Khi thấy máu vung vãi trên nền gạch, chủng sinh Tôma Thiện vẫn bình tĩnh nói: “Ôi hạnh phúc thay, tôi được đổ máu ra vì Chúa.”
Ngày 18.7.1838, quân lính dẫn vào nhà giam một Tây dương đạo trưởng đó là Thừa sai Jaccard (tên Việt là Phan) được đưa từ ngục thất Lao Bảo (Quảng Trị) về nhốt chung với Tôma Thiện, nhờ dịp này hai tâm hồn đạo hạnh, một cha giáo và một chủng sinh có dịp an ủi, nâng đỡ tinh thần nhau dù trước kia chưa một lần hội ngộ ở chủng viện An Ninh.
Ngày 17.9.1838, vua Minh Mệnh phê chuẩn án tử hình và phát hoàn bản án cho tỉnh đường Quảng Trị để thi hành.
Sáng ngày 21.9.1838, chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện cùng linh mục Jaccard bị lính dẫn ra bãi cát Nhan Biều, bên bờ sông Thạch Hãn, chịu án “giảo” nghĩa là thắt cổ cho đến chết. Thi hài của hai vị được giáo dân chôn cất tại trên bãi cát Nhan Biều.
Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Tôma Trần Văn Thiện lên hàng Chân-Phúc.
Năm 1900, để kính nhớ cái chết bất khuất của Tôma Thiện, linh mục Guichard (tên Việt là Ngãi) đã xây lăng thánh Tôma Thiện tại Nhan Biều.
Năm 1938, linh mục Phaolô Trần Bá Uy là quản nhiệm giáo xứ Trung Quán đã xây một đài kỷ niệm thánh Tôma Trần Văn Thiện tại làng Trung Quán, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là sinh quán của ngài.
Để nhớ mãi thái độ “thung dung tựu nghĩa” qua cái chết rất thanh thoát nhẹ nhàng của Tôma Trần Văn Thiện, linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích (1891-1978), một bậc túc nho và nhà thơ có tiếng ở Huế đã soạn một bài hát “Kính Chơn phước Tôma Thiện tử đạo” được phổ biến sâu rộng trước đây tại các giáo xứ thuộc Giáo phận Huế, bài hát như sau:
Điệp khúc: Ngày vinh phước hôm nay,
Hát mầng Tô-ma Thiện
Một đóa hoa chủng viện,
Giọt máu nhỏ thơm đầy.
Tiểu khúc: Kìa đang tuổi xuân xanh,
Nghe tiếng gọi hy sanh,
Trong vườn thiêng Hội Thánh,
Một niềm phú dâng mình.
Song lòng Chúa chí nhân,
Yêu hoa nở ngày xuân,
Muốn giữ gìn hương sắc,
Vội cất khỏi phong trần.
Ôi ! Cái chết đẹp thay!
Trên cổ một vòng dây.
Cái vòng dây yêu mến,
Buộc lòng tớ theo Thầy.
Nay trên chốn trường sinh,
Xin đoái hộ An-Ninh
Dắc đoàn em yêu dấu
Nhẹ gót dõi gương lành. [5]
Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Chân Phước Tôma Trần Văn Thiện lên bậc Hiển Thánh.
Trong thực tế, Tôma Trần Văn Thiện chưa một ngày ở trong chủng viện, chưa là chủng sinh thực thụ nhưng tinh thần cương quyết muốn trở thành tông đồ phục vụ Giáo Hội trong một hoàn cảnh rất khó khăn, nghiệt ngã cho thấy bản lãnh hơn người của đứa con thân yêu làng Trung Quán. Sự lựa chọn bước vào cửa hẹp (la porte étroite) tức là chấp nhận con đường gian nan mà các thừa sai đang bước đi đã cho Tôma Trần Văn Thiện một thái độ hành xử rất thản nhiên trước trận đòn tóe máu ở tỉnh đường Quảng Trị. Lời Chúa trong Tân Ước “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” [6] đã trở thành phương thức hành động của Tôma Trần Văn Thiện vì vậy thái độ của Tôma Thiện hiên ngang hiến dâng mạng sống vì đức tin trước bạo lực, coi khinh bã danh lợi phù vinh do nhà cầm quyền đem ra để dụ dỗ, mua chuộc, thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho lớp người trẻ bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Người giáo dân ở Trung Quán, Đại Phong, Mỹ Hương, Sáo Bùn hay Tam Tòa đều thấm nhuần như nhau nguyên lý duy nhất “một Chúa, một Đức tin, một Phép rửa” nên di sản thiêng liêng của Thánh Tôma Trần Văn Thiện để lại cũng là báu vật kế thừa chung của mọi người con dân của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.
