Dan Lee
08-27-2009, 04:52 PM
Chúa Nhật 22 Thường Niên Năm B
BỀ TRONG, BỀ NGOÀI
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà nội, nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục 2009, Đức TGM Giuse viết: “Mỗi năm đến ngày khai trường cả xã hội rộn lên niềm hi vọng. Hi vọng, vì học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay không phải phục vụ chiến tranh, có điều kiện hơn để được ăn được học, sẽ thăng tiến và giúp đất nước thăng tiến. Mỗi mùa khai trường là một mùa hi vọng. Hi vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Nhưng những hi vọng ấy không làm giảm bớt những lo âu ngày càng nhiều và càng nặng gánh. Lo vì cứ mỗi năm chi phí cho việc nhập học lại tăng lên. Lo vì nạn chạy trường ngày càng phổ biến khiến cho ngày nhập học trở thành ngày buồn tủi cho những trẻ em và những gia đình không có điều kiện. Nhưng lo nhất là chất lượng giáo dục. Chất lượng tri thức không chắc có với những chương trình liên tục cải cách nhưng vẫn liên tục sai sót, với nạn học vẹt, với nạn dạy cho hết giờ, với nạn dạy thêm học thêm nặng nề cả về tinh thần lẫn kinh tế. Đáng quan ngại nhất là chất lượng đạo đức. Làm sao không lo âu khi trường học đáng lẽ phải là nơi gương mẫu về đạo đức lại là nơi mà sự gian dối trở thành bình thường trong thi cử, làm bài và cả trong ứng xử. Làm sao không lo âu khi trường học không dạy môn lễ phép lịch sự, thiếu môn học đạo đức, không quan tâm đến môn học làm người…Tôi tha thiết kêu gọi anh chị em, các giáo xứ và các gia đình, đừng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường, nhưng hãy lo liệu cung cấp cho con em mình nền giáo dục Kitô giáo cơ bản. Đó là nền giáo dục giúp phát triển con người toàn diện, không chỉ có thân xác khỏe mạnh, trí tuệ thông minh mà quan trọng trên hết phải có tâm hồn đức hạnh. Đặc biệt hãy dạy cho con em mình tôn trọng sự thật, sống lương thiện theo lương tâm và biết tôn trọng lợi ích chung là những điều rất cần thiết mà xã hội hôm nay đang thiếu thốn trầm trọng…”
Quả thật, thời đại chúng ta đang sống quá chú trọng tới bề ngoài, săn sóc cái bề ngoài. Qúa hình thức, những phong trào, khẩu hiệu, hô hào…nhưng lại thiếu trầm trọng sự chăm sóc nội tâm của con người. Đạo đức, lương tâm, sự thật, công bình đang xuống cấp. Người ta nói nhiều đến cái ngoại diện, ngoại hình; chăm sóc ngoại diện, ngoại hình; trọng dụng, đề cao ngoại diện, ngoại hình. Ngoại hình kém thì khó kiếm công ăn việc làm, khó lấy vợ lấy chồng. Người ta bỏ ra rất nhiều tiền, tiêu tốn nhiều thời gian, nhiều công sức để săn sóc sắc đẹp, gìn giữ ngoại hình cho hấp dẫn. Hàng ngày xem TV, nhiều chương trình quảng cáo sản phẩm: xà phòng mới, dầu gội đầu mới, nhiều loại nước hoa... Tất cả đều nhằm chăm sóc cho làm da, mái tóc, cơ thể... nhưng đều là bề ngoài. Ngày nay, người ta cũng để ý nhiều hơn đến chất lượng của những thức ăn và thức uống... Mọi thứ phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những thứ từ bên ngoài được đưa vào trong cơ thể con người. Nhưng xem ra người ta rất ít lo chăm sóc cái bề trong của con người, như lương tâm, lòng nhân ái, ý thức về tội... và cũng rất ít để ý tới những cái từ trong lòng phát ra. Người ta ít lưu tâm tới yếu tố quan trọng hơn cái bên ngoài là nội tâm của con người. Mặc dù nói rất nhiều đến văn hoá, văn minh, đến những giá trị tinh thần, những yếu tố chân thiện mỹ, trong thực tế người ta chỉ chú trọng tới vật chất và lợi nhuận, của cải và địa vị xã hội, chỉ muốn thụ hưởng những tiện nghi, những thú vui trần thế. Vì không chú trọng giáo dục cái tâm, nên lương tâm con người càng ngày càng xuống cấp. Lương tâm nhiều người không còn ngay thẳng, nhưng quanh co gian dối, không còn trong sáng, nhưng tăm tối và vẩn đục.
