Dan Lee
08-19-2009, 11:07 PM
Noi gương Mẹ Maria đón nhận Chúa để được biến đổi và canh tân thế giới
Noi gương Mẹ Maria rộng mở tâm lòng, nói lên hai tiếng ”xin vâng” với Chúa, đón nhận Chúa để được thánh hóa biến đổi, và để qua chúng ta Chúa hiện diện giữa lòng trần gian và canh tân thế giới.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi tín hữu như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với 2000 tín hữu và du khách hành hương trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 16-8-2009.
Đức Thánh Cha nói trong bài huấn dụ: ”Hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng kính Đức Maria hồn xác lên trời và hôm nay chúng ta nghe trong Phúc Âm các lời này của Chúa Giêsu: ”Ta là bánh hằng sống, từ trời xuống” (Ga 6,51). Không thể không bị đánh động bởi sự tương ứng xoay quanh biểu hiệu ”trời”: Đức Maria đã được ”đưa lên” nơi từ đó Con của Mẹ đã ”xuống”. Dĩ nhiên đây là ngôn ngữ kinh thánh, diễn tả bằng hình ảnh một điều gì đó không bao giờ đi vào trong thế giới ý niệm và hình ảnh của chúng ta. Nhưng chúng ta hãy dừng lại và suy tư một chút! Chúa Giêsu tự giới thiệu như là ”bánh hằng sống”, nghĩa là của nuôi chứa đựng chính sự sống của Thiên Chúa và có sức thông truyền nó cho ai ăn Ngài, là lương thực trao ban sự sống, nuôi sống thực sự trong chiều sâu. Chúa Giêsu nói: ”Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời và bánh Ta ban là ”thịt” ta cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Nhưng mà Con Thiên Chúa đã lấy ”thịt” của Ngài, nhân tính cụ thể và trần thế của Ngài từ Mẹ Maria. Thiên Chúa đã lấy từ Mẹ thân xác phàm nhân để bước vào trong điều kiện phải chết của chúng ta. Và đến lượt mình, vào cuối cuộc sống trần gian, thân xác Đức Trinh Nữ đã được Thiêm Chúa đưa lên trời và bước vào điều kiện thiên quốc. Đây là một kiểu trao đổi, trong đó Thiên Chúa đã luôn luôn đưa ra sáng kiến, nhưng trong một nghĩa nào đó, Ngài cũng cần Đức Maria, cần tiếng ”xin vâng” của thụ tạo, của thịt xác, của sự hiện hữu cụ thể của nó, để chuẩn bị chất liệu cho hiến tế của Ngài: mình và máu, để hiến dâng trên Thập Giá như dụng cụ của cuộc sống vĩnh cửu và trong bí tích Thánh Thể, là của ăn và của uống thiêng liêng”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha quảng diễn sự trao đổi kỳ diệu đó như sau: ”Điều đã xảy ra nơi Đức Maria cũng có giá trị trong các cách thức khác nhưng một cách thực sự đối với từng người nam nữ, vì Thiên Chúa xin từng người tiếp đón Ngài, dành con tim và thân xác, đành toàn cuộc sống của chúng ta, dành ”thịt xác” của chúng ta cho Ngài, nói như Kinh Thánh, để Ngài có thể ở trong thế giới. Ngài mời gọi chúng ta kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể, là Bánh được bẻ ra cho sự sống của thế giới, để làm thành Giáo Hội, Thân Mình lịch sử của Ngài. Và như Mẹ Maria, chúng ta cũng nói lên hai tiếng ”xin vâng”, hơn thế nữa chính trong mức độ của tiếng xin vâng này cũng xảy ra cho chúng ta và trong chúng ta sự trao đổi mầu nhiệm: chúng ta được đưa vào trong thiên tính của Đấng đã mặc lấy nhân tính của chúng ta. Thánh Thể là phương thế, là dụng cụ của sự biến đổi hai chiều đó, luôn luôn có Thiên Chúa là cùng đích và là nhân vật chính: Ngài là Đầu và chúng ta là chi thể, Ngài là Thân Nho và chúng ta là cành nho. Ai ăn Bánh này và sống trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu bằng cách để cho mình được biến đổi bởi Chúa và trong Chúa, thì được cứu rỗi khỏi cái chết đời đời: dĩ nhiên họ chết như tất cả mọi người, và cũng tham dự vào mầu nhiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Kitô, nhưng không còn là nô lệ cái chết nữa, và sẽ sống lại vào ngày sau hết để hưởng lễ hội vĩnh cửu với Mẹ Maria và tất cả các Thánh.