Qua biến cố tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27.7.2009, người giáo dân Tam Tòa và các vị mục tử đã bị chính quyền Quảng Bình đem nhục hình ra đối xử hung bạo với cảnh nhiều trẻ vị thành niên cũng như thanh niên bị đánh đập, bắt giữ, tài sản của giáo xứ bị tước đoạt, có chị phụ nữ bị lôi như một con chó đến tuột cả quần (làm nhục nhân phẩm con người đến như vậy!) giữa một đất nước bạo quyền thường rêu rao là “văn minh, lịch sự”, các linh mục bị đánh không nương tay giữa một xã hội luôn to mồm tuyên bố có “tự do tôn giáo” chắc chắn tấm gương can trường, bất khuất của Thánh Tôma Trần Văn Thiện trở thành một đích điểm của hàng trăm nghìn giáo dân giáo phận Vinh hôm nay nhắm tới.
2.- Đến thông điệp đức tin của vị trùm hạt xứ Mỹ Hương nơi pháp trường.
Nếu Tôma Trần Văn Thiện là tấm gương thứ nhất phản ảnh tinh thần sống chết vì đạo của người chủng sinh trẻ Quảng Bình thì An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh cũng có khi gọi là An-Tôn Quỳnh Năm lại chứng tỏ bản lãnh già dặn của một bậc thầy giảng khôn ngoan và đạo đức - hơn nữa là một trùm xứ kiêm trùm hạt - trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội.
Trên tấm bia mộ của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh do con cháu phụng lập hiện còn tại xứ Kim Sen, Quảng Bình có ghi hai câu rất phù hợp với tinh thần tử đạo và khí phách trung can của ông:
Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông.
Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768, cũng gọi là Quỳnh Năm hay Năm là con của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Hiệp và bà Mađalêna Lộc. Ông Nguyễn Hữu Hiệp là cháu của Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (hay Nguyễn Hữu Kính) vốn có công mở nước [7] nên hậu duệ là Hiệp được chức Đội trưởng, hưởng tự điền ở giáo xứ Mỹ Hương (làng Mỹ Trung), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Hữu Quỳnh là Tằng tổ thúc (Ông Cố Chú) của Phước-Môn Quận-Công Nguyễn Hữu Bài (1863-1935). Trong cuốn sách Thơ nôm Phước-Môn, tác giả Nguyễn Thúc cho biết: “Ông Nguyễn Hữu Hiệp sanh ra Nguyễn Hữu Hoãn, Nguyễn Hữu Ba, và Nguyễn Hữu Quỳnh.- Vào tháng ba năm 1800, Nguyễn Hữu Quỳnh được chúa Nguyễn Ánh sai về xứ Thuận Hóa chiêu tập chí-sĩ, nhóm các nghĩa-binh, chờ đợi cơ-hội thuận-tiện nổi binh đánh đuổi Tây-Sơn. Trong công việc này, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công, được thăng chức Vệ-úy. Nhưng vốn theo đạo Thiên-Chúa, dưới triều Minh-Mạng có lệnh cấm đạo, ông khẳng-khái không chịu bỏ đạo, liều chết vì đạo, sau được Giáo-hội phong Á-thánh.” [8] Thuở nhỏ Nguyễn Hữu Quỳnh là đệ tử của Giám Mục Jean Labartette (1774-1823), có đi tu tiểu chủng viện An-Ninh nhưng không có ơn gọi. Trong cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công “bắt được một tướng giặc” ở mặt trận Quảng Bình, nên được chúa Nguyễn Ánh ban chức Cai Đội.