Không thể xây cái gì bền vững trên sự giả dối. Ngày nay người ta có thể nghi ngờ bất cứ chuyện gì. Đọc một số liệu hay một bản báo cáo của một cơ quan, một tổ chức, một công ty, xí nghiệp..., nhà nghiên cứu luôn luôn nghi vấn: Có đúng vậy không? Đứng trước một học bạ, một văn bằng, một học vị, nhiều khi cũng có thể nghi ngờ là không thật. Uống một viên thuốc, dùng một món đồ, ăn một tô bún, một miếng giò hay một trái cây, người cẩn thận vẫn thường không yên tâm: chất lượng thật hay giả, có hóa chất không? Thậm chí có lúc đi ngang qua một biệt thự của một cán bộ, công chức hay ngay của một giám đốc công ty, không ít người buột miệng: "Làm gì mà giàu sang thế? Hay lại...?".
Bề ngoài và bề trong liên quan với nhau và tác động lẫn nhau, nhưng về mặt luân lý đạo đức, bề trong mới là phần quyết định, như Chúa Giêsu đã nhận xét trong bài Phúc Âm: "Từ lòng con người phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống" (Mt 15,19).
Lời Chúa ứng dụng rất đúng cho thời đại hôm nay, không những cho xã hội mà cho cả chúng ta nữa. Cái tâm không được chăm sóc, nên trong ấy ngổn ngang những điều xấu: tham lam, độc ác, xảo trá, ganh tỵ, kiêu căng, tà dâm, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó từ bên trong xuất ra, làm cho con người ô uế, xã hội bị hư hỏng, môi trường bị ô nhiễm. Tất cả những điều xấu ấy làm phát sinh các xung đột, tạo ra tình trạng áp bức bóc lột, đưa đến giết chóc và chiến tranh.
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm. Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên .
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an .
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù .
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui .
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết. Nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị, cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong. Nội tâm con người là nguồn mạch của mọi hành vi. Nội tâm có tốt thì hành vi mới tốt. Nội tâm có chân thật thì hành vi mới có giá trị.
Ðạo Do Thái trọng lề luật, nặng hình thức. Ðạo Chúa Giêsu là Đạo tình yêu. Tình yêu chân thật phát xuất từ đáy lòng. Chúa dạy rằng: Tất cả mọi việc làm lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tâm hồn chân thực. Mọi nghi thức tôn giáo phát nguồn từ trái tim yêu mến chân thành. Việc từ thiện phải phát nguồn từ một tình yêu mến huynh đệ, thành thực muốn chia sẻ. Lời cầu nguyện phải phát xuất từ một trái tim yêu mến của người con hiếu thảo đối với Cha trên trời. Việc ăn chay phải khởi đi từ ý muốn chế ngự các nết xấu. Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối.
Xã hội thường quá đề cao cái bao bì, cái bên ngoài. Thiên Chúa thì nhìn tận đáy lòng. Người không đánh giá con người theo dáng vẻ bề ngoài. Ðối với Chúa Giêsu, người Biệt phái thường chỉ được cái mã thôi. "Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bề ngoài trông thì đẹp nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế" (Mt 23,27). Vì chỉ chú trọng cái bề ngoài nên lắm khi họ có những suy nghĩ và hành động bất nhất không hợp lý, đôi lúc còn tức cười nữa. Ðối với Chúa Giêsu, hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng trong Ðền thờ vẫn nhiều hơn "thật nhiều tiền" của những người giàu có bỏ vào đó. Có ai biết rằng hai đồng tiền đó là "tất cả tài sản của bà", nhưng Chúa Giêsu thì biết rõ (Mc 12,41-44). Giá trị của việc dâng cúng không tùy thuộc nơi số lượng của cải dâng cúng nhưng tùy thuộc tấm lòng thành.