Mầu nhiệm đó, lễ hội đó của Thiên Chúa, bắt đầu ngay trên trần gian này: đó là mầu nhiệm của lòng tin, lòng cậy và lòng mến, mà chúng ta cử hành trong cuộc sống và trong phụng vụ, đặc biệt trong phụng vụ thánh thể; và nó biểu lộ ra trong sự hiệp thông huynh đệ và việc phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ rất thánh, để Mẹ giúp chúng ta luôn biết dưỡng nuôi mình với lòng tin của Bánh sự sống vĩnh cửu hầu được sống kinh nghiệm niềm vui thiên quốc ngay trên trái đất này.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và du khánh hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp ngài đặc biệt chào một nhóm bạn trẻ Phi châu và mời gọi họ luôn rộng mở con tim cho Chúa để ngày càng trở thành các chứng nhân sự hiền dịu của Chúa giữa mọi người đang sống trong cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần. Bằng tiếng Anh ngài cầu chúc tín hữu có những ngày nghĩ hè giúp đào sâu lòng tin. Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu trong những ngày nghỉ hè biết chầu Chúa tại những nhà thờ họ viếng thăm. Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha chào tín hữu giáo xứ thánh Silvestro tỉnh Faenza và các bạn trẻ vùng Trescore đang tham dự cuộc hành hương theo lộ trình Francigena noi gương thánh Phanxicô thành Assisi, đi bộ tới đền thánh Santiago di Compostella bên Tây Ban Nha.
Linh Tiến Khải
Noi gương Mẹ Maria rộng mở tâm lòng, nói lên hai tiếng ”xin vâng” với Chúa, đón nhận Chúa để được thánh hóa biến đổi, và để qua chúng ta Chúa hiện diện giữa lòng trần gian và canh tân thế giới.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi tín hữu như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với 2000 tín hữu và du khách hành hương trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 16-8-2009.
Đức Thánh Cha nói trong bài huấn dụ: ”Hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng kính Đức Maria hồn xác lên trời và hôm nay chúng ta nghe trong Phúc Âm các lời này của Chúa Giêsu: ”Ta là bánh hằng sống, từ trời xuống” (Ga 6,51). Không thể không bị đánh động bởi sự tương ứng xoay quanh biểu hiệu ”trời”: Đức Maria đã được ”đưa lên” nơi từ đó Con của Mẹ đã ”xuống”. Dĩ nhiên đây là ngôn ngữ kinh thánh, diễn tả bằng hình ảnh một điều gì đó không bao giờ đi vào trong thế giới ý niệm và hình ảnh của chúng ta. Nhưng chúng ta hãy dừng lại và suy tư một chút! Chúa Giêsu tự giới thiệu như là ”bánh hằng sống”, nghĩa là của nuôi chứa đựng chính sự sống của Thiên Chúa và có sức thông truyền nó cho ai ăn Ngài, là lương thực trao ban sự sống, nuôi sống thực sự trong chiều sâu. Chúa Giêsu nói: ”Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời và bánh Ta ban là ”thịt” ta cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Nhưng mà Con Thiên Chúa đã lấy ”thịt” của Ngài, nhân tính cụ thể và trần thế của Ngài từ Mẹ Maria. Thiên Chúa đã lấy từ Mẹ thân xác phàm nhân để bước vào trong điều kiện phải chết của chúng ta. Và đến lượt mình, vào cuối cuộc sống trần gian, thân xác Đức Trinh Nữ đã được Thiêm Chúa đưa lên trời và bước vào điều kiện thiên quốc. Đây là một kiểu trao đổi, trong đó Thiên Chúa đã luôn luôn đưa ra sáng kiến, nhưng trong một nghĩa