Năm 1802, Đội Quỳnh xuất ngũ và học nghề thuốc. Ông Quỳnh có cái nhìn viễn kiến (vision) nên đã lập một trang trại ở vùng Kim Sen bề ngoài để canh tác đất đai nhưng bên trong dụng ý làm nơi che dấu các thừa sai trong những lúc tình hình khó khăn tôn giáo xảy đến. Theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2005) thì “Kim Sen là một dãy núi thuộc sơn hệ Đâu Mâu, nằm sát phía tây chân núi U Bò (ngoài) chạy dọc theo triền sông bờ trái sông Long Đại, cách Khe Lùi chừng 1 km, gần đối diện với xóm Ba Phường bên kia bờ phải. Từ bên ngoài nhìn vào, Kim Sen bị những dãy đồi trọc ven sông che khuất như mọi nơi khác trong khu vực này nhưng khi trèo qua đỉnh đồi án ngự Kim Sen thì đây là một thung lũng khá rộng, khá sâu, ruộng đất liền nhau sát các chân núi che khuất, làm cho địa hình trở nên kín đáo.
Ở phía nam thung lũng, ven theo dãy đồi bên trái, có một con suối nhỏ, mùa mưa, nước trong núi chảy ra sông; mùa khô, nước ngoài sông chảy ngược vào, giống như một cái mương thủy nông, vừa có tác dụng thoát úng, vừa có tác dụng tưới cho cánh đồng Kim Sen không bao giờ úng, hạn. Cánh đồng này tuy nhỏ bé, nhưng ngày xưa nó là một loại ruộng hai mùa vừa kín gió, vừa lợi thủy, cũng đủ góp phần quan trọng cho nghĩa quân Cần Vương do Đề Én, Đề Chít lãnh đạo, khỏi phải thiếu lương thực mỗi khi đường tiếp tế của nhân dân vào chiến khu bị địch cản trở.
Hai tiếng Kim Sen, theo các cụ đồ nho vùng Long Đại – Xuân Dục thì nên hiểu là Kim Sênh bị nói chệch dần sang, Kim Sênh có nghĩa cái sênh vàng.” [9]
Với quan điểm chiến lược đầy viễn kiến đó của Nguyễn Hữu Quỳnh, đất Kim Sen về sau lại được hai lãnh tụ khởi nghĩa ở Quảng Bình là Đề Én và Đề Chít sử dụng làm chiến khu hưởng ứng hịch Cần Vương càng chứng tỏ khả năng nhìn xa thấy rộng của Nguyễn Hữu Quỳnh.
Gia đình ông Quỳnh là một gia đình Công giáo đạo đức gương mẫu. Con gái lớn của ông làm Bề trên Dòng Mến Thánh Giá của Giáo phận. Ông làm Trùm họ Mỹ Hương, và phụ trách dạy giáo lý cho toàn giáo phận trong hạt Quảng Bình. Nhà ông là một địa điểm đón tiếp các thừa sai, nơi dạy giáo lý, và trụ sở hoạch định các phương án truyền giáo trong tỉnh hạt.
Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra lệnh càn quét người Công giáo trong ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, linh mục Candalh vừa từ Bố Chính vào Di Loan định mở chủng viện ở An Ninh, đã phải lên đường đào tẩu ra Quảng Bình, tìm gặp ông Nguyễn Hữu Quỳnh để được đưa lên trốn ở Kim Sen. Quân lính tới khám xét nhà ông Quỳnh ở Mỹ Hương, tra khảo quá gắt nên bọn tôi tớ khai ra chỗ ở của chủ. Trước khi rút lui, quan bắt bà Quỳnh và hai cô con gái, buộc họ xuất giáo nhưng quan thất bại. Xấu hổ và tức giận, quan cho lính xô đẩy hai chị em bước qua thập giá nhưng hai cô bé trì lại, kêu la dãy dụa, khiến quan buộc lòng phải tha ba mẹ con.