Người ta phải quay về với cái tâm của mình, phải tìm sự thật về mình không phải từ cái chúng ta có, như của cải, địa vị, học thức, quyền bính..., không phải từ cách mình thường nghĩ về mình, cũng không phải từ dư luận của kẻ khác, mà là đối diện với Thiên Chúa.
Muốn trở về với nội tâm, cần phải có thời gian thinh lặng, phải học bài học thinh lặng. Nhiều người trẻ thiếu sự thinh lặng nên thiếu chiều sâu, chỉ ham vui nhất thời, không thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống, không khám phá ra chân lý, không được thu hút bởi điều thiện, không biết thưởng thức những vẻ đẹp thanh cao, không gặp được Chúa trong tâm hồn, không có kinh nghiệm về Chúa.
Trong thinh lặng, hãy đón nhận Lời Chúa đã được gieo vào tâm hồn. Hãy đưa Lời Chúa ra thực hành, không dừng lại bình diện lý thuyết. Thư thánh Giacôbê nêu ra hai điều phải làm để đào tạo một lương tâm trong sạch: thực thi bác ái nhất là đối những người phận nhỏ, không để bị lây nhiễm những thói hư của thế gian.
Tin vào Tình yêu của Thiên Chúa. Thường xuyên tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, để cảm nghiệm Thiên Chúa ở gần, Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta. Có gần gũi với Chúa mới biết được thánh ý của Người và đem ra thực hành. Như thế nội tâm ngày càng phong phú.
Khi đó có thể, đem tâm đặt trên ngực để yêu thương, đặt trên tay để giúp đỡ người khác, đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân, đặt trên chân để mau mắn chạy đến với người cùng khổ, đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác, đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em.
Lm Giuse nguyễn Hữu An
BỀ TRONG, BỀ NGOÀI
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa Hà nội, nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục 2009, Đức TGM Giuse viết: “Mỗi năm đến ngày khai trường cả xã hội rộn lên niềm hi vọng. Hi vọng, vì học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay không phải phục vụ chiến tranh, có điều kiện hơn để được ăn được học, sẽ thăng tiến và giúp đất nước thăng tiến. Mỗi mùa khai trường là một mùa hi vọng. Hi vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Nhưng những hi vọng ấy không làm giảm bớt những lo âu ngày càng nhiều và càng nặng gánh. Lo vì cứ mỗi năm chi phí cho việc nhập học lại tăng lên. Lo vì nạn chạy trường ngày càng phổ biến khiến cho ngày nhập học trở thành ngày buồn tủi cho những trẻ em và những gia đình không có điều kiện. Nhưng lo nhất là chất lượng giáo dục. Chất lượng tri thức không chắc có với những chương trình liên tục cải cách nhưng vẫn liên tục sai sót, với nạn học vẹt, với nạn dạy cho hết giờ, với nạn dạy thêm học thêm nặng nề cả về tinh thần lẫn kinh tế. Đáng quan ngại nhất là chất lượng đạo đức. Làm sao không lo âu khi trường học đáng lẽ phải là nơi gương mẫu về đạo đức lại là nơi mà sự gian dối trở thành bình thường trong thi cử, làm bài và cả trong ứng xử. Làm sao không lo âu khi trường học không dạy môn lễ phép lịch sự, thiếu môn học đạo đức, không quan tâm đến môn học làm người…Tôi tha thiết kêu gọi anh chị em, các giáo xứ và các gia đình, đừng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường, nhưng hãy lo liệu cung cấp cho con em mình nền giáo dục Kitô giáo cơ bản. Đó là nền giáo dục giúp phát triển con người toàn diện, không chỉ có thân xác khỏe mạnh, trí tuệ thông minh mà quan trọng trên hết phải có tâm hồn đức hạnh. Đặc biệt hãy dạy cho con em mình tôn trọng sự thật, sống lương thiện theo lương tâm và biết tôn trọng lợi ích chung là những điều rất cần thiết mà xã hội hôm nay đang thiếu thốn trầm trọng…”