nào đó, Ngài cũng cần Đức Maria, cần tiếng ”xin vâng” của thụ tạo, của thịt xác, của sự hiện hữu cụ thể của nó, để chuẩn bị chất liệu cho hiến tế của Ngài: mình và máu, để hiến dâng trên Thập Giá như dụng cụ của cuộc sống vĩnh cửu và trong bí tích Thánh Thể, là của ăn và của uống thiêng liêng”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha quảng diễn sự trao đổi kỳ diệu đó như sau: ”Điều đã xảy ra nơi Đức Maria cũng có giá trị trong các cách thức khác nhưng một cách thực sự đối với từng người nam nữ, vì Thiên Chúa xin từng người tiếp đón Ngài, dành con tim và thân xác, đành toàn cuộc sống của chúng ta, dành ”thịt xác” của chúng ta cho Ngài, nói như Kinh Thánh, để Ngài có thể ở trong thế giới. Ngài mời gọi chúng ta kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể, là Bánh được bẻ ra cho sự sống của thế giới, để làm thành Giáo Hội, Thân Mình lịch sử của Ngài. Và như Mẹ Maria, chúng ta cũng nói lên hai tiếng ”xin vâng”, hơn thế nữa chính trong mức độ của tiếng xin vâng này cũng xảy ra cho chúng ta và trong chúng ta sự trao đổi mầu nhiệm: chúng ta được đưa vào trong thiên tính của Đấng đã mặc lấy nhân tính của chúng ta. Thánh Thể là phương thế, là dụng cụ của sự biến đổi hai chiều đó, luôn luôn có Thiên Chúa là cùng đích và là nhân vật chính: Ngài là Đầu và chúng ta là chi thể, Ngài là Thân Nho và chúng ta là cành nho. Ai ăn Bánh này và sống trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu bằng cách để cho mình được biến đổi bởi Chúa và trong Chúa, thì được cứu rỗi khỏi cái chết đời đời: dĩ nhiên họ chết như tất cả mọi người, và cũng tham dự vào mầu nhiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Kitô, nhưng không còn là nô lệ cái chết nữa, và sẽ sống lại vào ngày sau hết để hưởng lễ hội vĩnh cửu với Mẹ Maria và tất cả các Thánh.
Mầu nhiệm đó, lễ hội đó của Thiên Chúa, bắt đầu ngay trên trần gian này: đó là mầu nhiệm của lòng tin, lòng cậy và lòng mến, mà chúng ta cử hành trong cuộc sống và trong phụng vụ, đặc biệt trong phụng vụ thánh thể; và nó biểu lộ ra trong sự hiệp thông huynh đệ và việc phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ rất thánh, để Mẹ giúp chúng ta luôn biết dưỡng nuôi mình với lòng tin của Bánh sự sống vĩnh cửu hầu được sống kinh nghiệm niềm vui thiên quốc ngay trên trái đất này.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và du khánh hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp ngài đặc biệt chào một nhóm bạn trẻ Phi châu và mời gọi họ luôn rộng mở con tim cho Chúa để ngày càng trở thành các chứng nhân sự hiền dịu của Chúa giữa mọi người đang sống trong cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần. Bằng tiếng Anh ngài cầu chúc tín hữu có những ngày nghĩ hè giúp đào sâu lòng tin. Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu trong những ngày nghỉ hè biết chầu Chúa tại những nhà thờ họ viếng thăm. Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha chào tín hữu giáo xứ thánh Silvestro tỉnh Faenza và các bạn trẻ vùng Trescore đang tham dự cuộc hành hương theo lộ trình Francigena noi gương thánh Phanxicô thành Assisi, đi bộ tới đền thánh Santiago di Compostella bên Tây Ban Nha.
Linh Tiến Khải