Quan quân tiến lên vây trại Kim Sen, bắt được ông Nguyễn Hữu Quỳnh và tịch thu một số sách đạo rồi cho giải về Đồng Hới. Tại nhà lao Đồng Hới, ông gặp được thừa sai Borie (tức cố Cao), cha già Nguyễn Thế Điểm, cha Vũ Đăng Khoa và thầy giảng Nguyễn Khắc Tự vốn là những vị tông đồ nhiệt thành của vùng Bắc sông Gianh thuộc đất Quảng Bình (giáo phận Nam Đàng Ngoài). Các vị có dịp khuyến khích, nâng đỡ tinh thần nhau trong thời gian chờ đợi bản án. Phải trải qua thời gian đợi chờ hai năm trong lao ngục, ông Nguyễn Hữu Quỳnh vẫn kiên cường trong đức tin mặc dù quan coi hình án đã nhiều phen dụ dỗ, khuyên lơn đến độ phải ngạc nhiên không hiểu được thái độ không lay chuyển của ông Quỳnh. Thừa sai Borie phải giải thích cho quan: “(…) Ông Năm đã am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ Đức Tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi gì đâu!”
Minh Mạng cho chỉ thị các quan phải kiên nhẫn trong việc thuyết phục ông Quỳnh vì ông co nhiều quen biết với các quan, chữa bệnh cho rất nhiều người nên tầm ảnh hưởng trong dân chúng không nhỏ, vì sự thuyết phục được ông sẽ có nhiều ý nghĩa lớn lao trong thắng lợi của triều đình. Nhưng cuối cùng quan án cũng đành thua trước tinh thần cương quyết không xuất giáo của ông Quỳnh, nên phải lập bản án đại ý:
“Chúng tôi (là Nguyễn Đăng Uẩn, làm Bố chánh và Phan Trữ làm Án sát) là kẻ (…)
Về phần Nguyễn Hữu Năm, đã oa trữ sách đạo, dù không phải là đạo trưởng mặc lòng, nhưng mà nó cũng ra tối tăm mê mẫn không chịu xuất giáo dị đoan ấy và hằng bất khẳng quá khóa thập tự. Nó cũng chấp nhất và chúng tôi nghĩ nó cũng trọng tội như Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm, mà ít nữa phải xử nó giảo giam hậu.” [10] Nhận được bản án quan tỉnh Quảng Bình gửi vào Huế, Minh Mạng phê rằng: “(…)
“Nguyễn Hữu Năm đã thu dấu sách đạo (…) và đã cả lòng tình nguyện làm tôi danh phạm ngoại quốc. Đã tận lực bắt nó khóa quá thập tự mà nó cứng cỏi bất khẳng, thật nó cương tình không chịu trở về sự sáng. Ấy vậy (…) tên ấy không phải là đạo trưởng mặc lòng, song le đã ra tối tăm cố chấp, thì cũng đáng ghét (…)
“Cho nên ra án cho hai danh phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc tự phải xử giảo giam hậu.” [11]
Trong lúc bị giam tại nhà ngục Đồng Hới, thừa sai Borie nhận được tin của linh mục tổng đại diện là cha Masson ở Xã Đoài nhắn vào cho biết Tòa Thánh đã cử cha Borie làm Giám mục Giáo phận Tây Đàng Trong, kế vị Đức Cha Havard (Dụ) vừa mới từ trần ngày 5.7.1838.
Sau đó, Giám mục Borie, linh mục Nguyễn Thế Điểm và linh mục Vũ Đăng Khoa bị tách riêng ra dẫn đi pháp trường. Trước khi giã biệt ra đi, Giám mục Borie đã khóc và trối trăng thầy Nguyễn Khắc Tự lại cho ông Nguyễn Hữu Quỳnh rằng:
“Cha có một người con rất yêu dấu, bấy lâu nay cha trông nó được chịu chết làm một cùng cha, mà bây giờ phải để nó lại cùng ông; xưa nay ông có lòng với cha thể nào, thì xin thương nó thể ấy. Ông có bằng lòng kè lấy như con mình, thay vì cha chăng?”