Quả thật, thời đại chúng ta đang sống quá chú trọng tới bề ngoài, săn sóc cái bề ngoài. Qúa hình thức, những phong trào, khẩu hiệu, hô hào…nhưng lại thiếu trầm trọng sự chăm sóc nội tâm của con người. Đạo đức, lương tâm, sự thật, công bình đang xuống cấp. Người ta nói nhiều đến cái ngoại diện, ngoại hình; chăm sóc ngoại diện, ngoại hình; trọng dụng, đề cao ngoại diện, ngoại hình. Ngoại hình kém thì khó kiếm công ăn việc làm, khó lấy vợ lấy chồng. Người ta bỏ ra rất nhiều tiền, tiêu tốn nhiều thời gian, nhiều công sức để săn sóc sắc đẹp, gìn giữ ngoại hình cho hấp dẫn. Hàng ngày xem TV, nhiều chương trình quảng cáo sản phẩm: xà phòng mới, dầu gội đầu mới, nhiều loại nước hoa... Tất cả đều nhằm chăm sóc cho làm da, mái tóc, cơ thể... nhưng đều là bề ngoài. Ngày nay, người ta cũng để ý nhiều hơn đến chất lượng của những thức ăn và thức uống... Mọi thứ phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những thứ từ bên ngoài được đưa vào trong cơ thể con người. Nhưng xem ra người ta rất ít lo chăm sóc cái bề trong của con người, như lương tâm, lòng nhân ái, ý thức về tội... và cũng rất ít để ý tới những cái từ trong lòng phát ra. Người ta ít lưu tâm tới yếu tố quan trọng hơn cái bên ngoài là nội tâm của con người. Mặc dù nói rất nhiều đến văn hoá, văn minh, đến những giá trị tinh thần, những yếu tố chân thiện mỹ, trong thực tế người ta chỉ chú trọng tới vật chất và lợi nhuận, của cải và địa vị xã hội, chỉ muốn thụ hưởng những tiện nghi, những thú vui trần thế. Vì không chú trọng giáo dục cái tâm, nên lương tâm con người càng ngày càng xuống cấp. Lương tâm nhiều người không còn ngay thẳng, nhưng quanh co gian dối, không còn trong sáng, nhưng tăm tối và vẩn đục.
Không thể xây cái gì bền vững trên sự giả dối. Ngày nay người ta có thể nghi ngờ bất cứ chuyện gì. Đọc một số liệu hay một bản báo cáo của một cơ quan, một tổ chức, một công ty, xí nghiệp..., nhà nghiên cứu luôn luôn nghi vấn: Có đúng vậy không? Đứng trước một học bạ, một văn bằng, một học vị, nhiều khi cũng có thể nghi ngờ là không thật. Uống một viên thuốc, dùng một món đồ, ăn một tô bún, một miếng giò hay một trái cây, người cẩn thận vẫn thường không yên tâm: chất lượng thật hay giả, có hóa chất không? Thậm chí có lúc đi ngang qua một biệt thự của một cán bộ, công chức hay ngay của một giám đốc công ty, không ít người buột miệng: "Làm gì mà giàu sang thế? Hay lại...?".
Bề ngoài và bề trong liên quan với nhau và tác động lẫn nhau, nhưng về mặt luân lý đạo đức, bề trong mới là phần quyết định, như Chúa Giêsu đã nhận xét trong bài Phúc Âm: "Từ lòng con người phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống" (Mt 15,19).
Lời Chúa ứng dụng rất đúng cho thời đại hôm nay, không những cho xã hội mà cho cả chúng ta nữa. Cái tâm không được chăm sóc, nên trong ấy ngổn ngang những điều xấu: tham lam, độc ác, xảo trá, ganh tỵ, kiêu căng, tà dâm, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó từ bên trong xuất ra, làm cho con người ô uế, xã hội bị hư hỏng, môi trường bị ô nhiễm. Tất cả những điều xấu ấy làm phát sinh các xung đột, tạo ra tình trạng áp bức bóc lột, đưa đến giết chóc và chiến tranh.