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh thưa rằng:
“Con bằng lòng, cha dạy con xin cưng.” [12]
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự bị giữ lại.
Ngày 5.6.1839, quan án Nguyễn Xuân Quang cho dẫn ông Quỳnh và thầy Tự lên công đường khuyên xuất giáo nhưng vô ích. Tháng 10 năm 1839, Tam Pháp Tòa tăng án hai vị từ “giảo giam hậu” lên “giảo quyết”.
Vua Minh Mạng đã châu phê bản án xử ông Quỳnh và thầy Tự, do Tam Pháp Tòa lập như sau:
“Minh Mạng nhị thập nhất niên, tháng 5, ngày 29.
“Ta, là Võ Xuân Cẩn, Bùi Ngọc Quị, Đinh Văn Huy, vâng lệnh vua phán truyền, theo tờ quan tỉnh đã sớ vào tâu ngài, ngày 21 tháng 5, mà truyền cùng định hẳn như sau này:
“Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự theo đạo dị đoan, tội nó đáng chết; song le Đức Hoàng Thượng xét nó là người thứ dân dốt nát mê muội, thì ngài thương mà chưa muốn trừng trị, mà truyền khiến cho quan tỉnh phải khuyên có tĩnh hồn lại cho được ăn mày ơn đại xá. Song le luống công mà lại hai tên phạm ấy chấp nhất bất khẳng khóa quá thập tự. Nên đã rõ chính mình nó xông vào hình phạt nó.
“Cho nên hai tên phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự phải án giảo lập quyết cho được răn các kẻ cố chấp không chịu xét việc mình lại. Phải vâng cứ y như thượng dụ này truyền.” [13]
Lời lẽ trong bản án xử ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự nhắc chúng ta nhớ lại lời Thánh Phaolô trong Thư Do Thái, XII, 1 “Ta hãy xông vào trận chiến đang chờ ta” (Curramus ad propositum nobis certamen). [14] Chết vì lý tưởng tôn giáo đối với người Công giáo là một đại hồng phúc, làm sao triều đình Minh Mạng ngày xưa và chế độ Cộng Sản vô thần ngày nay hiểu được ý nghĩa cao thâm đó?
Ngày 12 tháng 6 năm canh tí (10.7.1840) sắc chỉ của vua ra tới Đồng Hới. Thân nhân thông báo cho hai vị biết quyết định cuối cùng của nhà vua, dù một thoáng sắc mặt biến đổi nhưng sau đó ông Quỳnh và thầy Tự trở lại vui mầng cùng nói: “Mình mong mỗi ngày này đã lâu là dường nào! Bây giờ đã được vừa ý mình, không phải dùng của thế gian nữa.” Hai vị phân phát hết tiền bạc cho các tù nhân.
Trên thẻ án của ông Nguyễn Hữu Quỳnh, người ta đọc thấy câu: “Nguyễn Hữu Năm theo đạo dị đoan. Vua hằng dong thứ và nhiêu sinh cho đến rày, song nó không chịu cải tà qui chánh và khóa quá Thập Tự. Nên có lời vua truyền phải xử nó giảo quyết và liệu tức thì.”
Sáng ngày 10.7.1840, ông Quỳnh và thầy Tự phải mang gông, đi giữa hai hàng lính hộ tống có quan giám sát cỡi ngựa đi trước. Chừng 30 người gồm giáo dân Sáo Bùn, Sáo Cát và người bên lương đi theo. Dọc đường có cô Mỹ, con gái ông Quỳnh, thầy Tri là cháu con bác đi theo lạy tiễn ông Quỳnh. Tại chính địa điểm hai năm trước đây đã xử Giám mục Borie, cha Nguyễn Thế Điểm và cha Vũ Đăng Khoa, đoàn lính dẫn hai vị dừng lại, quan truyền cho tháo gông và trải chiếu cho hai vị ngồi nghỉ, và cho phép các than nhân vào chào từ giã hai vị. Cô Mỹ, thầy Tri, thầy Nguôn, thầy Hán và nhiều giáo dân vào lạy giã từ. Ông Quỳnh nói những lời trối trăn sau cùng: “Gởi lời về thăm chức việc Mỹ Hương, xin hãy hòa thuận cùng giữ đạo cho bền vững. Về phần các con, cũng phải yêu thương hòa thuận cùng nhau, hãy giữ đạo cho sốt sắng (…) Hãy giúp đỡ mẹ già và đừng làm gì phiền lòng người.”