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm. Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên .
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an .
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù .
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui .
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết. Nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị, cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong. Nội tâm con người là nguồn mạch của mọi hành vi. Nội tâm có tốt thì hành vi mới tốt. Nội tâm có chân thật thì hành vi mới có giá trị.
Ðạo Do Thái trọng lề luật, nặng hình thức. Ðạo Chúa Giêsu là Đạo tình yêu. Tình yêu chân thật phát xuất từ đáy lòng. Chúa dạy rằng: Tất cả mọi việc làm lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tâm hồn chân thực. Mọi nghi thức tôn giáo phát nguồn từ trái tim yêu mến chân thành. Việc từ thiện phải phát nguồn từ một tình yêu mến huynh đệ, thành thực muốn chia sẻ. Lời cầu nguyện phải phát xuất từ một trái tim yêu mến của người con hiếu thảo đối với Cha trên trời. Việc ăn chay phải khởi đi từ ý muốn chế ngự các nết xấu. Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối.
Xã hội thường quá đề cao cái bao bì, cái bên ngoài. Thiên Chúa thì nhìn tận đáy lòng. Người không đánh giá con người theo dáng vẻ bề ngoài. Ðối với Chúa Giêsu, người Biệt phái thường chỉ được cái mã thôi. "Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bề ngoài trông thì đẹp nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế" (Mt 23,27). Vì chỉ chú trọng cái bề ngoài nên lắm khi họ có những suy nghĩ và hành động bất nhất không hợp lý, đôi lúc còn tức cười nữa. Ðối với Chúa Giêsu, hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng trong Ðền thờ vẫn nhiều hơn "thật nhiều tiền" của những người giàu có bỏ vào đó. Có ai biết rằng hai đồng tiền đó là "tất cả tài sản của bà", nhưng Chúa Giêsu thì biết rõ (Mc 12,41-44). Giá trị của việc dâng cúng không tùy thuộc nơi số lượng của cải dâng cúng nhưng tùy thuộc tấm lòng thành.
Người ta phải quay về với cái tâm của mình, phải tìm sự thật về mình không phải từ cái chúng ta có, như của cải, địa vị, học thức, quyền bính..., không phải từ cách mình thường nghĩ về mình, cũng không phải từ dư luận của kẻ khác, mà là đối diện với Thiên Chúa.
Muốn trở về với nội tâm, cần phải có thời gian thinh lặng, phải học bài học thinh lặng. Nhiều người trẻ thiếu sự thinh lặng nên thiếu chiều sâu, chỉ ham vui nhất thời, không thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống, không khám phá ra chân lý, không được thu hút bởi điều thiện, không biết thưởng thức những vẻ đẹp thanh cao, không gặp được Chúa trong tâm hồn, không có kinh nghiệm về Chúa.
Trong thinh lặng, hãy đón nhận Lời Chúa đã được gieo vào tâm hồn. Hãy đưa Lời Chúa ra thực hành, không dừng lại bình diện lý thuyết. Thư thánh Giacôbê nêu ra hai điều phải làm để đào tạo một lương tâm trong sạch: thực thi bác ái nhất là đối những người phận nhỏ, không để bị lây nhiễm những thói hư của thế gian.
Tin vào Tình yêu của Thiên Chúa. Thường xuyên tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, để cảm nghiệm Thiên Chúa ở gần, Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta. Có gần gũi với Chúa mới biết được thánh ý của Người và đem ra thực hành. Như thế nội tâm ngày càng phong phú.
Khi đó có thể, đem tâm đặt trên ngực để yêu thương, đặt trên tay để giúp đỡ người khác, đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân, đặt trên chân để mau mắn chạy đến với người cùng khổ, đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác, đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em.
Lm Giuse nguyễn Hữu An