Sau khi cầu nguyện, ông Quỳnh và thầy Tự nằm xuống ngữa mặt lên trời, hai chân trói vào một cọc, hai tay giang ra trói vào hai chiếc cọc khác xa nhau. Sau khi lính tròng dây vào cổ, lấy chiếu che phủ thân mình hai vị, và một hồi chiêng gióng lên, bốn tên lính cầm dây kéo mạnh, ông Quỳnh chết ngay. Cuộc xử giảo kết thúc vào lúc ba giờ chiều ngày thứ sáu 10.7.1840 (tức ngày 12 tháng sáu năm canh tí).
Thi hài ông Quỳnh và thầy Tự được thân nhân đưa về chôn cất ở Mỹ Hương. Gần tối xác hai vị được đưa xuống thuyền của một giáo dân Sáo Bùn đêm ấy đưa về Quán Trà. Đám tang ông Quỳnh được cử hành trọng thể ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch và chôn cất tại Kim Sen.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc Chân phúc ngày 27.5.1900.
Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn lên bậc Hiển thánh.
Qua biến cố tử đạo của ông trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh, sự hiện diện của những người giáo dân Sáo Bùn (tiền thân của Tam Tòa) tại pháp trường Đồng Hới cùng việc tham gia chôn cất vị thánh tử đạo giáo xứ Mỹ Hương nói lên mối liên đới mật thiết của những người anh em cùng tín ngưỡng, qua lời trối trăn của vị thánh trước khi giã từ trần thế. Ngày nay lời khuyên đó vẫn còn ý nghĩa thiết thân đối với người giáo dân Tam Tòa khi họ phải thường xuyên đối diện với các mưu ma chước quỷ của bọn công an đội lốt du đảng đang ngày đêm tìm mọi cách để quét cho sạch di tích Công giáo ra khỏi xứ đạo Tam Tòa, thành phố Đồng Hới. “Yêu thương, hòa thuận và giữ đạo cho sốt sắng” là thông điệp của đức tin người trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhắn gửi cho giáo đoàn Mỹ Hương và con cháu nhưng cũng là lời trối nhắn chung cho mọi người tín hữu Công Giáo. Khi đã giữ đạo sốt sắng thì không còn e sợ cường quyền bạo lực nhất là trong thời đại truyền thông khoa học này. Mọi xảo trá bịp bợm của bạo quyền chắc chắn sẽ bị phanh phui mau chóng
Trong bài trả lời phỏng vấn của đài BBC, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà Nội phát biểu về giáo xứ Tam Tòa rằng: “Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009)
Báo Nhân Dân cũng viết rằng: “tuyệt đại bộ phận giáo dân Tam Tòa đã bỏ quê hương vào Nam sinh sống.” và cho biết: “Theo thống kê toàn thành phố chỉ có 99 hộ giáo dân với 261 nhân khẩu. Riêng địa bàn phường Đồng Mỹ chỉ có vài hộ giáo dân, nhưng từ nơi khác chuyển đến sinh sống.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009).
Quả thật, ngày nay giáo xứ Tam Tòa thật là bé bỏng, con số giáo dân thật khiêm nhường nhưng tinh thần Tam Tòa vẫn luôn luôn bất khuất trước bạo quyền. Những phát biểu ở trên, dù là dựa trên con số thực tế, vẫn chứng tỏ rằng người Cộng sản hiểu rất kém về tôn giáo nhất là về Công giáo cả về phương diện tín lý, giáo lý cả về “nguyên tắc quản lý trong Giáo Hội” (Hoàng Cúc, Bé xé ra to, Vietcatholic.net ngày 30.7.2009). Giáo xứ Tam Tòa trước kia thuộc Giáo phận Huế nên mọi tài sản lúc đó là thuộc Giáo phận Huế. Nhưng ngày nay giáo xứ Tam Tòa thuộc về quyền lãnh đạo và quản lý của Giáo phận Vinh thì dĩ nhiên các tài sản liên hệ thuộc Giáo phận Vinh. Về phương diện tôn giáo, di sản tinh thần của các bậc tổ tiên tử đạo để lại cùng biết bao tấm gương hy sinh, thánh thiện, đạo đức của các vị thừa sai, linh mục bản xứ đã sống và phục vụ Tin Mừng ở giáo xứ Tam Tòa là di sản chung của mọi người Công Giáo bất luận ở đó hay ở đâu. Ngày nay con số giáo dân ở Tam Tòa tuy bé bỏng và sau biến cố ngày 20.7.2009 phải tiếp tục đối diện với biết bao thử thách, cấm đoán, đe dọa thường xuyên của lũ côn đồ công an đội lốt “quần chúng tự phát” nhưng tinh thần của người giáo dân ở đây vẫn luôn trung thành với Giáo Hội, cảm nghiệm tình hiệp thông rộng lớn với Giáo hội Mẹ Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ và vẫn luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai.
Chắc chắn qua trường hợp giáo xứ Tam Tòa, người ta sẽ thấy được sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, dùng một giáo xứ yếu đuối bé bỏng để đối đầu với sức mạnh của bạo quyền, trong công cuộc đấu tranh vì Công lý và Sự thật, qua lời Thánh Phaolô: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh.”(Infirma mundi elegit Deus ut confundat fortia). (Thư I Corintô, I: 27). [15]
New Jersey August 15, 2009
CHÚ THÍCH:
1.- Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc. xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17.
2.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Tập I, Cứu Thế Tùng Thư xuất bản, Sài Gòn, 1965, tr. 327.
3.-Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 336.
4.-Nguyễn Ngọc Lan, Tiểu sử 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Nguyệt San Đức Mẹ HCG xb., California, Tháng Ba năm 1990, Cứu Thế Tùng Thư tái bản lần I với sửa chữa và bổ túc, California Tháng Tư 1993, tr.76.
5.-Đoàn Khoách (biên tập – thực hiện), Sảng Đình Thi Tập của J.M.THÍCH, Thanh Tịnh xb. California, USA, 2001, tr. 111.
6.-Mát-thêu 10: 28, Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 92.
7.-Xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, Tập I, tr. 394.
8.-Nguyễn Thúc, Thơ nôm Phước-Môn, xuất bản lần thứ nhất, 1959, tr. 28.
9.-Nguyễn Tú, Những nét đẹp về Văn hóa cổ truyền ở Quảng Bình, Tập I, Nét đẹp về núi sông làng xóm, Bản dự thảo chưa in, tr. 147.
10.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Hồng Kông xb., dẫn lại theo một số tác giả trong nước, tr. 129-131. Tư liệu này do thầy giảng Nguyễn Khắc Tự viết trong tù, theo lệnh của thừa sai Masson (cố Nghiêm) ghi lại mọi sự tích về cuộc tử đạo của Giám mục Borie, linh mục Vũ Đăng Khoa, linh mục Nguyễn Thế Điểm, được dịch ra tiếng Pháp và tất cả sau đó gửi về Paris. Giám mục Belleville (cố Thọ) đã sử dụng tư liệu này để viết tác phẩm Truyện Sáu Ông Phúc Lộc là một tập hồ sơ rất chính xác, rõ ràng giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu sử học về sau.
11.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 131-132.
12.-Kè là nhận; con xin cưng nghĩa là con xin vâng.
13.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 205-206.
14.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Lịch sử tôn giáo chính trị Miền Nam đầu thế kỷ XVII, Tinh Việt văn đoàn, Sài Gòn, 1959, tr. 152.
15.- Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Sđd, tr. 665; Phạm Đình Khiêm, Sđd, tr. 134, ghi vắn tắt “Chúa chọn kẻ yếu để làm xấu hổ kẻ mạnh.”
Nguyễn Đức Cung